ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 20 tháng 01 năm 2021 |
CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG, CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trên địa bàn Tỉnh.
2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp tại địa phương vào năm 2025 và kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.
- Quản lý 50% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp tại địa phương vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.
- Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030
- 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.
- 100% Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức thực hiện lồng ghép chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.
- 100% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.
- Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có yếu tố có hại, có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
- 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám, điều trị và phục hồi chức năng.
- 100% người lao động tại các khu công nghiệp được tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ) vào năm 2030.
- Đến năm 2025 giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến năm 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.
- Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành nghề và từng quy mô lao động.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chủ động đảm bảo công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Đăng các tin, bài, văn bản có liên quan đến công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở lao động và người lao động nhằm khắc phục tình trạng người sử dụng lao động không đảm bảo công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động và người lao động chỉ quan tâm đến thu nhập mà xem nhẹ việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho chính mình.
- Hằng năm, phát động phong trào hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại các cơ sở lao động để người lao động và người sử dụng lao động hiểu được vai trò, ý nghĩa trong việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động.
- Tổ chức các buổi tư vấn cho người lao động về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, trong đó tập trung tư vấn về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, dinh dưỡng hợp vệ sinh, nâng cao sức khỏe, tăng cường vận động. Riêng đối với người lao động làm việc trong các khu công nghiệp sẽ được tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).
2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
- Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động.
- Khuyến khích các cơ sở lao động, tổ chức, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân làm tốt và xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho người thực hiện chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp như: quản lý vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, kỹ năng sơ cứu cấp cứu và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
- Đầu tư hệ thống phần mềm và đào tạo nhân lực trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh và thực hiện kết nối dữ liệu quốc gia.
- Mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực thực hiện công tác chuyên môn chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp từ tuyến Tỉnh đến tuyến cơ sở
- Cũng cố tổ chức y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe người người lao động và kiểm soát các yếu tố có hại tại nơi làm việc.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện dịch vụ chăm sóc người lao động, quản lý yếu tố có hại cho các doanh nghiệp nhỏ và người lao động không có hợp đồng lao động.
5. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội
- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách theo định hướng ưu tiên cho các hoạt động phòng ngừa, quản lý các yếu tố có hại, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư cho công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại đơn vị mình.
- Củng cố và hoàn hiện các cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.
- Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Chú trọng đầu tư trang thiết bị giám sát, quan trắc môi trường lao động, khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động cho cơ sở y tế các tuyến theo chức năng nhiệm vụ.
- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030 với số tiền dự toán là 1.746.230.000 đồng, trong đó:
Giai đoạn 2021 - 2025: 924.660.000 đồng (Phụ lục 1 đính kèm).
Giai đoạn 2026 - 2030: 821.570.000 đồng (Phụ lục 2 đính kèm).
- Nguồn kinh phí thực hiện:
Nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị hằng năm (kinh phí tự chủ, kinh phí không thực hiện tự chủ) lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch của ngành hằng năm để thực hiện.
Nguồn vốn vay, vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác;
1. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm điều phối, quản lý việc tổ chức thực hiện Kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị ngành y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch.
- Thực hiện công tác đào tạo và mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực thực hiện công tác chuyên môn chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp từ tuyến Tỉnh đến tuyến cơ sở.
- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động tại địa phương và thực hiện kết nối dữ liệu quốc gia; thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong ngành y tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng, in ấn tài liệu tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành/nghề và lao động phi kết cấu.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức tư vấn cho các cơ sở lao động để hướng dẫn phòng chống các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nội dung: tổ chức bộ phận y tế cơ sở, lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, quan trắc môi trường lao động, tổ chức lực lượng sơ cứu cấp cứu nơi làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Khi phát hiện bệnh bệnh nghề nghiệp hướng dẫn lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp, đề nghị giám định, tổ chức chăm sóc, điều trị phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
- Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho lực lượng sơ cấp cứu nơi làm việc và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
- Phối hợp liên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
- Hướng dẫn, triển khai các nội dung Kế hoạch đến người lao động và người sử dụng lao động.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các nội dung của Kế hoạch.
3. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Y tế.
6. Người sử dụng lao động trên địa bàn Tỉnh: phối hợp với Sở Y tế và các các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các quy định của pháp luật và các nội dung trong mục tiêu của Kế hoạch.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã Tỉnh: tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức; theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác tăng cường, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Kế hoạch số: 21/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
ĐVT: nghìn đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Tổng cộng | Ghi chú |
|
|
| 200,000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 200,000 |
| ||
| Đầu tư hệ thống phần mềm và triển khai thực hiện |
|
|
| 200,000 |
|
|
|
| 200,000 |
|
|
|
| 38,400 | 38,400 | 38,400 | 38,400 | 38,400 | 192,000 | Phối hợp cùng thực hiện | ||
| Giám sát cơ sở lao động trong năm 2021 khoảng 100 cơ sở |
|
|
| |||||||
| Xăng xe | xe | 100 | 120 | |||||||
| Lưu trú | người | 200 | 100 | |||||||
|
|
| |||||||||
| Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động khoảng 60 cơ sở năm 2021 |
|
|
| |||||||
| Xăng xe | xe | 120 | 120 | |||||||
| Lưu trú | người | 240 | 100 | |||||||
|
|
| 14,440 | 14,440 | 0 | 0 | 0 | 28,880 |
| ||
| Tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện |
|
|
| 14,440 | 14,440 | 0 | 0 | 0 | 28,880 | Tập huấn 1 lần/huyện cho giai đoạn 2021-2025, mỗi năm thực hiện 6 huyện |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 1 | 300 | 300 | 300 |
|
|
| 600 | |
| - Hội trường | HT | 6 | 600 | 3,600 | 3,600 |
|
|
| 7,200 | |
| - Nước uống | phần | 180 | 20 | 3,600 | 3,600 |
|
|
| 7,200 | |
| - VPP, tài liệu | cuốn | 167 | 25 | 3,340 | 3,340 |
|
|
| 6,680 | 20.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 6 | 600 | 3,600 | 3,600 |
|
|
| 7,200 |
|
|
|
| 144,440 | 0 | 144,440 | 0 | 0 | 288,880 | Thực hiện 02 lần trong giai đoạn, đề nghị SYT tự sắp xếp thời gian thực hiện cho phù hợp | ||
| Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức 02 buổi tư vấn cho khoảng 100 cơ sở lao động |
|
|
| 11,500 | 0 | 11,500 | 0 | 0 | 23,000 | |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 1 | 300 | 300 |
| 300 |
|
| 600 |
|
| - Hội trường | HT | 2 | 600 | 1,200 |
| 1,200 |
|
| 2,400 |
|
| - Nước uống | phần | 240 | 20 | 4,800 |
| 4,800 |
|
| 9,600 |
|
| - VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền | cuốn | 200 | 25 | 4,000 |
| 4,000 |
|
| 8,000 | 20.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 2 | 600 | 1,200 |
| 1,200 |
|
| 2,400 |
|
| Tập huấn hướng dẫn TTYT huyện thực hiện tư vấn cho CSLĐ trên địa bàn theo phân cấp quản lý |
|
|
| 2,540 |
| 2,540 |
| 0 | 5,080 | Giai đoạn thực hiện 2 lần |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 1 | 300 | 300 |
| 300 |
|
| 600 |
|
| - Hội trường | HT | 1 | 600 | 600 |
| 600 |
|
| 1,200 |
|
| - Nước uống | phần | 28 | 20 | 560 |
| 560 |
|
| 1,120 |
|
| - VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền | cuốn | 24 | 25 | 480 |
| 480 |
|
| 960 |
|
| - Báo cáo viên | lớp | 1 | 600 | 600 |
| 600 |
|
| 1,200 |
|
| Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức 24 buổi tư vấn cho khoảng 1200 cơ sở lao động |
|
|
| 130,400 |
| 130,400 |
|
| 260,800 | Giai đoạn thực hiện 2 lần |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 12 | 300 | 3,600 |
| 3,600 |
|
| 7,200 |
|
| - Hội trường | HT | 24 | 600 | 14,400 |
| 14,400 |
|
| 28,800 |
|
| - Nước uống | phần | 2,500 | 20 | 50,000 |
| 50,000 |
|
| 100,000 |
|
| - VPP, tài liệu | cuốn | 2,400 | 25 | 48,000 |
| 48,000 |
|
| 96,000 |
|
| - Báo cáo viên | lớp | 24 | 600 | 14,400 |
| 14,400 |
|
| 28,800 |
|
|
|
| 20,900 | 20,900 | 20,900 | 20,900 | 20,900 | 104,500 |
| ||
| Thực hiện tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu vai trò, ý nghĩa khám phát hiện BNN |
|
|
| 12,500 | 12,500 | 12,500 | 12,500 | 12,500 | 62,500 |
|
| Phát thanh tuyên truyền trong Tháng An toàn vệ sinh lao động | lần | 130 | 50 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 32,500 |
|
| Thực hiện phóng sự tuyên truyền Tháng An toàn vệ sinh lao động | phóng sự | 2 | 3,000 | 6,000 | 6,000 | 6,000 | 6,000 | 6,000 | 30,000 |
|
| Tổ chức họp giao ban với cơ sở lao động trong và ngoài ngành y tế |
|
|
| 8,400 | 8,400 | 8,400 | 8,400 | 8,400 | 42,000 |
|
| - Nước uống | phần | 220 | 20 | 4,400 | 4,400 | 4,400 | 4,400 | 4,400 | 22,000 |
|
| - VPP, tài liệu | cuốn | 200 | 25 | 4,000 | 4,000 | 4,000 | 4,000 | 4,000 | 20,000 |
|
|
|
| 55,200 | 0 | 55,200 | 0 | 0 | 110,400 |
| ||
| Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu nơi làm việc |
|
|
| 55,200 |
| 55,200 |
| 0 | 110,400 | Giai đoạn thực hiện 2 lần |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 12 | 300 | 3,600 |
| 3,600 |
|
| 7,200 | mỗi lớp 50 người |
| - Hội trường | HT | 12 | 600 | 7,200 |
| 7,200 |
|
| 14,400 |
|
| - Nước uống | phần | 660 | 20 | 13,200 |
| 13,200 |
|
| 26,400 |
|
| - VPP, tài liệu | cuốn | 600 | 25 | 12,000 |
| 12,000 |
|
| 24,000 |
|
| - Báo cáo viên | lớp | 12 | 600 | 7,200 |
| 7,200 |
|
| 14,400 |
|
| - Trang thiết bị phục vụ huấn luyện | lớp | 12 | 1,000 | 12,000 |
| 12,000 |
|
| 24,000 |
|
TỔNG CỘNG | 473,380 | 73,740 | 258,940 | 59,300 | 59,300 | 924,660 |
|
(Kèm theo Kế hoạch số: 21/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
ĐVT: nghìn đồng
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | Tổng cộng | Ghi chú |
|
|
| 45,600 | 45,600 | 45,600 | 45,600 | 45,600 | 228,000 | Phối hợp cùng thực hiện | ||
| Giám sát cơ sở lao động trong năm 2021 khoảng 100 cơ sở |
|
|
| |||||||
| Xăng xe | xe | 100 | 180 | |||||||
| Lưu trú | người | 200 | 150 | |||||||
|
|
| |||||||||
| Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động khoảng 60 cơ sở năm 2021 |
|
|
| |||||||
| Xăng xe | xe | 120 | 180 | |||||||
| Lưu trú | người | 240 | 150 | |||||||
|
|
| 15,275 | 15,275 | 0 | 0 | 0 | 30,550 | Tập huấn 01 lần/huyện cho giai đoạn 2026- 2030, mỗi năm thực hiện 6 huyện | ||
| Tập huấn cho Trung tâm Y tế huyện |
|
|
| 15,275 | 15,275 | 0 | 0 | 0 | 30,550 | |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 1 | 450 | 300 | 300 |
|
|
| 600 | |
| - Hội trường | HT | 6 | 900 | 3,600 | 3,600 |
|
|
| 7,200 | 600.000 đ/HT |
| - Nước uống | phần | 180 | 30 | 3,600 | 3,600 |
|
|
| 7,200 | 20.000 đ/người/buổi |
| - VPP, tài liệu | cuốn | 167 | 37.50 | 4,175 | 4,175 |
|
|
| 8,350 | 25.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 6 | 900 | 3,600 | 3,600 |
|
|
| 7,200 | 600.000 đ/buổi |
|
|
| 157,560 | 0 | 157,560 | 0 | 0 | 315,120 | Thực hiện 02 lần trong giai đoạn, đề nghị SYT tự sắp xếp thời gian thực hiện cho phù hợp | ||
| Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức 02 buổi tư vấn cho khoảng 100 cơ sở lao động |
|
|
| 12,500 | 0 | 12,500 | 0 | 0 | 25,000 |
|
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 1 | 450 | 300 |
| 300 |
|
| 600 |
|
| - Hội trường | HT | 2 | 900 | 1,200 |
| 1,200 |
|
| 2,400 | 600.000 đ/HT |
| - Nước uống | phần | 240 | 30 | 4,800 |
| 4,800 |
|
| 9,600 | 20.000 đ/người/buổi |
| - VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền | cuốn | 200 | 37 | 5,000 |
| 5,000 |
|
| 10,000 | 25.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 2 | 900 | 1,200 |
| 1,200 |
|
| 2,400 | 600.000 đ/buổi |
| Tập huấn hướng dẫn TTYT huyện thực hiện tư vấn cho CSLĐ trên địa bàn theo phân cấp quản lý |
|
|
| 2,660 |
| 2,660 |
| 0 | 5,320 |
|
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 1 | 450 | 300 |
| 300 |
|
| 600 |
|
| - Hội trường | HT | 1 | 900 | 600 |
| 600 |
|
| 1,200 | 600.000 đ/HT |
| - Nước uống | phần | 28 | 30 | 560 |
| 560 |
|
| 1,120 | 20.000 đ/người/buổi |
| - VPP, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền | cuốn | 24 | 37 | 600 |
| 600 |
|
| 1,200 | 25.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 1 | 900 | 600 |
| 600 |
|
| 1,200 | 600.000 đ/buổi |
| Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức 24 buổi tư vấn cho khoảng 1200 cơ sở lao động |
|
|
| 142,400 |
| 142,400 |
|
| 284,800 |
|
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 12 | 450 | 3,600 |
| 3,600 |
|
| 7,200 | 300.000 đ/lần |
| - Hội trường | HT | 24 | 900 | 14,400 |
| 14,400 |
|
| 28,800 | 600.000 đ/HT |
| - Nước uống | phần | 2,500 | 30 | 50,000 |
| 50,000 |
|
| 100,000 | 20.000 đ/người/buổi |
| - VPP, tài liệu | cuốn | 2,400 | 37 | 60,000 |
| 60,000 |
|
| 120,000 | 25.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 24 | 900 | 14,400 |
| 14,400 |
|
| 28,800 | 600.000 đ/buổi |
|
|
| 23,900 | 23,900 | 23,900 | 23,900 | 23,900 | 119,500 |
| ||
| Thực hiện tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu vai trò, ý nghĩa khám phát hiện BNN |
|
|
| 15,500 | 15,500 | 15,500 | 15,500 | 15,500 | 77,500 |
|
| Phát thanh tuyên truyền trong Tháng An toàn vệ sinh lao động | lần | 130 | 75 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 6,500 | 32,500 | 50.000 đ/lần |
| Thực hiện phóng sự tuyên truyền Tháng An toàn vệ sinh lao động | phóng sự | 2 | 4,500 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 45,000 |
|
| Tổ chức họp giao ban với cơ sở lao động trong và ngoài ngành y tế |
|
|
| 8,400 | 8,400 | 8,400 | 8,400 | 8,400 | 42,000 |
|
| - Nước uống | phần | 220 | 30 | 4,400 | 4,400 | 4,400 | 4,400 | 4,400 | 22,000 | 20.000 đ/người/buổi |
| - VPP, tài liệu | cuốn | 200 | 37 | 4,000 | 4,000 | 4,000 | 4,000 | 4,000 | 20,000 | 20.000 đ/bộ |
|
|
| 64,200 | 0 | 64,200 | 0 | 0 | 128,400 |
| ||
| Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu nơi làm việc |
|
|
| 64,200 |
| 64,200 |
| 0 | 128,400 | Giai đoạn thực hiện 02 lần |
| - Trang trí, khẩu hiệu | cái | 12 | 450 | 3,600 |
| 3,600 |
|
| 7,200 | 300.000 đ/lần |
| - Hội trường | HT | 12 | 900 | 7,200 |
| 7,200 |
|
| 14,400 | 600.000 đ/HT |
| - Nước uống | phần | 660 | 30 | 13,200 |
| 13,200 |
|
| 26,400 | 20.000 đ/người/buổi |
| - VPP, tài liệu | cuốn | 600 | 37 | 15,000 |
| 15,000 |
|
| 30,000 | 25.000 đ/bộ |
| - Báo cáo viên | lớp | 12 | 900 | 7,200 |
| 7,200 |
|
| 14,400 | 600.000 đ/buổi |
| - Trang thiết bị phục vụ huấn luyện | lớp | 12 | 1,500 | 18,000 |
| 18,000 |
|
| 36,000 |
|
TỔNG CỘNG | 306,535 | 84,775 | 291,260 | 69,500 | 69,500 | 821,570 |
|
- 1Quyết định 3826/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 tỉnh Bắc Kạn
- 3Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2030
- 4Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2030
- 5Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2030
- 6Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2030
- 8Kế hoạch 1853/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2030
- 9Kế hoạch 2306/KH-UBND năm 2020 về Chăm sóc và nâng cao Sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Bộ luật Lao động 2019
- 3Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3826/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 tỉnh Bắc Kạn
- 6Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2030
- 7Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2030
- 8Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2030
- 9Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2030
- 11Kế hoạch 1853/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2030
- 12Kế hoạch 2306/KH-UBND năm 2020 về Chăm sóc và nâng cao Sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 21/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Đoàn Tấn Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định