ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 234/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 01 năm 2022 |
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19 NĂM 2022
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lý sau khỏi COVID-19 là tình trạng bệnh ở những người đã từng mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, với các triệu chứng phổ biến như: mệt mỏi, khó thở, nhiều trường hợp ghi nhận có triệu chứng tâm thần, thậm chí rối loạn nhận thức,... những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay lúc khỏi bệnh hoặc sau khi hồi phục và thường diễn ra dai dẳng kéo dài ít nhất từ hai đến ba tháng trở lên. Việt Nam có gần 2% dân số mắc COVID-19 nhưng chưa có thống kê, ghi nhận một cách đầy đủ trong cộng đồng về tình hình sức khỏe của người dân sau giai đoạn mắc COVID-19. Qua số liệu thống kê, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn nửa triệu người dân mắc COVID-19 và hơn 300.000 người đã xuất viện; do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần triển khai ngay các hoạt động tầm soát, phát hiện sớm và chăm sóc điều trị hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng, giảm chức năng và sức khỏe cho người dân hậu COVID-19, góp phần bảo đảm an sinh, bảo vệ lực lượng lao động, nâng cao chất lượng của cuộc sống của người dân Thành phố.
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 năm 2022 như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh lý giai đoạn hậu COVID-19, can thiệp chăm sóc và điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong, nguy cơ ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng, giảm chức năng và sức khỏe cho người hậu COVID-19 góp phần bảo đảm an sinh, bảo vệ lực lượng lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Xây dựng Hướng dẫn tầm soát, phát hiện sớm, đánh giá nguy cơ, cách chăm sóc, điều trị cho người dân hậu COVID-19.
- Mục tiêu 2: Phát triển nền tảng số của Thành phố về dữ liệu sức khỏe của người dân hậu COVID-19 (đây là một trong những dữ liệu quan trọng về sức khỏe ban đầu để tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân Thành phố), chuyển đổi số hoạt động quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân hậu COVID-19.
- Mục tiêu 3: Thiết lập mô hình tháp 3 tầng chăm sóc sức khỏe cho người dân hậu COVID-19.
- Mục tiêu 4: Tăng cường truyền thông về chiến dịch bảo vệ sức khỏe người dân hậu COVID-19.
- Mục tiêu 5: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu: “Bệnh lý hậu COVID-19”, tăng cường hợp tác quốc tế về các chương trình phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sau đại dịch COVID-19.
- Xây dựng Hướng dẫn điều trị theo phân tầng.
- Thẩm định, ban hành tài liệu Hướng dẫn điều trị.
- Xây dựng chương trình đào tạo liên tục về tầm soát, phát hiện sớm, đánh giá nguy cơ, cách chăm sóc, điều trị cho người dân hậu COVID-19 cho đối tượng liên quan. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức về hậu COVID-19.
- Đánh giá hiệu quả áp dụng của Hướng dẫn điều trị làm cơ sở để liên tục cải tiến và cập nhật nội dung.
- Tích hợp liên thông dữ liệu của người dân hậu COVID-19 vào nền tảng số giữa Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh để cập nhật thông tin sức khỏe của người dân khi đến khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố.
- Xác định mô hình bệnh tật của người dân hậu COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
- Thiết lập mạng lưới tư vấn từ xa (telehealth) để hướng dẫn người dân cách phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị tại nhà với các trường hợp mắc bệnh lý hậu COVID-19; hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe, các dấu hiệu bệnh chuyển nặng, các biến chứng khác của bệnh để can thiệp kịp thời.
- Xây dựng bảng thông tin kỹ thuật số về tình hình sức khỏe của người dân hậu COVID-19, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo các chính sách, chương trình sức khỏe.
3. Thiết lập mô hình tháp 3 tầng chăm sóc sức khỏe cho người dân hậu COVID-19
Xây dựng Mô hình tháp 3 tầng từ tuyến y tế cơ sở đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố, gồm:
- Tầng 1 (y tế cơ sở): bao gồm Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm Y tế phường, xã, thị trấn, phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và mức độ nhẹ.
- Tầng 2 (bệnh viện đa khoa quận, huyện): thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và người mắc bệnh lý hậu COVID-19 mức độ trung bình.
- Tầng 3 (bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối): thực hiện tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 và người mắc bệnh hậu COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch.
4. Tăng cường truyền thông về chiến dịch bảo vệ sức khỏe người dân hậu COVID-19
- Thực hiện các phóng sự truyền hình, truyền thanh, các tờ rơi, nội dung truyền thông báo chí, trang thông tin điện tử liên quan các bệnh lý hậu COVID-19: cách tầm soát phát hiện sớm, chăm sóc, theo dõi, điều trị cho người dân trên địa bàn Thành phố.
- Triển khai chuyên mục “Cẩm nang chăm sóc và điều trị bệnh lý hậu COVID-19” do các chuyên gia đầu ngành tư vấn với đa dạng chuyên đề khác nhau nhằm cung cấp, phổ biến các thông tin về sức khỏe cho người hậu COVID-19 trên đài truyền hình, đài phát thanh của Thành phố.
- Tiếp tục phát triển thêm kênh tư vấn sức khỏe cho người hậu COVID-19 qua tổng đài 1022, kênh tư vấn sức khỏe tâm thần cộng đồng Thành phố do mạng lưới bác sĩ, chuyên gia của bệnh viện tâm thần phụ trách qua tổng đài 1900 1267.
- Tiến hành thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, tập trung vấn đề sức khỏe ưu tiên liên quan cộng đồng toàn cầu “Bệnh lý hậu COVID-19” bao gồm: tần suất, mô hình bệnh tật, biểu hiện lâm sàng, phân loại nguy cơ, đánh giá mức độ bệnh, hiệu quả chăm sóc, điều trị,... làm cơ sở cho các chiến lược, chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân Thành phố.
- Chủ động, tích cực hợp tác với các quốc gia, các viện, trường, các hiệp hội, tổ chức trong khu vực và trên thế giới trong nghiên cứu, đào tạo, phát triển chương trình sức khỏe và nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý hậu COVID-19.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước, ngân sách các chương trình, dự án liên quan, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Căn cứ nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định. Triển khai thực hiện dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này.
- Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về người mắc COVID-19 và theo dõi tình trạng sức khỏe giai đoạn hậu COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp với Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hội Y học, Hội Y tế công cộng, Hội Đông y, các chuyên gia tham mưu xây dựng Hướng dẫn tầm soát, phát hiện sớm, đánh giá nguy cơ, cách chăm sóc, điều trị cho người dân giai đoạn hậu COVID-19, xây dựng các phóng sự truyền thông của chuyên gia về kế hoạch bảo vệ sức khỏe người dân.
- Triển khai các chương trình đào tạo liên tục, tập huấn Hướng dẫn tầm soát, phát hiện sớm, đánh giá nguy cơ, cách chăm sóc, điều trị cho người dân giai đoạn hậu COVID-19.
- Đầu mối triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố tập trung vấn đề sức khỏe ưu tiên liên quan cộng đồng toàn cầu “Bệnh lý hậu COVID-19”.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thu thập thông tin ban đầu; chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh cập nhật thông tin khi người dân đến khám, chữa bệnh với các triệu chứng có liên quan đến hậu COVID-19.
- Giám sát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.
- Quản lý dữ liệu lớn về người mắc COVID-19 và hậu COVID-19.
- Tăng cường truyền thông sâu rộng đến người dân về các di chứng có thể mắc phải sau khỏi COVID-19, cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị phù hợp.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế xây dựng nền tảng số về người mắc COVID-19 và hậu COVID-19.
3. Sở khoa học và Công nghệ
- Tổ chức xác định, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến chương trình y tế và vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên “Bệnh lý hậu COVID-19”.
- Phối hợp với Sở Y tế đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức quản lý danh sách người dân mắc COVID-19 trên địa bàn, từ đó lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhóm có nguy cơ và nhóm chưa có nguy cơ mắc bệnh lý hậu COVID-19 để đưa vào chương trình dự phòng, tầm soát, can thiệp.
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức, phường, xã, thị trấn tăng cường truyền thông chiến dịch bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là những người có các dấu hiệu, triệu chứng giai đoạn hậu COVID-19.
Trên đây là Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19, đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 4169/SGDĐT-CTTT năm 2020 về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh COVID-19 và công tác y tế trong trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 4458/KH-UBND năm 2021 về thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Kế hoạch 252/KH-UBND năm 2021 về bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 70/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2022 triển khai các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 về tổng thể tổ chức chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người sau mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Công văn 4169/SGDĐT-CTTT năm 2020 về tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh COVID-19 và công tác y tế trong trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 4458/KH-UBND năm 2021 về thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Kế hoạch 252/KH-UBND năm 2021 về bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 70/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2022 triển khai các hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 về tổng thể tổ chức chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người sau mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Kế hoạch 234/KH-UBND triển khai hoạt động bảo vệ sức khỏe người dân giai đoạn hậu COVID-19 năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 234/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/01/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Dương Anh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định