Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2047/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 19 tháng 09 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2020

Căn cứ Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, UBND tỉnh Tây Ninh xây dựng Kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2020 cụ thể như sau:

I. Đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2019:

Căn cứ Kế hoạch hỗ trợ DNNVV giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh và nhu cầu thực tế của các đơn vị, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1927/KH-UBND ngày 08/8/2018 về trợ giúp đào tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tây Ninh năm 2019. Trong đó, các ngành đăng ký dự kiến tổ chức 11 khóa đào tạo,với dự toán kinh phí 1.005.680.000 đồng (trong đó, đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ: 205.800.000đ, nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ: 398.720.000 đồng, nguồn huy động đóng góp tài trợ, xã hội hóa: 419.960.000 đồng). UBND tỉnh bổ sung một số khóa đào tạo tại Quyết định 982/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 về việc ban hành chương trình xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Tây Ninh năm 2019 (trong đó nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí đào tạo 150.000.000 đồng).

Kết quả đến thời điểm báo cáo, các đơn vị tổ chức được 03 lớp tập huấn với kinh phí 140.030.000 đồng gồm:

Sở Công thương triển khai 03 lớp, cụ thể:

- Phối hợp với Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Đầu tư và Thương mại thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại - Bộ Công Thương tổ chức 01 Khóa Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập Kinh tế quốc tế phổ biến “Hiệp định (CPTPP) để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam Hội nhập thế giới và khu vực” cho 120 học viên thuộc các Sở, Ngành, UBND huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh. Kinh phí: 16.400.000 đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

- Phối hợp với Trung tâm Tư vấn DV Đầu tư & Thương mại và các đơn vị có liên quan tổ chức 01 Khóa Bồi dưỡng “Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu” cho 60 học viên là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kinh phí: 45.600.000 đồng từ nguồn chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các DNNVV 2019 - Bộ Công Thương (35.700.000 đồng) và nguồn Quỹ XTTM của địa phương (9.900.000 đồng).

Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh triển khai 01 Khóa đào tạo Nâng cao năng lực quản trị cho quản lý cấp trung cho 40 học viên với kinh phí 78.030.000 đồng (trong đó ngân sách địa phương hỗ trợ từ nguồn Xúc tiến Đầu tư thương mại tỉnh là 40.000.000 đồng, xã hội hóa 38.030.000 đồng).

Các khóa đào tạo còn lại theo Kế hoạch 1927/KH-UBND và Quyết định 982/QĐ-UBND của UBND tỉnh đang được các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2019.

Đối với các khóa đào tạo tỉnh đề nghị trung ương hỗ trợ, căn cứ Công văn số 36/CV/HTDN ngày 15/5/2019 của Trung Tâm hỗ trợ DNNVV phía Nam về việc khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV 2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tổng hợp nhu cầu đào tạo của các đơn vị và đăng ký 4 khóa đào tạo (trong đó: 01 khóa khởi sự kinh doanh (100 học viên), 02 khóa quản trị kinh doanh cơ bản (cho 150 học viên) và 01 khóa quản trị kinh doanh chuyên sâu (cho 50 học viên).

Theo Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2019 trên địa bàn. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã gửi Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2019-2020 kèm theo Thông báo số 30/TB-SKHĐT ngày 08/3/2019 đến khoảng 1200 doanh nghiệp (gửi khoảng 700 thư đến địa chỉ doanh nghiệp và khoảng 500 phiếu phát trực tiếp cho cá nhân, tổ chức liên hệ công tác tại Sở và Trung tâm Dịch vụ hành chính tỉnh, gửi đến đơn vị đầu mối là Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ, đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, kết quả số lượng doanh nghiệp phản hồi thông tin rất ít so với phiếu phát ra, chỉ có 35 phiếu. Đối với các doanh nghiệp đăng ký tham dự các khóa đào tạo sẽ được tổng hợp và mời tham dự khi tổ chức các khóa đào tạo liên quan và theo Kế hoạch 1927/KH-UBND ngày 08/8/2019.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn:

Trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 95% số lượng doanh nghiệp. Để trang bị những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân, người lao động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật và đạt hiệu quả và có kinh phí thực hiện, UBND tỉnh đã lồng ghép nội dung đào tạo vào các chương trình khuyến công, xúc tiến - đầu tư - thương mại, khoa học công nghệ của tỉnh để mở lớp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Kế hoạch đào tạo.

Tuy nhiên, khi các đơn vị chủ trì tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo và gửi thông báo chiêu sinh đến các doanh nghiệp thì không nhận được phản hồi từ doanh nghiệp hoặc số lượng đăng ký rất ít, không đủ để tổ chức lớp khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp theo Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019.

Một số đơn vị đăng ký tổ chức lớp nhưng không tổ chức được dẫn đến tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch thấp (khoảng 59%). Trong đó, các lớp của ngành Công Thương ước thực hiện 70%, ngành Khoa học công nghệ xây dựng kế hoạch mở 02 khóa đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không tổ chức được trong năm 2019 (do UBND tỉnh đang xây dựng Đề án hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, sau khi hoàn chỉnh Đề án sẽ tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp các nội dung liên quan để thực hiện).

Đối với một số lớp theo Kế hoạch không tổ chức được, do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đăng ký tại Kế hoạch 1927/KH-UBND đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ (03 Khóa Quản trị doanh nghiệp: chuyên đề Giám đốc kinh doanh - CCO và Khóa Quản trị doanh nghiệp; chuyên đề văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập). Nhưng do nhu cầu cần mở lớp, UBND tỉnh đã chủ động điều chuyển nội dung đối với một số lớp đào tạo bổ sung kinh phí vào Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2019 với kinh phí hỗ trợ 150.000.000 đồng. Đề nghị Bộ Công thương bổ sung hỗ trợ kinh phí mở thêm 01 lớp Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu.

Tỉnh cũng đã đề nghị các đơn vị khi đăng ký nhu cầu xây dựng kế hoạch hàng năm cần bám sát nhu cầu thực tế và khả năng mở lớp trong năm Kế hoạch để nâng cao tỷ lệ cũng như chất lượng các khóa đào tạo.

2. Tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp năm 2019.

Kế hoạch kinh phí NSNN được giao (Theo Kế hoạch số 1927/KH-UBND và bổ sung nội dung theo Quyết định số 982/QĐ-UBND):

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ : 241.500.000 đồng (trong đó Bộ Công Thương đã hỗ trợ 35.700.000 đồng).

- Nguồn huy động đóng góp tài trợ, xã hội hóa: 419.960.000 đồng.

- Ước Nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ : 558.020.000 đồng.

- Ước tổng kinh phí Ngân sách địa phương quyết toán đến 31/12/2019: 328.334.000 đồng, tỷ lệ hoàn thành 59%.

(Đính kèm phụ lục 1)

II. Kế hoạch thực hiện trợ giúp đào tạo năm 2020

1. Nội dung kế hoạch thực hiện đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020:

1.1 Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu được đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp chuyên sâu, tập huấn các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân, người lao động; nhu cầu trang bị kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm....

1.2 Kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1.2.1. Khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp:

- Mục tiêu: Nhằm trang bị những thông tin cần thiết về hệ thống pháp luật chung trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp như Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh; Lập kế hoạch kinh doanh; Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; Tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp.

- Đối tượng: Cán bộ quản lý, nghiệp vụ tại các đơn vị quản lý về doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Số lượng: khoảng 50 người/ lớp

1.2.2 Khóa đào tạo quản trị kinh doanh bản

Mục tiêu: Trang bị thêm cho doanh nghiệp những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp; Quản trị chiến lược; Quản trị nhân sự; Quản trị marketing; Quản trị dự án đầu tư; Quản trị tài chính; Quản trị sản xuất; Quản lý kỹ thuật và công nghệ; Quản lý chất lượng; Quản trị hậu cần kinh doanh; Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ.

Đối tượng: Cán bộ quản lý, nghiệp vụ tại các đơn vị quản lý về doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh.

- Số lượng: khoảng 50 người/ lớp.

1.2.3 Khóa đào tạo Hội nhập quốc tế: gồm 3 lớp

- Mục tiêu: Nhằm trang bị kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành tỉnh, cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thực thi đầy đủ các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) và các Hiệp định về hội nhập quốc tế.

- Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành tỉnh, huyện, các Hiệp hội; lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gồm các ngành: cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, viễn thông, công nghệ thông tin, chế biến xuất khẩu nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ.

- Số lượng: khoảng 100 người/ lớp.

1.2.4 Khóa đào tạo "Bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương"

- Mục tiêu: nhằm trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm, các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Ngành Công Thương.

- Đối tượng: Lãnh đạo, nhân viên các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm các loại bia, rượu, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo,... thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương.

Số lượng: khoảng 100 người/ lớp

1.2.5 Khóa đào tạo: Kỹ năng xây dựng các dự án liên kết kinh doanh

- Mục tiêu: Cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp các kiến thức để nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyện biệt cho những sản phẩm đặc thù, các bước thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kỹ năng tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu trong chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành.

- Đối tượng: lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gồm các ngành: cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, viễn thông, công nghệ thông tin, chế biến xuất khẩu nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ.

- Số lượng: khoảng 60 người/lớp.

1.2.6 Lớp tập huấn: Kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp có lồng ghép việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Mục tiêu: Nhận thức kinh doanh và tìm ý tưởng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh; Những vấn đề về thị trường và maketing trong khởi sự doanh nghiệp; Cách tổ chức và vận hành doanh nghiệp; Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp và một số chuyên đề khác.

- Đối tượng: các Hiệp hội; lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên quan đến hoạt động thương mại xuất, nhập khẩu và kinh doanh quốc tế trên địa bàn tỉnh.

- Số lượng: khoảng 60 người/lớp.

1.3 Tổ chức thực hiện:

Đề nghị các Bộ, ngành, Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Phía Nam tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức phụ trách công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh nhằm trang bị những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các quy định của pháp luật liên quan công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn tổ chức các khóa đào tạo theo Kế hoạch.

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khảo sát đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nhân trẻ Tây Ninh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.

Các Sở, ngành căn cứ vào Kế hoạch tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở, ngành kịp thời báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh giải quyết.

2. Tổng hợp dự toán kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm trước (2018): 63%.

Ước tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm nay (2019): 59%.

Dự kiến kinh phí NSNN hỗ trợ năm Kế hoạch (2020): 289.900.000 đồng.

nh kèm phụ lục 2)

 


Nơi nhận:
- Cục PTDN - Bộ KH&ĐT;
- Cục TC - Bộ Tài chính;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở: KH&ĐT; TC; CT;
- LĐVP; KTTC;
- Lưu: VT, VP.
Trúc 05

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Ngọc

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Kế hoạch 2047/KH-UBND ngày 19/9/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh)

STT

Khóa đào tạo/địa bàn

Số học viên

Tổng chi phí

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN hỗ trợ

Trong đó

Từ học phí của hc viên

Huy động, đóng góp, tài trợ

Hỗ trợ tổ chức đào tạo

Hỗ trợ học viên thuộc địa bàn ĐBKK/DN nữ làm chủ

1

Khóa Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập Kinh tế quốc tế.

120

16.400.000

16.400.000

16.400.000

0

0

0

Theo Kế hoạch 1927/KH- UBND ngày 08/8/2018 Kinh phí 25.000.000

2

Khóa bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương

100

75.000.000

75.000.000

75.000.000

0

0

0

Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV- Theo Kế hoạch 1927/KH- UBND ngày 08/8/2018

3

Quản trị doanh nghiệp chuyên sâu

60

45.600.000

Quỹ XTTM địa phương: 9.900.000

Quỹ XTTM địa phương: 9.900.000

0

0

Bộ Công Thương: 35.700.000

Đã tổ chức. Bổ sung theo Quyết định 4589/QĐ- BCT ngày 11/12/2018 của Bộ Công Thương.

4

Khóa Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập Kinh tế quốc tế.

100

25.000.000

25.000.000

25.000.000

0

0

0

- Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV

- Theo Kế hoạch 1927/KH-UBND ngày 08/8/2018

5

Khóa Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập Kinh tế quốc tế.

100

25.000.000

25.000.000

25.000.000

0

0

0

- Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV

- Theo Kế hoạch 1927/KH-UBND ngày 08/8/2018

6

Quản đốc sản xuất

30

209.920.000

Quỹ Xúc tiến Thương mại: 59.920.000

0

0

0

Nguồn xã hội đóng góp: 150.000.000

- Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV

- Theo Kế hoạch 1927/KH-UBND ngày 08/8/2018

7

Khóa đào tạo: "Kỹ năng Khởi sự Doanh nghiệp cho người mới bắt đầu"

30

45.800.000

Quỹ XTTM tỉnh: 20.000.000

Quỹ XTTM tỉnh: 20.000.000

0

0

- Quỹ xúc tiến thương mại quốc gia: 25.800.000

- Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV

- Theo Kế hoạch 1927/KH-UBND ngày 08/8/2018

8

01 Khóa đào tạo Nâng cao năng lực quản trị cho quản lý cấp trung

40

78.030.000

40.000.000

40.000.000

 

38.030.000

 

Đã tổ chức. Bổ sung theo Quyết định 982/QĐ- UBND

9

Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

100

116.630.000

70.000.000

 

 

46.630.000

 

- Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV. Bổ sung theo Quyết định 982/QĐ- UBND

10

Kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng

50

78.030.000

40.000.000

 

 

38.030.000

 

Dự kiến tổ chức quý III hoặc quý IV. Bổ sung theo Quyết định 982/QĐ- UBND

11

Khóa đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (02 lớp).

40 người/ lớp

75.000.000/lớp

0

 

 

 

 

Năm 2019 chưa triển khai

Trong đó :

- KH kinh phí NSNN địa phương giao năm 2019: 558.020.000đ

- Ước Tổng kinh phí NSNN quyết toán: dự kiến 328.334.000 đồng.

- Ước tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm nay: 59%.

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO CHO DNNVV NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch 2047/KH-UBND ngày 19/9/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh)

STT

Khóa đào tạo/địa bàn

Số học viên

Tổng chi phí

Phân chia nguồn

Ghi chú

NSNN hỗ trợ

Trong đó

Từ học phí của học viên

Huy động, đóng góp, tài trợ

Hỗ trợ tổ chức đào tạo

Hỗ trợ học viên thuộc địa bàn ĐBKK/DN nữ làm chủ

1

Quản trị doanh nghiệp: Khóa Bồi dưỡng kiến thức Hội nhập Kinh tế quốc tế.

100

25.000.000

25.000.000

25.000.000

0

0

0

 

2

100

25.000.000

25.000.000

25.000.000

0

0

0

 

3

100

25.000.000

25.000.000

25.000.000

0

0

0

 

4

Quản trị doanh nghiệp: Kỹ năng xây dựng các dự án liên kết kinh doanh

60

55.000.000

19.700.000

19.700.000

0

0

Quỹ Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương): 35.300.000

 

5

Kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp có lồng ghép việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

60

45.800.000

20.000.000

20.000.000

0

0

Quỹ Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương): 25.800.000

 

6

Khóa bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương

100

75.000.000

75.000.000

75.000.000

0

0

0

 

7

Khóa khởi sự doanh nghiệp

50

30.000.000

30.000.000

0

0

0

0

 

8

Khóa quản trị doanh nghiệp

50

50.000.000

50.000.000

0

0

0

0

 

9

Khảo sát nhu cầu đào tạo

 

18.200.000

18.200.000

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm trước: 59%.

- Ước tỷ lệ hoàn thành kế hoạch NSNN giao năm nay: 80%.

- Dự kiến kinh phí NS địa phương hỗ trợ năm kế hoạch 289.900.000 đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2047/KH-UBND năm 2019 về trợ giúp đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành

  • Số hiệu: 2047/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản