Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2390/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 18 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của toàn xã hội.

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; huy động sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; nâng cao trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải cụ thể, trọng tâm, trọng điểm; hình thức thực hiện đa dạng, phong phú, đảm bảo mục đích, yêu cầu tại Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh phải được triển khai đồng bộ đến các cấp, các ngành; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm nhằm phát huy sức mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng bài viết, phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng zôn, khẩu hiệu để truyền tải thông tin chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cảnh báo những vi phạm về quảng cáo không trung thực, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể sản xuất, kinh doanh; nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng; về những hậu quả pháp lý phải gánh chịu nếu xảy ra vi phạm.

- Tăng cường thông tin, hướng dẫn, trang bị kiến thức nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng, để mỗi người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía những nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

2. Tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

- Hàng năm, căn cứ Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Công Thương triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; đồng thời hướng dẫn các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo các chủ đề do Bộ Công Thương phát động.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong dịp 15 tháng 3 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bắc Giang công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện truyền thông, để tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người tiêu dùng.

3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Hằng năm, Sở Công Thương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để cung cấp tài liệu, thực hiện lồng ghép giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chương trình đào tạo, giảng dạy cho đối tượng học sinh, sinh viên.

- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng cho cán bộ, người lao động; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, lớp tập huấn ngắn ngày do địa phương, trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng

- Hướng dẫn, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng thông qua các hoạt động như: đưa các chính sách, quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để thực hiện tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng. Xây dựng và áp dụng quy trình, tiêu chuẩn về giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu các khiếu nại của người tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp chủ động phát hành tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi về bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chính sách của doanh nghiệp; triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn cho lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp nhằm triển khai hiệu quả Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

- Căn cứ Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 463/2016/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của UBND tỉnh, các ngành chức năng đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố theo dõi sát diễn biến thị trường, cung - cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động có phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

- Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng đề phòng hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

6. Nguồn kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm các nguồn vốn sau: Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân; nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp tự đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện.

- Hằng năm, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí chi tiết cho các hoạt động trình UBND tỉnh xem xét và quyết định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

- Làm đầu mối, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định.

- Triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng; xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hằng năm, phối hợp với Sở Công Thương xây dựng dự toán, để tham mưu với UBND tỉnh bố trí kinh phí tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong dự toán kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hằng năm, xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam, trong đó tập trung xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tạp chí, bài viết, phóng sự tuyên truyền... nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và xử lý vi phạm.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Hội Bảo Vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và các cơ quan liên quan, triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó tập trung vào công tác đảm bảo chất lượng giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; ATTP đầu vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp.

6. Sở Y tế chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chương trình đào tạo, giảng dạy cho đối tượng học sinh, sinh viên.

8. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, cần tăng cường thời lượng, tin, bài, phóng sự về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy vai trò giám sát, phóng sự điều tra để công khai các địa chỉ, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

9. Các sở, ban, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, phối hợp với Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện Kế hoạch này; thực hiện lồng ghép các nội dung tại Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch, dự án có liên quan khác của ngành nhằm phát huy tối đa hiệu quả.

10. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân tích cực phối hợp và tham gia vào công tác tuyên truyền các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đặc biệt là lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giám sát thực hiện pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng.

11. Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bắc Giang

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quán, hằng năm tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tìm hiểu các chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

12. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh

- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hội viên phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Kế hoạch này.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đẩy mạnh thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.

13. UBND huyện, thành phố

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và Kế hoạch này, UBND huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; lồng ghép với các hoạt động khác nhằm thực hiện tiết kiệm và phát huy hiệu quả.

- Hằng năm, xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trước ngày 25 tháng 01; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trong tháng 3.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Định kỳ, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định.

14. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Chủ động triển khai thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng; Xây dựng bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân;
- Các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Hội BVQLNTD tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TKCT, KT, TH, NC;
+ Lưu VT, CNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Thái

 

BIỂU PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2390/KH-UBND ngày 18/7/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Nội dung

Nhiệm vụ

Cơ quan thực hiện

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

Về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 

1

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm... tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai lồng ghép theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam và các nội dung tại Kế hoạch này

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Các sở, ngành, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan

Từ năm 2017 đến năm 2020

2

In tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền

Theo chủ đề do Bộ Công Thương phát động

Sở Thông tin và Truyền thông; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố

Từ năm 2017 đến năm 2020

3

Thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, phản ánh ý kiến của người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông

Công khai số điện thoại trên báo, Đài phát thanh và Truyền hình, tờ rơi, website, mạng xã hội để người tiêu dùng biết, liên hệ

Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường); Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng); Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Báo Bắc Giang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Năm 2017

4

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

Xây dựng bài viết, phóng sự tuyên truyền

Báo Bắc Giang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh

Các sở, ngành liên quan, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và UBND các huyện, thành phố

Từ năm 2017 đến năm 2020

II

Tổ chức Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam

1

Tổ chức các hoạt động mít tinh, tuần hành và các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)

Triển khai lồng ghép theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam; Chủ đề do Bộ Công Thương phát động hàng năm và Kế hoạch này.

Sở Công Thương; UBND các huyện, thành phố

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Từ năm 2018 đến năm 2020

2

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong dịp 15 tháng 3

Triển khai lồng ghép theo Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020

Sở Công Thương

Các sở, ngành liên quan, Hội BVQLNTD tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp.

Từ năm 2018 đến năm 2020

III

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các chi hội trên địa bàn tỉnh

Triển khai thực hiện lồng ghép với nhiệm vụ được UBND tỉnh giao hàng năm

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Các sở, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các chi hội BVQLNTD

Từ năm 2017 đến năm 2020

IV

Triển khai chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng

1

Tạo điều kiện, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng

Triển khai các nội dung theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương

Sở Công Thương

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan

Từ năm 2017 đến năm 2020

V

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

1

Theo dõi diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa để kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Thực hiện lồng ghép theo Chỉ thị của Bộ Công Thương, của tỉnh về công tác bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp tết Nguyên đán hàng năm

Sở Công Thương, Sở Tài chính

Các sở, ngành liên quan, Hội BVQLNTD tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp.

Từ năm 2017 đến năm 2020

2

Tham mưu cho Ban chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra hàng năm; kế hoạch kiểm tra chuyên đề; kế hoạch kiểm tra đột xuất

Sở Công Thương

Các sở, ngành là thành viên BCĐ 389 tỉnh

Từ năm 2017 đến năm 2020

VI

Công tác khác

1

Tổ chức khen thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai lồng ghép với các hoạt động mít tinh hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Sở Công Thương; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

Sở Nội vụ

Từ năm 2018 đến năm 2020