Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2735/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 04 tháng 5 năm 2022 |
VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Thực hiện Luật Trẻ em năm 2016; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Vận động nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 với các nội dung sau:
1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo sự chuyển biến sâu sắc của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và nhân dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, cùng chung tay hỗ trợ vật chất, tinh thần giúp đỡ, chia sẻ với trẻ em không may gặp rủi ro, những mảnh đời bất hạnh, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng thực hiện các quyền cơ bản của mình, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nguồn nhân lực của tỉnh nhà có chất lượng tốt trong tương lai. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng, miền đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.
3. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân dành phần thu nhập, lợi nhuận đóng góp nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em. Tập trung nguồn kinh phí để kịp thời hỗ trợ chăm lo tốt hơn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
1. Mục tiêu chung
Vận động nguồn lực xã hội để ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; phẫu thuật cho trẻ em bị khuyết tật; hỗ trợ trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí… từng bước giảm khoảng cách chênh lệch, nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng, miền, đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh góp phần nâng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, trợ giúp.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Phấn đấu vận động đạt 20 tỷ đồng (bình quân mỗi năm đạt 5 tỷ đồng) để hỗ trợ trực tiếp cho 50.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 02 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 500.000.000 đồng.
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam: 3 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 750.000.000 đồng.
- Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện, xã hội, các tổ chức phi chính phủ: 13 tỷ đồng.
- Vận động đóng góp trong cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 500.000.000 đồng.
b) Vận động 100% cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và đóng góp nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em tỉnh.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
a) Đối tượng vận động
- Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Trung ương);
- Các tổ chức xã hội, từ thiện và các tổ chức phi Chính phủ;
- Các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh;
- Sự đóng góp tự nguyện của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
b) Đối tượng thụ hưởng
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao; trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh; trẻ em được tài trợ theo địa chỉ cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ; hỗ trợ học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, học khá, giỏi.
2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
a) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác vận động nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em; thực hiện quản lý nhà nước đối với việc sử dụng nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em.
b) Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp để tham mưu, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em tỉnh một cách hiệu quả.
c) Tổ chức sơ kết, tổng kết gắn với biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích cao trong thực hiện vận động, đóng góp nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
a) Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác trẻ em để các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể, cán bộ và nhân dân xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để làm tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và toàn dân thấy rõ sự cần thiết của việc đóng góp xây dựng nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em.
b) Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhất là trong các dịp: Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu… để tạo sức lan toả sâu, rộng trong cộng đồng xã hội với các hình thức phù hợp gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể.
c) Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh, các mô hình dự án đã thực hiện có hiệu quả.
d) Cung cấp địa chỉ các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, vùng đặc biệt khó khăn rất cần hỗ trợ. Thường xuyên tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các mô hình điển hình, những cá nhân tiêu biểu làm tốt công tác ủng hộ, đóng góp nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em tỉnh.
3. Tăng cường vận động, lồng ghép các nguồn lực
a) Hằng năm ngân sách tỉnh cân đối, bố trí 10% trên tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch.
b) Kết nối, tranh thủ, tiếp nhận và hướng dẫn sử dụng đúng mục đích nguồn vận động, hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
c) Thực hiện xã hội hoá công tác huy động nguồn lực thông qua vận động đóng góp của doanh nghiệp, của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan cấp tỉnh nhằm xây dựng nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em tỉnh.
d) Thực hiện thu hút viện trợ của tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các tổ chức đã và đang thực hiện tài trợ cho tỉnh Quảng Nam trên lĩnh vực trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Tổ chức Tầm nhìn thế giới; Tổ chức Hội Phúc âm ngũ tuần thế giới Úc (AOG), Tổ chức thắp sáng Hy vọng Trẻ em (CHIA) và các tổ chức khác nhằm thu hút các khoản viện trợ không hoàn lại.
e) Phối hợp với các tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện như: Hội Bảo trợ người khuyết tật, quyền trẻ em và bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam, Hội Từ thiện, Hội Chữ thập đỏ... để thực hiện các chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
4. Quản lý và sử dụng nguồn lực
Việc quản lý, sử dụng nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 08/10/2008 của Bộ Tài chính.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận động nguồn lực
a) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá các hoạt động từ nguồn lực huy động Bảo trợ trẻ em tỉnh và việc thực hiện các chính sách, pháp luật để hỗ trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
b) Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết gắn với biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực huy động Bảo trợ trẻ em tỉnh.
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo triển khai các nội dung của kế hoạch trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; theo dõi, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các Sở, Ban, ngành, hội, đoàn thể; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.
a) Chỉ đạo Văn phòng Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu các khoản đóng góp và thực hiện các hoạt động trợ giúp theo Kế hoạch đề ra; quản lý, sử dụng nguồn lực Bảo trợ trẻ em theo đúng quy định tại Điều 95 của Luật Trẻ em 2016, Thông tư 87/TT-BTC ngày 08/10/2008 của Bộ Tài Chính và Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 03/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam, đồng thời thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo yêu cầu.
b) Định kỳ sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong việc vận động nguồn lực thực hiện kế hoạch.
2. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị đóng góp xây dựng nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em hằng năm.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Phát thanh - Truyền hình xây dựng chương trình, kế hoạch, dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang phù hợp để phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những mô hình, điển hình tốt trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và công tác vận động nguồn lực xã hội để giúp đỡ trẻ em nói riêng.
4. Sở Tài chính: hằng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định.
5. Các công ty, doanh nghiệp thuộc tỉnh: hằng năm, lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn của đơn vị phát động rộng rãi và vận động người lao động tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng nguồn lực, tổ chức các hoạt động Bảo trợ trẻ em, tập trung cao điểm vào Tháng hành động vì trẻ em (từ ngày 01/6 đến 30/6).
6. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Mặt trận, Liên đoàn Lao động, các Hội, đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh trong việc thực hiện Kế hoạch, tham gia tuyên truyền, vận động hội, đoàn viên đóng góp xây dựng nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ theo kế hoạch này và Quyết định số 2177/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 về việc thành lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở hợp nhất Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Quảng Nam và Bảo trợ trẻ em Quảng Nam để xây dựng nội dung vận động nguồn lực cho phù hợp.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đóng góp xây dựng nguồn lực Bảo trợ trẻ em trong nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cơ quan, đơn vị trực thuộc trên địa bàn, đồng thời có kế hoạch thực hiện hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn từ nguồn vận động được, bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch vận động nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025; yêu cầu các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đạt kết quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1148/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Chăm sóc bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng và thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 4980/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Vận động nguồn lực bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”
- 1Thông tư 87/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật trẻ em 2016
- 3Quyết định 1148/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Chăm sóc bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng và thực hiện quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Quyết định 16/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 4980/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Vận động nguồn lực bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”
Kế hoạch 2735/KH-UBND năm 2022 về vận động nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 2735/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra