Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 28 tháng 01 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI VẬN HÀNH PHẦN MỀM KẾT NỐI CUNG CẦU SẢN PHẨM NÔNG SẢN, THỰC PHẨM AN TOÀN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Thông báo số 02/TB-UBND ngày 02/01/2019 của UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị nghe báo cáo kết quả xây dựng phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bổ sung một số chức năng để hoàn chỉnh phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (sau đây gọi tắt là phần mềm) nhằm đảm bảo tính tiện ích, dễ khai thác, sử dụng trong giao dịch, mua bán sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên phần mềm.
- Thông tin, tuyên truyền nhằm giới thiệu, quảng bá về chức năng, tiện ích và các nội dung khác của phần mềm; quyền lợi, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng khi sử dụng phần mềm.
- Trang bị kiến thức và kỹ năng khai thác, sử dụng phần mềm cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp xã và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Lễ khai trương phần mềm.
2. Yêu cầu
- Các chức năng bổ sung phải đảm bảo tiện ích, dễ sử dụng và đảm bảo tính bảo mật cao.
- Nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp và hiệu quả; thông tin tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung đào tạo tập huấn phải ngắn gọn, phù hợp với từng đối tượng được tập huấn.
- Tổ chức Lễ khai trương phần mềm đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Bổ sung hoàn thiện các chức năng phần mềm, chuẩn bị hạ tầng cài đặt, vận hành phần mềm
1.1. Bổ sung, tích hợp chức năng thanh toán khi giao dịch, mua bán sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
- Lựa chọn các đơn vị cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử phù hợp.
- Bổ sung chức năng trên phần mềm và tích hợp, kết nối với các đơn vị.
- Thời gian: Hoàn thành trước ngày 01/3/2019.
1.2. Bổ sung, tích hợp chức năng vận chuyển, giao hàng khi giao dịch, mua bán sản phẩm nông sản, thực phẩm trên phần mềm.
- Lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao hàng.
- Bổ sung chức năng trên phần mềm và tích hợp, kết nối với các đơn vị.
- Thời gian: Hoàn thành trước ngày 01/3/2019.
1.3. Chuẩn bị hạ tầng cài đặt, vận hành phần mềm.
- Ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ, tên miền, dịch vụ SSL, dịch vụ bảo mật, dịch vụ cân bằng tải, dịch vụ vận hành kỹ thuật.
- Thời gian: Hoàn thành trước 01/3/2019.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền
2.1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các ấn phẩm của Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh và Báo Văn hóa và Đời sống.
- Nội dung: Giới thiệu quảng bá về chức năng, tiện ích, phương thức giao dịch mua bán, tên truy cập và các nội dung khác của phần mềm; quyền lợi, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng khi sử dụng phần mềm.
- Hình thức: Đăng tải trên các ấn phẩm của Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống; đặc biệt là trong các bản tin thời sự buổi sáng, buổi trưa, buổi tối của Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh.
- Thời gian: Trước khi tổ chức Lễ khai trương 10 ngày.
2.2. Đặt liên kết, banner trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử một số sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện.
- Đơn vị tạo liên kết: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, các trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian: Sau khi phần mềm đăng ký tên miền và chính thức đi vào hoạt động.
2.3. In ấn, Gấp phát tờ rơi, poster tuyên truyền
- Nội dung: Giới thiệu quảng bá về chức năng, tiện ích, phương thức giao dịch mua bán, tên truy cập và các nội dung khác của phần mềm; quyền lợi, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng khi sử dụng phần mềm.
- Đối tượng: Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn (đã tham gia phần mềm), các điểm giao dịch của Viễn thông Thanh Hóa
- Số lượng: 200 điểm giới thiệu, gồm: 72 điểm giao dịch của Viễn thông Thanh Hóa và 128 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn 27 huyện, thị xã, thành phố.
- Hình thức: Bố trí khoảng không gian để đặt poster kèm tờ rơi trưng bày, giới thiệu phần mềm.
- Thời gian: Trước khi tổ chức Lễ khai trương 10 ngày.
2.4. Tuyên truyền trên Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và Đài truyền thanh cấp xã.
- Nội dung: Phát lại clip giới thiệu các chức năng, tiện ích của phần mềm do Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh xây dựng, ban hành; đọc phát thanh nội dung tờ rơi theo hướng dẫn.
- Đối tượng: Trên Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện và Đài truyền thanh cấp xã.
- Tần suất: 3 lần/tuần.
- Thời gian: Trước khi tổ chức Lễ khai trương 10 ngày.
3. Công tác đào tạo, tập huấn
3.1. Hội nghị tập huấn, giới thiệu cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn.
- Nội dung: Hướng dẫn đăng ký thành viên, khai thác, sử dụng và các chức năng, tiện ích của phần mềm; quyền lợi và trách nhiệm của người sản xuất, người kinh doanh thực phẩm khi khai thác, sử dụng phần mềm.
- Số lượng: 10 hội nghị với khoảng 500 học viên tham dự, bình quân 50 học viên/ hội nghị
- Thời gian: Xong trước 18/3/2019.
3.2. Hội nghị tập huấn kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Nội dung: Hướng dẫn đăng ký thành viên, khai thác, sử dụng và các chức năng, tiện ích của phần mềm; quy chế quản lý, sử dụng phần mềm.
- Số lượng: 28 hội nghị, với khoảng 1400 học viên, bình quân 50 học viên/hội nghị.
- Thời gian, địa điểm:
+ Thời gian: Trong quý I đến quý III năm 2019
+ Địa điểm: Tại các huyện, thị xã, thành phố.
4. Tổ chức Lễ khai trương phần mềm
4.1. Công tác chuẩn bị
- Tham mưu cho UBND tỉnh giấy mời, maket khánh tiết, chương trình buổi lễ, danh sách đại biểu tham dự và tài liệu; chuẩn bị nội dung, bài phát biểu cho lãnh đạo UBND tỉnh tại Lễ khai trương.
- Phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho buổi Lễ khai trương.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí trong tỉnh tổ chức thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa việc đưa vào vận hành phần mềm.
4.2. Thời gian, địa điểm.
- Thời gian: Dự kiến ngày 25/3/2019.
- Địa điểm: Dự kiến tại Hội trường Trung tâm Triển lãm Hội chợ Quảng cáo tỉnh Thanh Hóa.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Giao Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán thực hiện Kế hoạch này đảm bảo các quy định hiện hành của nhà nước, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh
- Phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa bổ sung hoàn thiện các chức năng của phần mềm, ký hợp đồng về hạ tầng cài đặt, vận hành phần mềm: máy chủ, tên miền, dịch vụ SSL, dịch vụ bảo mật, dịch vụ cân bằng tải, dịch vụ vận hành kỹ thuật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Viễn thông Thanh Hóa lựa chọn đơn vị để ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán, dịch vụ vận chuyển, giao hàng và quản trị chức năng thanh toán điện tử, vận chuyển, giao hàng trên phần mềm.
- Chủ trì, phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa và các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền tại mục 2.3 và các hoạt động đào tạo, tập huấn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Lễ khai trương phần mềm.
- Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng phần mềm.
- Đăng ký phần mềm với Bộ Công Thương.
2. Các sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế
- Phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức các hội nghị tập huấn, giới thiệu phần mềm cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn và Lễ khai trương phần mềm.
- Tạo liên kết, banner phần mềm trên Trang thông tin điện tử của các sở và các đơn vị trực thuộc sở.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu bố trí nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.
4. Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và truyền thông tạo liên kết, banner phần mềm trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và Trang thông tin điện tử của sở.
5. Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống thực hiện nội dung thông tin, tuyên truyền tại mục 2.1 kế hoạch này.
6. Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh thực hiện nội dung thông tin, tuyên truyền tại mục 2.1; đồng thời cho chạy dòng chữ có tên phần mềm, địa chỉ website, thời gian tổ chức Lễ khai trương phần mềm trong các bản tin thời sự hàng ngày; phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh xây dựng 01 clip (khoảng 2-5 phút) giới thiệu các chức năng, tiện ích của phần mềm để phát vào các khung giờ cố định hàng ngày và gửi cho Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.
7. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã thực hiện nội dung thông tin, tuyên truyền tại mục 2.4 kế hoạch này.
- Tạo liên kết, banner phần mềm trên Trang thông tin điện tử của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Phối hợp Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, các đơn vị liên quan triển khai nội dung về đào tạo, tập huấn.
- Giới thiệu, hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý tham gia sử dụng, khai thác phần mềm.
8. Viễn thông Thanh Hóa
- Phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện bổ sung hoàn thiện các chức năng của phần mềm, chuẩn bị hạ tầng cài đặt, vận hành phần mềm; các hoạt động về thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn và Lễ khai trương phần mềm.
- Tư vấn cho Chủ đầu tư lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ vận chuyển, giao hàng trên phần mềm và đơn vị để vận hành các chức năng này.
Trên đây là Kế hoạch triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa. Các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này, trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc phản ảnh về Văn phòng UBND tỉnh (qua Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2017 triển khai ứng dụng thí điểm tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản chè, cam, mật ong trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 về xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La năm 2018, định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 84/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2020
- 1Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2017 triển khai ứng dụng thí điểm tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản chè, cam, mật ong trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 về xuất khẩu sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La năm 2018, định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 84/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2020
Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 về triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 24/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/01/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra