- 1Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Quyết định 37/2010/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 8Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
- 9Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2022/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 5 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG “VÌ TRẺ EM” NĂM 2014
Năm 2014, Thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung cơ bản của Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới; Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Chỉ thị số 06-CT/Tuầngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ban
Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phát huy vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Thành phố và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 454/QĐ-LĐTBXH ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động Vì trẻ em năm 2014;
Nhằm nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng; đảm bảo cho mọi trẻ em được thể hiện các quyền cơ bản và bổn phận của mình trong một xã hội an toàn, lành mạnh và phát triển, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì trẻ em năm 2014 với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Tạo sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền; các Sở, ban, ngành, đoàn thể; gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như phòng ngừa, hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.
2. Thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình mục tiêu đã đề ra; vận động xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống, tạo cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.
3. Tạo điều kiện để trẻ em, đặc biệt trẻ em nghèo, trẻ em ở những vùng kinh tế khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có một mùa hè an toàn, lành mạnh.
II. CHỦ ĐỀ CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2014 “Hành động vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 năm 2014.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM
1. Tổ chức lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em:
Để đảm bảo được nội dung, ý nghĩa và sự quan tâm của toàn xã hội, lễ phát động Tháng hành động “Vì trẻ em” được kết hợp với lễ Khai mạc hè năm 2014 tại Huyện Nhà Bè. Các quận, huyện không tổ chức lễ phát động Tháng hành động “Vì trẻ em” tập trung triển khai các hoạt động trọng tâm theo định hướng chung của thành phố, phù hợp với đặc thù của địa phương.
2. Tổ chức các sự kiện và các hoạt động truyền thông, vận động xã hội:
a) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, ngoài những nội dung tuyên truyền trong kế hoạch năm của thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong Tháng hành động “Vì trẻ em” cần tập trung vào một số nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật trọng tâm như: Luật Bảo vệ - Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH, ngày 06 tháng 8 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; các quy định về phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ em (trong đó có tai nạn đuối nước).
b) Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp tổ chức lồng ghép các hoạt động bảo vệ trẻ em trong các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; hướng dẫn các cấp cơ sở phối hợp thực hiện các hoạt động giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tôn vinh người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, gia đình vượt khó nuôi dạy con ngoan, học giỏi, thành đạt. Phối hợp tuyên truyền vận động hộ gia đình nâng cao trách nhiệm bảo vệ, phòng tránh xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em; hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ Ông Bà và Cháu trong dịp Hè.
c) Giao Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch chỉ đạo báo, đài thành phố tuyên truyền với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng loại hình báo chí để tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo vệ phòng ngừa ngăn chặn hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
d) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em và trẻ em vi phạm pháp luật cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Giáo dục trẻ em kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, rơi vào tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích (nhất là tai nạn giao thông, đuối nước).
đ) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố chỉ đạo các cơ sở phối hợp nâng cao công tác truyền thông, đặc biệt là tập trung truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em. Tổ chức tập huấn về tâm lý trẻ em, sinh hoạt tập thể, kỹ năng tổ chức trò chơi... cho lực lượng phụ trách thiếu nhi.
e) Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương và nội dung của kế hoạch để chỉ đạo thực hiện.
Các khẩu hiệu tuyên truyền về Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014
- Trẻ em có quyền được sống an toàn để phát triển.
- Bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em là vi phạm pháp luật.
- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
- Bảo vệ trẻ em bằng gia đình hạnh phúc, bình yên.
- Hãy gọi 18001567 khi thấy trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột!
3. Tổ chức các hoạt động chăm lo về vật chất, tinh thần; bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
a) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và đoàn thể thành phố triển khai tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu nguyện vọng, thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố. Vận động các nguồn kinh phí để tổ chức thành công Hội trại “Chắp cánh ước mơ” lần 3 - năm 2014 dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Huyện Cần Giờ.
b) Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh dịch lây lan trong mùa hè; tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em; quan tâm đến trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ khuyết tật, trẻ là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ nhiễm HIV, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ nghiện ma túy và trẻ bị tai nạn, thương tích. Bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng ngừa và chữa bệnh kịp thời cho trẻ em.
c) Giao Công an Thành phố phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn, phổ biến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em và trẻ em vi phạm pháp luật trong các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục; có các biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết đối với những tin báo, tố giác tội phạm có liên quan đến trẻ em. Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật bị đưa vào trường giáo dưỡng; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em theo quy định của pháp luật.
d) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện kịp thời tiếp nhận các vụ xâm hại, bạo lực trẻ em và nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý , giải quyết theo quy định của pháp luật.
đ) Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các đợt vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực, kinh phí để tặng quà, trao học bổng cho trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật; triển khai các công trình dành cho trẻ em trên địa bàn.
4. Tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp cơ sở:
Đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện và phường, xã, thị trấn tùy vào đặc điểm tình hình và điều kiện của địa phương tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”. Thời gian tổ chức trong khoảng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 3 tháng 6 năm 2014; diễn đàn tập trung nội dung “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
5. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em:
Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em gắn với việc thực hiện kế hoạch hè của thành phố, riêng Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014, tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:
a) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp hướng dẫn hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ trẻ em vui chơi trong suốt thời gian diễn ra Tháng hành động “Vì trẻ em” và đợt hoạt động Hè năm 2014 ở các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em hoặc có phục vụ trẻ em như: thư viện, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao ...; miễn phí cho trẻ em tham quan tại các khu vui chơi, bảo tàng, khu di tích lịch sử… trong hệ thống quản lý của ngành ở thành phố. Vận động các rạp chiếu phim bố trí thời gian chiếu ít nhất mỗi ngày một suất miễn phí dành cho trẻ em trong Tháng hành động “Vì trẻ em”. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em.
b) Thành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan tổ chức sinh hoạt Hè cho trẻ em, hướng dẫn trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng, tránh các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, bóc lột lao động, rơi vào tệ nạn xã hội; phòng tránh tai nạn thương tích (nhất là tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an toàn, học bơi... Chỉ đạo hệ thống Đoàn cơ sở tăng cường việc tổ chức sân chơi cho các em với các chủ đề về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường…
c) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, chỉ đạo tổ chức Đợt hoạt động “Vì đàn em thân yêu” nhân ngày quốc tế thiếu nhi 01/6 và Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014, Hành trình đến với các cơ sở Bảo trợ trẻ em. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn (các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, bơi lội...) nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em sa vào các trò chơi mang tính bạo lực, tham gia các vụ việc gây mất trật tự nơi công cộng và các tệ nạn xã hội khác. Tạo điều kiện để trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em là con em các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo được tham quan, du lịch, tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao. Tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục trẻ em gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; không sử dụng đồ chơi, chơi trò chơi thiếu văn hóa, bạo lực, có chất độc hại và không thân thiện với môi trường. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giữa trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các trẻ em khác để tăng cường sự tự tin, hỗ trợ các em hòa nhập cộng đồng. Vận động các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch, vui chơi giải trí trên địa bàn có chế độ ưu tiên, miễn, giảm phí các dịch vụ cho trẻ là con em hộ gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em là con em các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo. Xây dựng đường dây nóng, kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến vấn đề bạo lực trẻ em.
6. Kiểm tra giám sát và đánh giá tổng kết việc thực hiện Tháng hành động “Vì trẻ em”:
- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em như: các chính sách về trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí cho trẻ em… Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng lao động trẻ em nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng sức lao động trẻ em; giám sát việc thực hiện nuôi dạy trẻ em tại các cơ sở Bảo trợ xã hội trẻ em ngoài công lập; phối hợp xử lý nghiêm minh các trường hợp ngược đãi, xâm hại, vi phạm quyền trẻ em.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở nuôi giữ trẻ, qua đó có các biện pháp xử lý đối với những cơ sở vi phạm theo quy định pháp luật.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí tổ chức hoạt động Tháng hành động Vì trẻ em của các đơn vị cấp thành phố; quận - huyện; phường - xã, thị trấn sử dụng trong dự toán kinh phí ngân sách được bố trí năm 2014 và kinh phí tổ chức các hoạt động hè dành cho thiếu nhi. Ngoài nguồn kinh phí trên, các đơn vị, địa phương cần huy động các nguồn lực, kinh phí xã hội hóa cho việc tổ chức các hoạt động Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014 nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Giao Sở Tài chính hướng dẫn các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014 theo quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đảm bảo tiến độ thời gian và hiệu quả của chương trình, tránh hình thức.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ nội dung kế hoạch và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức đoàn thể chỉ đạo cơ sở thuộc hệ thống vận động phụ huynh tạo điều kiện, đưa con em tham gia tích cực các hoạt động do địa phương tổ chức nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất trong Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014.
VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các Sở, ban, ngành, Đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động “Vì trẻ em” về Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua bộ phận Thường trực (Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội - Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em) trước ngày 30 tháng 6 năm 2014.
2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2014, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đúng thời gian quy định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2398/KH-UBND triển khai, tổ chức tháng hành động vì trẻ em năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 617/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai tháng Hành động vì trẻ em năm 2013 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Chỉ thị 14/2008/CT-UBND về tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm (Từ 15/5 đến 30/6) do tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Quyết định 37/2010/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 8Kế hoạch 2398/KH-UBND triển khai, tổ chức tháng hành động vì trẻ em năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 617/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai tháng Hành động vì trẻ em năm 2013 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 10Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
- 11Quyết định 454/QĐ-LĐTBXH phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 13Chỉ thị 14/2008/CT-UBND về tổ chức tháng hành động vì trẻ em hàng năm (Từ 15/5 đến 30/6) do tỉnh Bình Phước ban hành
Kế hoạch 2022/KH-UBND triển khai, tổ chức Tháng hành động "Vì trẻ em" năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 2022/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/05/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Hứa Ngọc Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định