ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1938/KH-UBND | Bến Tre, ngày 04 tháng 05 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
Xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; các chỉ tiêu sẽ được cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển GD&ĐT hàng năm của các cấp, các ngành để đến 2030 đạt các mục tiêu chung sau:
1.1. Đảm bảo tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.
1.2. Tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non được chăm sóc, giáo dục có chất lượng để phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào tiểu học.
1.3. Đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận giáo dục sau phổ thông có chất lượng, với chi phí học tập phù hợp với mức sống và mức thu nhập.
1.4. Xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục; đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học cho người khuyết tật và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
1.5. Tất cả thanh thiếu niên và hầu hết người trưởng thành, không phân biệt giới tính, đều biết đọc, biết viết và biết tính toán.
1.6. Tất cả người học đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm: giáo dục về lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực; thực hiện giáo dục công dân toàn cầu, thích ứng cao với sự đa dạng văn hóa, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự đóng góp của văn hóa đối với phát triển bền vững.
2. Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
2.1. Tăng tiếp cận giáo dục cho mọi người (Mục tiêu 4.1 toàn cầu)
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, giám sát kết quả thực hiện.
- Thực hiện chính sách về học phí phù hợp ở các cấp học.
- Thực hiện cơ chế hiệu quả hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, trẻ sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Thực hiện giáo dục hòa nhập, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật.
- Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học, trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bao gồm cả đổi mới hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng các cấp. Giảm sự bất bình đẳng và chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa nông thôn và thành thị, giảm tỷ lệ trẻ bỏ học, trẻ em ngoài nhà trường.
- Đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu và các đối tượng chính sách xã hội.
- Tăng cường hiệu quả công tác thống kê, theo dõi bình đẳng giáo dục, bao gồm tiếp cận, chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.
2.2. Chăm sóc, giáo dục trẻ thơ có chất lượng (Mục tiêu 4.2 toàn cầu)
- Huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục mầm non, trong đó chú trọng mở rộng mạng lưới trường lớp nhất là ở vùng sâu, vùng xa; tăng cường lực lượng giáo viên được đào tạo, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non; huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường, lớp mầm non.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo, hộ có trẻ em khuyết tật về sự cần thiết đối với phát triển toàn diện sức khỏe và trí tuệ của trẻ em từ giai đoạn trẻ thơ.
- Tăng cường điều phối và phối hợp liên ngành để đảm bảo sự liên kết giữa các can thiệp phát triển trẻ thơ lồng ghép có chất lượng.
- Bảo đảm các trẻ em nghèo, trẻ em bị khuyết tật, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non.
2.3. Phát triển giáo dục đại học có chất lượng (Mục tiêu 4.3 toàn cầu)
Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế và dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học theo nhu cầu.
2.4. Thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo đảm bảo bình đẳng trong giáo dục và xóa bỏ chênh lệch còn tồn tại đối với các đối tượng dễ bị tổn thương (Mục tiêu 4.5 toàn cầu)
- Thực hiện chính sách phù hợp bảo đảm bình đẳng trong giáo dục đối với những người dễ bị tổn thương và hỗ trợ để họ có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo.
- Lập kế hoạch và dự toán ngân sách phát triển giáo dục đào tạo hằng năm và trung hạn có lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững; có các biện pháp phù hợp để thúc đẩy tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục bao gồm phát triển toàn diện trẻ thơ, giáo dục phổ thông và sau phổ thông.
- Ưu tiên đào tạo nhân lực cho các vùng đặc biệt khó khăn bằng các hình thức phù hợp (tiếp tục chính sách cử tuyển, lồng ghép đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số trong Đề án đào tạo cán bộ, công chức cấp cơ sở, đào tạo cán bộ y tế cho tuyến xã, các dự án đào tạo của Chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm …).
2.5. Xây dựng xã hội học tập (Mục tiêu 4.6 toàn cầu)
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020 và bộ tiêu chí đánh giá “cộng đồng học tập”, “thành phố học tập”, “công dân học tập” theo định hướng của UNESCO.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, phụ nữ theo địa bàn, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Củng cố, phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng địa bàn hoạt động đến các thôn, bản, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; phấn đấu tăng số lượng trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả.
2.6. Trang bị kỹ năng, kiến thức cần thiết cho người học để thúc đẩy phát triển bền vững (Mục tiêu 4.7 toàn cầu)
- Tăng cường các nội dung giáo dục về: phát triển bền vững, lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, ngăn chặn và chống bạo lực, công dân toàn cầu, ý thức tôn trọng sự đa dạng văn hóa trong chính sách giáo dục quốc gia và trong nội dung chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học.
- Tăng cường các nội dung giáo dục có tính thực tiễn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực, học qua trải nghiệm/nghiên cứu, học qua các dự án/tình huống và phương pháp tiếp cận trường học toàn diện.
- Tăng cường năng lực của cơ sở giáo dục trong lồng ghép phát triển bền vững, xuyên suốt hệ thống giáo dục cả chính quy và không chính quy.
- Đào tạo nguồn giáo viên có trình độ cao, thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo giáo viên (Mục tiêu 4.c toàn cầu).
2.7. Xây dựng môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 4.a toàn cầu)
- Rà soát, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới tương ứng với các tiêu chí của Liên Hợp Quốc.
- Các cơ sở giáo dục xây mới đáp ứng các tiêu chí thân thiện với trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật; đồng thời sửa chữa, nâng cấp các cơ sở giáo dục đang hoạt động để đáp ứng tiêu chí đề ra.
- Lồng ghép mục tiêu về cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em vào chiến lược giáo dục. Xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, không bạo lực; tăng cường giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường.
- Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục.
2.8. Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Mục tiêu 13.3.b toàn cầu)
- Tăng cường huy động nguồn lực và liên kết các can thiệp ứng phó với thiên tai và tình huống khẩn cấp trong giáo dục để hạn chế tình trạng gián đoạn học tập do thiên tai xảy ra, tăng cường theo dõi giám sát và nâng cao năng lực hệ thống giáo dục trong việc chuẩn bị dự phòng, chống chịu và thích ứng với thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu trong khuôn khổ triển khai trường học an toàn.
- Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào trong chương trình giáo dục, đào tạo các cấp học; xây dựng các chương trình đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
- Thực hiện sáng kiến trường học an toàn, các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai lấy trẻ em/học sinh làm trung tâm.
3. Một số chỉ số theo dõi, giám sát
TT | Chỉ số theo dõi, giám sát | ĐVT | Thực hiện năm 2015 | Mức phấn đấu | |||||
2020 | 2025 | 2030 | |||||||
Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng (Mục tiêu toàn cầu 4,1) | |||||||||
1 | Tỷ lệ học sinh lớp 2, lớp 3 đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học Trong đó:- Nam - Nữ | % % % | 97 97 97 | 98 98 98 | 98,5 98,5 98,5 | 99 99 99 | |||
2 | Tỷ lệ học sinh cuối cấp tiểu học đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học Trong đó: - Nam - Nữ | % % % | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
3 | Tỷ lệ học sinh cuối cấp trung học cơ sở đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học Trong đó: - Nam - Nữ | % % % | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
4 | Tỷ lệ trẻ em đi học được đánh giá kết quả học tập theo quy định của quốc gia: - Trong quá trình học tiểu học - Kết thúc tiểu học - Kết thúc THCS | % % % | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
5 | Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học được huy động ra lớp tiểu học - Nam - Nữ | % % % | 99 99 99 | 99,5 99,5 99,5 | 99,0 99,0 99,0 | 99,9 99,9 99,9 | |||
6 | Tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học huy động ra lớp THCS - Nam - Nữ | % % % | 96 96 96 | 98 98 98 | 99 99 99 | 99,5 99,5 99,5 | |||
7 | Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học - Nam - Nữ | % % % | 96 96 96 | 97 97 97 | 98 98 98 | 99 99 99 | |||
8 | Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở: - Nam - Nữ | % % % | 82 82 82 | 85 85 85 | 88 88 88 | 93 93 93 | |||
9 | Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học tiểu học
| % | 1 | 0,5 | 0,1 | 0,1 | |||
10 | Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở độ tuổi đi học trung học cơ sở | % | 4 | 2 | 1 | 0,5 | |||
11 | Số năm đi học được miễn học phí: - Mầm non | Năm | 0 | 1 | 1 | 1 | |||
| - Tiểu học | Năm | 5 | 5 | 5 | 5 | |||
| - THCS | Năm | 0 | 4 | 4 | 4 | |||
12 | Số năm học tiểu học bắt buộc (tối đa) | Năm | 5 | 5 | 5 | 5 | |||
13 | Số năm học THCS bắt buộc (tối đa) | Năm | 4 | 4 | 4 | 4 | |||
Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả trẻ em được chăm sóc và phát triển để sẵn sàng tham gia học tiểu học (Mục tiêu toàn cầu 4.2) | |||||||||
14 | Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp mầm non Nhà trẻ (so với độ tuổi 0- dưới 3 tuổi) - Nam - Nữ Mẫu giáo (so với độ tuổi 3-5 tuổi) - Nam - Nữ |
|
|
|
|
| |||
% % % % % % | 9,78 9,78 9,78 76,26 76,26 76,26 | 10 10 10 80 80 80 | 15 15 15 85 85 85 | 20 20 20 90 90 90 | |||||
15 | Tỷ lệ trẻ em mầm non được theo dõi phát triển về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội Trong số đó: - Nam - Nữ - Vùng kinh tế - xã hội thuận lợi - Vùng kinh tế - xã hội khó khăn - Trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo | %
% % % % % | 98
98 98 98 96,5 90,5 | 98,5
98,5 98,5 98,5 96,7 91,5 | 99
99 99 99 98,5 96,5 | 99,5
99,5 99,5 99,5 99,4 98,0 | |||
16 | Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi được tham gia học tập để chuẩn bị vào học tiểu học (hoàn thành chương trình giáo dục mầm non) Trong đó: - Nam - Nữ | % % % | 98 98 98 | 98,5 98,5 98,5 | 99 99 99 | 99,5 99,5 99,5 | |||
17 | Tỷ lệ trẻ em mầm non được trải nghiệm tích cực nhờ môi trường giáo dục tại gia đình thúc đẩy và khuyến khích tìm tòi, học hỏi | % | 90 | 95 | 98 | 99 | |||
18 | Tỷ trọng kinh phí chi cho giáo dục tiểu học/tổng chi giáo dục và đào tạo | % | 24 | 25 | 25 | 25 | |||
Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả phụ nữ và nam giới đối với giáo dục sau phổ thông (bao gồm cả đại học) có chất lượng, trong khả năng chi trả (Mục tiêu toàn cầu 4.3) | |||||||||
19 | Tỷ trọng kinh phí chi cho giáo dục đại học/tổng chi giáo dục và đào tạo | % |
|
|
|
| |||
20 | Tỷ lệ thanh niên và người trưởng thành (từ đủ 16 tuổi trở lên) tham gia giáo dục chính quy và phi chính quy trong năm Trong đó: - Nam - Nữ | % % % | 75 75 75 | 80 80 80 | 85 85 85 | 90 90 90 | |||
Đến năm 2030, tăng số thanh niên và người lớn có các kỹ năng phù hợp, gồm kỹ năng kỹ thuật và nghề nghiệp, để có việc làm, công việc tốt và làm chủ doanh nghiệp (Mục tiêu toàn cầu 4.4) | |||||||||
21 | Tỷ lệ thanh niên và người trưởng thành (từ đủ 16 tuổi trở lên) có kĩ năng xử lý và sử dụng công nghệ thông tin thông thường | % | 68 | 70 | 80 | 90 | |||
22 | Tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi đạt được ít nhất một mức tối thiểu về khả năng biết đọc, biết viết và kỹ năng tính toán
- Nữ |
% % |
97,4 96,5 |
98,0 97,0 |
99,0 98,0 |
99,5 99,0 | |||
Đến năm 2030, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục và đảm bảo quyền bình đẳng với tất cả trình độ giáo dục và đào tạo nghề cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương (Mục tiêu toàn cầu 4.5) | |||||||||
23 | Tỷ trọng chi chính sách cho các đối tượng thiệt thòi về giáo dục trong tổng chi giáo dục và đào tạo | % | 0,6 | 0,6 | 0,5 | 0,5 | |||
24 | Tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu của tỉnh | % | 20 | 20 | 20 | 20 | |||
Mục tiêu toàn cầu 4.6: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả thanh thiếu niên và tỷ lệ đáng kể người lớn, cả nam và nữ biết đọc, viết và làm toán | |||||||||
25 | Tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi biết chữ | % | 98,5 | 99 | 99,5 | 99,6 | |||
26 | Tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi mù chữ tham gia các lớp xóa mù chữ: - Mức 1 (hoàn thành lớp 3) - Mức 1 (hoàn thành lớp 5) | % % | 29 18 | 30 20 | 50 40 | 70 60 | |||
Đến năm 2030, tất cả những người đi học đều có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm: giáo dục về phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực, công dân toàn cầu; có sự đa dạng văn hóa cũng như những đóng góp của văn hóa đối với phát triển bền vững (Mục tiêu toàn cầu 4.7) | |||||||||
27 | Tỷ lệ học sinh có sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến công dân toàn cầu và phát triển bền vững: - Tiểu học - THCS - THPT | % % % | 99 99 99 | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
28 | Tỷ lệ học sinh 15 tuổi được cung cấp kiến thức về khoa học môi trường, khoa học địa chất và khoa học về sự sống | % | 100 | 100 | 100 | 100 | |||
29 | Tỷ lệ trường học có giảng dạy, cung cấp kiến thức về HIV và giáo dục giới tính cho học sinh | % | 80 | 85 | 90 | 100 | |||
Đến năm 2030, xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật, bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện, hiệu quả cho tất cả mọi người (Mục tiêu toàn Cầu 4.a) | |||||||||
30 | Tỷ lệ Cơ sở giáo dục mầm non có: - Nước sạch - Công trình vệ sinh - Giáo dục vệ sinh đôi tay - Giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại |
% % % % |
78 100 98 97 |
80 100 98 98 |
85 100 100 100 |
90 100 100 100 | |||
31 | Tỷ lệ trường tiểu học có: - Nước sạch - Công trình vệ sinh - Giáo dục vệ sinh đôi tay - Giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại | % % % % | 85 100 90 99 | 90 100 95 100 | 95 100 98 100 | 99,9 100 99,9 100 | |||
32 | Tỷ lệ trường THCS có: - Nước sạch - Công trình vệ sinh - Giáo dục vệ sinh đôi tay - Giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại | % % % % | 95 100 94 99 | 97 100 95 100 | 99 100 99 100 | 100 100 100 100 | |||
33 | Tỷ lệ trường THPT có: - Nước sạch - Công trình vệ sinh - Giáo dục vệ sinh đôi tay - Giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại | % % % % | 100 100 94 99 | 100 100 95 100 | 100 100 99 100 | 100 100 100 100 | |||
34 | Tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non: - Có điện lưới - Khai thác Internet cho CS, GD trẻ - Sử dụng máy tính cho CS, GD trẻ | % % % | 98,5 99,0 99,0 | 99 99,5 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
35 | Tỷ lệ trường tiểu học: - Có điện lưới - Khai thác Internet cho dạy học - Sử dụng máy tính cho dạy học | % % % | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
36 | Tỷ lệ trường THCS: - Có điện lưới - Khai thác Internet cho dạy học - Sử dụng máy tính cho dạy học |
% % % |
100 100 100 |
100 100 100 |
100 100 100 |
100 100 100 | |||
37 | Tỷ lệ trường THPT: - Có điện lưới - Khai thác Internet cho dạy học - Sử dụng máy tính cho dạy học | % % % | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | 100 100 100 | |||
38 | Tỷ lệ trường học phổ thông có cơ sở hạ tầng, tài liệu học tập, môi trường học tập phù hợp và tiếp cận với học sinh khuyết tật | % | 47 | 50 | 55 | 60 | |||
39 | Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt, nhục hình, bạo lực học đường, quấy rối, lạm dụng tình dục, phân biệt đối xử | % | 0,1 | 0,08 | 0,05 | 0,01 | |||
40 | Tỷ lệ học sinh, sinh viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo vi phạm bạo lực học đường | % | 0,02 | 0,01 | 0,008 | 0,003 | |||
41 | Tỷ lệ trường học phổ thông có bộ phận làm công tác tư vấn học đường với cán bộ tư vấn được đào tạo phù hợp | % | 85 | 90 | 95 | 98 | |||
Đến năm 2030, tăng nguồn cung giáo viên có trình độ, thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo giáo viên tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất và đang phát triển (Mục tiêu toàn cầu 4.c) | |||||||||
42 | Tỷ lệ giáo viên được tham gia ít nhất một khóa đào tạo nghiệp vụ giáo viên cần có để dạy học (trước hoặc trong khi tham gia công tác giảng dạy); - Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT | % % % % | 100 100 100 100 | 100 100 100 100 | 100 100 100 100 | 100 100 100 100 | |||
43 | Tỷ lệ giáo viên, thuộc đối tượng bồi dưỡng, tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên hàng năm: - Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT | % % % % | 100 100 100 100 | 100 100 100 100 | 100 100 100 100 | 100 100 100 100 | |||
44 | Tỷ lệ học sinh/giáo viên (trẻ/GV): |
|
|
|
|
| |||
- Nhà trẻ - Mẫu giáo - Tiểu học - THCS - THPT | Trẻ/GV Trẻ/GV HS/GV HS/GV HS/GV | 10,3 17,2 19,6 16,4 16,0 | 9,0 16,5 20,0 18,0 18,5 | 7,8 16,0 20,0 20,0 21,0 | 7,5 15,0 20,0 22,0 22,0 | ||||
45 | Tỷ lệ giáo viên/lớp (tối thiểu): |
|
|
|
|
| |||
| - Nhà trẻ - Mẫu giáo - Tiểu học - THCS - THPT | GV/lớp GV/lớp GV/lớp GV/lớp GV/lớp | 1,65 1,58 1,49 2,04 2,35 | 2,10 1,85 1,50 1,90 2,25 | 2,20 2,05 1,50 1,90 2,25 | 2,50 2,20 1,50 1,90 2,25 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1. Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động để nâng cao nhận thức của nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên trong toàn ngành về phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Tổ chức, tuyên truyền, phổ biến, triển khai nội dung Kế hoạch đến các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội nhằm tạo sự đồng thuận, chung sức chỉ đạo và triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
4.2. Triển khai hiệu quả việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực; thực hiện chương trình tích hợp các chủ đề về giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, giáo dục giới tính toàn diện, công dân toàn cầu, kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp, văn hóa di sản:
- Tích hợp, lồng ghép có chọn lọc những kiến thức về giáo dục công dân toàn cầu, bình đẳng giới, giáo dục giới tính toàn diện, phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp, văn hóa di sản, phòng, chống HIV/AIDS vào các môn học trong chương trình sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học và các hoạt động, phong trào của ngành giáo dục.
- Nội dung chương trình GD&ĐT hướng tới nâng cao nhận thức và hành động của học sinh, gia đình, xã hội về công bằng trong giáo dục bình đẳng giới, giáo dục giới tính toàn diện, kỹ năng sống và công dân toàn cầu; nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách phát triển giáo dục giữa các vùng, miền; thực hiện công bằng giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đánh giá việc hình thành các năng lực, kỹ năng và thái độ bên cạnh tiếp thu kiến thức.
- Bồi dưỡng, cập nhật nâng cao năng lực cho giáo viên để thực hiện có hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đổi mới phương pháp để giúp học sinh hình thành các năng lực, kỹ năng và thái độ cần thiết trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế. Có cơ chế giám sát để bảo đảm công cuộc đổi mới chương trình được triển khai có hiệu quả, thực chất và bền vững.
4.3. Tăng cường quản trị trường học hiệu quả và huy động sự tham gia của tất cả học sinh, sinh viên, gia đình, xã hội vào quá trình quản trị trường học; xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, văn hóa trong học tập; tạo lập môi trường học tập công bằng, toàn diện, không bạo lực cho tất cả học sinh:
- Đổi mới quản lý giáo dục ở các cấp, đặc biệt là tăng cường hiệu quả quản lý nhà trường; xây dựng cơ chế xác lập quyền tự chủ của nhà trường ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo; thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng kiểm tra, giám sát.
- Các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; xác lập cơ chế phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ trên xuống dưới, từ xây dựng kế hoạch đến thông tin báo cáo phản hồi, giúp các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chủ động kết nối được nhiệm vụ với điều kiện về nhân lực, tài chính trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.
- Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên người địa phương và lực lượng lao động có tay nghề góp phần giải quyết nguồn nhân lực tại chỗ.
- Tăng cường nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường; giữ gìn, tôn vinh và khắc sâu các giá trị nhân văn, truyền thông văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong các thế hệ học sinh, sinh viên.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức hội thảo kỹ thuật bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ phụ trách công tác Đoàn - Hội - Đội, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục thực hiện quy trình phòng ngừa và xử lý các vấn đề xâm hại, bạo lực trẻ em, tư vấn học đường và các phương pháp kỷ luật tích cực.
- Thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở trong trường học; xây dựng văn hóa học đường trong tất cả cơ sở GD&ĐT; xây dựng môi trường tự học và sáng tạo trong nhà trường, xem đó là động lực phát triển của cán bộ, giáo viên/giảng viên và học sinh/sinh viên.
- Nghiên cứu thiết lập các dịch vụ can thiệp, hỗ trợ đối với các đối tượng bị bạo lực, bị xâm hại ngay tại trường học.
4.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo tài chính, cải tiến chính sách giáo dục và tăng cường công tác lập kế hoạch hàng năm, trung hạn; đảm bảo lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch và ngân sách của các cấp, các ngành:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo; chú trọng thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách chênh lệch bất bình đẳng trong tiếp cận, chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư cho giáo dục đào tạo; khuyến khích xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý để thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn tài chính từ khu vực tư nhân cho phát triển giáo dục đào tạo.
4.5. Thiết lập cơ chế cung cấp tài chính hướng tới công bằng trong giáo dục cho trẻ em gái, trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương:
- Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất để hỗ trợ phát triển giáo dục đối với vùng khó khăn và đối tượng chính sách xã hội; tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Thực hiện chính sách miễn học phí cho giáo dục mầm non 5 tuổi, giáo dục trung học cơ sở.
- Xây dựng bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ có nguy cơ chậm phát triển và trẻ khuyết tật; đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật; thí điểm và nhân rộng mô hình trung tâm tư vấn hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ dựa vào cộng đồng. Thực hiện ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này.
- Ưu tiên bố trí nhân lực, ngân sách, cơ sở vật chất; đồng thời khuyến khích xã hội hóa giáo dục phù hợp với vùng kinh tế - xã hội khó khăn, nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào giáo dục trẻ em gái, trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách dành cho nhà giáo, cán bộ quản lý, trẻ em, học sinh đang công tác, học tập trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt.
5.1. Đối với các Sở, ngành có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các ngành cụ thể hóa hoạt động của Kế hoạch này vào kế hoạch hàng năm của cơ quan mình để phối hợp, tạo điều kiện về cơ chế, nhân lực, tài chính cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
5.2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thành lập Ban chỉ đạo tỉnh vì sự phát triển bền vững của ngành để giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, địa phương, các đơn vị trực thuộc (theo Phân công trách nhiệm kèm theo kế hoạch này) triển khai thực hiện Kế hoạch trong toàn ngành giáo dục ở phạm vi cả tỉnh.
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển của ngành; chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện gửi các ngành, các cấp có liên quan.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành giáo dục về phát triển bền vững; quán triệt, lồng ghép nhiệm vụ vào chương các chương trình, hành động khác để thực hiện thành công Kế hoạch này.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch.
5.5. UBND các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo Phòng GD&ĐT và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc thực hiện trên phạm vi địa bàn lãnh thổ; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Sở GD&ĐT.
- Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT vào quá trình xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; xây dựng các kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương để từ đó huy động các nguồn lực cho tổ chức thực hiện.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch lấy từ nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giao trong dự toán được giao hàng năm và các nguồn huy động hợp pháp khác của các đơn vị thực hiện, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và theo phân cấp quản lý hiện hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 1938/KH-UBND ngày 04/05/2018 của UBND tỉnh Bến Tre)
Mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch | Phân công trách nhiệm | |
4.1. Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng. | ||
- Đảm bảo tỷ lệ học sinh lớp 2, lớp 3 đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học - Duy trì tỷ lệ học sinh cuối cấp tiểu học đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học - Đảm bảo tỷ lệ trẻ học tiểu học được đánh giá kết quả học tập theo chuẩn quốc gia - Nâng tỷ lệ dân số trong độ tuổi huy động ra lớp tiểu học - Nâng cao tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học - Giảm tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở độ tuổi tiểu học | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Duy trì tỷ lệ học sinh cuối cấp trung học cơ sở đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học - Đảm bảo tỷ lệ trẻ học THCS được đánh giá kết quả học tập theo chuẩn quốc gia - Nâng tỷ lệ dân số trong độ tuổi huy động ra lớp THCS - Nâng cao tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS - Giảm tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường ở độ tuổi THCS | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi tham gia các lớp xóa mù chữ | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Tham mưu thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, giám sát kết quả thực hiện để kịp thời có điều chỉnh tương ứng. | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Thực hiện miễn học phí theo kế hoạch | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.2. Đến năm 2030, tất cả các trẻ em gái và trẻ em trai được tiếp cận sự chăm sóc, phát triển tuổi thơ và giáo dục mầm non có chất lượng nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho giáo dục tiểu học | ||
- Xây dựng đề án huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục mầm non thông qua tăng cường lực lượng giáo viên được đào tạo, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non; huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường mầm non. - Đảm bảo tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được chăm sóc, phát triển đúng hướng; đảm bảo sức khỏe, tâm lý để học tập và hạnh phúc. - Nâng cao tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được trải nghiệm tích cực nhờ môi trường học tập tại gia đình - Duy trì và nâng cao tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Thực hiện tỷ trọng kinh phí chi cho giáo dục tiểu học/tổng chi giáo dục và đào tạo | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.3. Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả phụ nữ và nam giới đối với đào tạo kỹ thuật, dạy nghề và giáo dục sau phổ thông có chất lượng, trong khả năng chi trả và có chất lượng, gồm cả bậc đại học | ||
- Tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế và dễ bị tổn thương có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học theo nhu cầu. | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.4. Đến năm 2030, tăng số thanh niên và người trưởng thành có các kỹ năng phù hợp, gồm kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng nghề, để có việc làm, công việc tốt và làm chủ doanh nghiệp | ||
- Đảm bảo tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi đạt được ít nhất ở mức tối thiểu về kỹ năng đọc viết - Nâng tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi có kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin - Nâng cao tỷ lệ thanh niên và người trưởng thành (từ đủ 16 tuổi trở lên) tham gia giáo dục chính quy và phi chính quy trong năm | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.5. Đến năm 2030, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục và đảm bảo tiếp cận bình đẳng với tất cả trình độ giáo dục và đào tạo nghề cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người tàn tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương | ||
- Đảm bảo tỷ lệ dân số trong độ tuổi 6 đến 60 tuổi được tham gia giáo dục, đào tạo (cả nam, nữ và cả ở nông thôn, thành thị) | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ dân số bị khuyết tật trong độ tuổi 6 đến 60 tuổi được tham gia giáo dục, đào tạo, dạy nghề | Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. | |
- Tỷ lệ học sinh tiểu học có ngôn ngữ mẹ đẻ chính là ngôn ngữ quốc gia được sử dụng trong giáo dục | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Đảm bảo tỷ trọng chi chính sách cho các đối tượng thiệt thòi về giáo dục trong tổng chi giáo dục và đào tạo - Tham mưu để đảm bảo tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục trong tổng chi tiêu của ngân sách - Tăng cường, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn bằng các hình thức phù hợp (tiếp tục chính sách cử tuyển, lồng ghép đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số trong Đề án đào tạo cán bộ, công chức cấp cơ sở, đào tạo cán bộ y tế cho tuyến xã, các dự án đào tạo của Chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, khuyến lâm...) | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.6. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả thanh thiếu niên và tỷ trọng đáng kể người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, đều biết đọc, viết và làm toán | ||
- Nâng tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi đạt được ít nhất một mức tối thiểu về khả năng biết đọc, biết viết và kỹ năng tính toán - Nâng tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi biết chữ - Nâng tỷ lệ dân số 15 đến 60 tuổi tham gia các chương trình XMC | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Củng cố, phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ); tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm HTCĐ; mở rộng địa bàn hoạt động đến thôn, bản, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung giáo dục; phấn đấu tăng số lượng trung tâm HTCĐ hoạt động có hiệu quả; phát triển mô hình trung tâm HTCĐ kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao xã hoạt động có hiệu quả. |
| |
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá “cộng đồng học tập”, “thành phố học tập”, “công dân học tập” theo định hướng của UNESCO. | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.7. Đến năm 2030, bảo đảm rằng tất cả những người đi học đều thu được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm thông qua giáo dục về phát triển bền vững và lối sống bền vững, quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình và không bạo lực, công dân toàn cầu và đánh giá cao sự đa dạng văn hóa cũng như những đóng góp của văn hóa đối với phát triển bền vững | ||
- Nâng tỷ lệ học sinh tiểu học có sự hiểu biết đầy đủ về các vấn đề liên quan đến công dân toàn cầu và phát triển bền vững - Nâng tỷ lệ trường tiểu học có giảng dạy, cung cấp kiến thức về HIV và giáo dục giới tính cho học sinh | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ học sinh THCS và THPT có sự hiểu biết đầy đủ về các vấn đề liên quan đến công dân toàn cầu và phát triển bền vững - Nâng tỷ lệ học sinh 15 tuổi được cung cấp kiến thức về khoa học môi trường và khoa học địa chất - Nâng tỷ lệ trường THCS, THPT có giảng dạy, cung cấp kiến thức về HIV và giáo dục giới tính cho học sinh | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.a. Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người tàn tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người | ||
- Rà soát, hoàn thiện và xây dựng hệ thống các tiêu chí/tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới tương ứng với các tiêu chí của Liên Hợp Quốc. - Bảo đảm các cơ sở giáo dục xây mới đáp ứng các tiêu chí thân thiện với trẻ em, bao gồm cả trẻ khuyết tật; đồng thời sửa chữa, nâng cấp các cơ sở giáo dục đang hoạt động để đáp ứng tiêu chí đề ra. | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non được tham gia vào các chương trình: Nước sạch; giáo dục cơ bản về giới tính; vệ sinh đôi tay. - Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non: Có điện lưới; khai thác Internet cho CSGD trẻ; sử dụng máy tính cho CSGD trẻ | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục tiểu học được tham gia vào các chương trình: Nước sạch; giáo dục cơ bản về giới tính; vệ sinh đôi tay. - Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục tiểu học: Có điện lưới; khai thác Internet cho dạy học; sử dụng máy tính cho dạy học | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục THCS, THPT được tham gia vào các chương trình: Nước sạch; giáo dục cơ bản về giới tính; vệ sinh đôi tay. - Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục THCS, THPT: Có điện lưới; khai thác Internet cho dạy học; sử dụng máy tính cho dạy học | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông có cơ sở hạ tầng, tài liệu học tập, môi trường học tập thích nghi cho học sinh khuyết tật | Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. | |
- Giảm tỷ lệ học sinh bị bắt nạt, nhục hình, bạo lực học đường, quấy rối, lạm dụng tình dục, phân biệt đối xử - Giảm số vụ bạo lực của học sinh, sinh viên, nhân viên và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
4.c. Đến năm 2030, tăng nguồn cung giáo viên có trình độ, thông qua hợp tác quốc tế về đào tạo giáo viên tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển | ||
- Đảm bảo tất cả giáo viên được tham gia ít nhất một khóa đào tạo nghiệp vụ giáo viên cần có để dạy học (trước hoặc trong khi tham gia công tác giảng dạy) - Đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp, học sinh/giáo viên theo quy định | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Đảm bảo để giáo viên ở mầm non, tiểu học, THCS và THPT đủ điều kiện theo chuẩn tối thiểu của quốc gia về trình độ đào tạo - Nâng cao tỷ lệ giáo viên ở mầm non, tiểu học, THCS và THPT được tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên hàng năm | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
- Tăng nguồn cung giáo viên có trình độ cao, thông qua đào tạo | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
13.3. Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai | ||
- Đưa kiến thức cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo các cấp; xây dựng các chương trình đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. - Thực hiện sáng kiến trường học an toàn, các hoạt động phòng, chống thiên tai - ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm. | Lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các bộ phận liên quan | |
|
|
|
- 1Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 1494/KH-UBND năm 2018 về thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 1194/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 3005/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi mục 3 Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 2799/QĐ-UBND
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 2161/QĐ-BGDĐT năm 2017 Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Kế hoạch 1494/KH-UBND năm 2018 về thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7Quyết định 1194/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 3005/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi mục 3 Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 2799/QĐ-UBND
Kế hoạch 1938/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1938/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Hữu Phước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định