Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 274/KH-UBND | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019 |
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Thành phố tại các văn bản liên quan đến Chương trình giáo dục phổ thông: Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông (Thông tư 14); Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách giáo khoa; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình giáo dục phổ thông 2018); Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536/BGDDT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
- Nội dung giáo dục địa phương là nội dung giáo dục bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm thực hiện mục tiêu môn học, giúp học sinh gắn kết những kiến thức được học với những vấn đề văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của Hà Nội, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tăng cường tính thực tiễn, trải nghiệm của học sinh Hà Nội, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, gắn những kiến thức đã học trong nhà trường với những vấn đề đặt ra ở Thủ đô, cộng đồng nơi học sinh sinh sống. Trên cơ sở đó giúp học sinh khai thác, bổ sung vốn hiểu biết của mình về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của Hà Nội, giúp học sinh hòa nhập hơn với môi trường đang sinh sống, có trách nhiệm hơn trong việc tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của Thủ đô và đất nước.
1. Với cấp tiểu học
- Cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lí...) ở từng lớp cấp tiểu học.
- Giúp giáo viên tiểu học có tư liệu chính xác, phù hợp; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm và có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương; phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học phải được sưu tầm, biên soạn đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; đảm bảo chính xác về yêu cầu của xuất bản phẩm tham khảo; được sử dụng và quản lý theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục.
2. Với cấp trung học
- Tài liệu giáo dục địa phương phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Tài liệu giáo dục địa phương phải cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, góp phần giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh.
- Tài liệu giáo dục địa phương phải đảm bảo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của nội dung giáo dục địa phương trong từng cấp học, lớp học, phải đảm bảo thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh, làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục của học sinh.
- Tài liệu giáo dục địa phương phải định hướng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
- Tài liệu giáo dục địa phương phải vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục địa phương theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để xếp loại học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tài liệu giáo dục địa phương phải đảm bảo các thuật ngữ chính được giải thích rõ ràng; thể thức, kỹ thuật trình bày đúng quy định hiện hành; được biên soạn, thí điểm, phát hành, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Tài liệu giáo dục địa phương được sử dụng thống nhất trong toàn Thành phố và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở giáo dục.
- Tài liệu giáo dục địa phương phải được tổ chức thực nghiệm trước khi thẩm định.
1. Nội dung giáo dục của địa phương
Gồm một số vấn đề cơ bản hoặc thời sự về:
- Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương.
- Địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
- Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương, an toàn giao thông.
2. Cách thức thực hiện
- Nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm. Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
- Nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học (có nội dung giáo dục của huyện/quận/thị xã/thành phố; của xã/phường/thị trấn gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh trên địa bàn) đảm bảo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình hoạt động trải nghiệm và được tích hợp trong dạy học các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp từng lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương.
1. Nội dung giáo dục địa phương
a) Nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành bộ Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội (gọi tắt là Tài liệu) có vị trí như sách giáo khoa với nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, Lịch sử truyền thống; Địa lí, Kinh tế, Hướng nghiệp; Chính trị - xã hội, Môi trường được thực hiện ở các môn học: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Sinh học…, cụ thể như sau:
- Các vấn đề về lịch sử truyền thống, văn hóa của Thủ đô:
+ Về lịch sử truyền thống: Lịch sử hình thành và phát triển, danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng... của Hà Nội
+ Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán các địa phương Hà Nội; xây dựng nếp sống thanh lịch - văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật, an toàn giao thông...
- Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của Hà Nội:
+ Về địa lí Hà Nội: Địa lí tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế - xã hội, địa lí du lịch...
+ Về kinh tế, hướng nghiệp: Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội.
- Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của Hà Nội:
+ Về chính trị - xã hội Thủ đô: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống...
+ Về môi trường Hà Nội: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu...
b) Nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có vị trí tương đương các môn học bắt buộc, thời lượng 35 tiết/năm học/lớp, từ lớp 6 đến lớp 12.
2. Cấu trúc Tài liệu
a) Bộ Tài liệu được sắp xếp theo từng khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 12.
b) Tài liệu được biên soạn theo từng bài học, chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề; có hình ảnh minh họa phong phú và hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông Thủ đô.
III. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH VÀ PHÁT HÀNH
- Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Hội đồng biên soạn Tài liệu bao gồm: Tài liệu lớp 1, 2, 3, 4, 5 (cấp tiểu học); Tài liệu lớp 6, 7, 8, 9 (cấp trung học cơ sở); Tài liệu lớp 10, 11, 12 (cấp trung học phổ thông). Trong đó, các thành viên tham gia Hội đồng biên soạn là cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các nhà giáo, các chuyên gia, cán bộ khoa học, các nhà hoạt động văn hóa có trình độ chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực liên quan và có kinh nghiệm về biên soạn chương trình giáo dục phổ thông.
- Hội đồng biên soạn tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra, khung chương trình, đề cương và tổ chức biên soạn Tài liệu theo đúng quy định.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục địa phương là Hội đồng giúp Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình giáo dục địa phương; chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
- Hội đồng thẩm định bao gồm lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo sư phạm, các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục phổ thông, đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy và các tổ chức có liên quan. Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người. Thành phần của Hội đồng thẩm định không trùng với thành phần của Hội đồng biên soạn.
- Hội đồng thẩm định tiến hành các bước thẩm định đề cương chi tiết và nội dung Tài liệu theo các quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và các quy định hiện hành.
- Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến góp ý rộng rãi ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của toàn ngành để thu thập ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Các thông tin phản hồi là căn cứ để đánh giá, điều chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa hình thức và nội dung của Tài liệu.
- Sau khi hoàn thành bộ Tài liệu, Sở Giáo dục và Đào tạo lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt (cấp tiểu học), tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt (cấp trung học).
Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để tiến hành biên soạn, xuất bản và phát hành Tài liệu giấy, tài liệu điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội
Để chuẩn bị cho việc sử dụng hiệu quả Tài liệu, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tập huấn sử dụng Tài liệu đến đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Nội dung tập huấn là những kiến thức về giáo dục địa phương, cách tiếp cận dạy học Tài liệu theo hướng phát triển năng lực người học, chú trọng việc xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn.
1. Giai đoạn 1: Năm 2019 - 2021
a) Năm 2019:
- Thành lập Hội đồng biên soạn và Hội đồng thẩm định Tài liệu.
- Hội đồng biên soạn xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết và khung năng lực cần đạt của bộ Tài liệu theo cấp/lớp.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến để bổ sung, hoàn thiện nội dung đưa vào Tài liệu.
b) Năm 2020:
- Thẩm định đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, khung năng lực cần đạt bộ tài liệu theo cấp/lớp.
- Biên soạn bài mẫu, dạy thực nghiệm tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Hoàn thiện bản thảo tác giả, chuyển dàn trang, chế bản để có tài liệu chuẩn theo cấp/lớp.
- Hoàn thiện sách mẫu theo cấp/lớp.
- Thẩm định tài liệu theo cấp/lớp.
- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt với tài liệu lớp 1.
- Tập huấn giáo viên cốt cán dạy tài liệu lớp 1.
- Phát hành tài liệu địa phương lớp 1.
- Tổ chức dạy đại trà đối với lớp 1.
- Tổ chức đoàn hỗ trợ kỹ thuật tại các trường triển khai tài liệu giáo dục địa phương theo cụm trường. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh và lên kế hoạch triển khai ở các năm học tiếp theo.
c) Năm 2021:
- Hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục địa phương đủ 12 lớp.
- Thẩm định bộ tài liệu giáo dục địa phương đủ 12 lớp.
- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Tài liệu đủ 5 lớp (với cấp tiểu học); Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Tài liệu đủ 7 lớp (với cấp trung học).
- Tập huấn giáo viên cốt cán dạy tài liệu địa phương cấp Thành phố.
- Phát hành tài liệu địa phương.
- Tập huấn giáo viên cốt cán dạy tài liệu lớp 2, 6.
2. Giai đoạn 2: Năm học 2021 - 2022 đến năm học 2024 - 2025.
- Năm học 2021 - 2022: Triển khai dạy học Tài liệu lớp 2, 6.
- Năm học 2022 - 2023: Triển khai dạy học Tài liệu lớp 3, 7, 10.
- Năm học 2023 - 2024: Triển khai dạy học Tài liệu lớp 4, 8, 11.
- Năm học 2024 - 2025: Triển khai dạy học Tài liệu lớp 5, 9, 12.
Kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
a) Là cơ quan thường trực, đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (gọi tắt là Kế hoạch).
b) Tham mưu, đề xuất nhân sự tham gia Hội đồng biên soạn, Hội đồng thẩm định Tài liệu trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định; trình Thành phố phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học; tham mưu Thành phố xem xét và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương cấp trung học.
c) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, các nhà trường tổ chức thực hiện nội dung.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ các quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục cụ thể hóa nội dung Kế hoạch để triển khai thực hiện.
đ) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị liên quan đề xuất nhân lực, xây dựng dự toán kinh phí từng năm để thực hiện Kế hoạch.
e) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện việc biên soạn và thực hiện nội dung Tài liệu giáo dục địa phương; đề xuất điều chỉnh, bổ sung, cập nhật tài liệu (khi cần thiết); tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
a) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo đúng lộ trình Kế hoạch.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục địa phương trong các trường học của Thành phố.
5. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành chức năng cung cấp tư liệu, tham gia rà soát các nội dung giáo dục địa phương thuộc lĩnh vực quản lý của Sở, ngành.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
a) Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục địa phương trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện tại địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp).
b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung toàn Thành phố về việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương trên địa bàn Thành phố.
c) Xây dựng chương trình, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch để chỉ đạo thực hiện trên địa bàn.
d) Cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã
- Căn cứ Kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo đúng lộ trình; xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo đúng quy định.
- Cử cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn, dạy học thí điểm nội dung giáo dục địa phương theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Kiểm tra, giám sát, các trường tiểu học, trung học cơ sở trong quá trình thực hiện nội dung giáo dục địa phương; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã theo đúng quy định.
8. Các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương; đảm bảo tài liệu cho giáo viên, học sinh và thư viện nhà trường.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo đúng lộ trình đã đề ra; xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định.
- Cử cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn, dạy học thí điểm nội dung giáo dục địa phương theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, cá nhân có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao theo lộ trình. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Thành phố (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 2902/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 1242/QĐ-UBND năm 2020 quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị trong chương trình giáo dục phổ thông
- 1Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 3Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 344/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 3536/BGDĐT-GDTH năm 2019 về biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 11Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 12Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Quyết định 2902/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh
- 14Quyết định 1242/QĐ-UBND năm 2020 quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị trong chương trình giáo dục phổ thông
Kế hoạch 274/KH-UBND năm 2019 về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 274/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/12/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra