Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2431/KH-UBND

Bình Dương, ngày 23 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH DIỆT LĂNG QUĂNG, TỔNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết dengue”;

Căn cứ công văn số 2129/BYT-DP ngày 27/4/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết;

Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là tình hình diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 88/TTr-SYT ngày 17/5/2022;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022 như sau:

I. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ TAY CHÂN MIỆNG

1. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Muỗi vằn Aedes aegypti là côn trùng chủ yếu làm trung gian lan truyền vi rút từ người bệnh sang người lành, dễ gây nên dịch SXH.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 2.167 ca mắc SXH, so cùng kỳ năm 2021 giảm 23,6% (2.167/2.837), tuy nhiên số ca tử vong là 05 ca, tăng 05 ca so cùng kỳ. Các địa phương có số ca mắc/chết cao là: Thuận An (504/01), Dĩ An (249/02), Tân Uyên (279/02), Thủ Dầu Một (311/0) và Bến Cát (337/0). Thời tiết hiện nay rất thuận lợi để dịch bùng phát, lan rộng.

2. Bệnh tay chân miệng

Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người qua đường tiêu hoá và rất dễ gây thành dịch. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước của bệnh nhân và phân của trẻ nhiễm bệnh; lan truyền qua các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ và qua bàn tay tiếp xúc của người chăm sóc trẻ lẫn bàn tay của trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 490 ca mắc TCM, giảm 56,8% so cùng kỳ năm 2021 (490/1.133), không có ca tử vong (cùng kỳ có 01 ca tử vong). Các địa phương có số ca mắc cao là: Thuận An (149), Dĩ An (124), Thủ Dầu Một (66) và Tân Uyên (54). Thời gian qua, do áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn phòng chống dịch Covid-19 đã góp phần giảm số ca mắc bệnh TCM.

II. NỘI DUNG CHIẾN DỊCH

1. Tên của Chiến dịch

“Cộng đồng cùng chung tay phòng bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng”

2. Điểm chính yếu của Chiến dịch

Tổ chức đến thăm các hộ gia đình, tuyên truyền vận động người dân chủ động tự thực hiện các biện pháp diệt muỗi, loại trừ lăng quăng để phòng chống bệnh SXH, hướng dẫn cho người dân việc thực hiện vệ sinh khi chăm sóc trẻ em trong phòng chống bệnh TCM.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Huy động cộng đồng và các lực lượng xã hội tham gia tạo ra một phong trào rầm rộ, triệt để và toàn diện trong phạm vi toàn tỉnh nhằm hạ thấp mật độ muỗi vằn trong thời gian ngắn nhất để giảm nhanh sự lan truyền bệnh SXH, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, làm chuyển đổi thói quen vệ sinh cá nhân và môi trường sống để hạn chế sự lây truyền bệnh TCM và các bệnh truyền nhiễm khác, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh SXH, bệnh TCM và khống chế không để dịch xảy ra tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- 100% phương tiện thông tin đại chúng tỉnh, huyện, xã đồng loạt tuyên truyền trước và trong Chiến dịch.

- 100% huyện/thị/thành phố (gọi chung là huyện) tổ chức lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường vào ngày 26/5/2022.

- 100% xã/phường/thị trấn (gọi chung là xã) đồng loạt tổ chức lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường (sau lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường cấp huyện).

- Sau lễ phát động cấp xã, 91/91 xã tổ chức vãng gia ít nhất 90% hộ gia đình, thực hiện các hoạt động: Kiểm tra lăng quăng trong các vật dụng chứa nước; cấp tờ rơi tuyên truyền; hướng dẫn cách triệt nơi sinh sản của muỗi để phòng bệnh SXH, hướng dẫn vệ sinh khi chăm sóc trẻ em để phòng bệnh TCM.

- Sau Chiến dịch, các chỉ số về côn trùng, số ca bệnh SXH, bệnh TCM giảm rõ rệt so với trước Chiến dịch.

4. Thời gian:

4.1. Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường: ngày 26/5/2022 có kế hoạch riêng; kinh phí từ huyện.

4.2. Chiến dịch được tổ chức làm 01 đt như sau:

- Vòng 1: Ngày 26-27/5/2022 (Thứ 6 và thứ 7)

- Vòng 2: Ngày 03-04/6/2022 (Thứ 6 và thứ 7)

Các đợt chiến dịch tiếp theo tùy tình hình dịch bệnh của từng địa phương, Trung tâm Y tế tham mưu UBND huyện/thị/thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014.

5. Địa bàn triển khai: Lấy tuyến xã làm đơn vị triển khai Chiến dịch; lấy khu phố/ấp (gọi chung là ấp), tổ tự quản/tổ dân phố (gọi chung là tổ) là địa bàn trực tiếp thực hiện Chiến dịch.

6. Lực lượng tham gia Chiến dịch tại xã

Lực lượng chính của Chiến dịch được huy động tại xã bao gồm:

Chính quyền: giữ vai trò nòng cốt, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chiến dịch gồm Lãnh đạo UBND xã, Trưởng ấp, Tổ trưởng Tổ dân phố.

Y tế: có vai trò tham mưu về kỹ thuật: Lãnh đạo Trạm Y tế, cán bộ chuyên trách.

Các ban ngành đoàn thể: tại địa phương cần huy động tham gia Chiến dịch:

. Giáo dục: Giáo viên, học sinh các Trường tiểu học, trung học;

. Hội Liên hiệp phụ nữ;

. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

. Hội Chữ thập đỏ;

. Hội Nông dân

. Hội Cựu chiến binh

. Công an xã, Quân sự xã/ Đội dân phòng v.v...

. Nhân viên y tế Khu phố/ấp và cộng tác viên các Chương trình y tế, các Chương trình xã hội: Là lực lượng đóng vai trò chủ chốt, hướng dẫn về chuyên môn cho các thành viên tham gia vãng gia tuyên truyền phát tờ rơi phòng chống SXH, TCM và đồng thời diệt lăng quăng tại hộ gia đình.

7. Các hoạt động chính của Chiến dịch

7.7. Trước Chiến dịch

Trong 1 tuần trước khi ra quân Chiến dịch (vòng 1), các hoạt động sau đây phải hoàn thành:

* Củng c, kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chng dịch các cấp:

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối văn hóa xã hội làm Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan; Phó ban thường trực cấp tỉnh là Giám đốc Sở Y tế, cấp huyện là Giám đốc Trung tâm Y tế.

- BCĐ phòng chống dịch cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban; Trưởng Trạm Y tế làm Phó ban thường trực; thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan và Trưởng các ấp.

BCĐ phòng chống dịch có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến dịch, họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên (tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, tổng hợp và đánh giá kết quả).

* Huy động nhân lực tham gia công tác vãng gia:

- BCĐ cấp xã căn cứ số hộ dân và phạm vi địa bàn để huy động nhân lực tổ chức vãng gia - trực tiếp thực hiện Chiến dịch:

- Tùy số hộ gia đình, khoảng 100-150 hộ thì tổ chức 01 nhóm, mỗi nhóm 03 người là nhân viên y tế ấp, cộng tác viên các chương trình, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, đoàn viên thanh niên, học sinh trung học tại các ấp, các tổ ...

- Nhiệm vụ: Đến từng nhà phát tờ rơi, tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân các biện pháp vệ sinh môi trường trong ngoài nhà diệt lăng quăng, kiểm tra các vật dụng có thể có chứa nước hay sẽ chứa nước sau khi mưa... và đề nghị người dân dẹp bỏ các vật dụng đó; hướng dẫn cách vệ sinh trong chăm sóc trẻ em; ghi chép vào biểu mẫu và báo cáo kết quả sau mỗi ngày vãng gia.

- Địa phương vận động và tổ chức cho cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường công cộng tại các nơi công cộng tại khu/ấp, tổ dân phố, những hộ gia đình neo đơn, già yếu...; công việc: Phát quang bụi rậm quanh nhà, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, dẹp bỏ hoặc lật úp các vật dụng, phế liệu có tiềm năng ứ đọng nước sau mưa...

* Tuyên truyền, hướng dẫn:

- Các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến huyện, xã đồng loạt tổ chức tuyên truyền liên tục trong 1 tuần trước khi ra quân Chiến dịch. Nội dung tuyên truyền gồm tình hình bệnh SXH, TCM tại tỉnh; kế hoạch thời gian thực hiện Chiến dịch; kiến thức phổ thông và các khuyến cáo về phòng chống bệnh SXH, TCM...

- Ngành Y tế cung cấp thông tin và nội dung truyền thông cho các ban ngành, đoàn thể liên quan để tuyên truyền. Thiết kế, in và phân phối tờ rơi cho các huyện/ thị xã/thành phố.

- Tất cả các xã/phường/thị trấn, khu phố/ấp đều treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống bệnh SXH, TCM (nội dung khẩu hiệu đính kèm).

- Trạm Y tế tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh SXH, TCM và kỹ thuật diệt lăng quăng cho thành viên của các Nhóm vãng gia.

* Điều tra côn trùng: Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức điều tra các chỉ số côn trùng trước Chiến dịch (chỉ số Breteau, chỉ số nhà có lăng quăng, chỉ số vật chứa có lăng quăng) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

* Các Sở, ban ngành, đoàn th, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh, các Khu công nghiệp và các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: Chỉ đạo các đơn vị/tổ chức trực thuộc chuẩn bị tham gia các hoạt động trong Chiến dịch tại địa phương và chủ động tổ chức vệ sinh môi trường tại công sở, công xưởng, trường học.

7.2. Trong chiến dịch: Chiến dịch gồm 01 đợt, được chia làm 2 vòng, cách nhau 1 tuần, mỗi vòng 2 ngày liên tiếp, tùy theo tình hình địa phương có thể kéo dài thêm 1-2 ngày.

* Tổ chức Lễ ra quân

- Tuyến tỉnh không tổ chức.

- Tuyến huyện:

9/9 huyện/thị/thành phố: tổ chức Lễ phát động ra quân Chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường đồng loạt vào ngày 26/5/2022.

Xây dựng kế hoạch riêng theo từng địa phương

Kinh phí từ nguồn địa phương.

- Tuyến xã: 100% xã/phường/thị trấn đều tổ chức Lễ ra quân sau lễ ra quân của cấp huyện.

Lễ ra quân tổ chức tại một địa điểm thích hợp trong xã; có sân khấu/ lễ đài được trang trí phông chính: Lễ ra quân “Cộng đồng chung tay phòng bệnh sốt xuất huyết, Tay chân miệng xã A... ” kèm theo các khẩu hiệu và cờ phướn.

Thời gian khoảng 20 phút và chỉ tổ chức trong ngày đầu tiên của Chiến dịch.

Do UBND cấp xã chủ trì, phát biểu nội dung ngắn gọn, xoay quanh mục đích ý nghĩa của các hoạt động trong Chiến dịch.

- Kết thúc Lễ ra quân, lực lượng tham gia Chiến dịch của ấp nào thì quay về ấp đó để bắt đầu nhiệm vụ ngày đầu tiên của Chiến dịch.

* Thực hiện Chiến dịch tại các p, các t

- Vãng gia: Các nhóm vãng gia đến từng nhà phát tờ rơi, tuyên truyền vận động, kiểm tra, hướng dẫn người dân các biện pháp diệt lăng quăng để người dân tự dẹp bỏ các dụng cụ có thể chứa nước hoặc sẽ chứa nước khi trời mưa là nơi muỗi sinh sản và phát triển... để phòng bệnh SXH; Hướng dẫn cách vệ sinh trong chăm sóc trẻ để phòng bệnh TCM; vòng 2 vãng gia trở lại những nhà đã vãng gia ở vòng 1.

- Địa phương vận động các hộ gia đình, các chủ nhà trọ, các cơ sở sản xuất trên địa bàn và thanh niên, học sinh tham gia vệ sinh môi trường công cộng, kể cả tại các vườn - nhà dân vắng chủ - bỏ hoang, các nơi vứt bỏ sản phẩm bị hư hỏng ở xung quanh khu vực các cơ sở sản xuất thủ công, hay các lò gốm ... Mục đích chủ yếu: là diệt lăng quăng và triệt phá nơi sinh sản của muỗi, không ging như quét dọn, thu gom rác làm sạch sẽ môi trường). Các đợt tiếp theo nếu có sẽ kiểm tra lại và huy động thực hiện bổ sung.

* Tổ chức kiểm tra, giám sát trước và trong Chiến dịch

- Cấp tỉnh, huyện, xã cử cán bộ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ cấp dưới:

Tỉnh → huyện → xã → ấp.

. Dự kiến cấp tỉnh có 9 đoàn, mỗi đoàn 4 người (kể cả tài xế) = 36 người, sử dụng xe cơ quan của cán bộ được cử làm trưởng đoàn, mỗi đoàn kiểm tra, giám sát 1 huyện trong thời điểm trước chiến dịch xem công tác chuẩn bị của huyện, xã, giám sát khi triển khai vòng 1 và vòng 2 của chiến dịch (3 ngày).

. Dự kiến cấp huyện có 22 đoàn, mỗi đoàn 3 người = 66 người, sử dụng xe cơ quan của cán bộ được cử làm trưởng đoàn, mỗi đoàn kiểm tra, giám sát các xã trong thời điểm trước chiến dịch (xem công tác chuẩn bị của xã) và các vòng của Chiến dịch.

. Dự kiến cấp xã có 91 đoàn, mỗi đoàn 3 người (Y tế, Lãnh đạo UBND xã, Đoàn thể) = 271 người, mỗi đoàn kiểm tra, giám sát 100% ấp trong 02 vòng Chiến dịch.

- Thời điểm giám sát trong Chiến dịch: 30 phút sau khi ra quân trong ngày đầu tiên của từng vòng Chiến dịch.

- Phương pháp thực hiện trong các vòng Chiến dịch:

. Chọn ngẫu nhiên các Nhóm vãng gia trực tiếp thực hiện Chiến dịch.

. Tham gia vãng gia 5-10 hộ gia đình cùng với các Nhóm vãng gia để kịp thời điều chỉnh, góp ý nếu có sai sót và quan sát khu vực công cộng để xem nhân dân có tham gia vệ sinh môi trường hay không.

. Trao đổi với lãnh đạo địa phương về kết quả hoạt động và đề nghị khắc phục những mặt còn tồn tại.

* Tiếp tục tuyên truyền hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

* Tng vệ sinh môi trường công sở và các khu vực tập trung dân cư

Các cơ quan, trường học, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp...; Các khu vực nhà chung cư, khu nhà trọ công nhân, học sinh, sinh viên: Tổ chức tổng vệ sinh môi trường trong khu vực của mình: Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, thu gom - dẹp bỏ hoặc lật úp các vật dụng, phế liệu ứ đọng nước sau mưa... và vệ sinh các hồ, lu/vại không nắp chứa nước sinh hoạt.

* Báo cáo kết quả từng vòng

- BCĐ cấp xã báo cáo kết quả từng vòng Chiến dịch cho BCĐ cấp huyện để tổng hợp báo cáo lên BCĐ cấp tỉnh.

- Thời gian báo cáo: 02 ngày sau tổ chức Chiến dịch để có giải pháp điều chỉnh Chiến dịch.

7.3. Sau chiến dịch

- Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức điều tra côn trùng tại các điểm đã điều tra trước Chiến dịch; đồng thời giám sát, thống kê các ca bệnh thời điểm sau Chiến dịch (điều tra trước và sau chiến dịch).

- BCĐ cấp xã báo cáo kết quả từng đợt Chiến dịch cho BCĐ cấp huyện để tổng hợp báo cáo lên BCĐ cấp tỉnh (cơ quan thường trực: Sở Y tế).

Thời gian báo cáo

* BCĐ cấp xã báo cáo về BCĐ cấp huyện:

- Thực hiện báo cáo sau vòng 2 không quá 05 ngày làm việc (10/6/2022).

- Trường hợp các xã/huyện tiếp tục thực hiện các đợt chiến dịch (các xã nguy cơ bùng phát dịch) thực hiện báo cáo sau ngày thực hiện chiến dịch không quá 05 ngày làm việc.

* BCĐ cp huyện báo cáo về BCĐ cấp tỉnh:

- Thực hiện báo cáo sau vòng 2 không quá 10 ngày làm việc (17/6/2022).

- Trường hợp các huyện tiếp tục thực hiện các đợt chiến dịch thực hiện báo cáo sau ngày thực hiện chiến dịch không quá 10 ngày làm việc.

* Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Tham mưu Sở Y tế tổng hợp số liệu báo cáo các huyện, so sánh đánh giá mật độ côn trùng, ca bệnh trước và sau Chiến dịch; đối chiếu các mục tiêu cụ thể với các kết quả đạt được để đánh giá hiệu quả từng vòng Chiến dịch và báo cáo cho UBND tỉnh và Trưởng BCĐ phòng chống dịch tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 và báo cáo tổng kết, đánh giá Chiến dịch trước ngày 23 tháng 12 năm 2022.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Củng cố, kiện toàn BCĐ phòng chống dịch cấp huyện; xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến dịch tại địa phương; phân công trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cấp xã trước và trong các vòng tổ chức Chiến dịch.

- Chỉ đạo BCĐ phòng chống dịch cấp xã xây dựng kế hoạch triển khai Chiến dịch một cách cụ thể; tổ chức tốt Lễ ra quân Chiến dịch, phân công trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Chiến dịch tại mỗi ấp; tổ chức các nhóm vãng gia trực tiếp thực hiện Chiến dịch và duy trì các hoạt động trong các đợt Chiến dịch.

2. Sở Y tế

- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc phân công các thành viên trong BCĐ phòng chống dịch tham gia chỉ đạo, giám sát Chiến dịch.

- Chỉ đạo hệ thống y tế công lập từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã chuẩn bị tốt các nội dung tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp, làm nòng cốt trong hướng dẫn, thực hiện chuyên môn kỹ thuật.

- Chỉ đạo tổ chức điều tra côn trùng trước và sau Chiến dịch tại một số địa phương trọng điểm (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên).

- Cung cấp thông tin và nội dung truyền thông cho các ban ngành, đoàn thể liên quan để tuyên truyền.

- Thiết kế, in và phân phối tờ rơi - áp phích cho các huyện/thị xã/thành phố.

- Chỉ đạo các địa phương thực hiện treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống bệnh SXH, TCM tại tất cả các ấp/khu phố.

- Chỉ đạo việc tổ chức tập huấn cho thành viên thực hiện vãng gia trước khi ra quân Chiến dịch về kiến thức cơ bản phòng chống bệnh SXH, TCM và kỹ thuật phát hiện - diệt lăng quăng.

- Tổng hợp, so sánh đánh giá mật độ côn trùng, ca bệnh trước và sau Chiến dịch; đối chiếu các mục tiêu cụ thể với các kết quả đạt được để đánh giá hiệu quả Chiến dịch và báo cáo cho UBND tỉnh và Trưởng BCĐ phòng chống dịch tỉnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Truyền thanh các huyện/thị xã/thành phố; hệ thống loa truyền thanh xã/phường/thị trấn và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền liên tục 1 tuần trước khi bắt đầu Chiến dịch và tiếp tục tuyên truyền trong các đợt Chiến dịch.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học phổ thông tổ chức tổng vệ sinh môi trường lớp học; diệt lăng quăng, diệt muỗi trong suốt năm học thực hiện thường xuyên vệ sinh lớp và dụng cụ học tập, vệ sinh tay cô giáo, người chăm sóc trẻ và bàn tay trẻ; diệt lăng quăng; diệt muỗi định kỳ hàng tuần và cho trẻ ngủ trưa trong màn (ở các trường nội trú, bán trú) đặc biệt là các nhà trẻ, mẫu giáo.

5. Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh tham gia Chiến dịch tại từng địa bàn. Huy động lực lượng thanh niên tình nguyện “Mùa hè xanh”... đang có tại các địa bàn trực tiếp tham gia Chiến dịch (theo Kế hoạch của từng địa phương).

6. Công an tỉnh

Phối hợp với ngành Y tế và chỉ đạo Công an các cấp đảm bảo an ninh trật tự tại tất cả các địa bàn triển khai Chiến dịch, nhất là Lễ phát động ra quân Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện vệ sinh môi trường khu vực cơ quan Công an.

7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Chỉ đạo lực lượng quân sự các cấp tham gia Chiến dịch tại các địa bàn và thực hiện vệ sinh môi trường khu vực doanh trại.

8. Các: Hội Liên hiệp phụ nữ; Chữ thập đỏ; Nông dân; Cựu chiến binh tỉnh

Chỉ đạo tổ chức Hội các cấp huy động lực lượng hội viên và nhân dân tham gia Chiến dịch tại từng địa bàn.

9. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

Ban Quản lý các Khu công nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp hưởng ứng các đợt Chiến dịch bằng cách tổ chức tổng vệ sinh trong khu vực cơ quan, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp... theo định kỳ hàng tháng hoặc mỗi quý/lần.

10. Các ban ngành, đoàn thể khác; các đơn vị ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh và các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Chỉ đạo cơ quan và các đơn vị trực thuộc tham gia tổng vệ sinh trong khuôn viên công sở và tham gia cùng địa phương trong các đợt Chiến dịch.

IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH: 7,135,336,000Đ (Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

* Trong đó:

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động chiến dịch tại tuyến tỉnh: 1,921,566,080đ (từ nguồn kinh phí không thường xuyên đã bố trí cho Chiến dịch VSMT năm 2022).

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động chiến dịch tại tuyến huyện, xã: 5,213,769,920đ

Kinh phí sử dụng cho hoạt động chiến dịch tại tuyến huyện/thị/thành phố: Do UBND huyện/thị/thành phố cấp hỗ trợ cho chiến dịch.

Trung tâm Y tế huyện/thị/thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết chiến dịch trình UBND huyện/thị/thành phố phê duyệt và bố trí kinh phí.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện/thị xã/thành phố; các xã/phường/thị trấn; các Sở, ban, ngành, đoàn thể khẩn trương xây dựng kế hoạch, phối hợp cùng triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TTTU TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đài PT-TH; Báo BD;
- UBND các huyện/thị xã/thành phố;
- Quân đoàn 4;
- Trường SQ công binh;
- Công ty CS Dầu Tiếng;
- Các trường ĐH, CĐ, THCN;
- LĐVP, Tùng, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Lộc Hà

 

PHỤ LỤC 1:

NỘI DUNG KHẨU HIỆU

- Cộng đồng chung tay phòng bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng

- Toàn dân tích cực hưởng ứng “Chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng”.

- Hãy hành động để phòng chng bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng.

- Đ chủ động phòng, chng bệnh tay chân miệng, hãy rửa tay nhiều lần trong ngày bằng nước sạch và xà phòng.

- Vì sức khỏe của bé yêu, hãy rửa tay cho bé nhiều lần trong ngày bằng nước sạch và xà phòng.

- Trao yêu thương, đừng trao mầm bệnh.

- Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết.

- Tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết.

 

PHỤ LỤC 2:

GỢI Ý TỔ CHỨC TẠI TUYẾN HUYỆN NĂM 2022

TT

Nội dung

Thủ Dầu Một

Thuận An

Dĩ An

Tân Uyên

Bắc Tân Uyên

Phú Giáo

Bến Cát

Bàu Bàng

Dầu Tiếng

Tổng cộng

1

Tổng số xã

14

10

7

12

10

11

8

7

12

91

2

Tổng số ấp

118

56

41

71

54

70

44

43

89

586

3

Tổng số hộ

93,897

111,922

111,322

80,046

22,419

37,681

86,696

31,491

31,582

607,056

4

Dân số

370,317

669,055

531,974

451,110

77,480

105,479

351,426

113,046

125,718

2,795,607

5

Số đoàn GS cấp huyện

3

2

2

3

2

3

2

2

3

22

6

Số người GS cấp huyện

9

6

6

9

6

9

6

6

9

66

7

Số đoàn giám sát cấp xã

14

10

7

12

10

11

8

7

12

91

8

Tổng số người GS cấp xã

42

30

21

36

30

33

24

21

36

273

9

Số băng rôn khẩu hiệu cấp cho ấp

118

56

41

71

54

43

70

44

89

586

• Đoàn giám sát tuyến huyện 3-5 xã/đoàn.

• Băng rôn cho tất cả các ấp/xã.

 

PHỤ LỤC 3:

KINH PHÍ DỰ KIẾN PHỤC VỤ CHIẾN DỊCH

TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn kinh phí

KINH PHÍ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CẤP TỈNH

1,921,566,080

Kinh phí tỉnh

1

In tờ rơi phòng chống SXH, TCM

Tờ

3,600,000

500

1.800,000,000

 

2

Bồi dưỡng giám sát cấp tỉnh (đoàn 4 người X 9 đoàn X 3 ngày/vòng X 2 vòng 40,000đ/ ngày/ người)

Người

216

40,000

8,640,000

 

3

Nhiên liệu giám sát các đợt chiến dịch (9 xe X 2 vòng X 3 ngày X 20 lít/xe X 30,000đ/ lít) (điều chỉnh giá xăng theo thị trường)

Lít

1080

30,000

32,400,000

 

4

Chi phí khác Khen thưởng

 

 

 

80.526.080

 

KINH PHÍ DỰ KIN HOẠT ĐỘNG CỦA CẤP HUYỆN

5,213,769,920

Kinh phí huyện

1

Băng rôn huyện (10 cái/huyện X 9 huyện)

cái

90

600,000

54,000,000

 

2

Băng rôn ấp (1 cái/ấp = 586 ấp)

cái

586

200,000

117,200,000

 

3

Lễ phát động ra quân chiến dịch Diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường tuyến huyện (có KH riêng)

 

9

50,000,000

450,000,000

 

4

Viết (100 hộ/1 cây viết/ X 2 vòng X 3,000đ/ cây)

cây

12,061

3,000

36,423,360

 

5

Biểu mẫu vãng gia (50 hộ/ tờ /đợt)

tờ

12,061

500

6,070,560

 

6

Tổ chức Lễ ra quân và hướng dẫn lực lượng tham gia vãng gia hộ gia đình (91 xã X 3,000,000đ/ xã)

91

3,000

273,000,000

 

7

Bồi dưỡng vãng gia 3,000đ/hộ/vòng X 2 vòng

hộ

607,056

3,000

3,642,336,000

 

8

Bồi dưỡng giám sát cấp huyện (Mỗi đoàn 3 người X 22 đoàn X 3 ngày X 2 vòng/ đợt X 40,000/ ngày/ người)

Người

396

40,000

15,840,000

 

9

Nhiên liệu hỗ trợ giám sát tuyến huyện (trung bình 20 lít/ huyện X 30,000đ/ lít xăng X 9 huyện X 2 vòng X 2 ngày) (điều chỉnh giá xăng theo thị trường )

Lít

720

30,000

21,600,000

 

10

Bồi dưỡng giám sát cấp xã (Mỗi đoàn 3 người X 91 đoàn X 2 ngày X 2 vòng x 40.000đ/ngày/ người)

Người

1092

40,000

43,680,000

 

11

Nhiên liệu hỗ trợ 91 đoàn giám sát tuyến xã (30,000đ/ lít xăng X 2 lít/ người X 3 người/đoàn X 2 ngày/ vòng X 2 vòng X 91 đoàn) (điều chỉnh giá xăng theo thị trường)

Người

 

30,000

65,520,000

 

12

Giám sát côn trùng trước và sau chiến dịch (02 người X 40,000 X 3 lần X 91 xã)

Người

546

40,000

21,840,000

 

13

Nhiên liệu giám sát côn trùng (trung bình 2 lít/xã/người X 30,000đ/ lít xăng X 91 xã X 3 lần (trước CD, sau CD vòng 1, sau CD vòng 2) X 2 người) (điều chỉnh giá xăng theo thị trường)

Lít

1092

30,000

32,760,000

 

14

Tập huấn cho các thành viên tham gia vãng gia và diệt lăng quăng

Người

 

 

433,500,000

 

 

Tổ chức lớp tập huấn: Giảng viên 400,000đ

Lớp

91

400,000

36,400,000

 

 

Trang trí thuê hội trường

Lớp

91

500,000

45,500,000

 

 

Tài liệu: 5,000đ/ bộ X mỗi ấp 5 người X 586 ấp

Bộ

586

5,000

14,650,000

 

 

Nước uống: 15,000đ/ người X mỗi ấp 5 người X 586 ấp

Người

586

15,000

43,950,000

 

 

Bồi dưỡng người không hưởng lương (mỗi ấp 5 người)

Người

586

100,000

293,000,000

 

Tng cộng thành tiền:

7,135,336,000

 

(Bảy tỉ, một trăm ba mươi lăm triệu, ba trăm ba mươi sáu ngàn đồng chẵn)

 

PHỤ LỤC 4:

DỰ KIẾN KINH PHÍ SỬ DỤNG TẠI TỪNG HUYỆN

STT

Nội dung

TDM

Thuận An

Dĩ An

Tân Uyên

Bắc Tân Uyên

Phú Giáo

Bến Cát

Bàu Bàng

Dầu Tiếng

Tổng cộng

1

Băng rôn cho tuyến huyện (10 cái/ Huyện X 600,000 đ/cái)

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

54,000,000

2

Băng rôn cấp cho ấp (1 cái/ ấp X 200,000 đ/cái)

23,600,000

11,200,000

8,200,000

14,200,000

10,800,000

14,000,000

8,800,000

8,600,000

17,800,000

117,200,000

3

Lễ phát động ra quân chiến dịch tổng vệ sinh môi trường tuyến huyện (Kinh phí địa phương huyện, xây dựng KH riêng)

50,000,000

50,000,000

50,000,000

50,000,000

50,000,000

50,000,000

50,000,000

50,000,000

50,000,000

450,000,000

4

Viết: 12,061 cây X 3,000đ/ cây (100 hộ/cây X 3000đ/cây X 2 vòng)

5,633,820

6,715,320

6,679,320

4,802,760

1,345,140

2,260,860

5,201,760

1,889,460

1,894,920

36,423,360

5

Biểu mẫu vãng gia (12,061 tờ) (50 hộ/tờ X 2 vong X 500đ/ tờ)

938,970

1,119,220

1,113,220

800,460

224,190

376,810

866,960

314,910

315,820

6,070,560

6

Tổ chức lễ ra quân và hướng dẫn lực lượng tham gia vãng gia hộ gia đình (91 xã X 3,000,000đ/ xã)

42,000,000

30,000,000

21,000,000

36,000,000

30,000,000

33,000,000

24,000,000

21,000,000

36,000,000

273,000,000

7

Bồi dưỡng vãng gia 3,000đ/ hộ/vòng X 2 vòng X 607,056 hộ

563,382,000

671,932,000

480,276,000

134,514,000

226,086,000

520,176,000

188,946,000

188,946,000

189,492,000

3,642,336,000

8

Bồi dưỡng giám sát cấp huyện (Mỗi đoàn 3 người X 22 đoàn X 3 ngày X 2 vòng/ đợt X 40,000đ/ ngày/ người) (TDM, TU, PG, DT: 3 đoàn/ huyện; các địa phương còn lại 2 đoàn/ huyện)

2,160,000

1,440,000

1,440,000

2,160,000

1,440,000

2,160,000

1,440,000

1,440,000

2,160,000

15,840,000

9

Nhiên liệu hỗ trợ giám sát tuyến huyện (trung bình 20 lít/ huyện X 30,000đ/ lít xăng X 9 huyện/ 2 vòng X 2 ngày)

2,400,000

2,400,000

2,400,000

2,400,000

2,400,000

2,400,000

2,400,000

2,400,000

2,400,000

21,600,000

10

Bồi dưỡng giám sát cấp xã (Mỗi 1 đoàn, mỗi đoàn 3 người X 91 đoàn X 2 ngày X 2 vòng X 40,000 đ/ngày/người)

6,720,000

4,800,000

3,360,000

5,760,000

4,800,000

5,280,000

3,840,000

3,360,000

5,760,000

43,680,000

11

Nhiên liệu hỗ trợ 91 đoàn giám sát tuyến xã (30,000đ/ lít xăng X 2 lít/ người X 3 người X 2 ngày/vòng X 2 vòng X 91 đoàn)

10,080,000

7,200,000

5,040,000

8,640,000

7,200,000

7,920,000

5,760,000

5,040,000

8,640,000

65,520,000

12

Giám sát côn trùng trước và chiến dịch (02 người X 40,000 X 2 lần X 91 xã)

3,360,000

2,400,000

1,680,000

2,880,000

2,400,000

2,640,000

1,920,000

1,680,000

2,880,000

21,840,000

13

Nhiên liệu giám sát côn trùng (trung bình 2 lít/xã/người X 30,000đ/ lít xăng X 91 xã X 3 lần (trước CD, sau CD vòng 1, sau CD vòng 2) X 2 người)

5,040,000

3,600,000

2,520,000

4,320,000

3,600,000

3,960,000

2,880,000

2,520,000

4,320,000

32,760,000

14

Tập huấn cho các thành viên tham gia vãng gia và diệt lăng quăng

83,400,000

42,600,000

30,900,000

53,400,000

41,400,000

38,400,000

46,600,000

32,600,000

64,200,000

433,500,000

 

Tổ chức lớp tập huấn: Giảng viên 400,000đ/ ngay

5,600,000

4,000,000

2,800,000

4,800,000

4,000,000

4,400,000

3,200,000

2,800,000

4,800,000

 

 

Trang trí thuê hội trường

7,000,000

5,000,000

3,500,000

6,000,000

5,000,000

5,500,000

4,000,000

3,500,000

6,000,000

 

 

Tài liệu: 5,000đ/ bộ X mỗi ấp 5 người x 586 ấp

2,950,000

1,400,000

1,025,000

1,775,000

1,350,000

1,750,000

1,100,000

1,075,000

2,225,000

 

 

Nước uống: 10,000đ/ người X mỗi ấp 5 người x 586 ấp

8,850,000

4,200,000

3,075,000

5,325,000

4,050,000

5,250,000

3,300,000

3,225,000

6,675,000

 

 

Bồi dưỡng người không hưởng lương: mỗi ấp 5 người

59,000,000

28,000,000

20,500,000

35,500,000

27,000,000

21,500,000

35,000,000

22,000,000

44,500,000

 

Kinh phí mỗi huyện:

804,714,790

841,006,540

808,264,540

671,639,220

296,123,330

394,483,670

679,884,720

325,790370

391,862,740

5,213,769,920

 

PHỤ LỤC 5.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHIẾN DỊCH

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Trước Chiến dịch

 

 

 

 

1

Củng cố, kiện toàn BCĐ phòng chống dịch các cấp

01 tuần trước Chiến dịch

BCĐ các cấp

Ngành Y tế

 

2

Huy động nhân lực tham gia công tác vãng gia

BCĐ cấp xã

- Các ban, ngành trong xã

- Ấp, tổ

- CTV các Chương trình...

 

3

Tuyên truyền, hướng dẫn

- Tình hình bệnh SXH, TCM trong tỉnh và tại địa phương

- Kiến thức về bệnh SXH, TCM và các biện pháp phòng tránh

- Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền

01 tuần trước Chiến dịch, trong Chiến dịch và đến tháng 12/2022

- Đài PT-TH tỉnh, Báo Bình Dương

- Đài Truyền thanh tuyến huyện

- Loa truyền thanh tuyến xã

Ngành Y tế, các ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã, ấp, tổ

 

4

Điều tra côn trùng trước Chiến dịch

01 tuần trước Chiến dịch

TTYT tuyến huyện

- Địa phương

- Y tế xã

- Cộng đồng

 

5

Chỉ đạo về công tác chuẩn bị tham gia Chiến dịch

01 tuần trước Chiến dịch

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức CT-XH, các đơn vị ngành, các khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông

 

 

6

Kiểm tra, giám sát trước Chiến dịch (xem công tác chuẩn bị cho Chiến dịch)

Các Đoàn kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến huyện, xã

Lãnh đạo địa phương từ huyện đến xã, ấp

- Tỉnh: 09 Đoàn

- Huyện: 22 Đoàn

- Xã: 91 Đoàn

II

Trong Chiến dịch

 

 

 

 

1

Tổ chức lễ ra quân tuyến huyện

Khoảng 40-60 phút, ngày 26/5/2022 (Thứ năm)

- Sở Y tế

- 9/9 huyện-thị-Tp

- Lãnh đạo UBND 9 huyện-thị-Tp, UBND 91 xã, phường

- Các ban, ngành đoàn thể các phường

- Nhân dân

Kế hoạch riêng

2

Tổ chức Lễ ra quân tuyến xã

Khoảng 20 phút, Ngày 27/5/2022 (Thứ sáu)

UBND cấp xã

- Ngành Y tế

- Các ban, ngành/xã

- Nhân dân

Sau lễ ra quân, ấp/khu phố nào về ấp/khu phố đó để thực hiện Chiến dịch

3

Thực hiện Chiến dịch tại các ấp/khu phố, các tổ

Sau Lễ ra quân

- Các nhóm vãng gia

- Ấp/khu phố, tổ

- Nhân dân

- Phát tờ rơi tuyên truyền

- Hướng dẫn các biện pháp diệt lăng quăng phòng bệnh SXH; vệ sinh phòng bệnh TCM

- Vận động người dân tự thực hiện

4

Kiểm tra, giám sát trong Chiến dịch

- Tham gia cùng các Nhóm vãng gia

- Vãng gia 05-10 hộ gia đình

- Trao đổi kết quả kiểm tra, giám sát cùng lãnh đạo địa phương

30 phút sau Lễ ra quân

Các Đoàn kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến huyện, xã

- Lãnh đạo địa phương từ huyện đến xã, ấp

- Các Nhóm vãng gia

 

5

Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

Hàng ngày

- Đài PT-TH tỉnh, Báo Bình Dương

- Đài Truyền thanh tuyến huyện

- Loa truyền thanh tuyến xã

Ngành Y tế, các ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã, ấp, tổ

 

6

Tổng vệ sinh môi trường công sở và các khu vực tập trung dân cư

Theo các ngày triển khai Chiến dịch

Các cơ quan, trường học, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp....; Các khu vực nhà chung cư, khu nhà trọ công nhân, học sinh, sinh viên

Ngành Y tế, các ban ngành từ tỉnh đến huyện, xã, ấp, tổ

 

7

Báo cáo kết quả từng vòng

02 ngày sau tổ chức Chiến dịch

- BCĐ cấp xã báo cáo BCĐ cấp huyện

- BCĐ cấp huyện tổng hợp báo cáo BCĐ cấp tỉnh

 

 

III

Sau Chiến dịch

 

 

 

 

1

Điều tra côn trùng sau Chiến dịch (tại các điểm đã điều tra trước Chiến dịch), giám sát thống kê ca bệnh

01-02 ngày sau kết thúc Chiến dịch

TTYT tuyến huyện

- Địa phương

- Y tế xã

- Cộng đồng

 

2

BCĐ cấp xã báo cáo BCĐ cấp huyện

Trước ngày 10/6/2022

BCĐ cấp xã

 

 

3

BCĐ cấp huyện báo cáo BCĐ cấp tỉnh

Trước ngày 17/6/2022

 

 

 

4

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương báo cáo

- Báo cáo sau Chiến dịch: trước ngày 30/6/2022

- Báo cáo tổng kết, đánh giá Chiến dịch: trước ngày 23/12/2022

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

TTYT các huyện/thị/thành phố

 

5

Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

Đến hết tháng 12/2022

- Đài Truyền thanh tuyến huyện (hàng tuần)

- Loa truyền thanh tuyến xã (hàng ngày)

Ngành Y tế, các ban ngành huyện, xã, ấp, tổ

 

6

Tiếp tục triển khai tổng vệ sinh môi trường tại các địa phương

Đến hết tháng 12/2022

TTYT tuyến huyện, TYT tuyến xã tham mưu lãnh đạo địa phương các khu vực trọng điểm cần phải tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng - tổng vệ sinh môi trường

Các ban ngành huyện, xã, ấp, tổ

Kinh phí của huyện, xã

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2431/KH-UBND triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022

  • Số hiệu: 2431/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/05/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Lộc Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/05/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản