- 1Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 3Quyết định 2027/QĐ-BNN-BVTV năm 2015 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 6Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 7Quyết định 1162/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng nguyên liệu bưởi Thanh Trà đến năm 2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 10Chỉ thị 8141/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2020 về phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 01 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 10/5/2018 về việc thực hiện Đề án ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng đến năm 2020. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện.
Sau 3 năm thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh, đã đạt các kết quả như sau: Đã tổ chức 86 lớp huấn luyện nông dân với 3.440 lượt người tham gia. Trên cây lúa đã thực hiện 31 mô hình ứng dụng IPM với diện tích 300 ha; 79 mô hình ứng dụng SRI với diện tích 144,57 ha; 185 mô hình ứng dụng 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm với diện tích 1.310 ha; diện tích nông dân đã áp dụng nhân rộng IPM vào sản xuất lúa khoảng 5.000 ha. Trên cây rau diện tích ứng dụng IPM khoảng 408,5 ha; trên cây lạc diện tích ứng dụng IPM khoảng 290 ha. Trên cây ăn quả diện tích ứng dụng IPM khoảng 100 ha. Chương trình IPM áp dụng vào sản xuất đã có những kết quả góp phần giảm sử dụng phân đạm urê 20-40kg/ha, lượng giống gieo sạ giảm 20-40kg/ha, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật/vụ, năng suất tăng 1-2 tạ/ha, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với đối chứng từ 1.500.000-3.000.000 đồng/ha; giúp nâng cao kiến thức cho người nông dân trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Tuy vậy, việc áp dụng IPM vào sản xuất còn hạn chế, chưa phổ cập, nhân rộng, một phần là do một số địa phương thiếu quan tâm, vẫn chưa xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện, nhiều nông dân vẫn chưa thực sự hưởng ứng, áp dụng IPM vào sản xuất.
Thực hiện Chỉ thị số 8142/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
Thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng chủ lực nhằm giảm thiểu thiệt hại do sinh vật gây hại; giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất cây trồng; giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường và an toàn thực phẩm, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại và bảo tồn thiên địch, thông qua áp dụng hài hòa các biện pháp canh tác, tăng khả năng chống chịu của cây trồng, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt từ nay đến năm 2025 của tỉnh, cụ thể:
- Đào tạo giảng viên chính đủ năng lực hướng dẫn nông dân áp dụng IPM trên cây lúa, rau và cây ăn quả,... và hơn 5.000 nông dân, các chủ trang trại, hợp tác xã,...hiểu biết và áp dụng về quản lý dịch hại tổng hợp vào các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái trên cây trồng chủ lực như lúa, rau, cây ăn quả,... theo Kế hoạch phát triển các cây trồng chủ lực của tỉnh đến 2025.
- Đối với cây lúa: Có 80% diện tích lúa được ứng dụng IPM; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học giảm 15- 30%, lượng phân đạm giảm 10-20%, lượng giống giảm 10-20%, lượng nước tưới giảm 20%, lợi nhuận tăng thêm khoảng 10-15% so với sản xuất thông thường.
- Đối với cây rau: Có 70% diện tích ứng dụng IPM; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm 15-30%, lượng phân đạm giảm 20%, lượng giống giảm 20% và tăng hiệu quả sản xuất 15-20%.
- Đối với cây ăn quả: Có 70% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm 15-30% và tăng hiệu quả sản xuất 15-20%.
- Đối với cây sen: Phấn đấu có khoảng 70% diện tích trồng sen ứng dụng IPM; trên 70-80% số hộ nông dân sản xuất ứng áp dụng IPM; lượng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh giảm 15-30% và tăng hiệu quả sản xuất 15-20%.
a) Tổ chức khóa đào tạo thông qua tập huấn đội ngũ giảng viên chính TOT (Training of trainer) và FFS (The farmer field school) cấp tỉnh, huyện
- Đối tượng: Cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh; cán bộ kỹ thuật của các huyện, thị xã, thành phố.
- Yêu cầu: Giảng viên qua đào tạo TOT do Cục Bảo vệ thực vật cấp chứng nhận.
- Nội dung đào tạo: Lý thuyết (kỹ năng giảng dạy, tổ chức lớp học, ...) và thực hành huấn luyện FFS.
b) Tổ chức các lớp FFS cho nông dân, tập huấn nông dân
- Đối tượng: Là nông dân nòng cốt, trực tiếp tham gia sản xuất.
- Yêu cầu: Giảng viên đã qua huấn luyện TOT, mỗi lớp 2 giảng viên phụ trách.
- Tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật IPM (trồng cây khỏe, bảo vệ sinh vật có ích, ...), quy trình 3 giảm 3 tăng, quy trình VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ trên một số cây trồng như cây lúa, rau, bưởi Thanh Trà, cam Nam Đông, các loại cây dược liệu,...
- Huấn luyện nông dân (FFS), tập huấn tại hiện trường.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về nguy cơ do hóa chất bảo vệ thực vật gây ra đối với sức khỏe của con người và môi trường sinh thái.
Trên cơ sở Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh về phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025; kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 04/7/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển vùng nguyên liệu Thanh Trà; kế hoạch phát triển trồng sen giai đoạn 2021-2025; xây dựng mô hình IPM trên một số cây trồng chủ lực sau:
- Đối với lúa gạo chất lượng cao: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cánh đồng lớn, mô hình liên kết, mô hình áp dụng IPM, mô hình sản xuất lúa tiêu chuẩn VietGAP, mô hình tưới nước tiết kiệm, giảm lượng giống gieo sạ trên đơn vị diện tích, giảm phân bón, sử dụng giống kháng sâu bệnh, luân canh, sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ dịch hại,... đặc biệt quan tâm xây dựng các mô hình, cánh đồng sản xuất giống lúa đảm bảo an toàn, chất lượng cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất (bún, bánh, ...) tại các làng nghề theo Chương trình OCOP và Chương trình Nông thôn mới.
- Đối với cây rau má: Tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất rau má an toàn theo hướng VietGAP, sử dụng phân hữu cơ, thuốc vi sinh, thảo mộc, bẫy bả, ... trong công tác phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học trong việc phòng trừ các đối tượng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
- Đối với cây Thanh Trà: Tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, vệ sinh đồng ruộng, sử dụng phân chuồng phân hữu cơ để duy trì hệ sinh vật đất và keo đất, sử dụng các chế phẩm sinh học vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.
- Đối với cây sen Huế: Xây dựng mô hình cây sen theo hướng VietGAP, sử dụng phân hữu cơ, thuốc vi sinh, thảo mộc, bẫy bả, ... trong công tác phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại.
- Đối với cây dược liệu: Xây dựng mô hình cây dược liệu theo hướng VietGAP, sử dụng phân hữu cơ, thuốc vi sinh, thảo mộc, bẫy bả, ... trong công tác phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại.
1. Về tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện
- Ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng đến người sản xuất (xây dựng trang website, internet, phát thanh, truyền hình,...).
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin: Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các hệ thống phát thanh, truyền hình cấp huyện và truyền thanh cấp xã để tuyên truyền về ứng dụng IPM vào sản xuất đến người nông dân.
- Tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến các quy trình để phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh, đặc biệt các quy trình trồng lúa chất lượng cao, Thanh Trà, cây rau má, cây sen, cây dược liệu,... Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với địa phương.
- Tiếp tục công tác chọn tạo, phục tráng, thử nghiệm các giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu (rét, hạn, mặn, sâu bệnh,...), phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Tập trung công tác chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về sản xuất trồng trọt theo hướng bền vững, nhất là các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng sinh học, đảm bảo an toàn với con người và môi trường sinh thái, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ thực vật như (sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu,...), vi khuẩn Bacillus thuringiensis, phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc có nguồn gốc sinh học,... trong quản lý dịch hại tổng hợp nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao năng lực điều tra phát hiện, dự tính dự báo chính xác, kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại cây trồng nhằm phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao kỹ năng, kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng cho cán bộ kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông viên cấp xã, các tổ đội bảo vệ thực vật và nông dân nòng cốt thông qua các lớp học hiện trường, tạo điều kiện cho đội ngũ này phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn trong công tác áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng tại địa phương.
- Phối hợp, lồng ghép thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp với các chương trình, đề án khác như: Chương trình nông thôn mới; chương trình dự án khuyến nông; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trên cơ sở các đề án ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.
- Thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ như: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa; Nghị quyết số 20/2020/HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025;...
- Sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững), đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sự nghiệp khoa học công nghệ,...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
TT | Nội dung hoạt động | Số lượng | Thời gian | Cơ quan chủ trì và phối hợp | |
I | Nội dung 1: Đào tạo nguồn nhân lực |
|
|
| |
1 | Tổ chức khóa đào tạo thông qua tập huấn đội ngũ giảng viên chính TOT | 01 | 2021-2025 | - Cục Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
2 | Tổ chức các lớp FFS cho nông dân, tập huấn nông dân |
|
|
| |
a | Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM trên cây lúa | 20 | 2021-2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
b | Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM trên cây rau (rau má) | 10 | 2021-2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
c | Mở lớp huấn luyện nông dân về IPM trên cây bưởi Thanh trà | 15 | 2021-2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
d | Mở lớp huấn luyện nông dân (FFS) về IPM trên cây sen | 15 | 2021-2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
II | Nội dung 2: Xây dựng các mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất |
|
|
| |
1 | Mô hình IPM trên cây lúa chất lượng cao | 50 | 2021-2025 | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | |
2 | Mô hình IPM trên cây rau má | 10 | 2021-2025 | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | |
3 | Mô hình IPM trên cây Thanh Trà | 20 | 2021-2025 | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | |
4 | Mô hình IPM trên cây sen | 20 | 2021-2025 | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế | |
III | Nội dung 3: Thông tin tuyên truyền |
| 2021-2025 | - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế - Đài TRT, VTV8, báo chí,... | |
IV | Nội dung 4: Hội nghị tổng kết đánh giá Kế hoạch IPM | 01 | 2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
V | Nội dung 5: Chi khác (quản lý phí, viết báo cáo,...) |
| 2021-2025 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
TT | Nội dung hoạt động | Số tiền (triệu đồng) | Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí |
1 | Nội dung 1: Đào tạo nguồn nhân lực | 837,275 | Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 | Nội dung 2: Xây dựng các mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất | 5.008,45 | Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3 | Nội dung 3: Thông tin tuyên truyền | 62,3 | Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 | Nội dung 4: Hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch IPM. | 10 | Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5 | Nội dung 5: Chi khác (quản lý phí, viết báo cáo, ...). | 50 | Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
| Tổng cộng | 5.968,025 |
|
2. Phân kỳ nhu cầu kinh phí theo từng năm
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT | Nội dung hoạt động | Khái toán | Trong đó | ||||
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
1 | Nội dung 1: Đào tạo nguồn nhân lực | 837,275 | 167,455 | 167,455 | 167,455 | 167,455 | 167,455 |
2 | Nội dung 2: Xây dựng các mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất | 5.008,450 | 1.001,690 | 1.001,690 | 1.001,690 | 1.001,690 | 1.001,690 |
| - Ngân sách nhà nước | 3.094,225 | 618,845 | 618,845 | 618,845 | 618,845 | 618,845 |
| - Người dân đóng góp | 1.914,225 | 382,845 | 382,845 | 382,845 | 382,845 | 382,845 |
3 | Nội dung 3: Thông tin tuyên truyền | 62,30 | 12,46 | 12,46 | 12,46 | 12,46 | 12,46 |
4 | Nội dung 4: Hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch IPM | 10,00 |
|
|
|
| 10,00 |
5 | Nội dung 5: Chi khác (quản lý phí, viết báo cáo) | 50,00 | 10,00 | 10,00 | 10,00 | 10,00 | 10,00 |
| Tổng cộng | 5.968,025 | 1.191,605 | 1.191,605 | 1.191,605 | 1.191,605 | 1.201,605 |
| - Ngân sách nhà nước | 4.053,800 | 808,760 | 808,760 | 808,760 | 808,760 | 818,760 |
| - Người dân đóng góp | 1.914,225 | 382,845 | 382,845 | 382,845 | 382,845 | 382,845 |
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện; báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch theo quy định; tổ chức tổng kết đánh giá định kỳ để rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng phương hướng cho năm sau và đề xuất kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
- Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố Huế và các ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; tổ chức đánh giá, tổng kết và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Sở thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quản lý, giám sát tình hình ứng dụng IPM trên cây trồng theo phân cấp.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tập huấn, hướng dẫn nông dân mô hình ứng dụng IPM vào sản xuất phù hợp từng địa phương. Triển khai, xây dựng mô hình ứng dụng IPM phù hợp với từng loại cây trồng, ưu tiên phát triển các cây trồng chủ lực, cây đặc sản.
Trên cơ sở kế hoạch, hàng năm tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch.
Tham mưu lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
- Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện tại địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, ý thức của người nông dân trong việc ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng nhằm khuyến khích hình thành thói quen sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông sản an toàn trong cộng đồng.
- Tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo phát triển sản xuất, triển khai chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn hợp pháp khác nhằm khuyến khích ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp vào sản xuất.
- Tổ chức, triển khai thực hiện đầy đủ công tác quản lý nhà nước đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), tăng cường công tác quản lý, giám sát các vùng sản xuất an toàn trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã và Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tuyên truyền, khuyến cáo nông dân ứng dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, tổ chức nhân rộng các mô hình có hiệu quả, từ đó đưa IPM vào chương trình hành động của từng địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, vấn đề phát sinh và vượt thẩm quyền, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng giai đoạn 2021-2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Kế hoạch 03/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 2510/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao được áp dụng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 48/2020/NQ-HĐND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 1Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 3Quyết định 2027/QĐ-BNN-BVTV năm 2015 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 6Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 7Quyết định 1162/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng nguyên liệu bưởi Thanh Trà đến năm 2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 10Chỉ thị 8141/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2020 về phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng giai đoạn 2021-2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 13Kế hoạch 03/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025
- 14Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 15Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 16Quyết định 2510/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao được áp dụng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 48/2020/NQ-HĐND do tỉnh Cao Bằng ban hành
Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 28/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định