Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2394/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 09 tháng 7 năm 2019 |
Căn cứ Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
1. Mục đích
Phát triển Giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng lao động; tỷ lệ lao động được đào tạo giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển, quy mô tuyển sinh đào tạo tương xứng với năng lực hệ thống giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu thị trường lao động.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt với những phương thức và trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp suốt đời của người lao động để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập và đời sống của người lao động.
Gắn phát triển nghề nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, chương trình giáo trình, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính, giúp cho người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có; đội ngũ nhà giáo có đủ năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp và có khả năng thực hành tốt.
Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2.1. Quy mô tuyển sinh
Giai đoạn 2019 - 2020: Tập trung đào tạo 11.000 lao động, trong đó trình độ: Trung cấp 300 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng 8.000 người. Phấn đấu đạt 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo.
Giai đoạn 2021 - 2025: Tập trung đào tạo mới; Đào tạo lại cho khoảng 28.000 lao động, trong đó trình độ: Cao đẳng khoảng 200 người; Trung cấp khoảng 800 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 27.000 người. Phấn đấu đạt ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo, đào tạo lại.
Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đào tạo mới, đào tạo lại cho khoảng 30.000 lao động, trong đó trình độ: Cao đẳng khoảng 300 người; Trung cấp khoảng 1.500 người; Sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 28.200 người. Phấn đấu đạt ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo, đào tạo lại.
2.2. Về cơ cấu ngành nghề đào tạo
- Lĩnh vực Du lịch và dịch vụ, gồm các nghề: Nghiệp vụ du lịch; Nghiệp vụ bán hàng; Nghiệp vụ khách sạn; Nghiệp vụ lễ tân; Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật pha chế đồ uống; Kỹ thuật làm bánh,...
- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, gồm các nghề: Bê tông, cốp pha - giàn giáo; Cốt thép - hàn; Cấp thoát nước; Nề - hoàn thiện; Kỹ thuật xây dựng,...
- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Cắt gọt kim loại; Gò; Hàn; Sửa chữa cơ máy mỏ; Sửa chữa thiết bị luyện kim; Sửa chữa thiết bị hóa chất; Công nghệ ô tô; Sửa chữa máy nâng chuyển,...
- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, gồm các nghề: Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Vận hành điện trong nhà máy điện; Cơ điện nông thôn; Điện tử dân dụng, công nghiệp,...
- Lĩnh vực Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim, gồm các nghề: Luyện gang, luyện thép; Luyện kim màu; Công nghệ cán, kéo thép,...
- Lĩnh vực Công nghệ sản xuất, gồm các nghề: Sản xuất các chất vô cơ; Sản xuất các chất phân bón; Sản xuất ván nhân tạo,...
- Lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật mỏ, gồm các nghề: Kỹ thuật khai thác mỏ hâm lò, lộ thiên; Kỹ thuật xây dựng mỏ; Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại; Khoan nổ mìn; Vận hành thiết bị mỏ hầm lò,...
- Lĩnh vực Nông - lâm nghiệp gồm các nghề: Khuyến nông lâm; Chăn nuôi - Thú y; Trồng trọt; Trồng rau an toàn; Trồng cây ăn quả; Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; Trồng rừng và chăm sóc rừng,...
- Lĩnh vực Y dược: điều dưỡng; hộ sinh,...
1.1. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo theo từng nghề như: Chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo cấp trình độ chuẩn Quốc gia, khu vực, cho Trường trung cấp nghề Cao Bằng; Đầu tư cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện đáp ứng các điều kiện để nâng cấp trình độ đào tạo.
1.2. Đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý
Tiếp tục củng cố kiện toàn đội ngũ nhà giáo, chú trọng phát triển số lượng đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố, xác định rõ những ngành nghề đặc thù của địa phương cần đào tạo, bồi dưỡng lại cho người lao động trên địa bàn trong giai đoạn tới, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo có chuyên môn ngành nghề phù hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao (đảm bảo mỗi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có tối thiểu từ 2 giáo viên cơ hữu đào tạo nghề trở lên).
Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút, khuyến khích các nhà khoa học, nghệ nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, người lao động sản xuất giỏi có năng lực tham gia đào tạo nghề.
1.3. Biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo
Đổi mới và phát triển nội dung chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo cho người lao động theo yêu cầu về ngành nghề, về quy trình, công nghệ, về trình độ, chất lượng lao động sau đào tạo,... của thị trường lao động và phù hợp với đối tượng đào tạo.
Thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế xã hội đang chuyển dịch theo hướng trở thành một tỉnh công nghiệp.
1.4. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật người lao động
Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp cho nhóm lao động dịch vụ và du lịch; Đảm bảo người lao động sau học nghề có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và thái độ nghề nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cho xã hội.
1.5. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.
Sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ; từng bước sáp nhập các trường trung cấp công lập và sáp nhập các trường trung cấp công lập vào trường cao đẳng. Tiến tới xây dựng Trường trung cấp nghề Cao Bằng thành Trường Cao đẳng nghề Cao Bằng.
Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nghề trọng điểm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt. Khuyến khích thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học theo chương trình 9+.
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, thủ trưởng đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với việc phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp; Chỉ đạo các tổ chức đảng, đoàn thể, quần chúng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch thực hiện thiết thực, hiệu quả.
2.2. Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững
Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu làm việc và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; Hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường lao động.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.
2.3. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội
Thực hiện tự chủ toàn diện; Chuyển đổi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp; Kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính, tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đào tạo những ngành nghề có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn.
Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, có khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tiếp tục triển khai thực hiện đào tạo theo quy định hiện hành sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030.
2.4. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục nghề nghiệp
Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân và các đơn vị khác tham gia đào tạo nghề, hướng dẫn hỗ trợ và chuẩn hóa đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho các doanh nghiệp đang thực hiện tự đào tạo.
Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực cho công tác giáo dục nghề nghiệp trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Liên kết và sử dụng năng lực của các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp... trên địa bàn toàn tỉnh cho mục tiêu chung nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề.
Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu đào tạo nghề nghiệp từ ngân sách Nhà nước. Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp: Tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hướng tới đào tạo theo nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kinh phí đào tạo do doanh nghiệp và người học đóng góp, ngân sách tập trung ưu tiên hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định chung của Nhà nước.
Đẩy mạnh hình thức vừa làm, vừa học của người lao động trong các doanh nghiệp; Chuyển đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; Gắn đào tạo giáo dục nghề nghiệp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng lĩnh vực, của từng địa phương, của các doanh nghiệp và với nhu cầu việc làm của người lao động.
2.5. Xây dựng cơ chế chính sách giáo dục nghề nghiệp
Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách, quy định (đặc thù), khuyến khích sự phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cho sản xuất cho đời sống dân sinh... đến trung tâm, các xã để đẩy mạnh công tác đào tạo giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt các đề án, Kế hoạch,... phát triển đào tạo nghề đã được phê duyệt; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển hướng đào tạo từ cung sang cầu thị trường lao động.
Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiên cứu, rà soát tham mưu cho tỉnh ban hành các chính sách, quy định (đặc thù), khuyến khích sự phát triển giáo dục nghề nghiệp.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan
2.1. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối nguồn lực để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
2.2. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ vào yêu cầu phát triển và nhiệm vụ của ngành, xây dựng kế hoạch tổng thể giai đoạn và hàng năm về nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo giáo dục nghề nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
2.3. Ngân hàng chính sách xã hội: Chủ trì giải ngân vốn vay quỹ quốc gia về việc làm, nhất là đối với những lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.
2.4. Đề nghị Các cơ quan Báo, Đài địa phương và các tổ chức chính trị xã hội: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các nội dung tuyên truyền Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các chính sách và tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp cấp huyện đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức thực hiện; Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp trực thuộc đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân của địa phương về chế độ, chính sách liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp; nắm chắc nhu cầu học nghề của lao động. Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác đào tạo nghề.
4. Trách nhiệm của các trường học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực, chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhằm hướng đến đào tạo được nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và ngoài nước, gắn với đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Làm tốt công tác phân luồng, định hướng cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để các cấp, các ngành và toàn xã hội nâng cao nhận thức về trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT; Đồng thời giúp các bậc cha, mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc là yêu cầu trong quá trình đảm bảo cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực xã hội.
Đẩy mạnh chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện xã hội hóa trong hoạt động đào tạo, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách nhà nước; tăng cường liên doanh, liên kết, chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài tỉnh để gắn đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo hiệu quả.
Định kỳ 6 tháng, cả năm tổng hợp báo cáo kèm theo danh sách học sinh, sinh viên tuyển mới, tốt nghiệp và đang học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo địa chỉ cư trú về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (qua Phòng Lao động - Thương binh và xã hội) để theo dõi, phối hợp quản lý.
5. Trách nhiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong công tác dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp theo từng năm và giai đoạn; tích cực phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo nghề để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đưa sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên được học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật từ thực tiễn để nâng cao hiệu quả đào tạo. Đồng thời ưu tiên sử dụng lao động của tỉnh vào làm việc tại doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người lao động của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 103/KH-UBND về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia các cơ sở giáo dục năm 2019 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai năm 2021
- 5Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021–2025”
- 6Kế hoạch 1697/KH-UBND thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
- 1Kế hoạch 103/KH-UBND về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia các cơ sở giáo dục năm 2019 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Kế hoạch 2471/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Nghị quyết 617-NQ/BCSĐ năm 2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai năm 2021
- 6Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021–2025”
- 7Kế hoạch 1697/KH-UBND thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Kế hoạch 2394/KH-UBND năm 2019 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 2394/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hoàng Xuân Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra