Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 250/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 17 tháng 07 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030; Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT ngày 30/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) về việc phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo; Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho người sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
2. Chỉ tiêu
a) Đến năm 2025
- Diện tích cây ăn trái toàn Tỉnh là 46.413 ha, sản lượng trên 463 nghìn tấn, trong đó:
Diện tích cây có múi là 10.064 ha, sản lượng 192,4 nghìn tấn.
Diện tích nhãn là 5.515 ha, sản lượng 51,9 nghìn tấn.
Diện tích cây xoài là 16.764 ha, sản lượng 178,1 nghìn tấn.
- Diện tích sản xuất cây ăn trái hữu cơ là 548 ha- Tại các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30 - 35%.
Tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 70 - 80%.
- Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 30% (VietGAP và tương đương), diện tích áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm 20 - 30%.
- Diện tích cây ăn trái cần quản lý vùng trồng:
Diện tích cây mít là 4.067 ha, sản lượng 21,2 nghìn tấn.
Diện tích cây sầu riêng là 3.004 ha, sản lượng 4,8 nghìn tấn.
b) Đến năm 2030
- Diện tích cây ăn trái toàn Tỉnh là 55.000 ha, sản lượng trên 550 nghìn tấn, trong đó:
Diện tích cây có múi là 13.335 ha, sản lượng đạt 292,5 nghìn tấn.
Diện tích nhãn là 7.000 ha, sản lượng đạt 72,9 nghìn tấn.
Diện tích cây xoài là 20.180 ha, sản lượng 217,3 nghìn tấn.
- Diện tích sản xuất cây ăn trái hữu cơ là 1.330 ha- Tại các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 60 - 70%.
Tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 80 - 90%.
- Tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt 40 - 50% (VietGAP và tương đương), diện tích áp dụng tưới nước tiên tiến, tiết kiệm 30 - 40%.
- Diện tích cây ăn trái cần quản lý vùng trồng:
Diện tích cây mít là 3.500 ha, sản lượng 20,1 nghìn tấn.
Diện tích cây sầu riêng là 3.004 ha, sản lượng 4,8 nghìn tấn.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xác định quy mô vùng sản xuất cây ăn trái tập trung
- Căn cứ Kế hoạch được phê duyệt, các huyện, thành phố tiến hành xác định quy mô vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, gắn sản xuất, thu mua, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
- Việc phát triển cây ăn trái cần theo định hướng thị trường, định hướng của các cơ quan quản lý, tại những vùng có điều kiện đất đai, sinh thái phù hợp; tránh phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào gây ra tình trạng cung vượt quá cầu, dư thừa, giá bán thấp.
2. Về khoa học công nghệ và khuyến nông
- Phối hợp Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, chọn tạo giống cây ăn trái năng suất, chất lượng cao, rải vụ thu hoạch, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu. Xây dựng và khai thác hiệu quả hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây ăn trái chất lượng, sạch bệnh cho trồng mới, tái canh và ghép cải tạo.
- Hoàn thiện quy trình nhân giống cây ăn trái sạch bệnh; kỹ thuật rải vụ thu hoạch, quy trình canh tác tiên tiến, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
- Phát triển ứng dụng, phần mềm số hóa cơ sở dữ liệu sản xuất, thông tin thị trường để phục vụ sản xuất và định hướng thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc.
- Hướng dẫn sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất (tưới thông minh tiết kiệm nước, bón phân theo nhu cầu cây, nhật ký điện tử,…) nhằm giúp giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và truy xuất nguồn gốc.
- Triển khai, nhân rộng các mô hình về tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc sinh học theo nguyên tắc 4 đúng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời xây dựng các mô hình xanh tuần hoàn, tận dụng các phế phẩm xoài làm phân hữu cơ cung cấp lại cho cây trồng.
3. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng cây ăn trái chủ lực
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn phù hợp với quy hoạch của từng địa phương. Phát triển hệ thống hậu cần (logistics) phục vụ thương mại cho các loại nông sản khác gắn với chợ đầu mối trái cây Tỉnh.
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển, kho chứa lạnh và hệ thống xử lý, sơ chế, đóng gói sản phẩm trên cơ sở đề xuất và phương án kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).
- Xây dựng khu lưu chứa, hệ thống bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV cho vùng cây ăn trái tập trung.
4. Cấp mã số vùng trồng, nhà đóng gói, truy xuất nguồn gốc
- Tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị có uy tín thực hiện thí điểm xây dựng, áp dụng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản chủ lực và liên kết doanh nghiệp thu mua sản phẩm.
- Lồng ghép triển khai, hướng dẫn nông dân thiết lập vùng trồng theo quy định; có thể nhận diện các đối tượng kiểm dịch thực vật; quản lý tốt sinh vật gây
hại và ghi chép đầy đủ sổ nhật ký sản xuất phục vụ hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Duy trì và cập nhật thông tin thường xuyên và đầy đủ lên hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng và cơ sở đóng gói của Cục BVTV.
- Thiết lập mã số cho cơ sở đóng gói xuất khẩu trái tươi, với nhà máy được trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc cần thiết đáp ứng theo các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu; sử dụng đúng và đảm bảo chất lượng, danh tiếng đối với mã số vùng trồng, nhãn hiệu, thương hiệu.
- Tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, và sơ chế, đóng gói và vận chuyển; hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; các chất cấm sử dụng trên cây ăn trái, dư lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật cho phép của các nước nhập khẩu, quy định rào cản kỹ thuật, thông tin thị trường.
5. Liên kết sản xuất, tiêu thụ
- Nâng cao năng lực HTX, tổ hợp tác, hội quán để đại diện cho các hộ nông dân kết nối với doanh nghiệp tiêu thụ, từ đó phát triển các hoạt động về phân loại, sơ chế, bảo quản và bán hàng trực tiếp. Thúc đẩy hình thành, phát triển các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái theo chuỗi giá trị, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ xuất khẩu.
- Khuyến khích doanh nghiệp, đầu tư liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị cây ăn trái chủ lực trồng tập trung, từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.
- Tổ chức các hiệp hội ngành hàng nhằm tăng cường trao đổi thông tin thị trường, hợp tác sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu.
6. Thị trường tiêu thụ
- Phát triển mạnh thị trường trong nước, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa, xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua chất lượng cao, an toàn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý.
- Đối với thị trường xuất khẩu: Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một vài thị trường; khai thác có hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP,…và Cộng đồng kinh tế ASEAN để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, tiềm năng như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Úc, ASEAN…
7. Cơ chế, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm cây ăn trái và chính quyền cấp xã tại các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung tiếp cận và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Từ vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Lồng ghép vốn ngân sách nhà nước thực hiện chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sản xuất liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông, đào tạo và tập huấn cho hợp tác xã và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia liên kết.
- Các nguồn vốn tài trợ quốc tế.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (chi tiết Phụ lục đính kèm)
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Nông dân Tỉnh, Hội Cựu Chiến binh Tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh
Thông tin, tuyên truyền phổ biến Kế hoạch Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 đến các tổ chức, cá nhân trong Tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; là đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ ngày 15/12 hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh; chủ trì phối hợp, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch.
3. Các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung công việc được phân công tại Kế hoạch, các sở, ngành, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể hoặc lồng ghép vào chương trình công tác của đơn vị, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực thực hiện.
- Định kỳ hàng năm (trước ngày 20/11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Yêu cầu các sở, ban, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Tron g quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày / /2023 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT | Nội dung thực hiện | Đơn vị phối hợp | Tiến độ thực hiện |
I | Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Nông dân Tỉnh, Hội Cựu Chiến binh Tỉnh và Hội Phụ nữ Tỉnh | ||
1 | Thông tin, tuyên truyền phổ biến Phát triển cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 đến các tổ chức, cá nhân trong Tỉnh | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Thường xuyên |
II | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
|
1 | Chủ trì phối hợp, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Trước 15/12 hàng năm |
2 | Tham mưu đề xuất UBND Tỉnh xử lý các vấn đề về mặt kỹ thuật phát sinh trong thực hiện Kế hoạch. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Khi có đề xuất kiến nghị |
3 | Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT/ Phòng Kinh tế huyện, thành phố trong triển khai thực hiện Kế hoạch. | UBND huyện, thành phố, Phòng Nông nghiệp và PTNT/ Phòng Kinh tế huyện, thành phố | Hàng năm |
III | Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
|
1 | Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ liên liến sản xuất - tiêu thụ nông sản, phát triển kinh tế hợp tác, thu hút các nguồn lực đầu tư. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Hàng năm |
2 | Kêu gọi các doanh nghiệp lớn tham gia trong chuỗi liên kết, đầu tư cơ sở chế biến hiện đại, có khả năng dẫn dắt chuỗi liên kết, tạo ổn định đầu ra cho sản phẩm. Chú trọng gia tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến công nghệ cao, tăng chế biến từ các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp nhằm tăng giá trị của sản phẩm; có biện pháp xử lý các phế phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Hàng năm |
3 | Phát triển cơ sở chế biến, đóng gói và kho mát bảo quản có quy mô và trang thiết bị phù hợp với sản lượng nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch. Trong đó phát triển hệ thống hậu cần (logistics) phục vụ thương mại cho các loại nông sản khác gắn với chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Hàng năm |
IV | Sở Tài chính |
|
|
1 | Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị về đề xuất lồng ghép từ các nguồn vốn, thẩm định trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Hàng năm |
2 | Hướng dẫn việc thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Năm 2023 |
V | Sở Công Thương |
|
|
1 | Thực hiện tốt công tác thông tin thị trường, dự tính, dự báo, kịp thời cập nhật thông tin đến người sản xuất; phát triển thị trường tiêu thụ các mặt hàng trái cây chủ lực của Tỉnh. | UBND huyện, thành phố | Thường xuyên |
2 | Phối hợp phổ biến các chính sách, chương trình, kế hoạch về hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản; tổ chức hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa; hỗ trợ giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm trái cây chủ lực của Tỉnh. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Thường xuyên |
VI | Sở Khoa học và Công nghệ |
|
|
1 | Triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có góp phần vào việc phát triển cây ăn trái chủ lực, nhằm làm tăng giá trị và hiệu quả kinh tế trên cơ sở đề xuất hoặc đề xuất đặt hàng của các ngành, đơn vị có liên quan. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Thường xuyên |
2 | Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc đối với cây ăn trái chủ lực trên địa bàn Tỉnh. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Thường xuyên |
VII | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
1 | Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất cây lâu năm. | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thành phố | Hàng năm |
VIII | Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư |
|
|
1 | Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ tư vấn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư các dự án phát triển cây ăn trái của Tỉnh. | Các sở, ngành và UBND huyện, thành phố | Hàng năm |
IX | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp | ||
1 | Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. | UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan | Thường xuyên |
2 | Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, chế biến sâu, cơ giới hóa đồng bộ, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn. | UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan | Thường xuyên |
X | Ủy ban nhân dân huyện, thành phố |
|
|
1 | Quản lý chặt chẽ quy hoạch đất cây lâu năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương. | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT | Hàng năm |
2 | Triển khai và quản lý chặt chẽ việc cấp và quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại địa phương. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Thường xuyên |
3 | Giới thiệu vùng chuyên canh được xác định cho doanh nghiệp, làm cầu nối cho sự liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã và chứng nhận các hợp đồng liên kết. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đặc thù của địa phương, xây dựng chương trình, dự án địa phương và bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch. | Các sở, ngành có liên quan | Thường xuyên |
4 | Quan tâm hỗ trợ HTX trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp đặc biệt về đào tạo nhân lực quản lý hợp tác xã, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tuyên truyền và tập huấn nông dân. | Các sở, ngành có liên quan | Hàng năm |
span', 'dctk > span', 'dctd > span'];
var hasChild = selectors.some(function(selector) {
return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0;
});
if (!hasChild) {
var totalSubLevels = 1;
}
else
{
function findMatchingParent(element) {
var parent = element.parent();
if (parent.length === 0) return null;
for (var i = 0; i < selectors.length; i++) {
if (parent.is(selectors[i])) {
superLevel++;
return parent;
}
}
return findMatchingParent(parent);
}
var parentElement = findMatchingParent(clickedElement);
while (parentElement !== null) {
level++;
parentElement = findMatchingParent(parentElement);
}
var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', '));
var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase();
var className = closestElement.attr('class');
var textContent = closestElement.text().trim();
var address = selectors.find(function(selector) {
return closestElement.is(selector);
});
var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1;
var parent_id = closestElement.parent().attr('id');
var variableName = 'parent_id_' + level;
// Gán giá trị của parent_id cho biến động này
window[variableName] = parent_id;
}
if (totalSubLevels>1)
{
var dynamicVars = {};
var variableName = 'parent_id_' + level;
dynamicVars[variableName] = parent_id;
var buble_id = dynamicVars[variableName];
}
else
{
buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id');
}
if ($this.next('.pointy').length === 0) {
$this.after('