Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 197/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 07 tháng 11 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”; Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa “Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020” năm 2018 tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về công tác phát triển y tế biển, đảo; tạo sự đồng thuận trong cộng đồng xã hội và các thành viên (ngư dân) hoạt động trên biển, thực hiện mục tiêu bảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn.
2. Yêu cầu:
- Quá trình triển khai kế hoạch phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 4815/UBND-VX ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020” giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thanh Hóa.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì, hoặc tham gia phối hợp thực hiện, chủ động triển khai kế hoạch đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo nội dung, yêu cầu tại Quyết định được phê duyệt; chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch theo thẩm quyền; hoặc báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Bảo đảm cho người dân sinh sống, làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược biển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
b) Mục tiêu chủ yếu:
- Củng cố mạng lưới y tế đủ năng lực và phù hợp với đặc thù hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển, đảo.
- Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân vùng biển, đảo.
- Tăng cường năng lực cấp cứu, vận chuyển, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các bệnh tật đặc thù vùng biển, đảo.
- Trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, đảo, nâng cao nhận thức y tế cộng đồng, ý thức vệ sinh môi trường để có thể tự bảo vệ sức khỏe, biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo.
- Thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về đảm bảo y tế cho hoạt động trên biển.
c) Các chỉ tiêu cụ thể:
- Tổ chức triển khai thực hiện bộ tiêu chí chuẩn về y tế cho vùng biển, đảo;
- Đào tạo, bổ túc về Y học biển, nâng cao năng lực cấp cứu, khám, chữa bệnh lý đặc thù về biển cho bác sỹ của 3/6 Bệnh viện đa khoa huyện ven biển.
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế các huyện, thành phố có đủ năng lực giám sát tình hình dịch, phòng chống dịch bệnh, khám, dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân dân, lực lượng lao động vùng biển, đảo.
- Với các xã ven biển đạt 100% có trạm y tế xã, trong đó 75% xã đạt bộ tiêu chí chuẩn quốc gia y tế cho vùng biển, đảo; 4/6 Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố ven biển triển khai một số kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 1.
- Đầu tư trang bị 01 tàu cấp cứu 115 trên biển; Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố thu nhận và điều trị bệnh đặc thù vùng biển.
- Đầu tư mua sắm 410 tủ thuốc dụng cụ vật tư y tế, cấp cho 410 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, để đạt được tỷ lệ 45,8% kế hoạch giai đoạn 2016-2020.
- Tỷ lệ người lao động trên các tàu biển, tàu cá được tập huấn kỹ thuật cấp cứu trên biển để trang bị kiến thức tự bảo vệ sức khỏe và biết kêu gọi sự trợ giúp khi có tình huống khẩn cấp đạt 45%.
- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 11,5‰.
- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 16‰.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng) còn 14%.
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 80%.
- Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 98%.
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt trên 98%.
- Phát hiện sớm, quản lý số người nhiễm HIV mới; đến 2018 có 90% số người nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng được quản lý, chăm sóc và điều trị.
- Giảm số vụ và giảm 60% số người bị ngộ độc thực phẩm so với năm 2017; không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.
- Tỷ suất tăng dân số tự nhiên là 7,5‰; mức giảm sinh là 0,60‰.
- Tỷ lệ xã có bác sĩ 85%.
- Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế đạt 75%.
- Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 85% dân số tham gia BHYT.
* Các chỉ tiêu cơ bản:
Nội dung | Chỉ tiêu | Ghi chú |
- Đào tạo, bổ túc hồi sức cấp cứu đặc thù cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Tĩnh Gia, Bệnh viện Đa khoa các huyện, thành phố ven biển | 3/6 |
|
- Tăng cường năng lực cơ sở y tế dự phòng: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và Trung tâm y tế các huyện, thành phố ven biển | 2/6 |
|
- Cơ sở y tế các xã ven biển: |
|
|
+ Xã có Trạm y tế hoạt động tốt | 80% |
|
+ Trạm y tế xã đạt bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế | 75% |
|
+ Bệnh viện đa khoa các huyện ven biển triển khai một số kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng hạng 1. | 67% |
|
- Tổ chức, đầu tư nâng cấp và thành lập: |
|
|
+ Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố thu nhận và điều trị bệnh đặc thù vùng biển, đảo | 03 |
|
+ Trang bị 01 tàu cấp cứu 115 | 01 |
|
- Người lao động trên biển biết tự bảo vệ sức khỏe và kêu gọi trợ giúp của các cơ sở y tế | 45% |
|
- Tàu biển của các ngành kinh tế biển thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển | 60% |
|
2. Nhiệm vụ, giải pháp:
2.1. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý nhà nước về y tế biển, đảo:
- Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương các cấp, các Ban, ngành thường xuyên đưa nội dung phát triển y tế biển đảo vào Nghị quyết lãnh đạo của Đảng bộ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và có chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển y tế biển, đảo.
- Triển khai thực hiện bộ tiêu chí chuẩn về y tế cho các xã vùng biển, đảo làm cơ sở cho các địa phương ven biển, các Ban, ngành kinh tế biển phấn đấu và làm cơ sở đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của Ngành Y tế.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành các phương án phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo y tế, tham gia xử lý những tình huống khẩn cấp trên biển, đảo, theo từng cấp độ, từng khu vực và tổ chức diễn tập.
- Sở Y tế và y tế các ngành kinh tế biển, các địa phương ven biển phân công trách nhiệm cho các phòng ban chức năng phụ trách về y tế biển, đảo. Các ban, ngành của tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về y tế biển, đảo làm đầu mối phối hợp, bố trí cán bộ chuyên trách về y tế biển, đảo, để giải quyết công việc thường xuyên và các tình huống cấp cứu khẩn cấp trên biển, đảo.
- Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát về y tế phù hợp với đặc thù biển, đảo.
2.2. Củng cố và phát triển cơ sở y tế dự phòng:
- Bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đủ năng lực chủ động giám sát tình hình dịch, phòng chống dịch bệnh, khám, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tập huấn kiến thức dự phòng các vấn đề về sức khỏe cho nhân dân, lực lượng lao động vùng biển, đảo. Tổ chức các đội cơ động sẵn sàng di chuyển ra đảo triển khai phòng chống dịch bệnh khi có tình huống.
- Đầu tư Trung tâm Y tế các huyện, thành phố ven biển đủ năng lực triển khai các hoạt động giám sát dịch, khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích cho người lao động.
- Trung tâm Y tế các huyện, thành phố ven biển phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức giám sát tình hình vệ sinh môi trường và phòng chống dịch chủ động trên địa bàn để có phương án phòng chống dịch bệnh từ xa.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, công tác vệ sinh an toàn lao động các ngành kinh tế biển; đánh giá tác động môi trường, dự báo ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải y tế; an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch trên vùng biển, đảo.
2.3. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh:
- Đầu tư trang thiết bị y tế, nhân lực, cơ sở hạ tầng cho các Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố ven biển để tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển, đảo và làm nhiệm vụ hỗ trợ cấp cứu từ xa - Telemedecine.
- Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các Bệnh viện chuyên khoa tỉnh, tùy điều kiện có thể đầu tư trang thiết bị phục vụ việc cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển, đảo.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho Bệnh viện Đa khoa các huyện, thành phố; trạm y tế các xã trọng điểm ven biển về quốc phòng an ninh, nghề cá. Triển khai các kỹ thuật ngoại khoa cho 3/6 bệnh viện tương đương bệnh viện hạng 2.
- Trang bị 01 tàu cấp cứu 115 trên biển có trang bị tủ thuốc đủ chủng loại, đủ thiết bị y tế theo các quy định quốc gia và quốc tế, chịu được sóng trên cấp 8, có chức năng, vai trò là cơ sở y tế lưu động trên biển, phục vụ các ngành kinh tế trên biển xa bờ và có khả năng xử lý các cấp cứu thường gặp trên biển; tổ chức biên chế tàu cấp cứu 115 trên biển từ đó có kế hoạch đào tạo nhân lực.
- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng huyện ven biển, có thể chỉ tổ chức tập trung lực lượng y tế vào Bệnh viện Đa khoa khu vực, Bệnh viện Đa khoa huyện, thành phố, trạm y tế xã và phát triển mô hình “Bác sỹ gia đình” tại các cụm dân cư. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân các xã đảo, xã ven biển, hải đảo; cho các lực lượng tham gia diễn tập, xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển, nhất là tại các trạm y tế xã trọng điểm, quân y các đồn Biên phòng.
- Huy động các cơ sở y tế tư nhân, các tình nguyện viên Chữ thập đỏ tham gia diễn tập xử lý các tình huống cấp cứu khẩn cấp, hiệp đồng trong phòng, chống thiên tai bão lụt.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vận chuyển cấp cứu và phòng chống dịch tập trung xử lý các trường hợp cấp cứu, phòng chống dịch bệnh đối với số chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và công nhân lao động tại khu liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tĩnh Gia.
- Xây dựng mô hình trợ giúp y tế từ xa từ Trung tâm hỗ trợ cấp cứu từ xa - Telemedecine đến Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm y tế huyện, thành phố ven biển.
- Trang bị tủ thuốc, kiến thức sơ cấp cứu trên biển và biết liên hệ với Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm y tế nhờ trợ giúp cho các tổ đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển.
- Quản lý, khuyến khích phát triển y tế tư nhân tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân vùng biển, đảo.
2.4. Tổ chức mạng lưới vận chuyển, cấp cứu:
- Đầu tư trang bị phù hợp, đảm bảo nhân lực cho Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 theo mô hình “kết hợp quân dân y” phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn khu vực cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân về đất liền.
- Xây dựng các phương án y tế phối hợp với các đội tàu thuộc Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam, BCH Bộ đội Biên phòng, tàu tìm kiếm, cứu nạn của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh và khu vực tham gia cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân giữa các đảo hoặc trên biển về cơ sở y tế trên đảo hoặc đất liền.
- Cải tạo, nâng cấp các tàu xuồng hiện có của các lực lượng BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, đảm nhiệm chức năng và phương tiện cứu thương trên biển, giữa các đảo. Trang bị xe ô tô cứu thương, phao cứu sinh cho các Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm y tế huyện, thành phố ven biển, đảo.
- Tổ chức, huấn luyện bồi dưỡng kiến thức cho các lực lượng bán chuyên trách, lực lượng huy động ở các ngành kinh tế biển và lực lượng y tế thôn sẵn sàng phối hợp tham gia xử lý các tình huống về y tế trên biển, đảo; xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt đảm bảo kịp thời khi có tình huống cấp cứu trên biển.
- Tổ chức, huấn luyện, trang bị cho các đội y tế cơ động cấp cứu của tỉnh và của các đội cơ động cấp cứu huyện biển, đảo có sự tham gia của các lực lượng, trong đó lực lượng y tế làm nòng cốt, tăng cường về chuyên môn hoặc trong tình huống bị chia cắt.
- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu cho du khách khi tham gia du lịch biển; nâng cấp, bổ sung trang thiết bị hiện đại, ca nô cho các Trạm cứu hộ ven biển; đầu tư xây dựng và hoàn thiện các Trạm y tế ven biển, Trạm cứu hộ đặc thù phục vụ cho hoạt động văn hóa, du lịch biển; phát hành thẻ bảo hiểm y tế đặc thù phục vụ khách du lịch.
- Thành lập tổ đội cấp cứu bán chuyên trách quân dân y, tổ chức huấn luyện thành thạo các nội dung cấp cứu, vận chuyển nạn nhân trên biển.
- Phát triển lực lượng y tế 2 đảo (hiện có lực lượng quân y của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm nhiệm đủ khả năng cấp cứu, điều trị).
2.5. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân vùng biển đảo:
- Đầu tư nhân lực, trang thiết bị, phương tiện truyền thông cho Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố ven biển, đảo để phục vụ cho truyền thông, giáo dục sức khỏe trên vùng biển, đảo.
- Xây dựng mô hình, phát triển thông điệp truyền thông, giáo dục sức khỏe phù hợp với từng nhóm đối tượng; xây dựng các phóng sự và phát sóng các chương trình trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các tài liệu truyền thông, tổ chức các sự kiện truyền thông và các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người dân làm việc và sinh sống trên vùng biển, đảo.
- Tổ chức tập huấn, truyền thông trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, đảo có kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe; biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo; bảo đảm cho mọi người lao động trên biển, đảo biết và có thể kêu gọi sự trợ giúp về y tế khi cần thiết.
3. Kinh phí thực hiện: (có phụ lục kèm theo)
- Kinh phí triển khai Đề án năm 2018: 22.940.000.000 đồng; trong đó:
+ Vốn đầu tư triển khai Đề án từ Trung ương phân bố là 21.060.000.000 đồng.
+ Kinh phí chi thường xuyên 1.880.000.000 đồng (nguồn sự nghiệp y tế).
1. Sở Y tế:
- Chỉ đạo các đơn vị y tế 6 huyện, thành phố ven biển tập trung giám sát kịp thời, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo xử lý triệt để các ổ dịch bệnh, khống chế không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị Bộ đội Biên phòng, các Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố để điều tra khảo sát nắm tình hình dân, ngư trên biển: Số phương tiện/ lao động trên biển (kể cả số phương tiện được phép khai thác trong vùng đánh cá chung), các ngành nghề khai thác chủ yếu, khu vực hoạt động chủ yếu ở vùng đánh cá chung và vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
- Sở Y tế phối hợp với Công an tỉnh, các ngành chức năng xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự trong các tình huống dịch bệnh xuất hiện và lây lan trong cộng đồng, tình huống thiên tai thảm họa và các tình huống khẩn cấp cứu hộ, cứu nạn trên biển.
- Xây dựng các phương án tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu và vận chuyển những nạn nhân, bệnh nhân trên vùng biển, đảo. Chỉ đạo xây dựng hoàn thiện Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115.
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Đề án.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Ban, ngành xây dựng các dự án có liên quan đến xây dựng, huy động lực lượng, tàu biển để tổ chức hệ thống vận chuyển cấp cứu và tổ chức chỉ huy tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo;
- Chỉ đạo lực lượng Quân y kết hợp chặt chẽ với lực lượng Dân y làm nòng cốt phát triển y tế biển, đảo;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, phối hợp chặt với các địa phương trong việc triển khai đề án;
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Ban, ngành xây dựng các dự án có liên quan đến xây dựng, huy động lực lượng, tàu biển để tổ chức hệ thống vận chuyển cấp cứu và tổ chức chỉ huy tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo;
- Chỉ đạo lực lượng Quân y kết hợp chặt chẽ với lực lượng Dân y làm nòng cốt phát triển y tế biển, đảo;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, phối hợp chặt với các địa phương trong việc triển khai đề án;
- Chủ trì phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế, xây dựng chương trình huấn luyện, huấn luyện cho lực lượng y tế có đủ khả năng tham gia lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên tàu bay, tàu biển;
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và Sở Tài chính cân đối vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Đề án; huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA để thực hiện Đề án theo thẩm quyền; thống nhất danh mục và mức vốn đầu tư thực hiện Đề án;
- Chỉ đạo các địa phương triển khai rà soát, cập nhật quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, quy hoạch giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2040;
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
5. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách cho địa phương để thực hiện Đề án theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước;
- Sau khi được phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” năm 2017 tỉnh Thanh Hóa, Sở Y tế lập dự toán chi tiết kinh phí chi thường xuyên gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định;
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
6. Sở thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở trong công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển y tế biển, đảo đối với đời sống của nhân dân vùng biển.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
7. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh:
- Phối hợp với Sở Y tế và các Ban, ngành, địa phương có liên quan triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
8. Các Ban, ngành có liên quan:
- Phối hợp với Sở Y tế rà soát hoàn chỉnh các quy định về y tế ngành, định mức biên chế và những vấn đề cần phối hợp đảm bảo trên vùng biển, đảo;
- Ưu tiên bố trí ngân sách, huy động vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn viện trợ cho việc thực hiện các dự án thuộc đề án, cho các đơn vị y tế do Ngành quản lý;
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 huyện, thành phố ven biển:
- Xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi huyện, thành phố; bố trí đất đai cho phát triển cơ sở y tế trên các huyện, đảo thuộc phạm vi quản lý; cân đối đủ kinh phí đầu tư và kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện Đề án;
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án;
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình công tác đảm bảo y tế trên biển, đảo thuộc thẩm quyền quản lý;
- Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và gửi Sở Y tế để tổng hợp.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số: 197/KH-UBND ngày 07/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Vốn đầu tư xin Đề án từ Trung ương là 21.060.000.000 đồng:
- Đầu tư cho Trung tâm y tế 2 huyện ven biển về xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển và vốn hợp pháp.
- Đầu tư cho một số trạm y tế xã đảo, xã biển thuộc huyện ven biển về cơ sở nhà cửa và trang thiết bị từ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển và vốn hợp pháp khác.
- Đào tạo, bổ túc hồi sức cấp cứu đặc thù cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Tĩnh Gia, Bệnh viện Đa khoa các huyện, thành phố ven biển từ nguồn vốn ngân sách.
- Cải tạo, nâng cấp các tàu, xuồng hiện có của lực lượng BCH Quân sự tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT để đảm nhận chức năng cứu thương trên biển.
- Đầu tư mua sắm tủ thuốc cấp cứu và dụng cụ vật tư y tế để cung cấp cho 450 tầu thuyền đánh bắt xa bờ:
410 tầu cá x 4.150.000 đ/tầu = 1.701.500.000 đồng.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu trên biển cho thuyền viên tại 3 xã đảo, xã ven biển thuộc 3 huyện, mỗi xã 1 lớp, mỗi lớp 3 ngày, với 150-200 học viên mỗi lớp.
3 lớp x 31.750.000đ/lớp = 95.250.000 đồng
- Giám sát dịch, khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích cho người lao động trên biển:
6 huyện biển x 4.000.000/huyện = 24.000.000 đồng.
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân vùng biển, đảo: Xây dựng phóng sự trên truyền hình, tuyên truyền sức khỏe cho người dân vùng xã đảo, xã ven biển.
2 phim phóng sự x 30.000.000/phóng sự = 60.000.000 đồng.
- 1Quyết định 4859/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa, năm 2016
- 2Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 2564/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2023 triển khai chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 5Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030” do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Quyết định 317/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 4859/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 tỉnh Thanh Hóa, năm 2016
- 4Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 2564/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6Kế hoạch 271/KH-UBND năm 2023 triển khai chương trình phát triển y tế biển, đảo Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 7Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2030” do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” tỉnh Thanh Hóa, năm 2018
- Số hiệu: 197/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra