Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 205/KH-UBND | Gia Lai, ngày 23 tháng 01 năm 2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức của doanh nghiệp.
- Tạo dựng môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định.
- Khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, không ban hành mới các điều kiện kinh doanh ngoài các quy định của pháp luật.
- Đến năm 2020, giảm một nửa tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cùng ngành phải chi trả chi phí không chính thức theo kết quả khảo sát PCI của tỉnh Gia Lai so với chỉ số này của năm 2017 (64%).
- Đến năm 2020, công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên trang mạng internet của cơ quan có thẩm quyền.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, CÁC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP.
1.1. Về chi phí tuân thủ pháp luật.
1.1.1. Chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường:
- Thực hiện nghiêm nhiệm vụ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh sau khi có quy định của Chính phủ, Bộ, ngành.
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cụ thể:
+ Không quy định thêm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành trái quy định của pháp luật.
+ Tuyên truyền, phổ biến về kết quả cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
+ Thực hiện đơn giản hóa các chế độ báo cáo theo yêu cầu tại Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nướcˮ để cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
1.1.2. Về chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Thực hiện nghiêm các quy định để cắt giảm các chi phí về tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh sau khi có quy định của Chính phủ, Bộ ngành.
1.2. Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Nghị quyết số 149/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2023, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện nghiêm các quy định để cắt giảm các chi phí về tín dụng, dịch vụ ngân hàng, lao động, khoa học và công nghệ, logistics và thương mại qua biên giới sau khi có quy định của Chính phủ, Bộ ngành.
1.3. Về chi phí không chính thức.
- Triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 và các năm tiếp theo của tỉnh Gia Lai tại Kế hoạch số 1991/KH-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh.
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình; đảm bảo quy định pháp luật về kinh doanh dễ hiểu, dễ tuân thủ, không hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Công khai các tài liệu hướng dẫn, giải thích các điểm chưa rõ, khó hiểu trong quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử cơ quan, đơn vị; trường hợp pháp luật chưa quy định rõ ràng, cơ quan đơn vị có liên quan kịp thời tổng hợp, đề nghị cơ quan cấp trên hướng dẫn, không giải thích theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp; thống nhất áp dụng pháp luật cho các trường hợp tương tự, không phân biệt đối xử.
- Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, doanh nghiệp; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trực thuộc. Cần công khai minh bạch, chống tham nhũng, đặc biệt là nạn đưa hối lộ và nhận hối lộ ở cán bộ công chức, các cấp chính quyền.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch hoạt động quản lý nhà nước; triển khai hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ hành chính công tỉnh; UBND cấp huyện tập trung triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông đến cấp xã.
- Thực hiện nghiêm nhiệm vụ nêu tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp, của công dân đúng quy định của pháp luật. Người đứng đầu chính quyền các cấp phải bố trí thời gian tiếp công dân theo quy định, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh. Thanh tra, kiểm tra không quá 01 lần/ 01 doanh nghiệp/1 năm, có thể mời đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tham gia với tư cách là người làm chứng nếu thấy cần thiết. Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất phải mời đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tham gia với tư cách là người làm chứng.
- Công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và cơ quan có thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ riêng của các cơ quan, đơn vị.
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đưa nội dung thực hiện các nhiệm vụ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương hàng năm (DCCI).
- Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức đánh giá chỉ số DCCI.
2.2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy định pháp luật.
- Đảm bảo các loại phí tuân thủ đúng nguyên tắc “Cơ bản bù đắp chi phí” được quy định trong Luật Phí và Lệ phí năm 2015.
- Giải thích công khai cơ sở tính phí, lệ phí.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến về phương thức, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo hướng giảm bớt gánh nặng tài chính doanh nghiệp.
- Đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện sau khi có quy định của Chính phủ, Bộ ngành.
2.4. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra xã hội học phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm và hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
- Công khai kết quả và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp.
2.5. Thanh tra tỉnh:
- Hàng quý công khai kết quả xử lý các vụ việc trên phương tiện thông tin đại chúng và trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.
- Theo dõi, kiểm tra, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xử lý đối với các hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có dấu hiệu tiêu cực, nhũng nhiễu.
- Tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.
2.6. Sở Tư pháp:
- Nâng cao hiệu quả công tác góp ý, thẩm định đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng các tài liệu tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kinh doanh.
2.7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Tham mưu triển khai xây dựng cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh tập trung để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đề xuất các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
2.8. Sở Khoa học và Công nghệ:
Xây dựng và triển khai dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2019 - 2021.
2.9. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh:
- Rà soát, đề xuất xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Biên tập và phát hành sổ tay hướng dẫn đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Triển khai xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu kinh tế trên trang thông tin điện tử của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các nội dung không cần thiết đối với thủ tục cấp phép xây dựng các công trình tại khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Công bố công khai, minh bạch thông tin về đất đai và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp cận, đầu tư.
- Tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về quản lý lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp... đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Xây dựng phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cải thiện chất lượng và thường xuyên đăng tải, cập nhật về thủ tục hành chính, các thông tin về thu hút, ưu đãi đầu tư, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường... trên trang thông tin điện tử Ban quản lý khu kinh tế.
2.10. Các hiệp hội doanh nghiệp:
- Tham gia các đoàn thanh tra doanh nghiệp với tư cách người làm chứng khi có đề nghị của cơ quan thanh tra.
- Tích cực vận động doanh nghiệp thành viên phản ánh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức; tập hợp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp thành viên gửi Thanh tra tỉnh.
- Tuyên truyền, giải thích cho doanh nghiệp về quyền và nghĩa của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để doanh nghiệp biết, tự bảo vệ mình trước các hành vi nhũng nhiễu. Phát động trong các doanh nghiệp không đưa hối lộ cho cán bộ công chức.
- Rà soát, tập hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, khó tuân thủ, bất hợp lý; đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, sửa đổi, bổ sung và công khai kết quả để các doanh nghiệp biết.
- Phối hợp với các tổ chức đại diện người dân, doanh nghiệp tiến hành định kỳ khảo sát ý kiến người dân và doanh nghiệp về chất lượng hành chính công và chi phí không chính thức ở cấp sở, ngành, huyện, công khai kết quả và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, huyện có giải pháp nâng cao chất lượng hành chính công và cắt giảm chi phí không chính thức.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành có liên quan để đề xuất các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
1. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, lồng ghép báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này cùng với báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Quốc gia và địa phương.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2018 thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020
- 2Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 về triển khai Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Kế hoạch 284/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Luật phí và lệ phí 2015
- 2Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 3Quyết định 559/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 29/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử giữa cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2018 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 1991/KH-UBND về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 và các năm tiếp theo của tỉnh Gia Lai
- 10Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2018 thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020
- 12Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 về triển khai Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Kon Tum ban hành
- 13Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành
- 15Kế hoạch 284/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình hành động về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 205/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/01/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Nguyễn Đức Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra