Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 01 năm 2024 |
VỀ VIỆC KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025; Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 148/TTr-SYT ngày 25/01/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ sức khỏe của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm số mắc COVID-19, hạn chế đến mức thấp nhất số ca bệnh chuyển nặng và tử vong do COVID-19.
- Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
1. Công tác quản lý, điều hành
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về công tác phòng, chống dịch bệnh phù hợp với diễn biến tình hình; tăng cường đầu tư phát triển hệ thống y tế, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở.
- Các địa phương, đơn vị căn cứ diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh, thực hiện báo cáo, công bố dịch và công bố hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 đến năm 2025 đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch; xây dựng và triển khai Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng; lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.
- Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết những ảnh hưởng do COVID-19 trong thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản như: công tác tiêm chủng mở rộng, công tác dinh dưỡng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các biểu hiện hậu COVID-19 ...
- Chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B.
a) Công tác giám sát
- Theo dõi, cập nhật sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh; dự báo, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh.
- Triển khai lồng ghép hoạt động giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nói chung, đường hô hấp và giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP) nói riêng, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế và các đơn vị liên quan quan giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai kịp thời, hiệu quả đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.
- Triển khai hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 đến các địa phương, đơn vị để chủ động phòng, chống dịch.
b) Công tác điều trị
- Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh để sẵn sàng thực hiện thu dung, điều trị phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương.
- Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thận nhân tạo...).
- Triển khai thực hiện các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng và tuyến y tế cơ sở; theo dõi và kịp thời điều trị các biến chứng sau khi mắc COVID-19.
- Tổ chức phổ biến về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, cập nhật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn phù hợp với tình hình mới.
- Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu trang thiết bị y tế, hồi sức bao gồm máy móc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, oxy y tế... phục vụ cho phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới.
c) Tiêm vắc xin
- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Triển khai lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại tỉnh.
d) Dự phòng cá nhân
- Khuyến khích người dân thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn), đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
- Tuyên truyền, khuyến cáo thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi.
- Định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc. Khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh/mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác và tự cách ly hạn chế lây lan.
- Chủ động, thường xuyên theo dõi cập nhật để thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, trong nước và tại địa phương cho người dân biết để không chủ quan, lơ là.
- Truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân hiểu và biết cách tự phòng bệnh.
- Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Định hướng cơ quan thông tin, báo chí trong các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Tập huấn, cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn như giám sát phòng, chống dịch COVID-19; chẩn đoán và điều trị COVID-19; phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh... theo quy định của Bộ Y tế.
- Triển khai công tác hỗ trợ chuyên môn giữa các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh trong việc hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật.
- Tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc xin, xét nghiệm, điều trị... phục vụ phòng, chống dịch.
- Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư, tài khoản định danh điện tử trong công tác quản lý ca bệnh.
- Tiếp tục phối hợp thực hiện các hoạt động chia sẻ thông tin về tình hình dịch, vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch với các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, giám sát sự tiến hóa, biến chủng của tác nhân gây bệnh.
7. Công tác chuẩn bị thuốc, vật tư y tế và các điều kiện liên quan
- Bảo đảm sẵn sàng thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch để phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch.
- Đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID-19 tại tuyến huyện, tuyến tỉnh.
Trong trường hợp dịch COVID-19 có biến thể mới nguy hiểm, bùng phát trên diện rộng, giao Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo cụ thể, phù hợp với quy định và hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương.
- Kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch được ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Quỹ bảo hiểm y tế đối với các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Xây dựng và triển khai việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, triển khai tập huấn cho đội ngũ y tế các tuyến về công tác giám sát, phòng chống, điều trị cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện thông tin, truyền thông, khuyến cáo người dân thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn), đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Bảo đảm đáp ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Triển khai tập huấn và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc xin, xét nghiệm, điều trị, phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
- Rà soát, đề xuất áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định và tình hình dịch bệnh.
- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo phù hợp với tình hình dịch bệnh trên địa bàn; công bố dịch, công bố hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng các chế độ đãi ngộ với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh.
- Thường xuyên liên hệ, phối hợp với cơ quan Trung ương trao đổi thông tin, nghiên cứu khoa học hỗ trợ kỹ thuật và đề xuất hỗ trợ trong các tình huống dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát.
- Hàng năm chủ động xây dựng chương trình hoạt động và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm tra, tham mưu cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin và hệ thống thông tin cơ sở phối hợp với Sở Y tế thông tin truyền thông về tình hình dịch bệnh COVID-19. Truyền thông về tiêm chủng vắc xin và các hoạt động, biện pháp, thông điệp về phòng, chống dịch.
- Chủ động phát hiện, xử lý các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi, tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang trong cộng đồng, các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh và an ninh trật tự xã hội.
- Phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ động phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, tiêm chủng, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.
- Phối hợp quân, dân y trong các tình huống khẩn cấp, sẵn sàng hỗ trợ phòng, chống dịch cho các địa phương phương khi có yêu cầu.
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong nhà trường. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động thường xuyên thực hiện vệ sinh trường học. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh/nghi mắc bệnh COVID-19 để điều trị theo quy định; phối hợp tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo lịch.
- Phối hợp với cơ quan truyền thông và ngành Y tế tổ chức triển khai tuyên truyền phòng chống dịch, tiêm chủng vắc xin cho phụ huynh và học sinh, sinh viên các cấp học.
Trên cơ sở đề nghị Sở Y tế và các đơn vị có liên quan, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các quy định hiện hành.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý dịch bệnh COVID-19 tại địa phương phù hợp và theo đúng quy định.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp tại địa phương để phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
- Rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.
- Rà soát tình hình dịch bệnh và thực hiện việc công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh tại địa phương để xử lý kịp thời, tránh bị động trước diễn biến của dịch bệnh.
- Phối hợp với ngành Y tế đảm bảo năng lực điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp dịch có diễn biến phức tạp; triển khai tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thực hiện công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Đảm bảo nguồn lực (nhân lực, kinh phí, thuốc, vật tư, thiết bị) phục vụ công tác phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn theo phân cấp thẩm quyền.
Phối hợp với Sở Y tế và các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 4917/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lai Châu giai đoạn 2023-2025
- 2Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 309/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025
- 4Kế hoạch 2666/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2025
- 5Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 4Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 về điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiêm năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 3984/QĐ-BYT năm 2023 về Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Kế hoạch 4917/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 tỉnh Lai Châu giai đoạn 2023-2025
- 7Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 309/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025
- 9Kế hoạch 2666/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023-2025
- 10Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 20/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- Số hiệu: 20/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 30/01/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Võ Phiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra