Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 247/KH-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔNG THỂ CỦA THÀNH PHỐ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Chương trình số 05-CTr/TU, Chương trình số 09-CTr/TU, ngày 17/3/2021 và Chương trình hành động số 14-CTr/TU, ngày 31/5/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch khung để xây dựng “Đề án tng thể về nâng cao năng lực và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” như sau:

I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện đồng bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ, Chương trình số 05-CTr/TU, Chương trình số 09-CTr/TU và Chương trình hành động số 14-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ đã được phân công theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/8/2021 của UBND Thành phố (1).

- Xây dựng và ban hành “Đề án tng thể về nâng cao năng lực và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) trong khuôn khổ thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU của Thành ủy; trong đó, xây dựng chiến lược phát triển công tác PCCC&CNCH giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 gắn liền với các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.

2. Yêu cầu

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng cháy và chữa cháy; nghiêm túc thực hiện theo các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Đảng (tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII), với 05 định hướng lớn, 03 khâu đột phá và 14 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

- Bám sát các nhiệm vụ trọng tâm đã được giao theo Nghị quyết số 50/NQ-CP, Quyết định số 1492/QĐ-TTg, ngày 10/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Chương trình số 05-CTr/TU, Chương trình số 09-CTr/TU, Chương trình hành động số 14-CTr/TU và Kế hoạch số 41-KH/TU ngày 27/9/2021 của Thành ủy Hà Nội.

- Thận trọng, kỹ lưỡng, song phải khẩn trương trong việc xây dựng các nội dung của Đề án, đảm bảo theo tiến độ đề ra.

- Đơn vị chủ trì soạn thảo xây dựng Đề án với thái độ tiếp thu, cầu thị; các đơn vị tham gia ý kiến phải có trách nhiệm để đóng góp chung cho việc xây dựng Đề án được hoàn chỉnh, toàn diện.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Nghiên cứu, thống nhất Đề cương đề án (được gửi kèm) để việc xây dựng Đề án được khẩn trương, thuận lợi.

2. Dự thảo toàn văn Đề án; thống nhất ý kiến của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.

3. Thành lập Tổ soạn thảo Đề án; họp Tổ soạn thảo để thống nhất nội dung và những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể trong Đề án.

4. Tổng hợp, chỉnh lý; trình Lãnh đạo UBND Thành phố duyệt ban hành Đề án.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công an Thành phố

Là đơn vị thường trực, giúp việc UBND Thành phố để xây dựng Đề án theo Kế hoạch, cụ thể:

- Dự thảo Đề cương Đề án, các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của Đề án; lấy ý kiến thống nhất của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; báo cáo kết quả UBND Thành phố.

- Dự thảo toàn văn Đề án và những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể; lấy ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã.

Thời gian thực hiện: Trước ngày 05/11/2021.

- Tổng hợp ý kiến của các đơn vị; chỉnh lý nội dung toàn văn Đề án.

- Chủ động chương trình, kế hoạch, thành phần và nội dung để tổ chức họp Tổ soạn thảo (căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19, CATP quyết định thời gian, địa điểm và hình thức họp cho phù hợp). Tổ soạn thảo thống nhất nội dung toàn văn Đề án và những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể; đồng thời, bàn về việc dự kiến tổ chức triển khai đồng bộ các dự án, chương trình, kế hoạch (ví dụ: Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;...) để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra.

Thời gian thực hiện: Trước ngày 30/11/2021.

- Tổng hợp và chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Đề án theo ý kiến đóng góp của các thành viên Tổ soạn thảo, trình Lãnh đạo UBND Thành phố duyệt, ban hành Đề án.

Thời gian thực hiện: Trước ngày 30/12/2021.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Quy hoạch - Kiến trúc

- Tích cực, chủ động trong việc phối hợp với Công an Thành phố trong quá trình xây dựng và trình UBND Thành phố ban hành Đề án; đảm bảo sự thống nhất của Đề án với các nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 10/8/2021 của UBND Thành phố và theo Quy hoạch của Thành phố giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; gắn liền với quy hoạch hạ tầng về PCCC&CNCH.

- Tham gia ý kiến đóng góp đối với nội dung dự thảo toàn văn Đề án theo yêu cầu.

3. Các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị khác của Thành phố

- Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ Công an Thành phố, các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Tham gia ý kiến đóng góp đối với nội dung dự thảo toàn văn Đề án theo yêu cầu.

4. UBND thành phố Hà Nội trân trọng đề nghị Trường Đại học PCCC, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an cử đại diện lãnh đạo, chuyên gia đơn vị tham gia Tổ soạn thảo và phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- Đ/c Thứ trưởng BCA Lê Quốc Hùng;
- Trường Đại học PCCC;
- Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - BCA;
- Các đ/c PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, NC, KGVX, TBKT, KT, ĐT;
- Lưu: VT, NC(Quang Sơn)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

ĐỀ CƯƠNG

ĐỀ ÁN TỔNG THỂ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Gửi kèm theo Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND TP Hà Nội)

A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Đặc điểm, tình hình liên quan phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương

2. Tình hình cháy, nổ, cứu nạn, cứu hộ

3. Khái quát kết quả và những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

4. Dự báo tình hình

5. Kết luận về tính cần thiết

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng

2. Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

3. Các văn bản chỉ đạo liên quan

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cụ thể hóa Chương trình số 05-CTr/TU, Chương trình số 09-CTr/TU, Chương trình hành động số 14-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội Khóa XVII với các nhiệm vụ, giải pháp về đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH. Xây dựng chiến lược phát triển công tác PCCC&CNCH giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 gắn liền với các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội và mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt các nhiệm vụ PCCC&CNCH trên địa bàn; đồng thời phấn đấu giảm đến mức thấp nhất số vụ cũng như quy mô, thiệt hại do các vụ cháy, nổ gây ra; tỷ lệ số vụ cháy lớn, cháy gây hậu quả nghiêm trọng, cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng chiếm không quá 3% tổng số vụ cháy.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) Tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành mới và sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện thể chế trong việc thực hiện công tác PCCC&CNCH của Thành phố.

(2) Xây dựng hệ thống cơ sở của hệ lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Thành phố đảm bảo về mạng lưới trụ sở, doanh trại, cơ cấu biên chế, lực lượng và trang thiết bị, phương tiện; hoạt động ổn định, chất lượng, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu công tác về PCCC và CNCH của Thành phố, đồng thời đảm bảo theo phương châm “Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Thủ đô chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại”.

(3) Nâng cao nhận thức, ý thức trong công tác PCCC&CNCH của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị các cấp, người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân trên địa bàn; trong đó, chú trọng tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC&CNCH và công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH.

(4) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố; trong đó, chú trọng nâng cao năng lực của các đơn vị được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC&CNCH, đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm những tồn đọng trong công tác PCCC tại các khu dân cư và của các công trình vi phạm.

(5) Quy hoạch và phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy gắn liền với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đáp ứng tốt yêu cầu của công tác PCCC&CNCH của Thành phố.

(6) Không ngừng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về PCCC&CNCH; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tình hình mới.

(7) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH; thông tin báo cháy và tổ chức điều động chỉ huy chữa cháy, CNCH đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ PCCC&CNCH theo quy định. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học về PCCC&CNCH phù hợp với đặc thù của Thủ đô.

IV. YÊU CẦU

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC VÀ CNCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy Thành phố

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân Thành phố

3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện của UBND Thành phố và các đơn vị trực thuộc

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN

1. Về cơ sở hạ tầng (Giao thông; nguồn nước; hệ thống thông tin liên lạc)

2. Về lực lượng, phương tiện (Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; Lực lượng dân phòng; lực PCCC cơ sở, chuyên ngành)

III. THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC, Ý THỨC VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ

1. Nhận thức, ý thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị các cấp

2. Nhận thức, ý thức của người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

3. Nhận thức, ý thức của quần chúng nhân dân

4. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực PCCC&CNCH

IV. KẾT QUẢ CÁC MẶT CÔNG TÁC CỤ THỂ

1. Công tác điều tra cơ bản, rà soát, thống kê, phân loại cơ sở

2. Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC và CNCH:

4. Công tác giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH:

5. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

6. Công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả vụ cháy

7. Công tác bảo vệ bảo đảm an toàn PCCC các hội nghị, sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa diễn ra trên địa bàn Thủ đô

C. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

I. THAM MƯU HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCC&CNCH CỦA THÀNH PHỐ

II. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN HỆ THỐNG CƠ SỞ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC&CNCH

III. NÂNG CAO NHẬN THỨC, Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC PCCC&CNCH

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC&CNCH

2. Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC&CNCH

IV. TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PCCC&CNCH

1. Nâng cao năng lực của các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC&CNCH

2. Tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác PCCC tại các khu dân cư và của các công trình vi phạm

V. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Giao thông

2. Nguồn nước

3. Hệ thống thông tin liên lạc

VI. TIẾP TỤC CẢI CÁCH, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

VII. ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG “CÔNG NGHỆ SỐ” TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

D. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giai đoạn năm 2021-2022

2. Giai đoạn năm 2023 đến tháng 6/2025

3. Giai đoạn 6 tháng cuối năm 2025

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an Thành phố

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

4. Sở Xây dựng

5. Sở Công thương

6. Sở Thông tin và Truyền thông

7. Sở Nội vụ

8. Sở Tư pháp

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

11. Sở Khoa học và công nghệ

12. Sở Giao thông Vận tải

13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

14. Bộ Tư lệnh Thủ đô

15. Sở Tài chính

16. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

17. Tổng Công ty điện lực Thành phố

18. Các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố

19. Các Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng thuộc Thành phố

20. Các cơ quan báo đài, truyền thông của Thành phố (Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội; Báo An ninh Thủ đô, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị;...)

21. Các sở, ban, ngành khác thuộc Thành phố

22. Đề nghị các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội (Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ủy ban MTTQ; Thành Đoàn Hà Nội; Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố,...)

28. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã

III. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO 



(1) Chương trình 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 -2025”, Chương trình số 09-CTr/TU về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025”. Chương trình hành động số 14-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố. Kế hoạch số 183/KH-UBND của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Chương trình số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 247/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Đề án tổng thể của Thành phố về nâng cao năng lực và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 247/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/11/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản