Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT DỊCH BỆNH TRÊN TÔM PHỤC VỤ XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2018-2020
Thực hiện Quyết định số 1038/QĐ-BNN-TY ngày 29/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. Mục tiêu chung.
Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống và cảnh báo dịch bệnh nhằm góp phần phát triển nuôi tôm bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.
II. Mục tiêu cụ thể.
1. Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện giám sát:
Trên 70% cán bộ tỉnh, huyện và 30% cán bộ xã làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2018; các năm tiếp theo tiếp tục đào tạo đội ngũ đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
2. Giám sát tại các cơ sở sản xuất giống: 100% cơ sở sản xuất tôm giống được giám sát dịch bệnh đến năm 2020.
3. Giám sát dịch bệnh tại các cơ sở nuôi thương phẩm: 100% cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh phục vụ xuất khẩu được giám sát dịch bệnh từ năm 2018 trở đi.
4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và các quy định liên quan. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi tôm về các quy định của Việt Nam, quy định của OIE và của các nước về vệ sinh thú y đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam theo hướng dẫn của Trung ương.
5. Tổ chức tập huấn trao đổi, phổ biến và hướng dẫn các nội dung về Luật Thú y, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản pháp luật khác cho người sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm nắm bắt và thực hiện.
III. Giải pháp thực hiện.
1. Kiện toàn năng lực giám sát, điều tra và ứng phó dịch bệnh của ngành Thú y từ tỉnh đến cơ sở và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng cơ sở dữ liệu dịch bệnh ở tôm và dữ liệu giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn gốc và dự tính, dự báo tình hình nhằm chủ động các biện pháp phòng chống.
2. Kiện toàn năng lực của Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; chuẩn hóa các quy trình chẩn đoán xét nghiệm các dịch bệnh trên tôm đảm bảo cho công tác giám sát dịch bệnh.
3. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật và nhân viên tham gia trong từng công đoạn sản xuất: nuôi, chăm sóc, sơ chế và chế biến tôm về các quy định phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền, phổ biến các biện pháp và yêu cầu kỹ thuật về cơ sở nuôi tôm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; công tác giám sát dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi tôm có chuỗi sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh đăng ký xây dựng và triển khai “Kế hoạch giám sát dịch bệnh” tại cơ sở; đăng ký chứng nhận cơ sở sản xuất, nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Tổ chức giám sát định kỳ và đột xuất một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm.
IV. Cơ chế tài chính.
1. Kinh phí Trung ương: Đảm bảo kinh phí để chi cho các hoạt động của cơ quan Trung ương.
2. Kinh phí cấp tỉnh, huyện, xã: Đảm bảo kinh phí để chi cho các hoạt động của cơ quan địa phương bao gồm:
- Tổ chức chủ động giám sát để cảnh báo sớm và tổ chức phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương về dịch bệnh và giám sát dịch bệnh phục vụ truy xuất nguồn gốc và cung cấp thông tin kỹ thuật, khoa học cho phòng, chống dịch bệnh.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ làm công tác thú y thủy sản.
- Thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nuôi tôm.
- Hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá và triển khai các nhiệm vụ giám sát, phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện giám sát, phòng chống dịch bệnh.
3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ cơ sở nuôi tôm:
Đối với chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Tự đảm bảo kinh phí để thực hiện giám sát, đo và theo dõi các chỉ số môi trường ao nuôi, xử lý môi trường ao nuôi.
4. Dự toán kinh phí:
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT | Nguồn kinh phí | Tổng kinh phí 3 năm | Trong đó | ||
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
1 | Ngân sách tỉnh | 759 | 253 | 253 | 253 |
2 | Ngân sách huyện, xã | 288 | 96 | 96 | 96 |
3 | Doanh nghiệp, chủ cơ sở nuôi tôm | 3.275 | 1.075 | 1.075 | 1.125 |
| Tổng cộng | 4.322 | 1.424 | 1.424 | 1.474 |
(Nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 07/5/2016 về việc phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020).
V. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức triển khai kế hoạch giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh.
- Chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi; xây dựng lịch thời vụ nuôi tôm hàng năm; thường xuyên tổ chức quan trắc môi trường để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các địa phương quản lý vùng nuôi theo quy hoạch; quản lý nguồn giống tôm thả nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa phương để quản lý thông tin, kết quả giám sát phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các nước xuất khẩu.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai thực hiện giám sát một số dịch bệnh trên tôm theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi tôm áp dụng quy trình nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; tiến tới xây dựng thành công một số cơ sở sản xuất, nuôi tôm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.
2. UBND các huyện, thị xã có nuôi tôm:
- Xây dựng kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm, bố trí đủ kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện (bao gồm cả kinh phí chi trả cho cán bộ cấp xã, thú y xã trong việc thu thập thông tin, thống kê và báo cáo về tình hình nuôi, dịch bệnh, hóa chất và chế phẩm vi sinh để xử lý các ao nuôi có kết quả giám sát dương tính và xử lý khi có dịch (có thể bố trí kinh phí trong Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giai đoạn 2016-2020 của địa phương minh).
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tôm ra các nước trên thế giới.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân nuôi tôm xây dựng thành công các cơ sở nuôi tôm có chuỗi sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh.
3. Các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh: Tùy theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp vả Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã có nuôi tôm triển khai thực hiện kế hoạch này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 525/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 2Quyết định 3819/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 1549/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 5Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2025
- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1037/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 525/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020
- 6Quyết định 1038/QĐ-BNN-TY năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 3819/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 1549/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 10Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2025
Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2017 về giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 229/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra