Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 206/KH-UBND | Yên Bái, ngày 08 tháng 12 năm 2017 |
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi, trồng, khai thác dược liệu;
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 179/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường.
- Phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ, nâng cao hiệu quả diện tích hiện có, gắn với việc bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm; phát huy ngành nghề truyền thống gắn với quảng bá và phát triển du lịch, lễ hội vùng, miền và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân (đặc biệt đối với đời sống đồng bào vùng cao).
- Phát triển phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư cho khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cây dược liệu và đẩy mạnh tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tập trung phát triển các chủng loại dược liệu hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của địa phương.
- Phát triển các loại cây dược liệu trong định hướng và quy hoạch gồm 29 loại: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Quế, Sả, Sa nhân tím, Ý dĩ, Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng, Hoài sơn (củ mài), Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Atiso, Cà gai leo, Sơn tra, Thảo quả, Nhân trần, Lá khôi, Đảng sâm, Sâm cau, Sâm Ngọc Linh, Cây dây gắm, Bách bộ, Đương quy, Gấc.
- Song song với trồng mới, trồng thử nghiệm, cần tiếp tục trồng bổ sung, cải tạo, trồng thay thế diện tích hiện có (diện tích cây dược liệu hàng năm, cây lâu năm đã thu hoạch) để duy trì ổn định diện tích, sản lượng. Đồng thời tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
- Phát triển cây dược liệu phải phù hợp với định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan; tạo được các vùng trồng cây dược liệu để phát triển ổn định, lâu dài; tạo được sự liên kết chặt chẽ, ổn định theo chuỗi giá trị từ trồng, chăm sóc, thu hoạch gắn với chế biến, tiêu thụ đảm bảo phát triển cây dược liệu bền vững, hiệu quả.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Quy mô, địa điểm và các chủng loại phát triển cây dược liệu
a) Phát triển cây dược liệu đến năm 2020:
- Ưu tiên phát triển 14 chủng loại cây dược liệu gồm: Quế, Sơn tra, Thảo quả, Đinh lăng, Sả, Ba kích, Giảo cổ lam, Sâm Ngọc Linh, Ý dĩ, Hà thủ ô đỏ, Cà gai leo, Lá khôi, Atiso, Đương quy.
- Tổng diện tích trồng mới các loại cây dược liệu đến năm 2020 là 26.470 ha trên địa bàn các huyện, thành phố (có phụ lục chi tiết kèm theo).
- Xây dựng 1- 2 vườn nhân giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; quy mô đáp ứng khoảng 20% nhu cầu giống tại chỗ (tùy chủng loại).
- Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ.
b) Định hướng phát triển đến năm 2025
- Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện việc phát triển cây dược liệu đến năm 2020, tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh Yên Bái lên 29 chủng loại chính gồm: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Quế, Sả, Sa nhân tím, Ý dĩ, Bạch chỉ, Bạch truật, Địa hoàng, Hoài sơn (củ mài), Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Atiso, Cà gai leo, Sơn tra, Thảo quả, Nhân trần, Lá Khôi, Đảng sâm, Sâm cau, Sâm Ngọc Linh, Cây dây gắm, Bách bộ, Đương quy, Gấc.
- Tiếp tục trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; duy trì, phát triển có hiệu quả diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh.
a) Thông tin, tuyên truyền: Thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch và các cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển cây dược liệu tập trung tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
b) Về đất đai
- Đất dự kiến phát triển cây dược liệu phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Không bị ảnh hưởng do chất thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang...
- Các đối tượng đất nghiên cứu phát triển cây dược liệu hàng hóa:
+ Đất trồng cây hàng năm là đối tượng phù hợp với nhiều chủng loại cây dược liệu. Tuy nhiên, trong loại đất này cần chú ý đến quỹ đất dùng cho phát triển các cây hàng năm khác (rau và hoa). Riêng đối tượng đất lúa, tại một số khu vực có điều kiện thuận lợi có thể nghiên cứu chuyển đổi sang trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn nhưng phải đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
+ Đất lâm nghiệp là đối tượng nghiên cứu và có tiềm năng lớn nhất cho phát triển cây dược liệu, diện tích của đối tượng này chiếm diện tích lớn trong cơ cấu diện tích nghiên cứu phát triển. Cây dược liệu có nhiều chủng loại, đặc điểm thích nghi khác nhau, nhiều loại chỉ thích hợp phát triển dưới tán rừng (Thảo quả, Ba kích, Giảo cổ lam,...) và có loại là đối tượng cây lâm nghiệp như: Quế, Sơn tra...do đó cần có phương án cho từng đối tượng cụ thể.
+ Đất trồng cây hàng năm khác (chủ yếu là đất trồng ngô, rau, màu).
+ Đất trồng cây lâu năm khác (chủ yếu là cây ăn quả, cây công nghiệp).
c) Về nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu
- Việc quản lý được nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là yêu cầu cần thiết để xây dựng các vùng sản xuất cây dược liệu tập trung đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP - WHO). Phương án quản lý nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất cây dược liệu tập trung
- Cây dược liệu có chủng loại đa dạng, đa số đều có thể tự để giống, nhân trong tự nhiên hoặc nhân giống bằng các tiến bộ kỹ thuật (nuôi cấy mô tế bào...). Tuy nhiên, khi triển khai phát triển với quy mô và diện tích lớn, nhu cầu về giống cây dược liệu sẽ tăng lên và các phương thức nhân giống hiện tại của người dân sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất. Chính vì vậy, việc kiểm soát được nguồn giống đầu vào trong sản xuất là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu, đây cũng là yêu cầu bắt buộc với vùng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
- Nguồn cung ứng giống qua hệ thống quản lý, giám sát của nhà nước: Đây là những đơn vị, tổ chức kinh doanh giống có đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật trong việc cung ứng giống dược liệu có chất lượng tốt cho thị trường. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 30% lượng giống cây dược liệu được cung ứng qua hệ thống trên và đến năm 2025 sẽ là 50% lượng nhu cầu giống của vùng phát triển. Để đạt được mục tiêu trên, cần quy hoạch hệ thống vườn ươm cây con giống ngay tại các vùng tập trung để đáp ứng nhanh nhu cầu sản xuất.
- Nguồn phân hữu cơ vi sinh: Dự kiến 100% nguồn phân này được quản lý bằng hình thức khuyến cáo hoặc cung cấp phương pháp ngâm ủ phân chuồng và các chất thải hữu cơ để làm phân bón cho cây.
- Phân hóa học (N, P, K...); phân sinh học và thuốc bảo vệ thực vật: 100% được Nhà nước quản lý thông qua hệ thống các cửa hàng, Công ty cung cấp vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn lao động: Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của quá trình thực hiện kế hoạch. Lực lượng lao động được đào tạo, tập huấn về sản xuất, thu hái, bảo quản và chế biến dược liệu an toàn.
d) Về khoa học công nghệ, khuyến nông
Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản, nâng cao chất lượng chế biến theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Y tế ban hành. Xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn người sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản để duy trì và nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm.
đ) Về tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu
- Để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị dược lý của cây dược liệu cũng như hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất thì cần thiết phải có hệ thống thu gom, sơ chế và bảo quản dược liệu tại mỗi vùng phát triển tập trung. Đại đa số các sản phẩm dược liệu đều phải trải qua giai đoạn sơ chế như phơi khô, sấy, rửa, loại bỏ bộ phận không dùng được... Vị trí khu thu gom, sơ chế sẽ được đặt gần các vùng nguyên liệu để tiện cho việc tập kết và sơ chế, bảo quản. Mỗi vùng (một xã hoặc một vài xã có diện tích cây dược liệu) sẽ bố trí một khu tập kết, thu gom và sơ chế, bảo quản cây dược liệu. Quy mô tùy theo từng vùng sản xuất.
- Để việc tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu được hiệu quả, bền vững cần thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua các kênh: Các tổ chức kinh tế là các công ty kinh doanh dược liệu; các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại... với việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm đây được coi là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho vùng phát triển tập trung. Ngoài ra tiêu thụ còn thông qua các hội viên hội Đông y, các ông lang, bà mế ở các địa phương.
- Hình thức tiêu thụ sản phẩm qua các kênh giúp cho việc sản xuất được chuyên môn hóa trong từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó giúp cho thị trường sản xuất và tiêu thụ phát triển ổn định và bền vững. Đây cũng là hình thức tiêu thụ giúp cho vùng sản xuất cây dược liệu dần đi vào chuẩn hóa để quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra khi tiêu thụ trên thị trường.
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây dược liệu, các sản phẩm chế biến từ nguồn dược liệu được nuôi trồng, sản xuất chế biến từ nguồn các loại cây dược liệu của tỉnh để góp phần quảng bá và nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
e) Vốn và cơ chế chính sách
- Nguồn vốn Trung ương: Thông qua cơ chế hỗ trợ của nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu; Thông qua các chương trình khuyến nông, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế để phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn ngân sách trong tỉnh: Được huy động từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới, vốn ngân sách sự nghiệp hàng năm của tỉnh (Đang thực hiện đối với các đề án phát triển cây Quế và cây Sơn tra). Lồng ghép nguồn vốn 30a, 135 để phát triển các cây dược liệu trên địa bàn vùng cao.
- Nguồn vốn hợp pháp khác: Vốn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân, vốn tín dụng và vốn tự có của nhân dân.
- Thực hiện sản xuất và hỗ trợ thông qua các dự án, đề án được xây dựng từ các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cá nhân... được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ đạo sản xuất cây dược liệu hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu, triển khai thực hiện các đề tài, dự án... liên quan đến phát triển sản xuất cây dược liệu.
3. Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung liên quan tới hoạt động tiêu thụ và xúc tiến thương mại.
4. Sở Y tế: Rà soát, cấp phép và quản lý các cơ sở thu gom, sơ chế và kinh doanh sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Cục quản lý Y Dược học cổ truyền - Bộ Y tế và các sở, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện GACP - WHO tại các cơ sở trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu hoạt động trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai; trên cơ sở vị trí và diện tích đất sản xuất giống, vùng nuôi trồng cây dược liệu tập trung do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành địa phương liên quan đề xuất. Chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố, thị xã đưa diện tích đất này vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất, kinh doanh cây dược liệu theo sự phân cấp quản lý của tỉnh.
7. Sở Tài chính: Căn cứ vào các nội dung quy hoạch, kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối kinh phí từ ngân sách tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển vùng sản xuất giống, vùng nuôi trồng dược liệu tập trung tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
9. Hội Đông y tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của kế hoạch; tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, của tỉnh và là một trong những nguồn lực tham gia lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành liên quan xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu trên địa bàn quản lý theo kế hoạch của các ngành chức năng.
Trên đây là Kế hoạch phát triển phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM TRỒNG MỚI CÂY DƯỢC LIỆU ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái)
Đơn vị tính: ha
TT | Tên cây dược liệu | Tổng diện tích | Trong đó | |||||||
Tp. Yên Bái | Trạm Tấu | Yên Bình | Văn Chấn | Mù Cang Chải | Văn Yên | Lục Yên | Trấn Yên | |||
1 | Quế | 19.500 |
|
| 1.050 | 2.500 |
| 7.700 | 3.250 | 5.000 |
2 | Sơn tra | 6.200 |
| 2.400 |
|
| 3.800 |
|
|
|
3 | Thảo quả | 400 |
| 100 |
| 150 | 150 |
|
|
|
4 | Đinh lăng | 70 | 10 |
| 30 | 10 |
| 10 |
| 10 |
5 | Sả | 130 |
|
| 50 | 50 |
| 30 |
|
|
6 | Ba Kích | 10 |
|
| 5 |
|
| 5 |
|
|
7 | Giảo cổ lam | 45 |
|
| 10 | 15 |
| 5 | 15 |
|
8 | Sâm Ngọc Linh | 5 |
| 1 |
| 2 | 2 |
|
|
|
9 | Ý dĩ | 45 |
| 15 |
| 15 | 15 |
|
|
|
10 | Hà thủ ô đỏ | 25 |
|
|
| 10 |
|
| 15 |
|
11 | Cà gai leo | 15 | 5 |
|
|
|
| 5 |
| 5 |
12 | Lá khôi | 15 |
|
| 10 |
|
|
| 5 |
|
13 | Atiso | 5 |
|
|
|
| 5 |
|
|
|
14 | Đương quy | 5 |
|
|
| 2 | 3 |
|
|
|
| Tổng cộng | 26.470 | 15 | 2.516 | 1.155 | 2.754 | 3.975 | 7.755 | 3.285 | 5.015 |
- 1Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 triển khai công tác lập quy hoạch và xây dựng dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Nghị quyết 202/2016/NQ-HĐND cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 301/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Nghị Quyết 39/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 1187/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 2788/QĐ-UBND năm 2018 quy định tạm thời về Quy chế quản lý giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 3119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 10Nghị quyết 38/2019/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 triển khai công tác lập quy hoạch và xây dựng dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 179/QĐ-BYT năm 2015 Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1976/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Luật Dược 2016
- 6Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu
- 7Nghị quyết 202/2016/NQ-HĐND cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020
- 8Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2017 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển cây Sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020
- 11Quyết định 301/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
- 12Nghị Quyết 39/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 1187/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 2788/QĐ-UBND năm 2018 quy định tạm thời về Quy chế quản lý giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15Quyết định 3119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 16Nghị quyết 38/2019/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2017 về phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- Số hiệu: 206/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Nguyễn Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra