Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2780/KH-UBND | Kon Tum, ngày 02 tháng 12 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2012-2020”
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;
Căn cứ Công văn số 822/BCĐQG-XHHT ngày 30/01/2013 của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập về triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”,
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa của học tập suốt đời, về xây dựng xã hội học tập; từ đó, tích cực tham gia học tập và xây dựng xã hội học tập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người.
- Tăng cường sự quản lý của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội về xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu.
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời tiến hành phổ biến, tuyên truyền trong xã hội để mọi người hiểu rõ nội dung Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời.
- Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu đến năm 2015
1.1. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
- 96% số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ, trên 98% số người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ;
Đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn; phấn đấu tỷ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ;
- 80% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại;
- 100% đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính huyện, thành phố củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
1.2. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ
- 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;
- 10% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 3% có trình độ bậc 3;
- Hằng năm, tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.
1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn
- Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện:
+ 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
+ 95% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;
+ 80% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;
+ 80% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định;
+70% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.
- Đối với lao động nông thôn: 50% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng.
- Đối với công nhân lao động: 80% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 85% công nhân qua đào tạo nghề.
1.4. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn
Hằng năm, tăng đàn tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó, phấn đấu 30% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.
2. Mục tiêu đến năm 2020
2.1. Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
- 98% số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ, trên 99% số người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ;
- 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập và không mù chữ trở lại;
- 100% đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính huyện, thành phố củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện.
2.2 Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ
- 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;
- 20% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 10% có trình độ bậc 3;
- Hằng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.
2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn:
- Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện:
+ Tiếp tục duy trì 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
+ 100% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;
+ 90% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;
+ 100% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định;
+ 85% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
- Đối với lao động nông thôn: 70% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng.
- Đối với công nhân lao động: 90% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; tiếp tục tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 95% công nhân được qua đào tạo nghề.
2.4. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn:
Hằng năm, tiếp tục tăng tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó phấn đấu 50% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập
1.1. Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, qua các hội nghị, hội thảo, mạng internet.
1.2. Tổ chức tuyên truyền xây dựng xã hội học tập thông qua phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộng đồng học tập.
1.3. Tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm động viên mọi người học tập suốt đời; hằng năm tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” ở các địa phương.
1.4. Xây dựng chuyên mục “Xây dựng xã hội học tập” trên Báo Kon Tum, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum và các huyện, thành phố; biên soạn và phát hành bản tin, các tài liệu tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập.
1.5. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng xã hội học tập; tổ chức xét tặng danh hiệu “Đơn vị học tập” cho các cơ quan, các địa phương.
2. Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ
2.1. Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống.
2.2. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”.
3. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục
3.1. Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ)
- Củng cố, phát triển bền vững các TTHTCĐ, tăng cường các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ như: kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy làm việc của trung tâm; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí hoạt động; tổ chức kiểm soát trình độ, nhu cầu cán bộ, công chức, người lao động trên địa bàn để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; vận động những người có kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn kỹ thuật tham gia vào các hoạt động của TTHTCĐ.
- Mở rộng địa bàn hoạt động đến các thôn, làng, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; tăng số lượng trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả.
3.2. Trung tâm giáo dục thường xuyên
- Mở rộng quy mô hợp lý, nâng cao chất lượng, năng lực của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, cấp huyện đã được thành lập. Tập trung vào việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị cho các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện.
- Thành lập mới trung tâm giáo dục thường xuyên ở huyện Kon Plông và huyện Tu Mơ Rông.
- Phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện các nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề.
3.3. Các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng nhằm giáo dục cho học sinh, sinh viên tinh thần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệu quả; tổ chức giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
- Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức nghiên cứu về các hình thức học tập suốt đời, phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập suốt đời; mở mã ngành đào tạo về giáo dục cộng đồng, về học tập suốt đời; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên.
3.4. Các cơ sở giáo dục khác
- Củng cố, phát triển các trung tâm ngoại ngữ, tin học.
- Củng cố mạng lưới trung tâm bồi dưỡng cán bộ của các địa phương đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, phổ cập nghề, chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người lao động.
4. Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng
4.1. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục đại học.
4.2. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.
5. Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời
5.1. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
5.2. Thực hiện cơ chế đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy và phi chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiến thức.
5.3. Tổ chức biên soạn tài liệu học tập về các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
5.4. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với việc học tập của người lớn tuổi.
6. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập
6.1. Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và cá nhân, cơ chế tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp đối với học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
6.2 Triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các ngành, địa phương (bao gồm cấp tỉnh và cấp xã) theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6.3. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đưa xây dựng xã hội học tập là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn.
6.4. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập từ cấp tỉnh đến cấp xã.
6.5. Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ở ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
6.6. Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” để hỗ trợ người lao động học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc đào tạo lại cho những người chuyển đổi nghề nghiệp.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của các sở, ngành, đoàn thể và địa phương theo Luật Ngân sách nhà nước; huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ nhiệm vụ được giao trong kế hoạch, các sở, ngành, đoàn thể và địa phương lập dự toán chi hàng năm đảm bảo các hoạt động gắn kết với các chương trình, dự án liên quan do ngành, đoàn thể, địa phương chủ trì thực hiện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành
1.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp liên quan:
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện đề án hàng năm trên địa bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch; xây dựng các văn bản liên quan đến phát triển giáo dục thường xuyên và xây dựng xã hội học tập trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển đào tạo từ xa”, Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn 2012-2020” trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Tổ chức thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh;
+ Thực hiện củng cố, xây dựng, phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động có hiệu quả, bền vững;
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo Thành phố Kon Tum thực hiện kế hoạch;
- Kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
1.2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề; mở rộng các hình thức dạy nghề trong các doanh nghiệp, công ty, dạy nghề gắn liền với sản xuất và dạy nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
- Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ cho người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời” trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1956/TTg cấp tỉnh, Sở tham mưu trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người lao động;
- Phụ trách nhóm đối tượng những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách nhóm lao động nông thôn theo mục tiêu của kế hoạch;
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo huyện Đăk Tô, huyện Ngọc Hồi thực hiện kế hoạch.
1.3. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương củng cố, kiện toàn mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã;
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo huyện Kon Rẫy, huyện Kon Plông thực hiện kế hoạch.
1.4. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án “Truyền thông về xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh tổ chức tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo huyện Đăk Glei thực hiện kế hoạch.
1.5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì biên soạn tài liệu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn liên quan đến nội dung xây dựng xã hội học tập;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức các chương trình, lớp học chuyên đề về nông nghiệp, nông thôn tại các trung tâm học tập cộng đồng;
- Phụ trách nhóm lao động nông thôn theo mục tiêu của kế hoạch;
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo huyện Đăk Hà và huyện Sa Thầy thực hiện kế hoạch.
1.6. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của tỉnh đối với đối tượng là cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực quản lý.
- Phụ trách nhóm cán bộ, công chức, viên chức theo mục tiêu của kế hoạch.
- Phụ trách theo dõi, chỉ đạo huyện Tu Mơ Rông thực hiện kế hoạch.
1.7. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện và khả năng ngân sách địa phương hàng năm và đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.
1.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện kế hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.
1.9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập; tổ chức tuyên tuyên truyền bằng các phương thức thích hợp có hiệu quả.
1.10. Các sở, ngành khác
- Có trách nhiệm cung ứng học tập suốt đời và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành quản lý được học tập suốt đời;
- Có trách nhiệm tổ chức biên soạn các tài liệu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân về các lĩnh vực theo chức năng và nhiệm vụ của từng sở, ngành;
- Phối hợp chặt chữ với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với chiến lược kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2020; bố trí ngân sách cho các hoạt động xây dựng xã hội học tập của địa phương;
- Triển khai thực hiện các kế hoạch của các sở, ngành liên quan đến nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở địa phương;
- Xây dựng kế hoạch củng cố, phát triển các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, bền vững;
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh – Truyền hình và hệ thống truyền thanh cơ sở của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập;
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch tại địa phương; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
3.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia học tập; đưa nội dung xây dựng xã hội học tập vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3.2. Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, động viên, theo dõi việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động trong các doanh nghiệp (ưu tiên nhóm lao động trong các khu công nghiệp);
- Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp” theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Phụ trách nhóm lao động trong các doanh nghiệp theo mục tiêu của kế hoạch (ưu tiên nhóm lao động trong các khu công nghiệp).
3.3. Tỉnh Đoàn Kon Tum.
- Chủ trì, tổ chức phối hợp, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập cho các đoàn viên, thanh niên;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phong trào thanh niên tình nguyện, thanh niên tài năng; vận động gây quỹ hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập.
3.4. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Tổ chức phối hợp, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; cuộc vận động “Đề xuất gia đình 5 không 3 sạch”.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền, vận động phụ nữ, trẻ em gái ở những vùng khó khăn chưa biết chữ ra học các lớp xóa mù chữ.
3.5. Hội Khuyến học tỉnh.
- Phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức đánh giá việc xây dựng xã hội học tập của các sở, ngành, địa phương theo bộ chỉ số đánh giá;
- Chủ trì tổ chức đánh giá công nhận “đơn vị học tập”, “cộng đồng học tập”;
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư” theo hướng dẫn của Hội Khuyến học Việt Nam; xây dựng các mô hình học tập phù hợp để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch này. Chủ trì tổ chức, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập thông qua hệ thống mạng lưới hội khuyến học các cấp, các trang website của Hội, Báo Khuyến học và Dân trí…
3.6. Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Cựu giáo chức tỉnh: Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ và giải pháp xây dựng xã hội học tập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể ở đơn vị. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp vướng mắc, khó khăn, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp chủ động gửi văn bản đề xuất về Sở Giáo dục và Đào tạo để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC
CÁC KẾ HOẠCH THÀNH PHẦN
(Kèm theo Kế hoạch số 2780/KH-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh)
TT | Tên các kế hoạch thành phần | Đơn vị chủ trì | Ghi chú |
01 | Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ giai đoạn 2012-2020” | Sở Giáo dục và Đào tạo | Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
02 | Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển đào tạo từ xa” | Sở Giáo dục và Đào tạo | Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo |
03 | Kế hoạch thực hiện Đề án “ Hỗ trợ cho người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời” | Sở Lao động- Thương binh và Xã hội | Theo hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội |
04 | Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
05 | Kế hoạch thực hiện Đề án “ Truyền thông về xây dựng xã hội học tập” | Sở Thông tin và Truyền thông | Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông |
06 | Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong doanh nghiệp” | Liên đoàn Lao động tỉnh | Theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |
07 | Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư” | Hội Khuyến học tỉnh | Theo hướng dẫn của Hội Khuyến học Việt Nam |
- 1Kế hoạch 5412/KH-UBND năm 2013 xây dựng xã hội học tập tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020
- 2Quyết định 2017/QĐ-BCĐ năm 2013 phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Bắc Kạn
- 3Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2013 xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 thành phố Hà Nội
- 4Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2013 về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Cà Mau
- 5Quyết định 2436/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020" do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Kế hoạch 4417/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 1390/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 8Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2013 về triển khai xây dựng xã hội học tập tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 9Kế hoạch 4366/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án "Truyền thông về xây dựng xã hội học tập" đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 822/BCĐQG-XHHT triển khai Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 -2020 do Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập ban hành
- 4Kế hoạch 5412/KH-UBND năm 2013 xây dựng xã hội học tập tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020
- 5Quyết định 2017/QĐ-BCĐ năm 2013 phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Bắc Kạn
- 6Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2013 xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 18/KH-UBND năm 2013 về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Cà Mau
- 8Quyết định 2436/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020" do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Kế hoạch 4417/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Quyết định 1390/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 11Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2013 về triển khai xây dựng xã hội học tập tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 12Kế hoạch 4366/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án "Truyền thông về xây dựng xã hội học tập" đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Kế hoạch 2780/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 2780/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lê Thị Kim Đơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra