Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2209/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRỒNG 50 TRIỆU CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 (Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và Văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 06/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 69-TB/TU ngày 06/4/2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh để hưởng ứng và thực hiện Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh theo Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Triển khai thực hiện chương trình kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh nhằm góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh từ 55% trở lên, đạt được các mục tiêu kép trong phát triển bền vững, như: nâng cao tác dụng phòng hộ khu vực đầu nguồn, giảm sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm xói mòn rửa trôi đất trong canh tác nông lâm nghiệp, tạo thêm cảnh quan môi trường và phòng hộ sản xuất nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương và hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đô thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững.

1.2. Thông qua việc thực hiện chương trình trồng 50 triệu cây xanh, góp phần thay đổi tư duy, nhận thức, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống cũng như toàn xã hội; từ đó tạo thói quen, ý thức tự giác trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh từ mỗi người dân, hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và trở thành phong trào trồng cây xanh hàng năm, làm đẹp cảnh quan, môi trường trong mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, tạo nguồn lực to lớn trong toàn dân, hướng tới mục tiêu phủ xanh quỹ đất trống bằng các loài cây trồng phù hợp, góp phần hoàn thành mục tiêu trồng 01 tỷ cây xanh trên toàn quốc theo Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.3. Khơi dậy, huy động các nguồn lực của toàn xã hội phục vụ công tác trồng cây xanh ngay từ năm 2021 và các năm về sau phục vụ phát triển bền vững mà mọi người đều hưởng lợi và có trách nhiệm.

2. Yêu cầu:

2.1. Xác định cụ thể chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh trong cả giai đoạn và từng năm đến từng huyện, thành phố làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện trên phạm vi của địa phương đến từng gia đình, cơ quan, doanh nghiệp và vùng sản xuất tại từng thôn, buôn ở từng xã, phường, thị trấn.

2.2. Huy động cả hệ thống chính trị; các cơ quan, đơn vị; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân từ tỉnh đến cơ sở tham gia trồng rừng, trồng cây xanh; tập trung công tác chỉ đạo, điều hành, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.

2.3. Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh phải đúng thời vụ, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... của từng vùng, từng địa phương để thực hiện.

2.4. Sau khi trồng rừng, trồng cây xanh phải gắn trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ để đảm bảo: trồng cây nào sống tốt cây đó; cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, được bảo vệ không để xâm hại,... đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, môi trường, cảnh quan.

2.5. Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo chủ động (về: hiện trường, cây giống, kịp thời vụ), thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị và người dân tham gia hoạt động trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn.

2.6. Sau khi tổ chức trồng cây, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Kế hoạch trồng cây xanh theo quỹ đất:

1.1. Trồng cây trên diện tích đất ngoài lâm nghiệp:

a) Số lượng: khoảng 42 triệu cây xanh.

b) Đối tượng:

(1) Trồng cây cảnh quan đô thị, nông thôn:

- Số lượng: khoảng 10,438 triệu cây xanh.

- Khu vực trồng:

+ Trồng khoảng 1,263 triệu cây xanh dọc hai bên các tuyến đường giao thông (trồng bổ sung cây xanh đối với 165 km đường quốc lộ, tỉnh lộ và khoảng 6.150 km đường liên huyện, xã, liên thôn, đường nội đồng). Ưu tiên lựa chọn cây xanh thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái, có sức chống chịu gió bão, có hình thái về chiều cao, thân, tán và bộ rễ phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông và không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình.

+ Trồng khoảng 1,5 triệu cây xanh cảnh quan đô thị: trên các tuyến đường phố mới mở rộng, mới hình thành; trồng thay thế, trồng bổ sung trên các tuyến phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, các khu vực công cộng để hình thành các tuyến đường phố kiểu mẫu (xanh, sạch, đẹp). Ưu tiên lựa chọn các loài cây xanh bản địa có chức năng trang trí, tạo cảnh quan, bộ rễ ít ảnh hưởng đến công trình,...

+ Phát động phong trào trồng khoảng 7,6756 triệu cây xanh tại các khu dân cư, đất nhà ở, sân vườn của người dân (bình quân 5 năm, trồng: 30 cây xanh/01 hộ gia đình ở nông thôn và 02 cây xanh/01 hộ gia đình ở đô thị). Ưu tiên các loại cây cảnh quan, che bóng, cây ăn quả.

(2) Trồng cây xanh tại khuôn viên các công sở, nhà máy, công trình công cộng, công trình chuyên dụng:

- Số lượng: khoảng 8,405 triệu cây xanh.

- Khu vực trồng:

+ Trồng khoảng 7,093 triệu cây xanh tại các công sở, nhà máy, khu chung cư, các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa, cơ sở thể thao, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, đất tại trụ sở các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại,... với quy mô từ 20-50 cây/đơn vị. Ưu tiên lựa chọn các loài cây thân gỗ, lâu năm, đa mục đích.

+ Trồng khoảng 0,2122 triệu cây xanh tại các diện tích đất công trình chuyên dụng (tại quỹ đất hành lang công trình thủy lợi, thủy điện). Đến năm 2025, toàn bộ hành lang của 212 công trình thủy lợi trên toàn tỉnh được trồng cây xanh. Ưu tiên trồng các loài cây thân gỗ, lâu năm, tán rộng, bộ rễ khoẻ, có khả năng chống chịu gió bão để bảo vệ, phòng hộ đất cho các công trình.

+ Trồng khoảng 1,1 triệu cây xanh tại các khu vực đất bán ngập (diện tích khoảng 500 ha tại ven hồ công trình thủy lợi, thủy điện, đất sình lầy, ven sông suối) để giữ đất, tránh sạt lở công trình và cải thiện môi trường. Ưu tiên trồng các loại cây thích hợp với vùng bán ngập.

(3) Trồng cây xanh trên đất sản xuất nông nghiệp:

- Số lượng: khoảng 23,156 triệu cây xanh.

- Khu vực trồng:

+ Trồng khoảng 22,443 triệu cây xanh trên diện tích: trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, đất vườn tạp; trồng xen cây ăn quả các loại (130 ngàn ha cà phê; 12 ngàn ha chè, mật độ 120-150 cây/ha) và cải tạo 17,4 ngàn ha đất vườn tạp. Ưu tiên trồng các cây trồng đa mục đích, cây ăn quả có tác dụng che bóng giúp tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

+ Trồng khoảng 0,7129 triệu cây xanh trên 14,238 ngàn ha đất ven kênh mương, bờ vùng, bờ lô, đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để phòng hộ đất và chắn gió, giảm hiệu ứng nhà kính (bình quân khoảng 50 cây/ha). Ưu tiên trồng các loài cây thân gỗ, lâu năm, đa mục đích, có bộ rễ khỏe để phòng hộ đất, điều hòa khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính. Riêng trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (trên diện tích canh tác nhà kính và diện tích cây trồng ngắn ngày), lựa chọn các loài cây có tán hẹp, tạo cảnh quan đẹp nhờ hình thái tán và hoa, chịu được gió bão và có tác dụng chắn bụi, giảm thiểu khả năng phát thải nhà kính.

1.2. Trồng cây xanh (cây rừng) trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp:

a) Số lượng: khoảng 8,0 triệu cây xanh các loại.

b) Đối tượng trồng:

(1) Trồng mới rừng trên diện tích đất trống: trồng 1.629 ha rừng tập trung (trồng rừng sau giải tỏa 478 ha; trồng rừng tập trung 658 ha; trồng 493 ha rừng trên diện tích manh mún dưới 0,3 ha) với mật độ 2.200 cây/ha đối với cây thông và 417 cây/ha đối với cây sao, dầu và các loại cây khác, tương ứng số cây là 3,585 triệu cây. Việc tổ chức trồng rừng (trừ diện tích đất, rừng đã cho các doanh nghiệp thuê) phải thực hiện đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn cây giống, quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc, chủng loại cây trồng rừng theo từng vùng sinh thái. Ưu tiên lựa chọn các loài cây gỗ lớn, đa mục tiêu, năng suất cao.

(2) Trồng bổ sung mật độ cây rừng (để nâng cao chất lượng rừng): khoảng 430 ha (rừng thông), tương ứng 0,21475 triệu cây xanh tại các chủ rừng nhà nước, mật độ bình quân khoảng 500 cây/ha.

(3) Trồng cây xanh tạo thành dải phân cách xanh trên đất lâm nghiệp giáp ranh với đất sản xuất nông nghiệp và đất tại hành lang trục giao thông chính (để ngăn chặn các hành vi lấn chiếm đất rừng, tạo cảnh quan): khoảng 0,55 triệu cây xanh (khoảng 250 km) gần các trục đường giao thông chính với mật độ dày (khoảng 3.300 cây/ha đối với cây thông và 833 cây/ha đối với sao, dầu trên hiện trạng đất trống; khoảng 2.000 cây/ha đối với cây thông và khoảng 500 cây/ha đối với sao, dầu trên hiện trạng đất đang có rừng). Chủng loại cây trồng là các loài cây rừng theo vùng sinh thái (thông 3 lá, sao, dầu).

(4) Trồng cây rừng khôi phục độ che phủ trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp - thực hiện theo nội dung Đề án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khôi phục rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 25/8/2020 của UBND tỉnh): khoảng 3,7 triệu cây xanh (cây lâm nghiệp, cây đa mục đích, cây ăn quả) trên diện tích 20 ngàn ha đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp để đảm bảo đủ điều kiện tính độ che phủ.

2. Số lượng, chủng loại cây trồng:

Tổng số cây giống phục vụ trồng cây xanh, trồng rừng 05 năm (2021-2025): 50 triệu cây; trong đó: trồng cây xanh cảnh quan đô thị 9,77 triệu cây; trồng cây lâm nghiệp 6,95 triệu cây; cây che bóng 33,28 triệu cây (chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).

Ngoài các chủng loại cây trồng nêu trên, khuyến khích các địa phương, đơn vị nhập nội, phát triển các chủng loại cây xanh đô thị mới, có nhiều tính năng tốt, phù hợp để đa dạng hóa các chủng loại cây trồng, tạo cảnh quan phong phú đặc trưng cho từng tuyến đường, tuyến phố trên địa bàn tỉnh.

3. Kế hoạch trồng cây xanh theo đơn vị hành chính:

Để đạt mục tiêu trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh trong toàn giai đoạn 2021-2025, giao chỉ tiêu các địa phương thực hiện với số lượng cây trồng được phân bổ cụ thể (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).

Việc xác định kế hoạch trồng cây xanh theo từng nhóm đối tượng đất làm cơ sở định hướng cho các địa phương, đơn vị khảo sát quỹ đất và xây dựng kế hoạch trồng cây, xác định nhu cầu cây giống. Trong quá trình thực hiện, các địa phương chủ động điều chỉnh diện tích, số lượng, chủng loại cây trồng giữa các đối tượng quỹ đất phù hợp với thực tế để đảm bảo đạt chỉ tiêu cây xanh đã được phân bổ.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí:

1.1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách, gồm: ngân sách trung ương; ngân sách tỉnh; ngân sách cấp huyện.

1.2. Nguồn kinh phí hỗ trợ, tài trợ từ các chương trình/dự án.

1.3. Kinh phí từ nguồn dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng.

1.4. Kinh phí từ các hộ gia đình, cá nhân.

1.5. Kinh phí từ các nhà đầu tư/doanh nghiệp.

1.6. Kinh phí tài trợ của các doanh nghiệp và nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Dự toán kinh phí cụ thể hàng năm:

2.1. Kinh phí trồng rừng, chăm sóc rừng trồng hàng năm: trên cơ sở kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh và chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ các nguồn vốn trồng rừng được phân bố hàng năm (vốn trung ương, vốn ngân sách tỉnh, huyện; vốn hỗ trợ, tài trợ; các nguồn vốn hợp pháp khác) để lập dự toán cụ thể, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2.2. Kinh phí cây giống:

a) Năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

(1) Phối hợp và hỗ trợ các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ động liên hệ mua cây giống từ các cơ sở gieo ươm cây giống (yêu cầu phải đảm bảo chất lượng, giá thành phù hợp, đúng yêu cầu kỹ thuật của cây giống xuất vườn...) trong và ngoài tỉnh để trồng rừng, trồng cây xanh như đã thực hiện trong năm 2020.

(2) Chịu trách nhiệm và thực hiện ngay việc rà soát các vườn ươm cây giống hiện có tại các đơn vị chủ rừng và các địa phương trong tỉnh để thực hiện các biện pháp nâng cấp các vườn ươm hiện có hoặc đầu tư thêm vườn ươm giống (nếu thực sự cần thiết), hoàn thành trong Quý II/2021 để đặt hàng triển khai ngay việc gieo ươm giống đảm bảo đủ về số lượng và chủng loại, đảm bảo chất lượng cây giống tốt (chủ yếu là cây lâm nghiệp lâu năm) chủ động nguồn giống, giảm giá thành cây giống phục vụ trồng rừng, trồng cây xanh từ năm 2022 trở đi.

b) Từ năm 2022 trở đi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, đơn vị chủ rừng, tổ chức, cá nhân liên quan phải chủ động toàn bộ về cây giống được sản xuất từ các vườn ươm ở trong tỉnh để phục vụ trồng rừng, trồng cây xanh hàng năm theo kế hoạch đảm bảo chủng loài, số lượng, chất lượng và giá thành cây giống thấp để cung ứng đảm bảo đủ, kịp thời vụ.

2.3. Kinh phí tổ chức chăm sóc rừng trồng tập trung các năm sau khi kết thúc giai đoạn 2021-2025: giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 của tỉnh.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch:

1.1. UBND các huyện, thành phố:

a) Chỉ đạo tổ chức rà soát quỹ đất trồng cây xanh, xác định số lượng, loài cây trồng để xây dựng kế hoạch trồng cây hàng năm, giai đoạn và nguồn lực thực hiện (trong đó, tập trung công tác vận động xã hội hóa nguồn lực).

b) Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch trồng cây xanh tại địa phương trước ngày 15/4/2021, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.

c) Trên cơ sở kế hoạch trồng cây xanh ở địa phương, UBND các huyện, thành phố giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị và chỉ đạo UBND các xã/phường/thị trấn xây dựng kế hoạch trồng cây xanh chi tiết để thực hiện một cách đồng bộ, thiết thực.

1.2. Đối với quỹ đất quy hoạch lâm nghiệp trồng rừng tập trung, trồng bổ sung mật độ, trồng trên diện tích đất manh mún (dưới 3.000 m2), đất dải phân cách: từng đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm rà soát quỹ đất trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp được giao quản lý, đăng ký kế hoạch trồng cây theo từng loại đất, nhu cầu cây giống, nhu cầu kinh phí, phân kỳ theo từng năm, gửi UBND cấp huyện tổng hợp trong kế hoạch trồng cây xanh của địa phương; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét bố trí vốn thực hiện theo lộ trình kế hoạch.

1.3. Đối với quỹ đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp: tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung đã được phê duyệt tại Đề án 1836; đồng thời, đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cây xanh và dự kiến lộ trình trồng cây cho từng năm, đề xuất danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ cây giống, số lượng cây giống cần hỗ trợ, báo cáo UBND cấp huyện tổng hợp chung trong kế hoạch của huyện/thành phố.

1.4. Đối với quỹ đất giao thông, đất các công trình công cộng: UBND các huyện, thành phố giao cơ quan chuyên môn chủ trì rà soát quỹ đất trồng mới, trồng bổ sung, nhu cầu và chủng loài cây trồng theo từng năm; xác định rõ số lượng, diện tích cụ thể và nhu cầu vốn hỗ trợ; báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

1.5. Đối với quỹ đất nông nghiệp trồng cây che bóng, đất bờ vùng, bờ thửa, trồng trong khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: UBND các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát quỹ đất tham mưu UBND huyện/thành phố về diện tích, số lượng chủng loài cây giống cụ thể.

1.6. Đối với quỹ đất trụ sở cơ quan, đơn vị: các cơ quan chuyên môn rà soát, thống kê số lượng cây xanh cần trồng tại các trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương để báo cáo UBND cấp huyện chỉ đạo triển khai thực hiện.

1.7. Đối với đất sân, vườn hộ tại các hộ gia đình: UBND các xã/phường/thị trấn thống kê quỹ đất và kế hoạch trồng cây xanh tại các hộ gia đình, tổng hợp trong kế hoạch trồng cây xanh của địa phương, báo cáo UBND cấp huyện.

1.8. Đối với hình thức trồng rừng bán ngập thuộc diện tích ao hồ và trồng khu vực hành lang công trình: UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chức năng, phối hợp với đơn vị quản lý công trình tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện, đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp.

2. Giải pháp về cây giống:

2.1. Yêu cầu cây giống:

Việc lựa chọn chủng loại giống cây xanh phải phù hợp với mục đích, đối tượng đất trồng và điều kiện sinh thái từng vùng.

Đối với trồng cây xanh đô thị, khuyến khích trồng cây có chiều cao, thân thẳng, tán đẹp, ít rụng lá và có khả năng chống chịu tốt với mưa bão,... để nâng cao hiệu quả trồng cây.

Đối với cây giống để trồng rừng thì thực hiện theo tiêu chuẩn cây giống trồng rừng; đối với cây giống để trồng cây phân tán, cây che bóng, cây trồng trên đất đang sản xuất nông nghiệp trên đất quy hoạch lâm nghiệp,... thì cây giống phải có kích thước lớn (tối thiểu phải ươm từ 02 năm trở lên) để đảm bảo việc trồng cây nào sống tốt cây đó.

2.2. Chuẩn bị nguồn giống cây trồng:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố khảo sát, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực vườn ươm (ưu tiên các đơn vị chủ rừng nhà nước) để lựa chọn đơn vị đủ điều kiện tổ chức gieo ươm tập trung cây giống theo hình thức nhà nước đặt hàng chuẩn bị cây giống trồng cho các năm tiếp theo (hoàn thành trong tháng 4/2021).

b) Khuyến khích các huyện, thành phố sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ giống cây trồng cho các hộ gia đình (nếu có yêu cầu), đặc biệt là các hộ gia đình có điều kiện khó khăn nhằm sớm hoàn thành kế hoạch được giao.

Riêng năm 2021, để kịp mùa vụ trồng cây, khẩn trương rà soát nhu cầu cây giống hiện có, xác định kế hoạch trồng cây trên quy mô phù hợp, tránh tình trạng khan hiếm cây giống, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư chuyển đổi giống cây trồng chung trên địa bàn tỉnh của người dân.

2.3. Về quản lý chất lượng giống cây trồng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, tiêu thụ giống cây tại các đơn vị, cơ sở sản xuất giống để đảm bảo giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ và đạt tiêu chuẩn.

3. Giải pháp về nguồn lực và cơ chế chính sách thực hiện kế hoạch:

3.1. Kinh phí từ ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện các nội dung:

a) Trồng rừng tập trung trên diện tích đất, gồm: toàn bộ diện tích đất trống, đất trống sau giải tỏa, đất trống dưới 0,3 ha; đất trồng bổ sung cây rừng trên diện tích có rừng mật độ thấp, trồng dải phân cách xanh; trồng cây trên diện tích đất bán ngập theo định mức dự toán quy định hiện hành.

b) Trồng bổ sung cây rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp: thực hiện theo Đề án 1836 của UBND tỉnh, hỗ trợ cây giống cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc; đồng thời, giao các địa phương lựa chọn, hỗ trợ cây giống cho một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác trong phạm vi nguồn kinh phí được cấp cho các địa phương hàng năm để thực hiện Kế hoạch.

c) Trồng cây xanh trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, một số đường đô thị tại trung tâm các huyện, thành phố: ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí cây giống, chi phí trồng, chăm sóc theo quy định trong phạm vi nguồn kinh phí được cấp cho các địa phương hàng năm để thực hiện kế hoạch.

d) Hỗ trợ thí điểm 02 mô hình trồng cây xanh tại khu vực canh tác trong nhà kính (Phường 11, 12 thành phố Đà Lạt), làm cơ sở đánh giá, nhân rộng ra toàn tỉnh.

đ) Hỗ trợ các địa phương chi phí gieo ươm cây giống để chủ động nguồn giống các năm tiếp theo để thực hiện kế hoạch trồng cây trên địa bàn huyện, thành phố; đồng thời, hỗ trợ một phần chi phí mua giống để các địa phương tổ chức trồng trên diện tích hành lang bảo vệ công trình, hỗ trợ cây giống để các tổ chức, hội, đoàn thể thực hiện các phong trào trồng cây xanh, cấp phát cho các cơ quan, công sở, cơ sở giáo dục, y tế và cơ quan khác trên địa bàn.

e) Các chi phí khác có liên quan trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch toàn tỉnh.

3.2. Kinh phí từ ngân sách huyện, thành phố: hỗ trợ kinh phí trồng cây xanh tại các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn, đường giao thông nội đồng; tổ chức trồng cây xanh đường phố, các khu vực công cộng; tổ chức các hoạt động có liên quan phục vụ quá trình tổ chức triển khai kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn (phát động, vận động, tuyên truyền, khen thưởng...).

3.3. Nguồn lực xã hội hóa:

a) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân chủ động mua cây giống, tổ chức trồng cây xanh theo chủng loại, nhu cầu, phù hợp với định hướng chung của tỉnh để trồng tại đơn vị, hộ gia đình, trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp, bờ vùng, bờ thửa, trồng xung quanh khu vực nhà kính...

b) Đối với diện tích trồng rừng tập trung ngoài ngân sách: các doanh nghiệp được giao/thuê đất trồng rừng chủ động bố trí nguồn lực để trồng rừng theo tiến độ của dự án đầu tư được duyệt.

c) Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trồng thêm nhiều cây xanh phù hợp với cảnh quan khu vực được thuê đất từ chính nguồn kinh phí của doanh nghiệp.

d) Khuyến khích, động viên các hộ gia đình, cá nhân tự mua cây giống trồng cây xanh trong khuôn viên đất của hộ gia đình, cá nhân ngay từ năm 2021 và trồng các năm tiếp theo; thực hiện việc quản lý, chăm sóc, phát triển tốt, bền vững.

3.4. Nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, dự án có liên quan: huy động các nguồn lực từ các nhà tài trợ, sử dụng các dự án vốn ODA, kết hợp lồng ghép các chương trình đầu tư công của nhà nước, như: kế hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác... để lồng ghép đầu tư cho hoạt động trồng cây xanh.

4. Giải pháp về tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức:

Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, Tỉnh đoàn, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn xây dựng kế hoạch tuyên truyền triển khai thực hiện và đưa vào chương trình công tác, nhiệm vụ hàng năm của đơn vị, bao gồm:

a) Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để mọi người dân tiếp cận, thực hiện.

b) Tiếp tục lồng ghép trong tuyên truyền giáo dục khi thực hiện hiệu quả các phong trào trồng rừng, trồng cây xanh đã triển khai trong thời gian qua như: “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”; Phong trào thi đua như “Ngày Chủ Nhật xanh”, “Ngày Chủ Nhật nông thôn mới”, “Màu xanh cho tương lai”... đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.

c) Tiếp tục xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và trồng, chăm sóc cây xanh đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

d) Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên tiến hành theo dõi, đánh giá kết quả đạt được tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân; tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc trồng rừng tập trung, trồng cây xanh phân tán.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời:

1.1. Tham mưu kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ triển khai Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

1.2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ phát động trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 4/2021 theo các nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo tại Thông báo số 70/TB-UBND ngày 25/3/2021.

1.3. Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát, hướng dẫn, đôn đốc việc chuẩn bị đầy đủ vườn ươm cây giống (đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các vườn ươm - nếu cần thiết); đồng thời, chủ động kiểm tra số lượng, chất lượng cây giống được gieo ươm tại các cơ sở gieo ươm cây giống trên địa bàn tỉnh để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và giá thành thấp phục vụ trồng rừng, trồng cây xanh theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn.

1.4. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện định kỳ hàng quý, 06 tháng, hàng năm; tham mưu, báo cáo đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, đặc biệt là liên quan đến nguồn cây giống; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.5. Lập kế hoạch và hướng dẫn các địa phương, đơn vị trồng cây xanh trên đất quy hoạch lâm nghiệp gắn với việc thực hiện Đề án 1836 trên địa bàn tỉnh.

1.6. Ban hành các văn bản hướng dẫn về quy trình kỹ thuật, dự toán trồng rừng, trồng cây xanh trên đất quy hoạch lâm nghiệp theo kế hoạch; ban hành hoặc tham mưu ban hành tiêu chí vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kiểu mẫu, tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu về cảnh quan, môi trường để hướng dẫn các địa phương và vận động người dân thực hiện.

1.7. Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bố kinh phí thực hiện việc trồng rừng, trồng cây xanh theo kế hoạch phân bố hàng năm để các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

1.8. Tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện của các cơ quan, địa phương, đơn vị; kịp thời tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét chỉ đạo, xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh.

2. Các sở, ngành liên quan:

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm để thực hiện Kế hoạch, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn có liên quan để thực hiện các nội dung kế hoạch.

2.2. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định hiện hành.

2.3. Sở Thông tin và Truyền thông: định hướng nội dung và giải pháp trong công tác truyền thông để nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền về chủ trương và kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nhằm huy động các nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện thành công mục tiêu kế hoạch đề ra.

2.4. Sở Giao thông vận tải: chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan rà soát xác định các đường giao thông đủ điều kiện quy định để trồng cây xanh trong phạm vi an toàn đường bộ trên các tuyến đường để cung cấp thông tin số lượng cây xanh, địa điểm, đề xuất loài cây trồng bổ sung (nếu chưa tổ chức trồng đủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn); hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ cây xanh trong hành lang an toàn giao thông.

2.5. Sở Xây dựng: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị thực hiện tốt việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị theo quy định về quản lý cây xanh đô thị; hướng dẫn địa phương, đơn vị thực hiện quy hoạch xây dựng phải đảm bảo không gian quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật và bố trí quỹ đất phát triển cây xanh đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất phù hợp để đảm bảo việc trồng cây xanh ổn định, lâu dài, đúng mục đích; bảo đảm các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng theo quy định; đưa chỉ tiêu cây xanh vào theo dõi, quan trắc, báo cáo môi trường hàng năm.

2.7. Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua để các cấp, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh cho các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

2.8. Các Sở: Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây xanh trong các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, các cơ sở giáo dục, y tế, cơ sở kinh doanh du lịch, cơ sở văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử... trên địa bàn tỉnh theo nội dung Kế hoạch được duyệt.

2.9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh: chỉ đạo, thực hiện việc trồng cây xanh; kiểm tra, giám sát việc trồng, chăm sóc, quản lý cây xanh tại doanh trại, đơn vị quân đội trực thuộc; trụ sở Công an các huyện/thành phố, trụ sở Công an các xã, phường/thị trấn; vận động cán bộ, chiến sĩ tham gia đóng góp lao động cùng chính quyền địa phương trong các đợt ra quân tổ chức trồng cây xanh, đặc biệt là lễ phát động trồng cây và trồng cây kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. UBND các huyện, thành phố: chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn huyện, thành phố đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, chỉ tiêu được giao; phát huy cao nhất hiệu quả việc trồng cây xanh tại địa phương mình, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ cụ thể sau:

3.1. Ban hành kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn huyện, thành phố phù hợp về kế hoạch chung toàn tỉnh; giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây đến từng xã/phường/thị trấn, thôn/tổ dân phố, các đoàn thể, các tổ chức xã hội đảm bảo phù hợp, thiết thực; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây xanh trồng rừng; đồng thời chỉ đạo kiểm tra, giám sát, phân công trách nhiệm cho các địa phương, tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh (các khu vực trồng rừng, trồng cây xanh tập trung phải gắn biển ghi rõ số lượng, chủng loại cây trồng thuộc Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 để theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát).

3.2. Chủ động chuẩn bị đủ cây giống đảm bảo chất lượng với các loài cây và tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện kế hoạch đảm bảo tiến độ.

3.3. Tuyên truyền, vận động và thông báo đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tại địa phương có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cây xanh đường phố trước nhà, trong các khuôn viên công cộng; phát hiện và thông báo ngay cho cơ quan quản lý biết, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh đô thị và xử lý cây nguy hiểm theo quy định.

3.4. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ kinh phí để trồng cây xanh vì cộng đồng; phát động phong trào thi đua trồng cây xanh, trồng rừng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; kịp thời phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo để nhân rộng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ phát động trồng cây hàng năm vào các dịp lễ, như: ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và chào mừng các sự kiện lớn của tỉnh.

3.5. Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng, nhân rộng những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi phá hại rừng, cây xanh.

4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Lâm Đồng: tăng cường thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông với nội dung, thời lượng tuyên truyền về “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” gắn với triển khai thực hiện Chương trình “Trồng 01 tỷ cây xanh góp phần phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2021-2025” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung truyền thông về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế - xã hội; ý nghĩa của việc hưởng ứng Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh.

5. Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội:

5.1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh: phổ biến, vận động các thành viên, hội viên tích cực tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” gắn với triển khai thực hiện Chương trình “Trồng 01 tỷ cây xanh góp phần phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2021-2025” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động triển khai thực hiện Chương trình.

5.2. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: tuyên truyền, hưởng ứng triển khai kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 trong tất cả doanh nghiệp; vận động các doanh nghiệp, doanh nhân, hội viên ủng hộ, hỗ trợ kinh phí thực hiện trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 và tham gia trồng cây xanh tại trụ sở doanh nghiệp.

5.3. Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh:

a) Xây dựng kế hoạch hưởng ứng thực hiện Chương trình “Trồng 01 tỷ cây xanh góp phần phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo theo chỉ tiêu được UBND tỉnh giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố vận động thanh niên, phụ nữ, nông dân tham gia trồng và chăm sóc quản lý bảo vệ cây xanh.

b) Tuyên truyền trong lực lượng thanh niên, nông dân, phụ nữ, đoàn viên công đoàn ý nghĩa thiết thực của Chương trình trồng 50 triệu cây xanh; đồng thời triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

Trên đây là Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo Chỉ thị số 45/CT-TTg và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả; trong quá trình thực hiện nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc thì kịp thời tổng hợp, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c)
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, TP.Đà Lạt và Bảo Lộc;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- LĐVP; CV các Khối;
- Lưu: VT, LN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiệp

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP CHỦNG LOÀI CÂY TRỒNG THUỘC KẾ HOẠCH TRONG 50 TRIỆU CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Đính kèm theo Kế hoạch số 2209/KH-UBND ngày 12/04/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng).

Đơn vị tính: 1.000 cây

Stt

Nội dung

Tổng

Phân kỳ hàng năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Cây cảnh quan đô thị

9.770

600

1.290

2.460

2.650

2.770

1

Mai Anh Đào

280

20

40

70

70

80

2

Sưa

1.430

90

190

360

390

400

3

Xà cừ

1.910

120

250

480

520

540

4

Muồng Hoàng Yến

1.040

60

140

260

280

300

5

Sao

1.320

80

170

330

360

380

6

Dầu

1.140

70

150

290

310

320

7

Các loài cây khác

2.650

160

350

670

720

750

II

Cây lâm nghiệp

6.950

430

920

1.740

1.900

1.960

1

Thông 3 lá

3.240

200

430

810

880

920

2

Sao, dầu

290

20

40

70

80

80

3

Gáo vàng, Tràm nước

500

30

70

120

140

140

4

Cao su

320

20

40

80

90

90

5

Keo lá tràm

260

20

30

70

70

70

6

Muồng đen, Muồng hoa vàng

150

10

20

40

40

40

7

Các loài cây khác

2.190

130

290

550

600

620

III

Cây che bóng

33.280

2.330

4.370

8.210

9.100

9.270

1

Muồng đen, Muồng hoa vàng

8.280

500

1.090

2.080

2.260

2.350

2

Giổi xanh

150

10

20

40

40

40

3

Xà cừ

500

30

70

120

140

140

4

Bời lời

150

10

20

40

40

40

5

Mắc ca

1.090

70

140

270

300

310

6

Sầu riêng

4.130

250

540

1040

1.130

1.170

7

3.810

230

500

960

1040

1.080

8

Điều

1.350

80

180

340

370

380

9

Mít

80

10

10

20

20

20

10

Chôm chôm, nhãn

70

0

10

20

20

20

11

Măng cụt

70

0

10

20

20

20

12

Các loài cây khác

13.600

1.140

1.780

3.260

3.720

3.700

Tổng

50.000

3.360

6.580

12.410

13.650

14.000

 

PHỤ LỤC II

PHÂN BỔ CHỈ TIÊU TRỒNG CÂY XANH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đơn vị tính: 1.000 cây

Stt

Tên địa phương

Tổng cộng

Ngoài lâm nghiệp

Lâm nghiệp

Chỉ tiêu trồng cây xanh

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

TP Đà Lạt

3.800

3.000

800

290

450

760

1.030

1.270

2

TP Bảo Lộc

3.871

3.600

271

210

320

900

1.406

1.035

3

Huyện Lạc Dương

3.916

3.600

316

253

380

1.070

1.194

1.019

4

Huyện Đam Rông

4.400

3.200

1.200

335

515

1.148

1.197

1.205

5

Huyện Lâm Hà

4.800

3.600

1.200

375

910

1.050

1.216

1.249

6

Huyện Đơn Dương

4.800

4.000

800

296

464

1.721

1.126

1.193

7

Huyện Đức Trọng

4.467

3.200

1.267

365

710

1.119

1.094

1.179

8

Huyện Di Linh

4.900

4.100

800

325

387

1.279

1.474

1.435

9

Huyện Bảo Lâm

4.900

4.100

800

325

742

1.066

1.237

1.530

10

Huyện Đạ Huoai

3.495

3.200

295

208

516

736

925

1.110

11

Huyện Dạ Tẻh

3.532

3.300

232

234

682

829

921

866

12

Huyện Cát Tiên

3.119

3.100

19

144

504

732

830

909

Tổng cộng

50.000

42.000

8.000

3.360

6.580

12.410

13.650

14.000