Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 16 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;

Căn cứ Quyết định 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 870/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo;

Căn cứ Thông tư 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;

Căn cứ Quyết định số 1267/QĐ-UBND ngày 17/5/2018 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 22/04/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 317-KL/TU ngày 26/01/2022 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/7/2017 về phát triển trang trại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 11/8/2020 của UBND tỉnh về việc Triển khai thực hiện Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Căn cứ Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 18/04/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Quyết định phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Thông số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 20/09/2022 của Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh về việc Hỗ trợ đào tạo sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1431/TTr-SLĐTBXH ngày 04/11/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đồng thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Triển khai thực hiện chính sách đào tạo nghề trong giai đoạn 2021-2025, qua đó nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn tỉnh; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu:

- Đào tạo nghề gắn với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề; đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách theo quy định; người học nghề sau khi học xong thực hiện được kỹ năng nghề đã được đào tạo.

II. NỘI DUNG

1. Hỗ trợ đào tạo nghề:

1.1 Số người hỗ trợ học nghề: Trong năm 2023, số người có nhu cầu hỗ trợ học nghề là 45 người, cụ thể:

Stt

Đơn vị/ địa phương

Số lượng đăng ký học nghề

Số lớp

Tổng

Nghề NN

Nghề phi NN

Tổng

Nghề NN

Nghề phi NN

1

Huyện Côn Đảo

25

 

25

01

0

01

2

Hội Nạn nhân Chất độc Dacam/Dioxin và BTXH

20

 

20

02

0

02

Tổng cộng

45

0

45

03

0

03

1.2. Đối tượng được hỗ trợ chính sách đào tạo nghề: Theo khoản 2 mục III của Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh.

1.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề: theo khoản 3 mục III của Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh..

1.4. Mức chi và danh mục nghề và chính sách hỗ trợ đào tạo: Theo Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 18/04/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục nghề đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

1.5. Tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng

a) Quy mô, phương thức, chương trình đào tạo:

- Quy mô đào tạo nghề: quy mô mỗi lớp học không quá 35 người, bố trí giáo viên giảng dạy thực hành tối đa không quá 18 học viên/01 giáo viên.

- Phương thức đào tạo: đào tạo tập trung theo lớp học đến hết chương trình.

- Hình thức đào tạo: Vận dụng linh hoạt giữa đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng học nghề tham gia đầy đủ các giờ giảng để phát huy hiệu quả đào tạo.

- Địa điểm tổ chức đào tạo: tổ chức tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương. Lựa chọn địa điểm tổ chức đào tạo phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp và đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất để bố trí trang thiết bị, nguyên vật liệu để thực hành cho các lớp đào tạo đảm bảo theo quy định.

- Chương trình, giáo trình đào tạo nghề:

Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp: thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, trong đó thời gian thực hành tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.

Chương trình đào tạo dưới 03 tháng: thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ, trong đó thời gian thực hành tối thiểu chiếm 80% thời gian thực học.

b) Đơn vị tham gia đào tạo nghề:

Các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, các Viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...có đủ điều kiện đào tạo nghề nếu có nhu cầu tham gia; cụ thể:

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo nghề đối với nghề đào tạo.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề dưới ba tháng phải chuẩn bị đủ các điều kiện để dạy nghề và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thông báo bằng văn bản về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề. Các điều kiện để dạy nghề, gồm:

Có đội ngũ giáo viên hoặc người đào tạo nghề có chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế về nghề sẽ tổ chức đào tạo; đã được bồi dưỡng kỹ năng đào tạo nghề và phải có ít nhất 02 giáo viên hoặc người đào tạo nghề trực tiếp giảng dạy ở 01 lớp đào tạo nghề;

Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và số lượng người học;

Có chương trình, tài liệu dạy nghề của nghề sẽ tổ chức đào tạo được xây dựng và phê duyệt phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và điều kiện của người học ở từng vùng; chương trình đào tạo phải xác định rõ thời gian đào tạo và thời gian thực học của từng nghề.

2. Kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đối với các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị và tổ chức có liên quan.

- Đối với các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp giao Sở Lao động - Thương thực hiện kiểm tra giám sát; đối với các lớp đào tạo nghề nông nghiệp giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát (hình thức: kiểm tra thực tế, đột xuất hoặc theo kế hoạch ít nhất 01 lần/lớp).

- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cử công chức tham gia kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo trên địa bàn do địa phương đề xuất mở lớp cùng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện trong năm 2023 là: 351.700.000 đồng (ba trăm năm mươi mốt triệu, bảy trăm ngàn đồng); trong đó:

- Hỗ trợ đào tạo nghề:

257.500.000 đồng;

- Hỗ trợ tiền ăn cho người học:

23.000.000 đồng;

- Hỗ trợ đi lại cho người học:

7.000.000 đồng;

- Kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo nghề; tham dự hội nghị, tập huấn (do TW tổ chức):

64.200.000 đồng.

(Chi tiết theo các phụ lục đính kèm).

2. Cơ chế tài chính:

- Nguồn kinh phí thực hiện: nguồn ngân sách tỉnh.

- Cơ chế phân bổ kinh phí: Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí gắn với nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. UBND cấp huyện tiếp nhận kinh phí và triển khai đặt hàng đào tạo với cơ sở đào tạo đủ điều kiện.

- Việc sử dụng kinh phí để tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng thực hiện theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

- Huy động thêm nguồn lực của các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Kế hoạch. Các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo nghề được tính là các khoản giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách tỉnh đảm bảo các hoạt động của kế hoạch gồm:

Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

Hỗ trợ tiền ăn và đi lại (nếu đối tượng đủ điều kiện).

Hoạt động kiểm tra, giám sát, hội thảo, hội nghị và đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở nông nghiệp và PTNT.

- Ngân sách cấp huyện: UBND các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối thêm để đảm bảo kinh phí chi cho công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã trên địa bàn. Ngoài ra, UBND cấp huyện chủ động vận động các nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách để hỗ trợ lao động tham gia học nghề.

3. Hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu:

Hồ sơ biểu mẫu, sổ sách thực hiện theo Thông tư số 42/2015/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH về đào tạo thường xuyên; Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề theo Kế hoạch này đối với các địa phương, cơ quan đơn vị và cơ sở đào tạo nghề có liên quan; đôn đốc và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch theo định kỳ 06 tháng, hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu.

- Chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở NT&PTNT hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo kế hoạch.

- Tiếp nhận kinh phí phối hợp với các tổ chức Hội thực hiện đào tạo nghề cho người khuyết tật.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kiểm tra liên ngành (nếu có) báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả thực hiện các nhiệm vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định, yêu cầu; Tiếp nhận kinh phí thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ được giao theo kế hoạch.

3. Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với UBND cấp xã tuyên truyền, vận động người chấp hành xong hình phạt tù trở về cư trú tại địa phương tham gia học nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm thông qua các sàn giao dịch việc làm.

4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện kinh phí của kế hoạch đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.

5. Sở Công thương: Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn và người lao động đang làm việc tại các cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký học nghề với địa phương nơi cơ sở đang hoạt động khi có nhu cầu; Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị triển khai các hoạt động hỗ trợ tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người lao động sau đào tạo khi có nhu cầu.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí, các Đài Phát thanh - Truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch này trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống thông tin cơ sở.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tiếp nhận kinh phí và ban hành kế hoạch cụ thể để tổ chức đào tạo nghề cho người lao động (nếu có chỉ tiêu).

- Chỉ đạo đài truyền thanh của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thông tin về thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm để người lao động biết và tham gia thị trường lao động.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: rà soát tư vấn, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động đủ điều kiện học nghề (bao gồm cả người chấp hành xong hình phạt tù trở về cư trú trên địa bàn và người khuyết tật), chịu trách nhiệm xác nhận vào đơn học nghề của người lao động; xác nhận việc học nghề ứng với việc làm, tăng năng suất lao động hoặc tự giải quyết việc làm sau khi học nghề để các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho người lao động; tăng cường tuyên truyền về chính sách đào tạo nghề cho người người dân trên địa bàn.

- Báo cáo định kỳ tình hình thực chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan.

8. Các cơ sở tham gia đào tạo: Phối hợp tổ chức tuyển sinh đào tạo các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp theo quy định; thực hiện các quy định về biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học; tổ chức kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định hiện hành; phối hợp với UBND cấp xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm và thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh):

- Tổ chức tuyên truyền vận động người lao động, hội viên, đoàn viên là đối tượng được hỗ trợ theo kế hoạch tham gia học nghề.

- Tham gia kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch khi các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện mời làm thành viên.

Trên đây là Kế hoạch của UBND tỉnh về Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương có ý kiến bằng văn bản báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH (b/c);
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- TTr. TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQVN tỉnh (p/h);
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở: LĐTB&XH, NN&PTNT, KH&ĐT, TC, TT&TT, CT, GD&ĐT, Ban Dân tộc;
- Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Người mù tỉnh; Hội Nạn nhân CĐDC/DIOXIN&BTXH tỉnh;
- UBND các huyện, tx, tp;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5. (5)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Thông

 

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2023

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Kinh phí

Ghi chú

1

Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề

Sở LĐTB&XH

120.000.000

Chi tiết tại Phụ lục 2

UBND huyện Côn Đảo

137.500.000

//

2

Hỗ trợ tiền ăn cho người học nghề

Sở LĐTB&XH

18.000.000

//

UBND huyện Côn Đảo

5.000.000

//

3

Kinh phí hỗ trợ đi lại cho người học nghề

Sở LĐTB&XH

6.000.000

//

UBND huyện Côn Đảo

1.000.000

//

4

Kinh phí kiểm tra và giám sát, hội nghị, tập huấn

Sở LĐTB&XH

44.200.000

//

Sở Nông nghiệp và PTNT

20.000.000

//

Tổng cộng

351.700.000

 

 

CHI TIẾT KINH PHÍ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NĂM 2023

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

quan/ Đơn vị

Đvt

Kinh phí tối đa (đồng)

Số lượng

Thành tiền (đồng)

Số lớp

Ghi chú

-

Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề

 

 

 

 

257.500.000

 

 

 

 

Sở LĐTB&XH

Người

6.000.000

20

120.000.000

2

Mức hỗ trợ theo Quyết định 1233/QĐ-UBND ngày 18/4/2022

UBND huyện Côn Đảo

Người

5.500.000

25

137.500.000

1

Mức hỗ trợ theo Quyết định 1233/QĐ-UBND ngày 18/4/2022

2

Hỗ trợ tiền ăn cho người học nghề

 

 

 

 

23.000.000

 

 

 

 

Sở LĐTB&XH

Người

900.000

20

18.000.000

 

30 ngày x 30.000/ người/ ngày

UBND huyện Côn Đảo

 

 

 

5.000.000

 

cấp dự phòng nếu có đối tượng đủ điều kiện hưởng

3

Kinh phí hỗ trợ đi lại cho người học

 

 

 

 

7.000.000

 

 

 

 

Sở LĐTB&XH

Người

300.000

20

6.000.000

 

 

UBND huyện Côn Đảo

 

 

 

1.000.000

 

cấp dự phòng nếu có đối tượng đủ điều kiện hưởng

4

Kinh phí kiểm tra và giám sát, tập huấn, hội nghị trong nước

 

 

 

 

64.200.000

 

 

 

 

Sở Lao động-TB&XH

Lớp

 

3

44.200.000

 

 

- Thuê xe kiểm tra các lớp đào tạo trên đất liền

Đợt

1.200.000

6

7.200.000

 

Kiểm tra thường xuyên, đột xuất; dự khai giảng; bế giảng, thi tốt nghiệp...

- Vé máy bay kiểm tra các lớp đào tạo tại huyện Côn Đảo

2.000.000

4

8.000.000

 

Kiểm tra thường xuyên, đột xuất; dự khai giảng; bế giảng, thi tốt nghiệp... (Trường hợp không đi máy bay thì kinh phí sử dụng mua vé tàu thủy)

- Thuê xe đi sân bay

Đợt

1.500.000

4

6.000.000

 

 

- Phòng nghỉ kiểm tra các lớp đào tạo tại huyện Côn Đảo

Người

350.000

4

1.400.000

 

02 người/ lần x 02 lần x 350.000/người

- Công tác phí

Ngày

200.000

8

1.600.000

 

02 người/ lần x 200.000/người/ngày

- Phòng nghỉ, vé máy bay, thuê xe đi tập huấn, công tác trong và ngoài tỉnh (do TW tổ chức)

 

 

 

20.000.000

 

Theo thực tế

Sở Nông nghiệp & PTNT

 

 

 

20.000.000

 

 

- Phòng nghỉ, vé máy bay, thuê xe đi tập huấn, công tác trong và ngoài tỉnh (do TW tổ chức), tham gia kiểm tra liên ngành

 

 

 

20.000.000

 

Theo thực tế

Tổng cộng (1 2 3 4)

351.700.000

3

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2022 về Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Số hiệu: 220/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 16/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Đặng Minh Thông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản