Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/KH-UBND | Sơn La, ngày 02 tháng 12 năm 2020 |
PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN AN TOÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2021
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 12/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc";
Căn cứ Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;
Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 572/TTr-SNN ngày 24/11/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn năm 2021 với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục duy trì và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn nhằm góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; xây dựng uy tín thương hiệu nông sản của tỉnh thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm. Phấn đấu sớm hình thành được thị trường nông sản an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
- Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2021 toàn tỉnh duy trì và phát triển ổn định 194 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, phấn đấu tăng 30% số chuỗi so với năm 2020 trở lên; diện tích, sản lượng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự tăng 20% so với năm 2020 trở lên.
- Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản tại thành phố Hà Nội và các tỉnh, phấn đấu 100% nông sản, thủy sản an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh được tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1. Duy trì và phát triển 263 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn
1.1. Tiếp tục duy trì, củng cố 194 chuỗi hiện có, tập trung sản xuất sản lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ngành liên quan.
1.2. Lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ 69 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng Vùng sản xuất tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được Tổ chức chứng nhận thẩm định, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc tiêu chuẩn tương tự; hỗ trợ liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn được cấp Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi.
- Cơ quan chỉ đạo thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan thực hiện:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ chuyên ngành chỉ định.
2. Xây dựng hệ thống truy xuất sản phẩm
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ 41 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và in tem, nhãn điện tử thông minh Qr Code.
- Cơ quan chủ trì quản lý phần mềm và tem nhãn điện tử thông minh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Đơn vị tư vấn cung cấp phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem.
Doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
3. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm
- Nội dung thực hiện: Tiếp tục xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh:
Hỗ trợ duy trì và phát triển nhãn hiệu cho 21 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Hỗ trợ đăng ký mã số, mã vạch cho sản phẩm của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4. Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm
4.1 Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng: Hỗ trợ xây dựng 31 chuyên mục, tin, bài, clip, phóng sự tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn phát trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và của tỉnh.
- Cơ quan chỉ đạo thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương và Trung ương.
4.2. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại hội chợ, triển lãm: Hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các tuần hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản thực phẩm an toàn trong tỉnh, trong nước.
- Cơ quan chỉ đạo thực hiện: Sở Công thương.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các đơn vị Tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm.
4.3. Hỗ trợ thuê điểm bán sản phẩm: Hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp thuê 16 điểm bán sản phẩm nông sản, thủy sản chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia xây dựng, duy trì và phát triển chuỗi.
5. Hỗ trợ mua bao bì, đóng gói sản phẩm
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ 77 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Đơn vị cung cấp dịch vụ bao bì; doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia xây dựng, phát triển chuỗi.
6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản
- Nội dung thực hiện: Hỗ trợ đầu tư 12 cơ sở chế biến nông sản theo Khoản 5 Biểu số 02 Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Đơn vị tư vấn, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chế biến nông sản đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định.
7. Kiểm tra, thẩm định, lấy mẫu giám sát chuỗi thực phẩm an toàn
- Kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, trong quá trình kiểm tra lấy 263 mẫu sản phẩm chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Đơn vị kiểm nghiệm chất lượng, ATTP đủ năng lực được Bộ chuyên ngành chỉ định.
(có Phụ lục chi tiết chỉ tiêu kế hoạch kèm theo)
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Năm 2021
1. Kinh phí hỗ trợ: Theo dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện năm 2021.
2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương; Ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn giai đoạn 2018 -2021 theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Giải pháp về hỗ trợ đầu tư và tổ chức sản xuất
- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nguyện vọng dồn điền đổi thửa, đầu tư xây dựng cải tạo kết cấu hạ tầng hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông sản an toàn tập trung; xây dựng liên kết giữa khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và khu vực phân phối, bán lẻ, xuất khẩu; tạo dựng lòng tin vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Hỗ trợ về nguồn vốn vay ổn định, vay với kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã áp dụng và triển khai phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
2. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hành đầy đủ quy trình sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương tự; các cơ chế, chính sách và các điều kiện, thủ tục để được hỗ trợ các cơ chế, chính sách của nhà nước bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với mùa vụ thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức thẩm định, lấy mẫu giám sát, phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn để đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thẩm định, đánh giá cấp Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Giải pháp về xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm
- Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm quảng bá giới thiệu, cách nhận diện sản phẩm của các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Tổ chức hoặc tham gia các hội chợ, tuần hàng, hội nghị, hội thảo trong tỉnh, trong nước và quốc tế để quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn của tỉnh.
- Hỗ trợ hình thành các cửa hàng bán nông sản an toàn; nâng cấp cải tạo các chợ truyền thống thành chợ nông sản an toàn trên địa bàn các huyện, thành phố để thu hút người bán và người mua đến giao dịch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
- Hướng dẫn các nhà phân phối, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể lựa chọn sản phẩm của các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Áp dụng các loại giống mới chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường, đồng thời áp dụng khoa học và kỹ thuật để duy trì, bảo tồn một số nguồn gen cây trồng, vật nuôi địa phương có giá trị cao đang có nguy cơ thoái hóa trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ áp dụng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh gắn với xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu.
5. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý
- Bố trí đủ nguồn lực, trang thiết bị làm việc, thiết bị kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường cho các cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra, thẩm định chuyên ngành về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo Phòng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; các đơn vị thuộc Sở triển khai thực hiện nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ (hàng quý, 06 tháng, năm) tổng hợp kết quả báo cáo theo quy định.
2. Sở Tài chính: Hướng dẫn, thẩm định, hỗ trợ các sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sử dụng ngân sách được giao để triển khai Kế hoạch bảo đảm kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.
3. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường nông sản trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu theo nội dung Kế hoạch này và Kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tiêu thụ trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại như: Chợ đầu mối nông sản an toàn, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích...
- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá, phát triển thị trường nông sản của tỉnh.
6. Sở Ngoại vụ: Chủ trì liên hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; Đại sứ quán các nước tại Việt Nam trong việc thiết lập mối quan hệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai tại địa phương; cân đối phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng, duy trì và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn trên địa bàn.
- Định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
8. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tới thành viên, hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn theo 04 tiêu chí: (1) Sản phẩm sản xuất theo quy trình an toàn được xác nhận (2) Sản phẩm có tem nhãn nhận diện và truy xuất nguồn gốc (3) Sản phẩm được truyền thông rộng rãi (4) Sản phẩm có nơi tiêu thụ ổn định.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố huy động nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xây dựng và duy trì các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn theo Kế hoạch.
9. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, các cơ quan truyền thông: Xây dựng tin, bài, phóng sự, clip, tăng cường thời lượng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn của tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN AN TOÀN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Sơn La)
TT | NỘI DUNG HỖ TRỢ | Tổng số | CHIA THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ | |||||||||||
Yên Châu | Bắc Yên | Sốp Cộp | Phù Yên | Mai Sơn | Sông Mã | Thuận Châu | Quỳnh Nhai | Vân Hồ | Mộc Châu | Mường La | TP. Sơn La | |||
1 | Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt được đánh giá cấp Giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP | 69 | 15 | 2 | 2 | 2 | 20 | 4 | 6 | 4 | 3 | 4 | 2 | 5 |
2 | Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và máy in tem | 41 | 15 |
|
| 2 | 10 |
| 6 |
| 2 | 1 | 2 | 3 |
3 | Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã xây dựng mã số, mã vạch | 15 | 10 |
|
|
|
|
|
| 5 |
|
|
|
|
4 | Hỗ trợ Tuyên truyền quảng bá tiêu thụ sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng | 31 | 5 |
|
| 1 |
| 2 | 9 | 10 |
| 1 | 2 | 1 |
5 | Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã thuê gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm | Thực hiện theo Kế hoạch Xúc tiến thương mại năm 2021 của UBND tỉnh Sơn La |
|
|
| |||||||||
6 | Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã thuê địa điểm bán sản phẩm | 16 | 2 |
|
| 1 | 6 |
|
| 5 |
| 1 |
| 1 |
7 | Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hợp tác xã in nhãn mác bao bì mới đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ | 77 | 15 |
| 2 | 3 | 24 | 4 | 8 | 3 | 6 | 9 |
| 3 |
8 | Sở Nông nghiệp và PTNT cấp giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn | 69 | 15 | 2 | 2 | 2 | 20 | 4 | 6 | 4 | 3 | 4 | 2 | 5 |
9 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản | 12 |
| 2 |
| 1 | 7 | 1 |
|
| 1 |
|
|
|
- 1Quyết định 174/QĐ-UBND namư 2017 Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2020
- 2Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2019 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 3Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2022
- 4Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2021 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2022
- 5Kế hoạch 214/KH-UBND năm 2023 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2024
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Quyết định 3073/QĐ-BNN-QLCL năm 2013 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3075/QĐ-BNN-QLCL năm 2016 hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 174/QĐ-UBND namư 2017 Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2020
- 7Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 11Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2019 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 12Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2022
- 13Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2021 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2022
- 14Kế hoạch 214/KH-UBND năm 2023 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2024
Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2020 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2021
- Số hiệu: 231/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Tráng Thị Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra