Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2022

Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 và bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố, xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 334/TTr-SYT ngày 20/01/2022, để đảm bảo công tác phối hợp, thực hiệu hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và bệnh truyền nhiễm, tiếp tục đảm bảo sức khỏe cho người dân, Chủ tịch UBND thành phố ban hành Kế hoạch tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và dịch bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán 2022, cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ THỰC HIỆN

- Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

- Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

- Công điện số 1745/CĐ-TTg ngày 19/12/2021 của Thủ tướng về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron;

- Công điện số 1815/CĐ-TTg ngày 26/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19, tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, ca tử vong do COVID-19;

- Công điện số 9406/CĐ-VPCP ngày 23/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi-rút SARS-CoV-2;

- Thông báo số 347/TV-VPCP ngày 22/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19;

- Công điện số 1988/CĐ-BYT ngày 06/12/2021 của Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước biến chủng mới Omicron của vi-rút SARS-CoV-2;

- Công văn số 10526/BYT-KCB ngày 12/12/2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm để phát hiện người mắc COVID-19 và cho người bệnh ra viện;

- Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19;

- Công văn số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại;

- Công văn số 10737/BYT-DP ngày 17/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 biến thể Omicron;

- Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19;

- Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 12/01/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán 2022;

- Công văn số 1399-CV/TU ngày 22/12/2021 của Thành ủy Đà Nng về việc tổ chức Tết Nhâm Dần 2022;

- Công văn số 8648/UBND-SYT ngày 24/12/2021 của UBND thành phố Đà Nng về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp lễ, hội cuối năm 2021, đầu năm 2022 và kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2.

- Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 12/01/2022 của UBND thành phố Đà Nng về việc tổ chức Tết Nhâm Dần 2022.

II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Giảm tỷ lệ mắc, hạn chế tử vong đến mức tối đa do COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là các bệnh có nguy cơ bùng phát mùa đông xuân, xử lý kịp thời dịch bệnh không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

2. Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, nhân lực, vật tư, trang thiết bị, máy móc, hóa chất, ứng trực 24/24, ứng phó với các tình huống của dịch bệnh, không để bị động, bất ngờ.

3. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án kiểm soát, can thiệp kịp thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sức khoẻ của người dân và hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể Omicron của vi rút SARS-CoV-2.

4. Tiếp tục củng cố, tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; đồng thời, duy trì và nâng cao năng lực mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19, đáp ứng công tác phòng chống dịch lâu dài; xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 để giảm đến mức thấp nhất các ca chuyển nặng và tử vong.

5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và đảm bảo tiến độ công tác tiêm vắc- xin phòng COVID-19, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.

6. Tăng cường công tác quản lý chất thải y tế, vận chuyển, thu gom, xử lý chất thải y tế lây nhiễm, nguy hại nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của chất thải y tế lây nhiễm, nguy hại đến môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch COVID-19 và dịch bệnh truyền nhiễm

a) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến các đơn vị, người dân trên địa bàn về phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, đặc biệt là nguy cơ lây lan của biến chủng mới Omicron đ nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng, chống dịch trong toàn dân trước nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 trên diện rộng trong điều kiện thời tiết và dịp L hội cuối năm; nâng cao ý thức của người dân về việc tiêm đủ vắc xin, xét nghiệm, cách ly, điều trị, nhất là thực hiện nghiêm 5K trong phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo an toàn thực phẩm và tự giác thực hiện các hành vi nâng cao sức khỏe trong dịp Tết.

b) Chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí tại địa phương để kịp thời thông tin về công tác y tế trong dịp Tết trên địa bàn thành phố; chú trọng quan tâm công tác tư tưởng, động viên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chc, nhất là nhân viên ngành y tế và các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

c) Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng, chống dịch COVID-19 cho nhóm đối tượng nguy cơ, người mc bệnh nn. Nội dung truyền thông tập trung vào hướng dẫn những biện pháp bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, người mắc bệnh nền không bị lây nhim COVID-19; hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 đ được chn đoán và điều trị sớm...

d) Tuyên truyền, vận động người dân về từ các địa phương khác theo dõi sức khỏe tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình, đến địa điểm đông người và tuân thủ nghiêm ngặt 5K, nhất là trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

2. Thực hiện nghiêm túc các nội dung Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, Quyết định số 3779/QĐ-UBND ngày 25/11/2021 của UBND thành phố

a) Đảm đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch, sẵn sàng triển khai thực hiện khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

b) Theo dõi đánh giá cấp độ dịch hằng ngày, hằng tuần đến cấp xã, phường và khu vực nhỏ hơn xã, phường.

c) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch, nhất là cấp cơ sở, các cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, siêu thị, bến xe, sân bay, các địa điểm công cộng, khu vực tập trung đông người trong dịp l Tết... để đôn đốc nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh.

d) Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch để răn đe; tăng cường ý thức chấp hành của cơ sở, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống dịch. Người đứng đầu các địa phương, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác phòng, chống dịch của địa phương, đơn vị mình.

3. Bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao

a) Lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao để có phương án đáp ứng, hỗ trợ kịp thời.

b) Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đảm bảo trên 95% người dân thuộc nhóm nguy cơ, người mắc bệnh nền và người chăm sóc được biết về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng ngừa và cách chăm sóc để phát hiện sớm khi mc bệnh, giảm khả năng bệnh diễn tiến nặng và tử vong do COVID-19.

c) Triển khai các biện pháp để 100% người thuộc nhóm nguy cơ, người mc bệnh nên được tiêm 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19 xong trong thời gian sớm nhất và sẵn sàng tiêm mũi tăng cường khi đến lượt.

d) Tuyên truyền, hướng dẫn để người dân biết, chủ động theo dõi sức khỏe hàng ngày nếu phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (sốt, ho, đau họng, rát họng, s mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mt khứu giác...) thì đến ngay cơ sở khám, chữa bệnh để được xét nghiệm và khám bệnh. Nếu không tự đi được thì báo cho y tế địa phương để được hỗ trợ về xét nghiệm và khám bệnh.

4. Công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin COVID-19 trên địa bàn thành phố đảm bảo mục tiêu Bộ Y tế đề ra; đồng thời, đảm bảo an toàn, minh bạch, đúng quy trình, đối tượng trong việc tiêm vắc-xin, không để xảy ra tiêu cực trong công tác tiêm chủng, trong đó lưu ý các nội dung sau:

a) Tiếp tục rà soát, lập danh sách các đối tượng hiện đang cư trú trên địa bàn chưa tiêm mũi 3 (bao gồm cả các đối tượng đã tiêm 02 mũi ở các địa phương khác) đtriển khai tiêm chủng sớm, đảm bảo hoàn thành việc tiêm mũi 3 trong quý I/2022. Đồng thời tiến hành việc lập danh sách trẻ em từ 05 -11 tuổi đcó thể tổ chức tiêm chủng ngay sau khi Bộ Y tế hướng dẫn và phân bổ vắc xin; lưu ý phối hợp với Công an thành phố, quận, huyện để hoàn thành việc lấy mã định danh cho trẻ.

b) Đối với các trường hợp không đi tiêm vắc xin được, các địa phương phối hợp với y tế địa phương rà soát kỹ các đối tượng tiêm tại nhà, đảm bảo đúng đối tượng mới tiến hành lập danh sách và bố trí để tiêm chủng. Các đối tượng vẫn còn khả năng đưa đi được/tự di chuyển bằng xe lăn thì bố trí tiêm chủng tại điểm tiêm trạm y tế/nhà văn hóa thôn..., địa phương hỗ trợ thêm nhân lực và phương tiện hỗ trợ các gia đình đưa đến điểm tiêm nhằm tiết kiệm được thời gian và công sức; Cho gia đình ký cam kết đồng ý tiêm trước khi bố trí lịch tiêm nhằm tránh mất thời gian, công sức của lực lượng y tế.

c) Tiếp tục tổ chức tiêm chủng mũi 3 cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế, tổ chức tiêm chủng ngay sau khi nhận được vắc xin; đạt mục tiêu quý I/2022 hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên

d) Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 05 đến 11 tui ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế (dự kiến trong quý II/2022).

5. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, phát hiện xử lý các ổ dịch COVID-19 và bệnh truyền nhiễm

a) Tiếp tục duy trì vai trò của chính quyền cơ sở, các Tổ COVID-19 cộng đồng, y tế địa phương, cộng tác viên y tế-dân số trong việc giám sát giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các dịch phát sinh, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan.

b) Tăng cường giám sát chủ động tại cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh và triển khai các hoạt động phòng chống, ngăn ngừa hạn chế lây lan trong cộng đồng, đặc biệt chú trọng vào nhóm các dịch bệnh nguy hiểm như các biến chủng mới của SARS-CoV-2, MERS-CoV, cúm A (H7N9), cúm A (H5N1), Cúm A (H5N6) và các bệnh khác như dại, sởi, rubella,...

c) Chú trọng công tác phòng, chống dịch tại các khu vực đông dân cư, đô thị lớn, khu công nghiệp; các thời điểm người dân, công nhân di chuyển về quê, trở lại thành phố lao động, sản xuất; giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài đ phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút, không để lây lan ra cộng đồng.

d) Cập nhật, triển khai có hiệu quả các hướng dẫn giám sát, cách ly phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

đ) Chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng công an, nht là tại tuyên cơ sở để thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn.

e) Thực hiện nghiêm các quy trình về quản lý người nhập cảnh, người nhập cảnh đến thành phố để kiểm soát có hiệu quả sự lây lan của biến chủng mới, chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống dịch bùng phát.

g) Tiếp tục thực hiện các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng (hàng tuần tại khu vực có nguy cơ cao, hàng tháng tại khu vực khác), phun hóa chất chủ động tại những nơi có nguy cơ.

h) Phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết để theo dõi, báo cáo ngay khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, thực hiện nghiêm công tác báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.

i) Chuẩn bị, dự trữ đầy đủ vật tư, hóa chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu chống dịch khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

k) Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm người đứng đu tại các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

6. Công tác cách ly y tế

a) Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly trong phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là cách ly tại nhà trong dịp Tết, đối với các trường hợp không đảm bảo các điều kiện cách ly tại nhà thì phải thực hiện cách ly tập trung, không để dịch bệnh lây lan do người dân không thực hiện nghiêm quy định cách ly.

b) Thời gian cách ly: Thực hiện theo quy định của Bộ Y tế (Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021, Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16/12/2021, Công văn số 11011/BYT-KCB ngày 28/12/2021, Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021).

7. Công tác điều trị

a) Đẩy nhanh tiến độ củng cố, tăng cường hệ thống y tế cơ sở đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các trạm y tế, trạm y tế lưu động; đồng thời, tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19 sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân trong dịp Tết. Có phương án dự phòng trong trường hợp số ca nhiễm tăng cao đảm bảo không bị động.

b) Chỉ đạo các cơ sở y tế phân công ứng trực 24/24 giờ, có phương án dự trữ đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất... cho công tác điều trị bệnh nhân trong dịp Tết. Duy trì hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh an toàn. Bảo đảm hệ thống thường trực cấp cứu, xe cứu thương, ô-xy y tế, máy thở và các trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu, điều trị người bệnh.

c) Đảm bảo hoạt động của các đường dây nóng y tế cũng như đường dây nóng về phòng, chống dịch, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đ người dân biết, tiếp cận khi có nhu cầu, không được để xảy ra trường hợp người bệnh, đặc biệt là F0 đang điều trị tại nhà không liên hệ được với cơ sở y tế, không được cấp phát thuốc điều trị.

d) Tiếp tục thực hiện công tác thu dung, điều trị, phòng, chống dịch COVID-19 đối với biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế.

8. Công tác xét nghiệm

a) Củng c và phân công ứng trực đảm bảo duy trì hệ thống tổ chức xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19 và bệnh truyền nhiễm trong dịp lễ, Tết.

b) Phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang trong việc kiểm soát, phát hiện sớm biến thể mới Omicron để tham mưu biện pháp kiểm soát, ứng phó phù hợp.

c) Dự trù sinh phẩm, vật tư xét nghiệm đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong dịp Tết đảm bảo dự trù cả trường hợp dịch bệnh lan rộng.

9. Quản lý chất thải y tế lây nhiễm, nguy hại trong phòng, chống dịch COVID-19

a) Quản lý chất thải y tế lây nhiễm, nguy hại phát sinh từ các khu vực cách ly tập trung và cơ sở y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đảm bảo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và có tính hợp lý, khả thi phù hợp trong điều kiện của thành phố hiện nay.

b) Đảm bảo thực hiện quản lý chất thải y tế tại các khu cách ly tập trung và cơ sở y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG, ngày 05/8/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19.

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo nội dung Kế hoạch này.

b) Tiếp tục thực hiện hiệu quả hướng dẫn của Bộ Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh; người nhim COVID-19 cách ly, điều trị tại nhà/nơi lưu trú để khôi phục và phát triển sản xuất theo quy định.

c) Chỉ đạo các đơn vị y tế triển khai công tác giám sát, phòng, chống dịch theo từng tình huống dịch và theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế. Đồng thời, nâng cao năng lực điều trị của hệ thống các bệnh viện bao gồm cả y tế tư nhân, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh, các bệnh vin, trung tâm y tế thực hiện hai nhiệm vụ vừa khám chữa bệnh thông thường vừa điều trị bệnh nhân COVID-19.

d) Chủ động chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực chuyên môn, đặc biệt nhân lực về hồi sức tích cực, truyền nhiễm, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn; xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho các y, bác s về hồi sức tích cực.

đ) Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra đến cấp cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.

e) Phối hợp với UBND các quận, huyện vận hành và tổ chức hoạt động hiệu quả Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm và việc đảm bảo ô-xy y tế cho bệnh nhân COVID-19 để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

g) Phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm bổ sung và tiêm nhắc vắc-xin COVID-19.

h) Thường xuyên cập nhật thông tin về biến thể Omicron, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để truyền tải thông tin, truyền thông hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả đến người dân và cộng đồng.

i) Chuẩn bị sẵn sàng các phương án triển khai các bệnh viện dã chiến và các cơ sở thu dung điều trị khi có yêu cầu.

2. Sở Tài chính

a) Tổ chức hướng dẫn đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo phân cấp ngân sách hiện hành.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế rà soát cân đối, bố trí kinh phí chi phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh thường xuyên và đột xuất theo quy định.

c) Hướng dẫn các chính sách, chế độ tài chính về công tác phòng, chống dịch bệnh.

3. Công an thành phố

a) Chỉ đạo tổ chức duy trì trực phòng chống dịch 24/24; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu.

b) Tăng cường các biện pháp giám sát tại địa bàn dân cư kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động nhập cảnh, cư trú trái phép trên địa bàn, nhất là tại các địa bàn, khu vực trung tâm, tập trung đông người sinh sống. Khi có trường hợp nhập cảnh trái phép phối hợp với địa phương và y tế tiến hành cách ly kim dịch, xét nghiệm theo quy định.

c) Đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở cách ly (cơ sở y tế, khu lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn...), bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19; kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp có nguy cơ hoặc nhiễm biến thể Omicron.

d) Phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19.

4. Sở Thông tin và truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm thời điểm trước, trong và sau dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nâng cao nhận thức của người dân trong tình hình mới.

c) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức truyền thông rộng rãi để người dân và cộng đồng hiểu đúng và hợp tác với cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có biến thể Omicron và các dịch bệnh truyền nhiễm; đồng thời, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh COVID-19, tiêm chủng vắc-xin, hoạt động nâng cao năng lực y tế cơ sở.

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời những thông tin xấu, lệch lạc liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh trong đó có phòng chống biến thể Omicron, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả phòng, chống dịch.

đ) Đảm bảo duy trì hệ thống thông tin liên lạc, phần mềm báo cáo, phần mềm quản lý cách ly thông suốt, hoạt động ổn định trong dịp Tết Nguyên đán.

5. Sở Ngoại vụ

a) Sẵn sàng ứng trực 24/24h để tiếp nhận thông tin và hỗ trợ người nước ngoài đang cư trú tại thành phố gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

b) Phối hợp với Sở Y tế thực hiện công tác Lãnh sự trong trường hợp có người nước ngoài bị nhim và tử vong do nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp Sở Y tế trong công tác chỉ đạo việc tổ chức vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung, nhà/nơi lưu trú cách ly, điều trị F0 trên địa bàn, đảm bảo kịp thời theo quy định.

b) Theo dõi, giám sát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm. Trong trường hợp khối lượng chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh COVID-19 vượt quá khả năng xử lý của thành phố, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND thành phố biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với điều kiện của thành phố.

c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác phân loại, thu gom, vận, chuyn, lưu giữ, xử lý chất thải có nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn thành phố; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì xử lý hoặc tham mưu cấp thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

7. Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể thành phố

a) Chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022.

b) Căn cứ Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tổ chức triển khai thực hiện tại các cơ sở và thường xuyên theo dõi, đánh giá việc đảm bảo an toàn.

c) Chủ động rà soát, thống kê, tổng hợp danh sách người cần tiêm vắc-xin phòng COVID-19 thuộc thẩm quyền quản lý, phối hợp với ngành Y tế để tổ chức tiêm vc-xin đy đủ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân theo Kế hoạch của UBND thành phố.

8. Ban chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch và UBND các quận, huyện

a) Lập kế hoạch của địa phương và chỉ đạo UBND các xã, phường, đơn vị trực thuộc sn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; báo cáo kịp thời diễn biến tình hình dịch theo quy định.

b) Tổ chức hoạt động giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mc bệnh tại các địa bàn để khoanh vùng và xử lý kịp thời; triển khai quy trình phát hiện và xử lý dịch tại cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Triển khai đy đủ và hiệu quả các nội dung truyền thông phòng, chống biến thể Omicron; phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan y tế và cơ quan truyền thông.

c) Tích cực, quyết liệt triển khai có hiệu quả các Trạm Y tế lưu động, Tổ COVID-19 cộng đồng, T chăm sóc người nhim tại cộng đồng; rà soát các điều kiện, sẵn sàng triển khai hoạt động của các Trạm Y tế lưu đng tùy theo diễn biến của tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

d) Triển khai điều tra, rà soát người dân trên địa bàn chưa được tiêm vắc-xin, chịu trách nhiệm quản lý thông tin về tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 của người dân sinh sống tại địa phương; tổ chức kế hoạch tiêm bổ sung và tiêm nhc vc-xin COVID-19 an toàn, hiệu quả đúng đối tượng theo chỉ đạo của UBND TP và hướng dẫn của Sở Y tế.

đ) Tiếp tục rà soát, chủ động lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn để có phương án quản lý, bảo v, chăm sóc, đáp ứng, hỗ trợ kịp thời.

e) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trường học... trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo từng cấp độ dịch, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2022.

g) Thực hiện các nhiệm vụ trong công tác phòng, chống COVID-19 theo nhiệm vụ được giao và các chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.

Trên đây là Kế hoạch Phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố, yêu cầu các đơn vị địa phương căn cứ, triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- TT Thành ủy Đà Nng (để b/cáo);
- TT HĐND thành phố (để báo cáo);
- CT và các PCT UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành (để thực hiện);
- UBND quận, huyện (để thực hiện);
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Các cơ quan báo, đài TP;
- Lưu: VT, SYT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Thị Kim Yến

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 21/KH-UBND về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và dịch bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán năm 2022 do thành phố Đà Nẵng ban hành

  • Số hiệu: 21/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/01/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Ngô Thị Kim Yến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/01/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản