- 1Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 4Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 209/QĐ-NHNN năm 2019 về phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Kết luận 70-KL/TW năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Quyết định 340/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195/KH-UBND | Nghệ An, ngày 08 tháng 4 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.
- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nhiệm vụ chủ yếu và tiến độ triển khai để đảm bảo thực hiện Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 đạt hiệu quả.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan.
- Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.
1. Mục tiêu tổng quát
Củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, HTX cả về tổ chức, quản lý và hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới; gắn phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và phát triển mô hình KTTT, HTX nhanh và bền vững; phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; phát triển thành viên thông qua thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ kinh tế cá thể, cá nhân và tổ chức tham gia KTTT, HTX. Phấn đấu để khu vực KTTT, HTX được thể hiện rõ nét về vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; tốc độ tăng trưởng cao hơn và tỷ trọng đóng góp ngày càng lớn hơn vào GRDP của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2025
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ phát triển mới bình quân mỗi năm khoảng 21 THT, 40 - 45 HTX (trong đó khoảng 35 - 40 HTX nông nghiệp); phát triển mới khoảng 03 Liên hiệp HTX.
- Có ít nhất 85% số phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh có HTX; thu hút được từ 50 - 60% lao động ở nông thôn tham gia vào khu vực KTTT, HTX.
- Có khoảng 69-70% HTX hoạt động có hiệu quả.
- Thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX đạt khoảng 08 triệu đồng/tháng.
- Có trên 85% số cán bộ quản lý HTX được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
- Có trên 50% HTX thực hiện chuỗi giá trị được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.
b) Mục tiêu đến năm 2030
- Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ phát triển mới bình quân mỗi năm khoảng 20 THT, 40 - 45 HTX (trong đó khoảng 35 - 40 HTX nông nghiệp); phát triển mới khoảng 04 Liên hiệp HTX.
- Xóa xã trắng về HTX; thu hút được từ 60 - 70% lao động ở nông thôn tham gia vào khu vực KTTT, HTX.
- Có khoảng 79-80% HTX hoạt động có hiệu quả.
- Thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX đạt khoảng 12 triệu đồng/tháng.
- Có 100% số cán bộ quản lý HTX được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có 100% HTX thực hiện chuỗi giá trị được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTT, HTX
Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, quán triệt, tập huấn sâu rộng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị; Luật HTX năm 2012 và các văn bản có liên quan; Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị; Kết luận 37-KL/TU ngày 16/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An,... nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân về bản chất và vai trò quan trọng của KTTT, HTX.
2. Về tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách
Tập trung chỉ đạo tiến hành rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX đã ban hành, những quy định không còn phù hợp, chưa hiệu quả cần khẩn trương nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Chú ý chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý cho hợp tác xã. Chính sách hỗ trợ phải mang lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức KTTT, hỗ trợ để phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, tự vươn lên của tổ chức KTTT, HTX, tránh ỷ lại chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc hạn chế tính tự chủ vươn lên của KTTT. Có chính sách ưu tiên đối với các tổ chức KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, địa bàn khó khăn. Ban hành Đề án đổi mới phát triển HTX giai đoạn 2021-2025; Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025, có tính đến năm 2030.
Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về KTTT, HTX từ tỉnh đến huyện, thành, thị và cơ sở, trong đó, quan tâm tăng cường số lượng công chức chuyên trách theo dõi đối với KTTT, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (vì loại hình này chiếm số lượng lớn trong tổng số toàn tỉnh); tăng cường công tác đăng ký HTX, thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật HTX, xử lý vi phạm pháp luật HTX; thống nhất phản công chỉ đạo, quản lý và theo dõi các loại hình KTTT, HTX đối với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cơ quan đầu mối tổng hợp ở huyện, thành, thị; có chương trình giám sát, kiểm tra hàng năm; phát huy vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo Phát triển KTTT, HTX ở tỉnh và huyện, thành, thị; chủ động và tích cực phối hợp giữa các ngành, địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTT. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về KTTT, HTX, ưu tiên hàng đầu là bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, nhận thức về KTTT, quản lý và tư duy kinh tế, thương mại. Đưa nội dung phát triển KTTT, HTX là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.
- Quan tâm chỉ đạo rà soát, nắm bắt, theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động, đánh giá, phân loại chính xác kết quả hoạt động của các HTX để có các giải pháp chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời đối với các HTX hoạt động yếu kém, trung bình; giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động lâu năm không giải thể được do chưa xử lý được tài chính, tài sản, nợ đọng...., đi liền với việc rà soát, đánh giá và ban hành một số cơ chế xử lý dứt điểm các tồn đọng của các HTX.
Gắn với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh), cần tập trung chỉ đạo thành lập các HTX trên địa bàn các phường, xã, thị trấn chưa có HTX để xóa tình trạng xã trắng về HTX trên địa bàn. Tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX; quan tâm các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm. Từng đơn vị KTTT, HTX phát huy tính tự chủ, năng động, tiếp tục đổi mới về mọi mặt để từng bước mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường liên kết kinh tế với các HTX khác và các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh, đứng vững và tiếp tục phát triển trên thị trường. Quan tâm, bố trí đủ nguồn lực để thực hiện chính sách thu hút những người trẻ tuổi có trình độ về làm việc trong HTX.
Tiến hành điều tra, rà soát và củng cố lại hoạt động của các THT theo quy định hiện hành, để làm cơ sở phát triển lên thành HTX; quan tâm, tạo điều kiện, có chính sách để duy trì và phát triển các THT, đặc biệt, đối với loại hình THT khai thác hải sản, nhằm gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với đội ngũ quản lý, thành viên và lực lượng sáng lập viên khởi nghiệp các HTX, tập trung nâng cao hiểu biết về hội nhập kinh tế, trình độ quản lý kinh tế, điều hành sản xuất kinh doanh theo mô hình HTX kiểu mới. Định hướng dạy nghề tập trung vào những sản phẩm, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn một số địa bàn của tỉnh có sản xuất sản phẩm mang tính hàng hóa khá lớn, có lợi thế cạnh tranh, gắn với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm (sản xuất rau, quả, cây dược liệu, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làng nghề,...), đồng thời với thực hiện xây dựng nông thôn mới để chỉ đạo, bố trí nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX điểm, HTX kiểu mới theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị giữa các hộ nông dân với HTX, HTX với doanh nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ cao; từ đó giới thiệu, nhân rộng các mô hình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với thành lập đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm; bên cạnh đó, hàng năm cần quan tâm tổ chức tuyên dương các HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả, để kịp thời khuyến khích, động viên phong trào xây dựng các HTX kiểu mới và các Liên hiệp HTX.
5. Về huy động nguồn lực xã hội để phát triển KTTT, HTX
Tập trung nguồn lực (trong đó, bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) để thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành có tác động tích cực đến phát triển của KTTT, HTX; đó là, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề (nhất là cán bộ quản lý HTX); ưu đãi vốn vay, miễn giảm tiền thuê đất và thuế thu nhập; chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh); chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh),... Trong điều kiện nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, cần tập trung nguồn lực để hỗ trợ xây dựng thí điểm HTX sản xuất một số chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, có lợi thế so sánh để từ đó nhân rộng. Tăng cường kêu gọi, xúc tiến đầu tư, ưu tiên dành nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
6. Về tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Liên minh HTX tỉnh cần tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là tuyên truyền, vận động phát triển HTX; chủ trì, hoặc phối hợp với cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan làm tốt việc tư vấn thành lập HTX, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn,...; hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường liên kết phục vụ cho việc hình thành và phát triển HTX; Liên minh HTX tỉnh cần làm tốt hơn nữa vai trò tư vấn, đại diện cho KTTT và thực hiện tốt nhiệm vụ khác được UBND tỉnh, Tỉnh ủy giao.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể các cấp trong phát triển KTTT. Cấp ủy và chính quyền các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện và phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể các cấp trong việc tuyên truyền, vận động thành viên tự nguyện tham gia THT, HTX, đưa Nghị quyết Trung ương vào cuộc sống; đặc biệt, phát huy mạnh mẽ vai trò các đoàn thể có nhiều hội viên để tham gia THT, HTX, như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chú trọng nâng cao hiệu quả các chương trình phối hợp liên tịch giữa Liên minh HTX tỉnh với Mặt trận, đoàn thể và các sở, ban, ngành. Tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như giải pháp để phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
8. Về tăng cường hợp tác quốc tế về KTTT
Khuyến khích hợp tác quốc tế trong phát triển KTTT, HTX, nhất là trong việc tiếp thu kinh nghiệm tốt của các nước, vùng lãnh thổ có phong trào hợp tác xã mạnh. Tiếp thu, sử dụng có hiệu quả các hỗ trợ phát triển của các tổ chức (JICa,..) trong việc thành lập và nâng cao năng lực HTX trên địa bàn của tỉnh. Từng bước mở rộng hoạt động và phát huy vai trò hợp tác xã trong phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế.
9. Về xây dựng chương trình, dự án mang tính đột phá
Trên cơ sở Chiến lược phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiến hành xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án đổi mới phát triển Hợp tác xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; phát triển KTTT, HTX phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh; trong đó, tập trung vào các giải pháp kết nối các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản, dược liệu, sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh giữa hộ gia đình, HTX, THT với các doanh nghiệp.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm khu vực KKTT, HTX. Tập trung vào việc cung cấp thông tin sản phẩm, tìm kiếm thị trường, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Tham gia diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của các HTX miền Trung - Tây Nguyên và các hoạt động triển lãm, hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu được tổ chức hàng năm. Hỗ trợ một số HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và tiến tới xuất khẩu.
Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để các HTX đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với phòng ngừa ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
1. Nhiệm vụ chung của các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức về tinh thần và nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này của UBND tỉnh.
- Cụ thể hóa thành kế hoạch công tác của cơ quan mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện Kế hoạch; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) điều chỉnh, bổ sung những nội dung, nhiệm vụ do thực tế phát sinh phù hợp với yêu cầu thực tiễn; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 624/KH-UBND ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và các nội dung tại Công văn số 9334/UBND-NN ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển KTTT, HTX.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã tích hợp nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và cụ thể hóa kế hoạch hàng năm để tập trung chỉ đạo thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan tổng hợp theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch này; đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch đảm bảo phù hợp với thực tế phát sinh; định kỳ hai năm/lần xây dựng tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát để báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đối với phát triển KTTT, HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tham mưu cơ quan có thẩm quyền phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ các HTX phát triển theo các chính sách được ban hành.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp về HTX nông nghiệp và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thành viên HTX nông nghiệp; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn với học tập kinh nghiệm HTX hoạt động có hiệu quả tại các tỉnh có HTX hoạt động tốt.
- Trực tiếp xây dựng các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm giữa HTX với các doanh nghiệp. Đề xuất hỗ trợ các dự án xây dựng sở hạ tầng cho các HTX nông nghiệp.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, nắm bắt tình hình, tổ chức thực hiện của huyện, thành phố, thị xã; đề xuất rà soát điều chỉnh, bổ sung các văn bản, các chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đôn đốc, hướng dẫn các Hợp tác xã dang sử dụng đất đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ thuê đất, cấp Giấy chứng nhận QSD đất,...
- Thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của cấp huyện, đồng thời công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 để làm cơ sở cho các Hợp tác xã nghiên cứu, định hướng lựa chọn mô hình đầu tư.
5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các Quỹ tín dụng nhân dân phát triển theo các nguyên tắc của mô hình HTX, tôn chỉ mục đích hoạt động là tương trợ giữa các thành viên, thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
- Chỉ đạo điều chỉnh địa bàn hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân theo hướng giới hạn hoạt động trên địa bàn một xã, phường, thị trấn. Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được hoạt động liên xã là các xã liền kề với xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một huyện, thị xã, thành phố đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; tại các xã, phường, thị trấn đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt nhưng vẫn trong phạm vi của một tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong đề án củng cố hoạt động Quy tín dụng nhân dân theo Quyết định số 209/QĐ-NHNN ngày 31/01/2019 và Quyết định số 1173/QĐ-NHNN ngày 30/5/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của hội viên và tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện Chiến lược và Kế hoạch này của UBND tỉnh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 74/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể thành phố Hà Nội năm 2020
- 2Quyết định 475/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 40/KH-UBND về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Hưng Yên năm 2021
- 4Kế hoạch 79/KH-UBND thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 5Quyết định 938/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2002 tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 4Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Nghị quyết 14/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Quyết định 209/QĐ-NHNN năm 2019 về phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Kết luận 70-KL/TW năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Kế hoạch 74/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể thành phố Hà Nội năm 2020
- 10Quyết định 340/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 475/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 40/KH-UBND về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Hưng Yên năm 2021
- 13Kế hoạch 79/KH-UBND thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 14Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 938/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 16Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 340/QĐ-TTg do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 195/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định