ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2225/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 13 tháng 4 năm 2021 |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Triển khai Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:
1. Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
2. Hoạt động sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng là một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
3. Hoạt động sở hữu trí tuệ có sự tham gia tích cực của các chủ thể trong xã hội, trong đó viện nghiên cứu, trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ.
1. Mục tiêu chung: Đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025:
- 100% trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
- Tối thiểu 60% sản phẩm, dịch vụ được công nhận là chủ lực của địa phương và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
b) Đến năm 2030:
- Số đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích và văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích tăng trung bình từ 16-18%/năm.
- Số đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 6-8% năm.
- Số đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 8-10%/năm.
- Số đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 10-12%/năm.
- Tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8-10% số sáng chế được cấp bằng bảo hộ.
- Số doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể.
- Chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ, khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Tối thiểu 80% sản phẩm, dịch vụ được công nhận là chủ lực của địa phương và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ.
1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách, giải pháp thúc đẩy việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các chiến lược, chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.
b) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
a) Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và thông tin có liên quan nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xây dựng ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các phương tiện truyền thông của địa phương (Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bản tin Khoa học và Công nghệ tỉnh,...); biên soạn và phát hành tờ rơi tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, ấn phẩm về các sản phẩm chủ lực của địa phương đã được bảo hộ nhằm quảng bá giới thiệu tại các lễ hội, sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
b) Đẩy mạnh quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng; bố trí cán bộ quản lý chuyên trách hoặc không chuyên trách tại các sở, ngành, UBND cấp huyện; đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
c) Xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để phát triển ngành, lĩnh vực trọng điểm, sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
d) Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy sáng kiến trong mọi tầng lớp nhân dân, tập trung vào Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng, Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các cuộc thi sáng tạo khác.
e) Số hóa dữ liệu về sở hữu trí tuệ, tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
g) Xây dựng cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp; quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền đối với giống cây trồng.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ
a) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước, cùng với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.
b) Nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ; tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về sở hữu trí tuệ, chú trọng chống hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hình sự về sở hữu trí tuệ.
c) Trưng bày, giới thiệu, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cùng với các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
d) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Thúc đẩy các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ
a) Đề xuất và triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, ... hợp tác với doanh nghiệp theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó tăng cường sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.
b) Thúc đẩy hình thành các tổ chức trung gian hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp nhằm ươm tạo tài sản trí tuệ hình thành ý tưởng, nghiên cứu, phát triển tài sản trí tuệ đến sản xuất thử nghiệm, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện công nghệ, tạo ra sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng.
c) Triển khai hiệu quả cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ và sáng tạo văn hóa; hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng, triển khai hoạt động quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ.
d) Xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về sở hữu trí tuệ: Đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và cán bộ quản lý, phát triển tài sản trí tuệ cho các nhóm khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
5. Khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ
a) Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng; hỗ trợ các viện, trường hợp tác với các doanh nghiệp theo hướng tạo ra kết quả nghiên cứu được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; khai thác quyền sở hữu trí tuệ, rút ngắn quy trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có tiềm năng xuất khẩu thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ ra nước ngoài.
c) Tăng cường khai thác thông tin sáng chế phục vụ lựa chọn và khai thác công nghệ phù hợp; khuyến khích sử dụng công nghệ đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp tại địa phương.
d) Đẩy mạnh khai thác, sử dụng sản phẩm sáng tạo là đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đã hết thời hạn bảo hộ hoặc thuộc về Nhà nước.
đ) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm có thế mạnh của tỉnh; các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị nhằm khai thác tiềm năng sản phẩm chủ lực có thế mạnh của địa phương.
e) Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đăng ký bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ.
6. Phát triển các hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ
a) Hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ.
b) Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ để phát triển các giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của địa phương.
c) Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các viện, trường và các doanh nghiệp để khai thác tài sản trí tuệ đã bảo hộ nhằm phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, các sản phẩm chủ lực của tỉnh; khai thác, sử dụng các sản phẩm sáng tạo là đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan.
d) Hỗ trợ các hội, hiệp hội triển khai hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ liên kết sản xuất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh đã được bảo hộ nhãn hiệu.
7. Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ
a) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp.
b) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức là chủ sở hữu, chủ thể quản lý và khai thác các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu; tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
8. Hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội
a) Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
b) Tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm về hoạt động sở hữu trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ; biên soạn, phát hành ấn phẩm, tài liệu về sở hữu trí tuệ.
c) Biểu dương, vinh danh và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
d) Tích cực và chủ động tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ.
1. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, địa phương bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm (đơn vị lập dự toán, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định).
2. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối ứng kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện; sơ kết, tổng kết; định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.
b) Tuyên truyền, phổ biến về sở hữu trí tuệ, xác định nhu cầu và hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
c) Đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
d) Tham mưu Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả. Đẩy mạnh thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực giống cây trồng, nông nghiệp. Đẩy mạnh thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thủ tục đăng ký bảo hộ và triển khai, áp dụng giống mới vào sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, thu hoạch và bảo quản; hướng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất cho các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, Global GAP, sản xuất hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo các tiêu chí của các nhãn hiệu nông sản đã được bảo hộ.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật về sở hữu trí tuệ đến cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên. Xây dựng các chuyên đề, bài giảng, hoạt động ngoại khóa có chủ đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ; thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi về sáng tạo kỹ thuật, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
5. Sở Công Thương; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch: Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị, hoạt động giao thương, kết nối cung cầu; tuyên truyền quảng bá nông sản; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tiêu thụ nông sản vào các kênh phân phối, tiến tới đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm hỗ trợ nông dân phát triển được sản xuất ổn định, bền vững.
6. Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ dự toán kinh phí của các sở, ngành, địa phương liên quan; tổ chức thẩm định, tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí thực hiện.
7. Các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; cụ thể hóa nội dung và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch đảm bảo thống nhất, đồng bộ với thực hiện nhiệm vụ của ngành. Định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Khoa học và Công nghệ).
9. UBND các huyện, thành phố
a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.
c) Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thực hiện quản lý về sở hữu trí tuệ thuộc các lĩnh vực: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng.
d) Định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Khoa học và Công nghệ)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2225/KH-UBND ngày 13 tháng 04 năm 2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Nội dung | Chủ trì | Thời gian |
1 | Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược |
|
|
1.1 | Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. | Sở KHCN | 2021 |
1.2 | Kế hoạch “Nâng cao năng lực quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả”. | Sở VHTTDL | 2023 |
1.3 | Kế hoạch “Nâng cao năng lực quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quyền đối với giống cây trồng”. | Sở NNPTNT | 2022 |
2 | Phổ biến, hướng dẫn triển khai Chiến lược |
|
|
2.1 | Tuyên truyền về Kế hoạch thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và các chương trình có liên quan trên các phương tiện truyền thông. | Sở KHCN | 2021-2030 |
2.2 | Phổ biến, hướng dẫn triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược cho các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố và các ngành có liên quan, các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn. | 2022 | |
2.3 | Phát hành tờ rơi, sổ tay hướng dẫn về sở hữu trí tuệ nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về đăng ký, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân. | 2022 | |
2.4 | Tập huấn cán bộ làm công tác sở hữu công nghiệp tại các cơ quan quản lý, doanh nghiệp. | 2022-2029 | |
2.5 | Tập huấn về quyền tác giả và quyền liên quan. | Sở VHTTDL | 2021-2030 |
2.6 | Tập huấn về quản lý và đăng ký bản quyền về giống cây trồng. | Sở NNPTNT | 2021-2030 |
3 | Hỗ trợ các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ |
|
|
3.1 | Tư vấn, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các giải pháp đạt giải tại các Cuộc thi sáng kỹ thuật, Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. | Sở KHCN | 2021-2030 |
3.2 | Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền cho sản phẩm, dịch vụ được công nhận là sản phẩm chủ lực của địa phương và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP): hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. | 2021-2030 | |
3.3 | Hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với một số sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh. | 2022-2029 | |
3.4 | Hỗ trợ đăng ký ra nước ngoài đối với các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh. | 2021-2029 | |
3.5 | Hỗ trợ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. | Sở NNPTNT | 2021-2030 |
3.6 | Hỗ trợ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. | Sở VHTTDL | 2021-2030 |
3.7 | Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông về sở hữu trí tuệ tại địa phương sau khi hệ thống dữ liệu của Trung ương hoàn thành. | Sở KHCN | 2021-2030 |
- 1Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030
- 2Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025
- 4Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2021 triển khai, thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2030
- 5Kế hoạch 431/KH-UBND năm 2021 triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 6Kế hoạch 3621/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030
- 7Kế hoạch 4363/KH-UBND năm 2020 triển khai thực hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030
- 8Kế hoạch 3320/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Quyết định 1068/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2205/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030
- 4Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025
- 6Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2021 triển khai, thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2030
- 7Kế hoạch 431/KH-UBND năm 2021 triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Kế hoạch 3621/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030
- 9Kế hoạch 4363/KH-UBND năm 2020 triển khai thực hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030
- 10Kế hoạch 3320/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Kế hoạch 2225/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 2225/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định