Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 205/KH-UBND | Đà Nẵng, ngày 29 tháng 11 năm 2021 |
TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 17/6/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về triển khai thực hiện Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, “4 an” trong lĩnh vực ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, UBND thành phố ban hành Kế hoạch truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về ATTP, kiến thức ATTP; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và người tiêu dùng về ATTP.
b) Nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông về ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP.
c) Hoạt động truyền thông về ATTP phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố; nội dung và hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả; phát huy ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố; lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền khác có liên quan đến đời sống người dân địa phương như Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, Văn minh thương mại, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hằng năm 100% người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống có kiến thức và thực hành các quy định về ATTP.
b) Hằng năm 80-90% người tiêu dùng thực phẩm, đặc biệt là các đối tượng: phụ nữ, nông dân, công nhân tại các nhà máy có bếp ăn tập thể thuộc các khu công nghiệp, giáo viên, nhân viên của các trường học trên địa bàn thành phố... có kiến thức chung về ATTP và phản ánh các hành vi vi phạm về ATTP qua đường dây nóng về ATTP.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG
a) Chính quyền các cấp, cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở các cấp, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố.
c) Người tiêu dùng thực phẩm: Tuyên truyền cho người tiêu dùng thực phẩm nói chung đặc biệt là các đối tượng: phụ nữ, nông dân, công nhân tại các nhà máy có bếp ăn tập thể thuộc các khu công nghiệp; giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, học sinh, sinh viên của các trường học trên địa bàn thành phố.
a) Xây dựng kế hoạch truyền thông về ATTP hằng năm và trong các dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu... phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, phù hợp với từng đối tượng, từng cấp chính quyền từ thành phố đến quận, huyện và xã, phường.
b) Nâng cao năng lực quản lý về ATTP cho cán bộ quận, huyện, xã, phường làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP.
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho đội ngũ cán bộ quận, huyện, xã, phường làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP như Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; Thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận, huyện (thí điểm thực hiện theo Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 07/9/2021 của Chính phủ); điều tra ngộ độc thực phẩm...
c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm; không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP... trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh cá nhân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh phục vụ khách hàng.
- Tuyên truyền các phương pháp bảo quản và lựa chọn thực phẩm.
- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới của Trung ương, thành phố.
d) Tuyên truyền các mô hình sản xuất, chế biến đảm bảo ATTP và khuyến khích cơ sở áp dụng, tham gia vào các mô hình tiên tiến.
- Tổ chức tuyên truyền việc áp dụng mã QR code trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xây dựng mã vùng trồng cho sản phẩm đặc trưng ở địa phương để người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm biết được lợi ích thiết thực của việc áp dụng gắn mã truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm.
- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất kinh doanh, các sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...
- Phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý Chất lượng ATTP tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, VietGAP...), các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
đ) Tuyên truyền, phổ biến vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.
- Công khai địa chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn để người tiêu dùng biết, lựa chọn.
- Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
- Hướng dẫn cách chọn mua, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.
e) Tuyên truyền, giáo dục phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
g) Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm ATTP, đồng thời phê phán, đưa tin các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP.
- Thông qua các cơ quan báo chí (Báo Đà Nẵng, Báo Công An, Báo Thanh Niên...) và website của các sở, ban, ngành, quận, huyện... thông tin đến người dân về kết quả công tác ATTP trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATTP như: Hội thi cán bộ quản lý ATTP giỏi cấp quận, huyện; Bữa ăn an toàn cho gia đình... tạo không khí thi đua, tìm hiểu về ATTP trong cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và người tiêu dùng thực phẩm.
3. Hình thức, biện pháp truyền thông
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều loại hình báo đài, trang thông tin điện tử, cụ thể:
- Các báo, đài ở địa phương mở các trang chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền; diễn đàn thảo luận, đối thoại giữa cơ quan quản lý, sản xuất kinh doanh với các tầng lớp nhân dân, và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
- Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, các cổng giao tiếp điện tử các quận, huyện mở các chuyên mục công bố các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ATTP và lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Đưa tin về công tác ATTP trên địa bàn.
b) Tổ chức các hội nghị tuyên truyền: từng sở, ngành, địa phương tùy theo điều kiện tổ chức hội nghị, chuyên đề về công tác bảo đảm ATTP; các cuộc họp, sinh hoạt thường kỳ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp lồng ghép nội dung truyền thông về ATTP.
c) Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, nghiên cứu khoa học, các khóa tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu về ATTP.
d) Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan trên các phương tiện pano, khẩu hiệu, băng rôn, cờ phướn, bảng điện tử...; các hoạt động triển lãm, văn hóa, văn nghệ.
đ) Tổ chức phát hành sách, tài liệu, bản tin; phát băng, đĩa, hình, tờ rơi, áp phích tuyên truyền về ATTP.
e) Tổ chức tiếp nhận ý kiến, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân: mở hòm thư góp ý; tiếp dân trực tiếp; điện thoại đường dây nóng; qua website, thư điện tử.
a) Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố chủ động tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền nhất là phổ biến Luật An toàn thực phẩm.
b) Các báo dành nhiều trang tin để tuyên truyền về ATTP.
c) Đài truyền thanh ở quận, huyện, xã, phường, khu phố, các xe lưu động tập trung chuyển tải thông điệp, khẩu hiệu ATTP đến các nhóm đối tượng ưu tiên.
d) Kênh truyền thông trực tiếp: Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, nông nghiệp phát triển nông thôn, công thương các ban ngành, đoàn thể với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, hội thảo, tuyên truyền về ATTP,... Ngoài ra, đưa vào thảo luận và có nghị quyết về đảm bảo ATTP trong các đợt sinh hoạt của các cấp ủy đảng.
đ) Các kênh truyền thông khác: ứng dụng mạng xã hội, tin nhắn qua điện thoại, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm,... Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông về ATTP.
- Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
- Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Không quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm là thuốc.
- Kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là niềm tự hào của doanh nhân, là sống có trách nhiệm với cộng đồng.
- Bảo đảm ATTP tại chợ là trách nhiệm của các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ và tổ chức quản lý chợ.
- Hãy quan tâm lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác rõ ràng.
- Hãy thực hiện ăn chín uống chín và dùng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tốt cho sức khỏe.
- Hãy đọc kỹ thông tin và lựa chọn cẩn thận khi mua thực phẩm được quảng cáo qua mạng xã hội.
- Toàn dân giám sát, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hãy “Tự giác, phát giác, tố giác” trong việc đấu tranh và bảo vệ thực phẩm an toàn.
Dự toán kinh phí từ ngân sách UBND thành phố, giai đoạn 2022-2025 là 4.079.680 đồng. Chi tiết kinh phí đính kèm Phụ lục.
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động cân đối, lồng ghép trong kinh phí hoạt động các chương trình, dự án, kế hoạch hằng năm đã được giao trong dự toán của các ngành, địa phương và các nguồn hợp pháp khác theo quy định để thực hiện và thanh quyết toán đảm bảo theo đúng quy định.
Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý ATTP theo phân công, phân cấp triển khai thực hiện đầy đủ nội dung Kế hoạch này. Đồng thời triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về ATTP trên địa bàn; tổ chức các chiến dịch truyền thông với nhiều hình thức đa dạng vào các đợt cao điểm như: Tết Nguyên Đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đối với các chợ đã được công nhận đảm bảo đủ điều kiện ATTP nhằm tạo động lực và khuyến khích nhân rộng việc xây dựng chợ ATTP.
c) Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động đường dây nóng về ATTP của thành phố để tiếp nhận phản ánh, tố giác của nhân dân về các hành vi vi phạm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về ATTP, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về ATTP; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp làm công tác đảm bảo ATTP.
b) Tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo chuyên đề về sản xuất thực phẩm an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ; xây dựng mã vùng trồng cho sản phẩm thực phẩm đặc trưng ở địa phương.
3. Sở Công Thương
a) Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý.
b) Tiếp tục tuyên truyền, vận động Công ty phát triển chợ Đà Nẵng, Ban Quản lý các chợ quận đăng ký xây dựng chợ đảm bảo đủ điều kiện ATTP và duy trì điều kiện đảm bảo ATTP đối với các chợ đã được công nhận trước đó.
4. Sở Y tế
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn, giáo dục phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
b) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai các hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về ATTP.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn xây dựng tin, bài, phóng sự... phản ánh kịp thời các thông tin về tình hình ATTP trên địa bàn và các chủ trương, chính sách mới của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác quản lý ATTP. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, thông tin chính xác, rộng rãi các mặt hàng, sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo ATTP và các cơ sở chưa đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố để người tiêu dùng quyết định lựa chọn thực phẩm.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với Ban Quản lý ATTP trong việc tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP cho nhân viên cấp dưỡng tại các bếp ăn bán trú của các trường học.
b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường học tổ chức lồng ghép các buổi nói chuyện về ATTP, treo băng rôn tuyên truyền về ATTP trong dịp Tháng hành động vì ATTP và các đợt cao điểm khác.
7. Sở Tài Chính
Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương, căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, chính sách, chế độ quy định và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
8. UBND các quận, huyện
a) Bố trí kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền về ATTP. Tiếp tục tuyên truyền điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm theo phân công, phân cấp; tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; các mô hình điểm về kinh doanh thức ăn đường phố, chợ đêm...
b) Chỉ đạo Đài phát thanh tuyến quận, huyện và xã, phường tham gia tuyên truyền về ATTP.
9. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng
a) Thực hiện các bản tin, phóng sự tuyên truyền các quy định về ATTP trên sóng phát thanh và truyền hình; xây dựng chuyên mục truyền hình Vì An toàn thực phẩm với tần suất 02 số/tháng; xây dựng các phóng sự, trailer, khẩu hiệu phát trên sóng phát thanh.
b) Phối hợp với Ban Quản lý ATTP xây dựng mục Tư vấn và cung cấp thông tin về ATTP nhằm giới thiệu, quảng bá các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, VietGAP ...) mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Biểu dương, quảng bá các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động và giám sát công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025, đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Đơn vị tính: 1.000 đồng (Một nghìn đồng)
STT | Nội dung hoạt động | Hình thức | Kinh phí thực hiện | |||
Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
| TỔNG CỘNG |
| 1.018.920 | 1.020.920 | 1.018.920 | 1.020.920 |
| 316.080 | 316.080 | 316.080 | 316.080 | ||
1 | Xe ô tô cổ động tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP | Roadshow | 28.800 | 28.800 | 28.800 | 28.800 |
2 | Tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP trên các tuyến đường trung tâm | Băng rôn, phướn | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 |
3 | Tuyên truyền về ATTP trên đài truyền hình Đà Nẵng, trên các báo trong các đợt cao điểm Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu | Phát trên đài Danang TV, bài tuyên truyền trên các báo | 60.000 | 60.000 | 60.000 | 60.000 |
4 | Tuyên truyền ATTP qua tin nhắn SMS | Nhà mạng mobi, vina... | 70.280 | 70.280 | 70.280 | 70.280 |
5 | Xây dựng Bản tin ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng | Xuất bản tài liệu không kinh doanh | 72.000 | 72000 | 72.000 | 72.000 |
6 | Tập huấn, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực ATTP cho người quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm | Tập huấn, hội nghị, hội thảo |
| 70.000 |
| 70.000 |
8 | Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về ATTP | Hội thi (trực tiếp, online) | 70.000 |
| 70.000 |
|
| 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | ||
1 | Tuyên truyền ATTP qua video đồ họa | Video đồ họa | 50.000 |
|
|
|
2 | Tuyên truyền ATTP qua Tổng đài 1022 với nhiều hình thức và hoạt động như: Biên tập tin bài đăng trên cổng 1022 và mạng xã hội Tổng đài 1022; Gửi email cung cấp thông tin tuyên truyền ATTP đến các CBCCVC thành phố; Thiết kế sản phẩm truyền thông (infographic) tuyên truyền; Nhắn tin SMS tuyên truyền ATTP tới người dân thành phố Đà Nẵng; Tổ chức roadshow quảng bá, kêu gọi người dân nâng cao ý thức đảm bảo ATTP | Tổng đài 1022; Tin nhắn SMS; Roadshow... |
| 50.000 |
| 50.000 |
| 90.000 | 90.000 | 90.000 | 90.000 | ||
| Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kĩ năng lựa chọn thực phẩm an toàn trước cổng trường cho học sinh cấp Tiểu học | Hội thi | 90.000 | 90.000 | 90.000 | 90.000 |
| 117.100 | 119.100 | 117.100 | 119.100 | ||
1 | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật |
| 54.000 | 56.000 | 54.000 | 56.000 |
- | Tuyên truyền trên Đài PTTH Đà Nẵng: + Phản ánh các hoạt động y tế nhằm đảm bảo An toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm; + An toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh Covid-19; + Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm. + Hướng dẫn xử lý nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống trong thiên tai, lũ lụt; | Tin, phóng sự truyền hình và chuyên đề Giáo dục sức khoẻ trên chuyên mục SKCMN | 28.000 | 28.000 | 28.000 | 28.000 |
- | Tuyên truyền trên các ấn phẩm báo chí của Ngành Y tế: + Hướng dẫn xử lý nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống trong thiên tai, lũ; + Hướng dẫn đảm bảo ATTP phòng chống dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm; + An toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh Covid-19; + Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm | Bài viết trên “Bản tin Sức khỏe cộng đồng” | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 |
- | Tuyên truyền trên trang Web, mạng xã hội: + Hướng dẫn xử lý nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống trong thiên tai, lũ lụt; + An toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh Covid-19; + Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm; + Sử dụng thực phẩm an toàn, hợp lý phòng tránh các bệnh không lây nhiễm | Đăng tin, bài trên website, fanpage “Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng” và đăng video trên kênh Youtube “Truyền thông GDSK” | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
- | Sản xuất tài liệu truyền thông |
|
|
|
|
|
| Hướng dẫn xử lý nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống trong thiên tai, lũ lụt. | Sản xuất và phân phối tờ rơi |
| 15.000 |
| 15.000 |
| Hướng dẫn ATTP phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua đường ăn uống. | Sản xuất và phân phối tờ hướng dẫn/áp phích | 13.000 |
| 13.000 |
|
| + Hướng dẫn xử lý nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống trong thiên tai, lũ lụt; + An toàn thực phẩm phòng chống dịch bệnh Covid-19; + Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm; + Sử dụng thực phẩm an toàn, hợp lý phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. | Video clip | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
2 | Trung tâm Y tế quận, huyện (Hòa Vang, Cẩm Lệ) |
| 63.100 | 63.100 | 63.100 | 63.100 |
- | Tuyên truyền về ATTP trong các đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động VSATTP, Tết Trung thu | In băng rôn, tờ rơi, tờ gấp/xe truyền thông | 21.600 | 21.600 | 21.600 | 21.600 |
- | In 10 nguyên tắc vàng, 05 chìa khóa để có thực phẩm an toàn cho bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý | In poster | 9.500 | 9.500 | 9.500 | 9.500 |
- | Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn, tuyên truyền văn bản quy phạm phát luật, nâng cao năng lực cho người quản Lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý | Tập huấn, hội thảo | 32.000 | 32.000 | 32.000 | 32.000 |
| 39.000 | 39.000 | 39.000 | 39.000 | ||
1 | Tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP trên các tuyến đường trung tâm | Băng rôn, phướn | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
2 | Tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực ATTP cho người quản lý, nâng cao năng lực ATTP cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm | Tờ rơi, tờ gấp | 9.000 | 9.000 | 9.000 | 9.000 |
| 406.740 | 406.740 | 406.740 | 406.740 | ||
1 | Truyền hình |
|
|
|
|
|
- | Chuyên mục “Vì An toàn thực phẩm” | Tạp chí | 194.832 | 194.832 | 194.832 | 194.832 |
- | Chương trình tọa đàm | Giao lưu TQ | 46.488 | 46.488 | 46.488 | 46.488 |
- | Tư vấn và cung cấp thông tin về ATTP | Tư vấn qua truyền hình | 46.296 | 46.296 | 46.296 | 46.296 |
- | Trailer trên sóng truyền hình | Trailer | 36.144 | 36.144 | 36.144 | 36.144 |
2 | Phát thanh |
|
|
|
|
|
- | Phóng sự về ATTP | Phóng sự chính luận | 79.380 | 79.380 | 79.380 | 79.380 |
- | Trailer, banner trên trang thông tin điện tử | Chương trình | 3.600 | 3.600 | 3.600 | 3.600 |
TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC ĐƠN VỊ
(Kèm theo Tờ trình số: /TTr-BQLATTP ngày tháng năm 2021 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm)
TT | Đơn vị góp ý | Nội dung góp ý | Ý kiến của Ban Quản lý An toàn thực phẩm |
1 | Sở Y tế | 1. Tại phần II, mục 2, bổ sung thêm nội dung: tuyên truyền, giáo dục phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. | Tiếp thu ý kiến góp ý |
2. Tại phần IV, bổ sung nhiệm vụ của Sở Y tế: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn thành phố. | Nội dung này, Ban Quản lý An toàn thực phẩm điều chỉnh lại như sau: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn, giáo dục phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm | ||
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai các hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. | Tiếp thu ý kiến góp ý | ||
2 | Sở Thông tin và Truyền thông | Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn xây dựng tin, bài, phóng sự ... phản ánh kịp thời các thông tin về tình hình ATTP trên địa bàn và các chủ trương, chính sách mới của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm | Tiếp thu ý kiến góp ý |
3 | Sở Công Thương | 1. Tại phần IV, mục 1, nhiệm vụ giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm, đề nghị bổ sung nội dung: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đối với các chợ đã được công nhận đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhằm tạo động lực và khuyến khích nhân rộng việc xây dựng chợ an toàn thực phẩm. | Tiếp thu ý kiến góp ý |
2. Tại phần IV, mục 3, nhiệm vụ giao Sở Công Thương, đề nghị sửa lại thành: Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý. | Tiếp thu ý kiến góp ý | ||
4 | Sở Tài chính | 1. Đề nghị lấy thêm ý kiến của các cơ quan, đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện Kế hoạch (Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo; Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng; UBND các quận, huyện) trước khi báo cáo UBND thành phố | Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã thực hiện. |
2. Đối với dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2025, Sở Tài chính nhận thấy một số nội dung trùng lắp giữa các đơn vị như tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP trên các tuyến đường trung tâm; tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật ATTP cho người quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm... | Về nội dung này, thực ra không có sự trùng lắp giữa các đơn vị vì: - Tuyên truyền Tháng hành động vì ATTP trên các tuyến đường trung tâm: Ban Quản lý An toàn thực phẩm tuyên truyền trên các tuyến đường chính của thành phố; quận/huyện tuyên truyền trên các tuyến đường còn lại của quận, huyện. - Tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật ATTP cho người quản lý, sản xuất, kinh doanh thực phẩm: được thực hiện cho đối tượng quản lý theo phân công, phân cấp. | ||
5 | Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng | 1. Thực hiện các bản tin, phóng sự tuyên truyền các quy định về ATTP trên sóng phát thanh và truyền hình; xây dựng chuyên mục truyền hình Vì An toàn thực phẩm với tần suất 02 số/tháng; xây dựng các phóng sự, trailer, khẩu hiệu phát trên sóng phát thanh. | Tiếp thu ý kiến góp ý |
2. Phối hợp với Ban Quản lý ATTP xây dựng mục Tư vấn và cung cấp thông tin về ATTP nhằm giới thiệu, quảng bá các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000, VietGAP) mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Biểu dương, quảng bá các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, phù hợp quy định của pháp luật. | Tiếp thu ý kiến góp ý | ||
6 | Sở Giáo dục và Đào tạo | Thống nhất nội dung |
|
7 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Thống nhất nội dung |
|
8 | UBND quận Hải Châu | Thống nhất nội dung |
|
9 | UBND huyện Hòa Vang | Không có ý kiến góp ý |
|
10 | UBND quận Cẩm Lệ | Không có ý kiến góp ý |
|
11 | UBND quận Liên Chiểu | Không có ý kiến góp ý |
|
12 | UBND quận Ngũ Hành Sơn | Không có ý kiến góp ý |
|
13 | UBND quận Thanh Khê | Không có ý kiến góp ý |
|
- 1Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2Kế hoạch 29/KH-UBND triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
- 3Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
- 4Kế hoạch 481/KH-UBND năm 2021 về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030
- 5Kế hoạch 3962/KH-UBND năm 2021 về bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 31/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Kế hoạch 29/KH-UBND triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
- 5Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
- 6Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2021 về thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 481/KH-UBND năm 2021 về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030
- 8Kế hoạch 3962/KH-UBND năm 2021 về bảo đảm an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2021 truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 205/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/11/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Ngô Thị Kim Yến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra