Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1988/KH-UBND

Kon Tum, ngày 15 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ THẢM HỌA VỠ ĐẬP, HỒ THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập và hồ chứa;

Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

Căn cứ Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Ban hành Danh mục đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa, nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Căn cứ Kế hoạch số 1443/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, các chủ đập thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chủ động ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy lợi, giảm tổn thất về người và tài sản của Nhân dân và nhà nước; nâng cao năng lực lãnh đạo, công tác phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị lực lượng, tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”; nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp Nhân dân tại địa phương về nguy cơ và cách phòng tránh thảm họa thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho Nhân dân góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị và các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống xảy ra.

- Chủ động xây dựng các phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; đồng thời, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, bảo vệ tính mạng Nhân dân.

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng. Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn; rà soát, cân đối nguồn kinh phí bố trí đầu tư, xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại khi xảy ra sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi. Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố liên quan đến các công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy trong quá trình ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn và tại khu vực bị vỡ đập, hồ thủy lợi và nơi sơ tán dân.

- Tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi.

II. NỘI DUNG

1. Khái quát hệ thống công trình đập, hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 595 công trình thủy lợi đang vận hành khai thác do nhà nước quản lý (Trong đó có 20 đập, hồ chứa lớn; 29 đập, hồ chứa vừa; 539 đập, hồ chứa nhỏ và 07 trạm bơm nhỏ). Thực hiện Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập và hồ chứa; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành danh mục đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa và nhỏ tại Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019; Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 về việc phân cấp giao quản lý kết cấu hạ tầng các công trình thủy lợi (bổ sung) trên địa bàn tỉnh Kon Tum, số lượng công trình cụ thể: (i) Số lượng đập, hồ chứa lớn là 19 hồ, 01 đập dâng (Trong đó có 08 hồ chứa và 01 đập dâng điều tiết bằng cửa van); (ii) Số lượng đập, hồ chứa vừa là 28 hồ, 01 đập dâng (Trong đó có 05 hồ chứa điều tiết bằng cửa van); (iii) Số lượng đập, hồ chứa nhỏ là 37 hồ, 502 đập dâng (Trong đó có 01 hồ chứa điều tiết bằng cửa van); (iv) Số lượng Trạm bơm điện: 07 trạm bơm;

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có công trình Hồ chứa cắt lũ kết hợp phát điện Đăk Bla do Công ty TNHH KONIA quản lý vận hành khai thác, đây là hồ chứa lớn thuộc đối tượng quản lý an toàn đập theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ (Chi tiết từng công trình thuộc đối tượng quản lý lý an toàn đập theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ tại Phụ lục kèm theo). Hiện nay, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi và các địa phương tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch ứng phó với tình huống vỡ đập, hồ chứa chi tiết, cụ thể cho từng công trình, đập, hồ chứa thuộc đơn vị, địa phương quản lý.

2. Tổ chức ứng phó với tình huống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, xả lũ và tìm kiếm cứu nạn

a) Công tác phòng ngừa, ứng phó sự số, thiên tai

- Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Ủy viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để triển khai thực hiện theo quy định.

- Tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó với các sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi; định kỳ rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại địa phương, đơn vị.

- Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ công tác ứng phó vỡ đập, hồ thủy lợi. Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến sự cố vỡ hồ, đập; tổ chức dự báo, cảnh báo sự cố.

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; năng lực chỉ huy, điều hành tại chỗ và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng để ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; tổ chức tập huấn, diễn tập, thông tin truyền thông, cụ thể: (i) Tổ chức diễn tập kỹ năng về phòng chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, xả lũ; đối với cấp huyện 02 năm tổ chức diễn tập tại 01 huyện; đối với cấp xã hằng năm mỗi huyện, thành phố tổ chức diễn tập tại ít nhất 01 xã, phường, thị trấn. (ii) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi:

Cấp tỉnh: Hằng năm trước mùa mưa lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) bố trí, sắp xếp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật của ngành và Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện về phòng chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

Cấp huyện: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia công tác phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cấp xã.

- Các cấp, các ngành tăng cường tổ chức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi bằng nhiều hình thức; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

b) Công tác ứng phó sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi

* Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin và đảm bảo thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và cộng đồng:

- Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin:

Các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng; thông tin, truyền thông về phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; Chính quyền cơ sở (huyện, xã) tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi của cấp trên, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền phổ biến đến từng cộng đồng dân cư.

Công tác cảnh báo, dự báo, truyền tin thiên tai thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

- Công tác đảm bảo thông tin liên lạc:

Xây dựng Phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư; tổ chức thực hiện nhắn tin cảnh báo sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi qua internet, điện thoại di động, cổng thông tin điện tử cho Nhân dân biết và chủ động phòng, tránh. Các hình thức thông tin liên lạc, gồm: Mạng viễn thông, bưu chính, điện thoại, fax, Email; loa cầm tay trực tiếp, xe tuyên truyền lưu động và các hình thức thông tin liên lạc khác theo quy định.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; đồng thời, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, mỗi người dân để làm tốt công tác thông tin liên lạc, giúp đỡ nhau trong việc ứng cứu và khắc phục hậu quả khi có sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

Thường xuyên theo dõi, thực hiện chế độ thường trực tại cơ quan, đơn vị, địa phương để thống kê thiệt hại, xử lý tình huống nhanh và duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ trong mọi tình huống và báo cáo kịp thời lên cấp trên.

* Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đối với các tình huống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi cụ thể như sau:

- Cơ quan chỉ đạo:

Cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Cấp huyện, xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã - Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan chỉ huy, điều hành

Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai từ cấp độ 2 trở lên theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Cấp huyện: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Công an huyện chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Cấp xã: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã, Xã đội trưởng, Công an xã chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Lực lượng ứng cứu (gồm Quân đội, Công an, Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các lực lượng khác đứng chân trên địa bàn tỉnh) cụ thể như sau:

Cấp xã: Mỗi xã, phường, thị trấn phải huy động 01 Trung đội dân quân cơ động do xã đội trưởng trực tiếp phụ trách làm nhiệm vụ cơ động để sơ tán Nhân dân và tìm kiếm cứu nạn, được huấn luyện và trang bị những phương tiện cần thiết.

Cấp huyện: Mỗi huyện tổ chức 01 lực lượng chỉ đạo, chỉ huy với số lượng trên 10 người; cơ quan quân sự huy động 02 đội dân quân cơ động và sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên của huyện để ứng cứu và giúp đỡ Nhân dân ở những vùng trọng điểm bị thiệt hại. Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố, mỗi đơn vị tổ chức 1/2 quân số biên chế làm nhiệm vụ chỉ đạo, chỉ huy và tổ chức tìm kiếm cứu nạn.

Cấp tỉnh:

Lực lượng quân đội, bố trí lực lượng do đơn vị quản lý để làm nhiệm vụ; tổ chức các tổ đội công tác và bảo đảm các vùng trọng điểm bao gồm lực lượng chỉ đạo, chỉ huy và trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức hiệp đồng, sử dụng lực lượng, phương tiện với các lực lượng Quân Khu đóng quân trên địa bàn tỉnh).

Lực lượng dân quân tự vệ địa phương và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh tham gia làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

Lực lượng Công an: Phối hợp với quân đội và các lực lượng liên quan từ cơ sở tham gia tổ chức sơ tán Nhân dân, tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an ninh trật tự, tài sản của Nhà nước và Nhân dân; đồng thời, tổ chức mỗi huyện 01 Trung đội gồm các lực lượng tại chỗ, cấp tỉnh 01 Đại đội làm nhiệm vụ sơ tán Nhân dân và tìm kiếm cứu nạn tại các địa bàn trọng điểm và đảm bảo an ninh trật tự.

Lực lượng Y tế tỉnh phối hợp với các cơ quan tổ chức chỉ đạo Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện cứu chữa tại chỗ cho Nhân dân, đồng thời tổ chức mỗi huyện 01 tổ cơ động thực hiện cứu chữa, bảo đảm vệ sinh môi trường phòng dịch cho Nhân dân.

Ngành giao thông vận tải tổ chức các đội cứu hộ giao thông các khu vực bị vỡ hồ, đập, vùng bị ngập, lũ lụt chia cắt và bảo đảm phương tiện cho việc tổ chức sơ tán Nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành làm công tác cứu nạn và chỉ đạo cứu trợ Nhân dân bị thiệt hại.

Ngành Công Thương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo dự trữ nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để khắc phục hậu quả do vỡ đập, hồ thủy lợi.

- Phương tiện, trang thiết bị

Phương tiện: Các sở, ngành liên quan (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan) sử dụng các phương tiện do đơn vị quản lý như: Các loại ô tô, xe tải, xe chỉ huy, máy ủi, máy xúc, xe cứu thương... và huy động các phương tiện của các doanh nghiệp, các đơn vị chuyên ngành tham gia ứng cứu.

Trang thiết bị: Các trang thiết bị phổ thông và chuyên dụng khác như: Các loại phao, áo phao cứu sinh, bao tải, nhà bạt, máy bơm, máy phát điện,... được huy động từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và các đơn vị khác trên địa bàn

* Các biện pháp ứng phó với sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi:

- Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi, khu vực vỡ đập, hồ thủy lợi; tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống khẩn cấp, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất; giám sát, hướng dẫn và thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trong phạm vi ảnh hưởng do bị vỡ đập, hồ thủy lợi, nơi dòng nước chảy siết; đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại khu vực xảy ra sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

- Tuân thủ quyết định chỉ đạo và huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập.

* Đường sơ tán ứng cứu:

Các lực lượng cơ động làm nhiệm vụ theo các trục đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã đến các vị trí tham gia ứng cứu.

* Địa điểm sơ tán đến:

Căn cứ các vị trí trong khu vực xảy ra sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi, Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thông tin cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp trên và các đơn vị liên quan về các vị trí an toàn trong khu vực để chỉ đạo tổ chức sơ tán đến.

c) Công tác tổ chức khắc phục sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi

- Tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn cấp cho cấp trên và yêu cầu tìm kiếm cứu nạn; tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác.

- Khẩn trương thống kê, đánh giá thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ và khắc phục; xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

- Huy động nguồn lực, tổ chức khắc phục và đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, dọn dẹp nhà cửa, cơ sở hạ tầng như Điện, nước, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, khắc phục bồi lấp, sạt lở đồng ruộng.

- Tổ chức khắc phục, khôi phục sản xuất sau sự cố xảy ra nhằm đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ban ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; tham mưu các giải pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

- Tổ chức trực ban và kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi.

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai thực hiện trình cấp có thẩm quyền theo quy định để kịp thời chỉ đạo.

- Theo dõi, quản lý việc đầu tư xây dựng, tu bổ, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai bao gồm công trình kè, hồ đập, chống hạn, chống sạt lở và các công trình khắc phục vụ phòng, chống thiên tai khác.

- Rà soát, lập phương án khắc phục hậu quả thiên tai về thủy lợi, kè, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn theo quy định.

- Tổ chức thống kê, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước về phòng, chống thiên tai; phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống thiên tai theo quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn, tập huấn nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt bảo đảm phù hợp với nhu cầu công tác, không trùng lặp, lãng phí.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, hằng năm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch ứng phó với sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định khác có liên quan, phù hợp với theo khả năng ngân sách của tỉnh.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động ứng phó sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện; chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Công an tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum tổ chức triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kịp thời khi có sự cố, có hiệu quả, đảm bảo lực lượng quân đội là lực lượng chủ lực, nòng cốt.

- Xây dựng Phương án hiệp đồng các lực lượng vũ trang trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả vỡ đập, hồ thủy lợi; huấn luyện và thực hành diễn tập cho lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi tham gia ứng phó sự cố vỡ hồ, đập; đảm bảo sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã được trang bị.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh rà soát, tham mưu đề xuất việc đầu tư trang bị các phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo quy định. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị về việc quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư để đảm bảo sẵn sàng trong các tình huống khẩn cấp.

4. Công an tỉnh

- Lập kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; khi có sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra phải triển khai ngay kế hoạch bảo vệ, không để phần tử xấu lợi dụng sự cố để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và Nhân dân; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ứng phó sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi cho các địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa... các trang thiết bị, phương tiện nhằm huy động và sử dụng trong quá trình tham gia giải quyết tình huống sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và chi viện, hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu; đồng thời có Phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi, cứu nạn, cứu hộ trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phân cấp) xem xét, phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện.

- Tổ chức thực tập, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn nhằm ứng phó có hiệu quả khi xảy ra tình huống vỡ đập, hồ chứa thủy lợi; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

5. Sở Giao thông vận tải

- Lập phương án phòng chống, xử lý sự cố hư hỏng, khắc phục hậu quả và khắc phục khẩn cấp do sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi gây ra đối với các công trình giao thông; phương án đảm bảo an toàn giao thông vận tải trước, trong và sau khi xảy ra sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi, đặc biệt chú trọng phương án giải phóng giao thông phục vụ hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.

- Xây dựng phương án huy động các trang thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công tác sơ tán, ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi. Đánh giá tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, vật tư cứu hộ giao thông, bảo đảm an toàn giao thông vận tải khi sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra.

6. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành và lực lượng vũ trang địa phương làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn lực, vật lực và lực lượng cấp cứu toàn tỉnh để triển khai kịp thời trong mọi tình huống; trong đó có phương án cấp cứu, điều trị nạn nhân khi xảy ra sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi.

7. Sở Công Thương

Theo dõi, đề nghị Công ty Điện lực Kon Tum, các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện xây dựng phương án xử lý sự cố khắc phục lưới điện và có phương án cấp điện dự phòng phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án và dự trữ nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để khắc phục hậu quả do sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng phương án thông tin, truyền thông về phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và phương án đảm bảo an toàn, thông suốt thông tin liên lạc trước, trong và sau sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến kịp thời thông tin cảnh báo thiên tai, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống thiên tai cho chính quyền, cộng đồng, người dân biết, thực hiện.

9. Ban quản lý khai thác các công trình thủy lợi, Công ty TNHH KONIA

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng chi tiết Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn thuộc đơn vị quản lý vận hành, khai thác phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi triển khai thực hiện.

- Xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống vỡ đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra.

10. Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Phối hợp với các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham gia sơ cấp cứu, cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ xã hội khẩn cấp khi có sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, tham gia diễn tập với các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt diễn tập có số lượng nạn nhân lớn.

11. Đài Khí tượng và Thủy văn tỉnh

Thực hiện tốt công tác dự báo, phát các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lũ, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ quét,... phù hợp với từng vùng trên địa bàn tỉnh; chủ động phối hợp, cập nhật thời tiết hàng ngày lên trang thông tin điện tử của tỉnh để tổ chức, cá nhân biết chủ động phòng, tránh; đồng thời cung cấp kịp thời và chính xác số liệu khí tượng thủy văn theo quy định và theo yêu cầu của các cơ quan liên quan, Đài phát thanh và Truyền hình, các doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi đóng trên địa bàn tỉnh để chủ động chỉ đạo điều hành, ứng cứu trong mọi tình huống.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ chứa thủy lợi và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống vỡ đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi triển khai thực hiện; xây dựng phương án ứng phó, phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm do vỡ đập, hồ thủy lợi đối với từng công trình hồ, đập có trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị, phường, xã, thị trấn trực thuộc chủ động tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do sự cố vỡ đập, hồ chứa thủy lợi; tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định, kịp thời báo cáo và đề xuất cấp trên các biện pháp xử lý, khắc phục.

- Huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và văn bản hướng dẫn thực hiện.

13. Các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, thành lập hoặc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch phòng, chống ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch, yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Triển khai thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn liên quan theo quy định.

Căn cứ Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch của địa phương, đơn vị mình thật cụ thể, chi tiết sát với tình hình, điều kiện của địa phương, đơn vị mình quản lý để nhằm chủ động ứng phó, khắc phục với mọi tình huống sự cố vỡ đập, hồ có thể xảy ra.

Trên đây là Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, các đơn vị cập nhật, tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban QG ƯPSC thiên tai và TKCN (b/c);
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Ủy viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh
- Chi cục PCTT Miền trung và Tây nguyên;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Kon Tum;
- Văn phòng TT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN.NVH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

PHỤ LỤC 01

THỐNG KÊ THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỒ CHỨA NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 1988/KH-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

STT

Tên hồ chứa

Địa điểm

Nhiệm vụ công trình (Ftưới)

Flv (km2)

Thông số kỹ thuật

Ghi chú

W (106m3)

MNC (m)

MNDB T (m)

MNLT K (m)

F (ha)

Đập chính

Số đập phụ (cái)

Cống lấy nước

Tràn xả lũ

W ứng với MNDBT

W ứng với MNLT K

W ứng với MNC

F ứng với MNDB T

F ứng với MNLT K

F ứng với MNC

CT đỉnh đập (m)

Hmax (m)

Lđ (m)

Cao trình ngưỡng (m)

Kích thước

Hình thức (Có áp/ ko áp)

CT tràn

B tràn (m)

Hình thức (Cửa van/ Tự do)

Có tràn sự cố

A

Hồ chứa do nhà nước quản lý

 

I

Hồ chứa nước: Hđ ≥15m hoặc Wtrữ ≥3 triệu m3 hoặc 10m ≤ Hđ <15 m và Lđập ≥ 500m hoặc 10m ≤ Hđ <15 m và tràn có lưu lượng xả ≥2000 m3/s

 

1

Hồ chứa Đăk Uy

Xã Đăk Ngọk

3.485

89.70

29.660

33.000

3.825

625.00

640.30

641.45

269.00

296.00

71.50

643.20

36.0

681.0

 

623.00

D1,5

Có áp

638.20

32.5

Cửa van

Không

Ban QL-KT các CTTL Kon Tum quản lý vận hành khai thác

2

Hồ chứa Đăk Rơn Ga

Xã Tân Cảnh

175.84

49.52

6.651

8.810

2.581

608.50

614.05

616.00

98.675

125.00

51.00

616.80

26.0

247.0

 

607.00

D1,0

Có áp

611.55

15.0

Cửa van

Không

3

Hồ chứa Đăk Yên

Xã Hòa Bình

203.44

20.20

6.450

6.929

0.500

544.70

556.70

557.70

78.52

83.09

17.57

558.60

22.7

1.280

 

543.33

(1x1,25)

Có áp

552.70

8.0

Cửa van

Không

4

Hồ chứa Đăk Loh

Xã Ngọc Wang

88.42

23.00

4.200

2.700

1.500

618.00

623.50

624.01

71.85

74.26

31.79

624.60

20.0

242.0

 

616.95

(0,8x1,25)

Có áp

621.00

10.0

Cửa van

Không

5

Hồ chứa Đăk Kan

Xã Sa Loong

286.19

57.10

1.830

2.868

0.440

644.20

648.00

649.64

50.00

56.92

23.00

649.80

12.0

524.0

 

643.00

D0,9

Có áp

648.00

64.0

Tự do

Không

"

6

Hồ chứa C1

Xã Hà Mòn

8.19

2.20

2.240

2.555

0.050

565.30

583.50

584.78

23.20

25.36

2.50

586.00

22.0

191.0

 

564.50

0,8x1,2

Có áp

583.50

10.0

Tự do

Không

"

7

Hồ chứa Đăk Prông

Xã Đăk Ui

60.14

6.50

1.930

 

0.111

699.00

709.60

710.93

29.44

 

5.40

711.70

23.4

233.3

 

698.10

D0,6

Có áp

709.60

20.0

Tự do

Không

"

8

Hồ chứa Đăk Chà Mòn I

Xã Đăk Blà

25.46

7.00

1.312

1.805

0.080

560.70

570.20

572.07

23.70

29.28

4.30

572.70

18.0

273.4

 

560.00

D0,6

Có áp

570.20

7.6

Tự do

Không

"

9

Hồ chứa Đăk Rơ Wa

Xã Đăk Rơ Wa

18.18

3.00

0.744

0.856

0.125

629.20

635.50

636.16

15.06

15.82

5.28

636.30

16.8

233.6

 

628.10

D0,47

Có áp

634.80

4.0

Cửa van

Không

"

10

Hồ chứa Đăk Trít

Xã Đăk La

83.20

15.00

1.480

 

0.187

570.50

577.20

577.50

 

 

 

578.35

24.4

139.0

 

569.50

D0,5

Có áp

575.20

8.0

Cửa van

Không

"

11

Hồ chứa Đăk Prông

Xã Sa Bình

90.76

4.20

1.570

1.868

0.080

537.40

546.00

546.93

30.50

33.29

5.32

548.00

15.0

380.0

 

536.45

D0,6

Có áp

546.00

6.0

Tự do

Không

"

12

Hồ chứa Đăk Nui 3

Xã Hơ Moong

78.78

1.60

0.688

0.838

0.008

681.00

691.04

692.11

13.88

15.50

1.05

692.30

18.0

275.0

1

680.00

D0,3

Có áp

691.04

5.0

Tự do

Không

"

13

Hồ chứa Đội 5

78.35

2.90

0.624

0.723

0.044

561.00

570.50

571.27

12.34

13.36

1.63

572.80

17.0

150.0

 

K

K

K

570.50

19.0

Tự do

Không

"

14

Hồ chứa Ya Xăng

Xã Mô Rai

16.00

4.42

0.498

0.582

0.019

279.70

290.40

291.33

8.70

9.43

0.96

292.40

18.0

95.0

 

279.50

D0,6

Có áp

290.40

28.5

Tự do

Không

"

15

Hồ chứa Đăk Hnia

Xã Đăk Tơ Kan

76.81

6.10

1.142

1.330

0.190

771.50

779.00

780.00

18.34

18.36

6.12

781.00

16.8

190.7

1

769.70

D0,6

Có áp

779.00

7.4

Cửa van ở đập phụ

Không

"

16

Hồ chứa Đăk Trang

Xã Đăk Rơ Ông

24.36

6.70

1.019

1.208

0.026

787.50

808.93

810.54

10.58

12.03

0.79

811.11

29.5

191.0

 

786.50

D0,7

Có áp

808.93

12.0

Tự do

Không

"

17

Hồ chứa Đăk Hơ Na

Xã Đăk Nông

41.70

4.05

2.050

 

0.229

651.62

657.60

659.19

18.66

 

8.32

659.90

17.1

378.5

 

651.12

D0,5

Có áp

657.60

5.5

Tự do

Không

"

18

Hồ chứa Kon Chênh

Xã Măng Cành

20.00

4.00

0.286

0.379

0.095

1000.8

1004.8

1006.4

5.60

6.29

3.86

1007.7

15.0

78.0

 

998.80

D0,4

Có áp

1004.8

8.0

Tự do

Không

"

19

Hồ chứa Tân Điền

Xã Đoàn Kết

108.85

5.00

0.870

0.912

0.088

595.00

600.61

600.80

20.85

21.43

2.03

601.30

10.6

565.0

 

594.20

D 0,6

Có áp

598.80

6.0

Cửa van

Không

"

II

Hồ chứa nước: 10m ≤ Hđ <15 m (trừ trường hợp Lđập ≥500m, Qtràn <2000 m3/s) hoặc 0,5 triệu m3 ≤ Wtrữ < 3 triệu m3

 

1

Hồ chứa Đăk Sa Men

Xã Kroong

44.60

5.20

1.060

1.150

0.070

525.5

531.0

531.3

29.40

30.64

6.10

532.8

10.8

319.7

 

524.50

D0,6

Có áp

529.6

6.0

Cửa van

Không

"

2

Hồ chứa Ia Bang Thượng

Xã Hòa Bình

111.90

8.20

1.879

1.947

0.029

619.00

628.14

628.3

40.77

41.68

3.87

629.7

14.0

406.5

 

618.20

(0,8x1,0)

Có áp

626.2

6.0

Cửa van

Không

"

3

Hồ chứa Đăk Loy

Xã Đăk Cấm

62.55

32.00

1.480

2.098

0.426

644.5

646.4

647.7

18.10

24.96

5.51

648.7

10.0

285.4

 

644.27

D0,5

Có áp

646.4

33.0

Tự do

Không

"

4

Hồ chứa 6A

Xã Đăk Mar

308.32

7.50

1.730

2.046

0.190

631.1

638.2

638.9

41.80

46.67

8.31

640.0

12.0

324.0

 

630.00

(0,6x0,8)

Có áp

638.2

5.5

Tự do

Không

"

5

Hồ chứa 6B

Xã Đăk Mar

128.73

2.50

0.134

0.164

0.105

573.7

574.3

574.9

4.79

5.26

4.35

575.7

10.0

118.5

 

573.00

D0,4

Có áp

574.3

5.0

Tự do

Không

"

6

Hồ chứa C3

Xã Hà Mòn

101.50

1.96

0.370

0.495

0.010

578.0

586.2

587.5

5.54

10.47

1.15

588.0

10.0

175.0

 

K

K

K

586.2

3.0

Tự do

Không

"

7

Hồ chứa Cà Sâm

Xã Đăk La

135.78

4.32

1.280

1.730

0.060

553.0

560.8

561.3

33.32

36.79

4.98

562.6

13.6

324.0

 

552.80

D0,6

Có áp

560.0

10.0

Tự do

Không

"

8

Hồ chứa Đăk Xít 1

Xã Đăk La

102.40

1.74

0.544

0.635

0.109

551.7

556.1

556.6

16.40

18.58

5.90

557.7

13.3

199.3

 

551.37

D0,4

Có áp

556.1

4.0

Tự do

Không

"

9

Hồ chứa Đăk Xít 2

Xã Đăk La

15.00

0.74

0.226

0.277

0.049

551.3

555.0

555.4

2.16

10.13

12.29

556.2

10.4

158.2

 

551.00

D0,25

Có áp

555.0

3.0

Tự do

Không

"

10

Hồ chứa Đăk Xít 3

Xã Đăk La

11.50

1.10

0.320

0.360

0.070

551.3

556.0

556.5

6.88

7.95

3.71

558.0

12.4

157.8

 

551.00

D0,3

Có áp

556.0

2.0

Tự do

Không

"

11

Hồ chứa Thôn 9

Xã Đăk Hring

57.70

1.66

0.612

0.703

0.120

616.0

622.2

622.7

18.26

19.32

2.22

623.1

13.6

260.0

 

615.00

D0,47

Có áp

622.2

7.0

Tự do

Không

"

12

Hồ chứa Đăk Klong

Xã Đăk Long

100.75

4.80

0.507

0.812

0.088

614.7

620.2

622.1

13.75

19.78

3.66

623.2

14.6

95.0

 

613.06

D0,6

Có áp

620.2

7.0

Tự do

Không

"

13

Hồ chứa Đội 6

Xã Hơ Moong

20.26

1.10

0.078

0.090

 

 

568.5

568.9

 

 

 

569.4

12.5

127.3

 

K

K

K

568.5

2.8

Tự do

Không

"

14

Hồ chứa Đăk Sia I

Xã Rờ Kơi

52.24

14.00

0.720

1.018

0.174

629.5

634.4

635.85

17.10

23.07

6.90

636.9

13.6

162.0

 

628.50

D0,6

Có áp

634.4

19.5

Tự do

Không

"

15

Hồ chứa Đăk Ngót

Xã Sa Nghĩa

33.73

5.00

0.250

0.300

0.012

536.4

540.3

541.0

0.83

0.91

0.22

542.2

10.0

200.0

 

536.40

D0,5

Có áp

540.3

6.5

Tự do

Không

"

16

Hồ chứa Hố Chè

Xã Diên Bình

109.29

2.41

0.550

0.555

0.047

591.9

598.5

599.3

11.76

12.87

2.95

600.7

14.7

202.3

 

590.90

D0,5

Có áp

598.5

5.0

Tự do

Không

"

17

Hồ chứa C19

Xã Diên Bình

190.64

3.00

0.420

0.445

0.059

618.4

622.4

623.1

9.59

12.61

3.94

623.9

10.9

166.5

 

617.70

D0,35

Có áp

621.7

5.4

Cửa van

Không

"

18

Hồ chứa Kon Tu Zốp

Xã Pô Kô

17.57

6.22

0.484

0.645

0.108

645.0

650.0

651.3

19.13

22.10

3.96

653.0

13.0

197.0

 

644.10

D0,38

Có áp

650.0

16.0

Tự do

Không

"

19

Hồ chứa Tea Hao

Xã Đăk Trăm

10.69

2.00

0.152

0.198

0.024

747.4

752.1

753.1

4.22

5.03

1.48

753.9

12.0

112.9

 

746.70

D0,3

Có áp

752.1

8.0

Tự do

Không

"

20

Hồ chứa Đăk Rơ Ngát

Xã Đăk Rơ Nga

24.07

5.00

0.120

 

0.024

711.9

724.0

725.8

 

 

 

727.0

10.0

48.0

 

711.10

D0,8

Có áp

724.0

29.0

Tự do

Không

"

21

Hồ chứa Đăk Hơ Niêng

Xã Bờ Y

277.10

27.31

1.457

1.591

0.433

661.8

665.1

665.4

39.74

41.10

22.09

667.2

13.1

228.0

 

658.50

D0,6

Có áp

663.5

24.0

Cửa van

Không

"

22

Hồ chứa Blốc 1

Xã Đăk Long

70.00

4.55

1.620

2.361

0.790

681.5

686.1

687.8

485.02

415.51

161.00

689.5

14.5

450.0

 

680.00

0,9x1,2

Có áp

686.1

16.2

Tự do

Không

"

23

Hồ chứa Blốc 2

Xã Đăk Long

40.00

2.08

2.037

2.513

0.045

684.10

691.70

693.07

33.13

36.62

10.07

694.0

14.5

150.0

 

682.60

0,9x1,2

Có áp

691.7

10.0

Tự do

Không

"

24

Hồ chứa Đăk Giao 2

Xã Đăk Long

15.00

1.80

0.141

0.192

0.012

715.6

721.3

722.2

4.25

6.02

0.67

723.2

14.8

174.0

 

714.80

D0,3

Có áp

721.3

8.2

Tự do

Không

"

25

Hồ chứa Đăk Tin

Xã Đăk Choong

55.00

5.01

0.210

0.239

0.041

895.8

900.4

900.9

5.90

6.85

2.55

901.5

12.0

196.0

 

895.40

D0,4

Có áp

900.4

63.0

Tự do

Không

"

26

Hồ chứa Nước Rơ

Xã Tân Lập

22.03

4.70

0.088

0.111

0.007

595.0

600.7

601.4

3.23

3.47

0.10

602.0

10.1

349.0

 

594.47

D0,6

Có áp

600.7

12.0

Tự do

Không

"

27

Hồ chứa Đăk Sờ Rệt

Xã Đăk Ruồng

34.88

2.40

0.092

0.179

0.022

647.70

654.77

655.10

5.25

5.36

1.18

655.6

14.5

179.4

 

647.10

D0,35

Có áp

653.5

5.0

Cửa van

Không

"

28

Hồ chứa Kon Bo Deh

 

22.84

4.80

0.271

0.763

0.007

635.0

639.7

641.2

6.37

7.92

2.95

642.2

12.2

200.0

 

633.90

D0,38

Có áp

639.7

10.4

Tự do

Không

"

III

Hồ chứa nước: 5m ≤ Hđ <10m hoặc 0,05 ≤ Wtrữ <0,5 triệu m3

 

1

Hồ chứa Tân Cảnh 1

Xã Tân Cảnh

19.62

1.60

0.056

0.065

 

 

614.2

614.6

 

 

 

615.1

6.5

138.9

 

K

K

K

614.2

7.3

Tự do

Không

"

2

Hồ chứa Đăk Phát 1

Xã Đăk Cấm

7.62

1.80

0.073

0.110

 

543.5

548.5

549.5

 

 

 

550.0

7.0

199.7

 

543.50

D0,35

Bán áp

548.5

4.4

Tự do

Không

"

3

Hồ chứa Cà Tiên

Xã Đoàn Kết

18.45

2.00

0.090

0.101

0.023

547.2

549.0

549.2

 

 

 

549.5

4.7

455.1

 

544.50

D0,5

Có áp

548.0

19.6

Cửa van

Không

"

4

Hồ chứa A2 - Đội 2

Xã Đăk Mar

15.00

0.20

0.007

 

 

590.8

591.5

592.0

 

 

 

593.0

5.5

210.0

 

K

K

K

591.5

1.2

Tự do

Không

"

5

Hồ chứa A1 - Đội 4

Xã Đăk Mar

20.00

1.80

0.310

 

 

586.0

588.0

589.1

 

 

 

589.5

5.0

163.4

 

K

K

K

588.0

4.0

Tự do

Không

"

6

Hồ chứa A2 - Đội 4

Xã Đăk Mar

20.00

1.50

0.109

0.134

 

 

594.3

594.8

 

 

 

595.3

3.7

167.4

 

K

K

K

594.3

8.0

Tự do

Không

"

7

Hồ chứa C3 (Hồ 704)

Xã Đăk Mar

10.00

18.77

0.350

 

 

654.0

655.0

655.5

 

 

 

657.0

6.0

245.0

 

K

K

K

655.0

20.0

Tự do

Không

"

8

Hồ chứa C2

Xã Đăk Ngọk

15.50

1.46

0.200

 

 

625.5

628.7

629.6

 

 

 

630.0

5.5

126.9

 

K

K

K

628.7

4.8

Tự do

Không

"

9

Hồ chứa C4

Xã Hà Mòn

37.28

0.59

0.210

 

 

575.5

579.5

579.9

 

 

 

580.5

8.0

140.0

 

K

K

K

579.5

9.5

Tự do

Không

"

10

Hồ chứa Ya Pan

Xã Mô Rai

6.75

7.50

0.084

 

 

271.4

273.2

274.5

 

 

 

275.1

5.5

212.9

 

271.00

D=0,35

Có áp

273.2

8.0

Tự do

Không

"

11

Hồ chứa Đội 4

Xã Sa Nghĩa

12.92

0.40

0.023

 

 

 

557.2

557.6

 

 

 

557.7

6.7

108.5

 

K

K

K

577.2

D=0,5

Tự do

Không

"

12

Hồ chứa Đăk Lin

Xã Pô Kô

1.40

11.00

0.081

0.102

0.032

623.7

626.9

627.5

 

 

 

628.0

4.9

128.2

 

623.66

D0,2

Bán áp

626.9

4.0

Tự do

Không

"

13

Hồ chứa Nước Púi

Xã Kon Đào

15.53

2.00

0.119

 

0.034

598.3

600.1

600.8

 

 

 

601.5

6.8

119.5

 

597.70

D0,32

Có áp

600.1

5.0

Tự do

Không

"

14

Hồ chứa Nước Rin

Xã Kon Đào

28.40

7.00

0.122

 

0.025

658.0

660.9

662.8

 

 

 

663.1

8.8

150.0

 

657.15

D0,4

Có áp

660.9

10.0

Tự do

Không

"

15

Hồ chứa Chăn Nuôi

Xã Kon Đào

11.29

1.00

0.022

 

0.300

639.3

641.5

642.5

 

 

 

643.0

8.0

73.4

 

633.43

D0,4

Có áp

641.5

6.0

Tự do

Không

"

16

Hồ chứa Măng Tôn

Xã Bờ Y

24.10

5.00

0.252

 

 

722.6

728.9

729.5

 

 

 

730.6

8.4

133.4

 

722.2

D0,4

Có áp

728.9

6.5

Tự do

Không

"

17

Hồ chứa Đăk Wang

Xã Sa Loong

33.05

3.50

0.200

 

 

677.7

680.0

681.2

 

 

 

682.0

3.5

260.0

 

677.0

(0,6x0,7)

Có áp

680.0

30.0

Tự do

Không

"

18

Hồ chứa Đăk Khe

Xã Đăk Long

12.00

1.20

0.106

 

0.236

1136.4

1140.3

1141.5

 

 

 

1142.4

8.0

71.0

 

1135.7

D0,3

Có áp

1140.3

7.0

Tự do

Không

"

19

Hồ chứa Đăk Prét

Xã Ngọc Réo

 

1.60

0.041

0.062

 

633.4

635.8

636.6

 

 

 

637.1

5.7

230.8

 

633.39

D0,5

Bán áp

635.8

4.6

Tự do

Không

"

20

Hồ chứa Kon Tu

Xã Đăk Ui

 

0.90

0.300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.0

95.0

 

 

(0,5x0,5)

Bán áp

 

 

Tự do

Không

"

21

Hồ chứa nước số 1 trung tâm hành chính huyện

Xã Ia Tơi

25

 

 

 

 

196

197.7

198.7

4.4

 

1.9

199.3

7.5

112

 

195

D0,4

có áp

197.7

4

tự do

 

UBND huyện IA H'Drai quản lý vận hành khai thác

22

Hồ chứa nước số 2 trung tâm hành chính huyện

Xã Ia Tơi

55

31

0.149

 

0.080

193.1

194

195.87

8.50

 

0.88

196.70

8.85

24.00

 

193.1

(0,5x0,7)

Bán áp

194.0

27.0

tự do

 

23

Thủy lợi Hồ chứa nước xã IV (Thôn 1 thôn 2, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai)

Xã Ia Dal

30

20

0.329

 

0.158

205.5

207

208.74

15.60

 

3.90

209.50

5.40

86.60

 

205.5

D0,5

Bán áp

207.0

18.0

tự do

 

24

Hồ chứa nước và các hạng mục phụ trợ khu dân cư phía Đông trung tâm xã Ia Tơi

Xã Ia Tơi

 

2.02

0.037

 

0.007

181.49

183.9

185.03

2.03

 

0.65

185.80

8.00

106.30

 

 

 

 

183.9

7.0

tự do

 

25

Cấp nước sinh hoạt xã Ia Dom. Hạng mục: Đập đất, tràn xả lũ và hệ thống cấp nước

Xã Ia Dom

 

2.3

0.032

 

0.017

187.8

190.8

192.52

2.94

 

0.91

192.90

9.92

63.00

 

 

 

 

190.8

10.0

tự do

 

B

Hồ chứa do Tư nhân quản lý vận hành khai thác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

hồ chứa cắt lũ kết hợp phát điện Đăk Bla

Trên sông Đăk Bla thuộc địa phận xã Đăk Blà - thành phố Kon Tum, xã Đăk Tờ Re - huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Cắt lũ kết hợp phát điện

1963

46.21

46.21

16.07

545

556.5

556.5

368

368

 

560

43.9

598.98

 

 

 

 

545

58.9

Cửa van

 

Công ty TNHH KONIA quản lý vận hành khai thác

 

BIỂU 02

THỐNG KÊ CÁC ĐẬP DÂNG CÓ CHIỀU CAO ≥5M
(Kèm theo Kế hoạch số 1988/KH-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

STT

Tên đập

Địa điểm xây dựng

Flv  (km2)

Thông số kỹ thuật

Đập dâng

Cống xả cát (nếu có)

Cống lấy nước

Dung tích trữ

Cột nước tràn thiết kế

Cao trình đỉnh đập

Chiều cao đập tràn (m)

Trừ chiều cao ngưỡng (m)

Chiều dài đập (m)

Số cửa cống

Cao trình ngưỡng

Kích thước (m)

Số cửa

Cao trình ngưỡng

Lưu lượng TK (m3/s)

I

Đập lớn (Hđ ≥ 15m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đập Đăk Toa

Xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy

352

 

5.5

611.4

10.5

6.9

85.5

Không có

1

607.2

0.57

II

Đập vứa (10m≤Hđ<15m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đập Đăk Gu

Xã Đăk Tơ Re, huyện Kon Rẫy

8.5

 

1.55

617.6

10.6

2.0

118.0

Không có

1

615.0

0.038

III

Đập nhỏ (Hđ<10m)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đập Ja Tang

Xã Ya Xiêr , huyện Sa Thầy

21.0

 

2.370

568.00

11.10

8.10

61.00

1

559.00

0,9x1,0

1

560.00

0.161

2

Đập Đăk San

Xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy

4.6

 

2.000

609.00

9.50

6.40

31.00

Không có

1

603.00

0.050

3

Đập Đăk Rơ Ngao 1

Thị trấn sa Thầy, huyện Sa Thầy

9.0

 

1.500

545.00

7.00

5.00

10.00

1

542.10

0,6x0,5

1

542.60

0.022

4

Đập Đăk Chu

T.Trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô

25.0

 

3.000

578.96

9.10

5.90

89.10

1

573.95

0,6x0,7

1

573.95

0.066

5

Đập Đăk Blồ

Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô

10.2

 

1.540

575.90

7.80

5.80

227.20

1

572.50

1,0x1,2

1

573.32

0.043

6

Đập Măng Rương

Xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô

7.2

 

2.500

650.00

7.20

5.00

151.50

1

646.55

0,7x0,7

1

647.20

0.060

7

Đập Cầu Ri

Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô

1.5

 

1.200

598.60

8.00

5.00

90.00

Không có

1

592.55

0.012

8

Đập Mang Tá

Xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông

32.0

 

1.950

846.00

7.50

5.10

48.45

1

844.20

0,5x0,7

1

843.50

0.060

9

Đập Đăk Leng 2

Xã Đăk Long, huyện Kon Plông

5.9

 

1.000

1095.60

7.50

5.50

60.20

1

1089.10

1,2x1,6

1

1091.40

0.058

10

Đập Kon Be Ling

14.5

 

1.900

991.60

8.20

5.80

45.00

1

985.50

1,0x1,0

1

988.60

0.057

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1988/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 1988/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 15/06/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/06/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản