Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 189/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 05 tháng 12 năm 2016 |
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 04-NQ/TU, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2020, với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
- Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ giống nòi, sức khỏe của người tiêu dùng, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ đề ra;
- Huy động nguồn lực, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; phát huy vai trò của người sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị, các hiệp hội ngành nghề trong sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn.
1.1. Mục tiêu: Tuyên truyền các kiến thức về ATTP, chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức và toàn xã hội; từng bước thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cung cấp thông tin về các quy định đảm bảo điều kiện ATTP trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh.
1.2. Nội dung:
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Đài truyền thanh địa phương và thông qua các tổ chức chính trị - xã hội; trong đó tập trung tuyên truyền về Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP và các quy định của tỉnh về ATTP,...
- Thường xuyên phổ biến rộng rãi trên hệ thống Đài phát thanh xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, mọi người dân trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Phổ biến kinh nghiệm, tuyên truyền lợi ích, hiệu quả, ý nghĩa của việc triển khai mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
- Tuyên truyền và vận động người tiêu dùng nhận diện, lựa chọn sản phẩm từ mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với sản phẩm khác.
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm chuỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi bán sản phẩm.
- Cung cấp thông tin, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; giới thiệu tôn vinh các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP; giới thiệu gương người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh.
1.3. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
1.4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.
2. Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
2.1. Mục tiêu: Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng (quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng) đảm bảo đến năm 2020: 90% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 95% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP.
2.2. Kế hoạch thực hiện:
- Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp thực hiện công tác quản lý ATTP và các thành phần, tổ chức liên quan: Tổ chức 02 lớp, mỗi lớp 02 ngày, mỗi lớp khoảng 50 học viên.
- Tập huấn hướng dẫn kiến thức và thực hành về ATTP cho cán bộ cấp xã, ban giám sát cộng đồng cấp xã, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng: Mỗi huyện tổ chức 02 lớp, mỗi lớp 02 ngày, mỗi lớp khoảng 50 học viên.
2.3. Nội dung:
- Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; công tác kiểm tra, giám sát cho cán bộ làm công tác ATTP từ tỉnh đến huyện.
- Phổ biến, hướng dẫn, trong việc thực hiện các quy phạm, quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng ATTP; cách nhận biết về nguy cơ gây mất ATTP, sản phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP lựa chọn, bảo quản thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thái độ của người tiêu dùng, chủ động không sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
2.4. Phân công thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp thực hiện công tác quản lý ATTP và các thành phần, tổ chức liên quan.
- UBND huyện, thị xã, thành phố: Tập huấn hướng dẫn kiến thức và thực hành về ATTP cho cán bộ cấp xã, ban giám sát cộng đồng cấp xã, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
2.5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.
3. Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
3.1. Mục tiêu: Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đảm bảo được số lượng, sản lượng sản phẩm thực phẩm qua chuỗi, cụ thể:
- Đến tháng 6 năm 2018, có 20% trở lên thực phẩm nông lâm thủy sản tiêu dùng trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm được kiểm tra, giám sát và xác nhận sản phẩm an toàn.
- Hết năm 2020, đảm bảo có 50% trở lên thực phẩm nông lâm thủy sản tiêu dùng trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm được kiểm tra, giám sát và xác nhận sản phẩm an toàn.
3.2. Kế hoạch số lượng, sản lượng mô hình chuỗi giai đoạn 2017 - 2020:
Trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện xây dựng đầy đủ các loại mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn, đó là:
- Chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn;
- Chuỗi cung ứng sản phẩm rau, củ, quả, trái cây an toàn;
- Chuỗi cung ứng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn;
- Chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn;
Số lượng mô hình chuỗi cung ứng và sản lượng thực phẩm được cung ứng thông qua chuỗi của huyện, thị xã, thành phố được thực hiện (chi tiết tại phụ lục 1, 2 kèm theo).
3.3. Nội dung xây dựng và phát triển nhân rộng mô hình chuỗi:
a) Khảo sát, đánh giá lựa chọn cơ sở tham gia mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện và năng lực của cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế/giết mổ/chế biến, bảo quản, vận chuyển đến kinh doanh (bán cho tổ chức, cá nhân tiêu dùng trực tiếp) trên địa bàn, ưu tiên lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh và tiêu thụ liên tỉnh; sản phẩm có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm (gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm; sản phẩm thủy sản). Lựa chọn cơ sở tham gia mô hình chuỗi theo các tiêu chí sau:
- Có quy trình giám sát về ATTP cho từng công đoạn trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP ở tất cả công đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Thực hiện ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và được cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết hoặc phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP.
- Sản phẩm trước khi đưa vào lưu thông, tiêu dùng phải được cơ quan chức năng xác nhận sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
- Tự nguyện đăng ký tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Đối với trường hợp chuỗi có từ 02 cơ sở tham gia trở lên thì phải có hợp đồng liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi.
b) Đánh giá, công nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP và xác nhận sản phẩm theo chuỗi:
- Thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP; giám sát đánh giá chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn từ mô hình.
- Công nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (mức cơ bản)/đánh giá chứng nhận phù hợp với các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến VietGAP,GMP, SSOP/HACCP (mức nâng cao) cho các cơ sở tham gia mô hình chuỗi.
- Xác nhận thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho các tác nhân tham gia chuỗi; cung cấp logo nhận diện sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi cho cơ sở được xác nhận sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi để người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm an toàn.
c) Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm từ mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
- In tem nhãn nhận diện sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi.
- Quảng bá, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại.
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm.
d) Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả mô hình.
- Sơ kết đánh giá kết quả triển khai xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn giai đoạn 2017 - 2018 và đề xuất kế hoạch phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi giai đoạn 2019 -2020.
- Tổ chức đánh giá tổng kết triển khai phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn (theo từng chuỗi).
3.4. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: UBND huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.
3.5. Thời gian thực hiện:
- Giai đoạn 2017 - 2018: Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
- Giai đoạn 2019 - 2020: Phát triển, nhân rộng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
1. Ngân sách nhà nước cấp tỉnh: Hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp thực hiện công tác quản lý ATTP và các thành phần, tổ chức liên quan.
2. Ngân sách nhà nước cấp huyện: Hỗ trợ tập huấn cho cán bộ cấp xã, ban giám sát cộng đồng cấp xã, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP; lấy mẫu, kiểm nghiệm giám sát trước khi xác nhận sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn; kết nối tiêu thụ, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn.
3. Vốn từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp: Đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cần thiết để đảm bảo ATTP; in trên nhãn, tem nhận diện, bao bì quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
4. Kinh phí hỗ trợ của các Dự án Tổ chức Quốc tế (nếu có).
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tổ chức thực hiện các nội dung:
+ Tăng cường, phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền như Báo, Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa,… đăng tin, tuyên truyền về các quy định an toàn thực phẩm, để người dân biết thực hiện.
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kiến thức về xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho cán bộ cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đảm bảo ATTP trong sản xuất thực phẩm an toàn; thực hiện lấy mẫu giám sát, đánh giá các nguy cơ kịp thời phát hiện và ngăn chặn sự cố ATTP; thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản khi xảy ra các sự cố về ATTP thuộc trách nhiệm quản lý; xác nhận thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn theo quy định.
- Căn cứ các quy định hiện hành và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch; trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Công thương
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức kết nối các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm từ các chuỗi.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp quản lý chợ; ban quản lý các chợ bố trí, sắp xếp có khu, quầy kinh doanh tiêu thụ sản phẩm từ các chuỗi.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tãng cường thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về ATTP của Trung ương, của tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống đài truyền thanh cơ sở thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về ATTP; phổ biến kinh nghiệm, tuyên truyền lợi ích, hiệu quả, ý nghĩa của việc triển khai mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; thông tin các cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh theo chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP để người tiêu dùng biết lựa chọn.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, hàng năm tham mưu bố trí kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.
5. Các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt các quy định về đảm bảo ATTP và tích cực tham gia mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi cung ứng.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tập trung chỉ đạo, bố trí đầy đủ nguồn lực, kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn; đồng thời kiểm tra chứng nhận và giám sát việc sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn trên địa bàn theo quy định hiện hành.
- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và PTNT kết quả thực hiện Kế hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
- Thực hiện giám sát hoạt động sản xuất của tổ chức, cá nhân theo cam kết sản xuất thực phẩm an toàn trên địa bàn. Xác nhận thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Làm tốt việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý ATTP.
8. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
- Chấp hành tốt các quy định về ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất của cơ sở; tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
- Chủ động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị cần thiết để đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch; định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN AN TOÀN, GIAI ĐOẠN 2017-2018
STT | Tên đơn vị đăng ký | KH năm 2017 | KH năm 2018 | ||||||||||||||
Lúa gạo | Rau, quả | Thịt gia súc, gia cầm | Thủy sản | Lúa gạo | Rau, quả | Thịt gia súc, gia cầm | Thủy sản | ||||||||||
Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | ||
1 | TP Thanh Hóa |
|
| 2 | 20 | 6 | 75 |
|
| 1 | 100 | 3 | 70 | 9 | 155 |
|
|
2 | TX Sầm Sơn | 1 | 300 | 1 | 150 |
|
| 3 | 40 | 1 | 350 | 1 | 180 | 3 | 210 | 3 | 45 |
3 | TX Bỉm sơn |
|
| 2 | 1.000 | 3 | 1.100 |
|
|
|
| 1 | 500 | 4 | 2.160 |
|
|
4 | Mường Lát |
|
|
|
| 1 | 30 |
|
|
|
|
|
| 1 | 30 |
|
|
5 | Quan Sơn |
|
| 6 | 40 |
|
|
|
|
|
| 6 | 60 |
|
|
|
|
6 | Quan Hóa |
|
| 1 | 350 | 1 | 63 |
|
|
|
| 2 | 500 | 1 | 74 |
|
|
7 | Bá Thước |
|
| 1 | 20 | 10 | 560 |
|
|
|
| 1 | 20 | 28 | 1.600 |
|
|
8 | Lang Chánh |
|
| 1 | 480 | 1 | 20 |
|
| 1 | 2.500 | 1 | 520 | 1 | 25 |
|
|
9 | Cẩm Thủy |
|
| 1 | 20 | 1 | 60 |
|
|
|
| 1 | 30 | 2 | 102 |
|
|
10 | Ngọc Lặc |
|
| 3 | 560 | 2 | 1.060 |
|
|
|
| 4 | 760 | 2 | 1.070 |
|
|
11 | Thường Xuân | 6 | 3.300 | 4 | 132 | 9 | 118 | 1 | 20 | 8 | 4.800 | 7 | 296 | 12 | 179 | 1 | 25 |
12 | Như Xuân | 2 | 20 | 6 | 268 | 4 | 130 | 1 | 80 | 3 | 130 | 8 | 420 | 5 | 480 | 2 | 100 |
13 | Như Thanh |
|
| 2 | 1.500 | 9 | 200 |
|
|
|
| 3 | 3.000 | 9 | 800 |
|
|
14 | Vĩnh Lộc | 6 | 3.000 | 7 | 2.520 | 1 | 350 | 1 | 32 | 8 | 4.800 | 10 | 4.200 | 3 | 900 | 1 | 48 |
15 | Nông Cống | 2 | 180 | 1 | 342 |
|
| 1 | 780 | 3 | 210 | 3 | 7.740 |
|
| 1 | 1.000 |
16 | Triệu Sơn | 1 | 180 | 2 | 68 | 5 | 628 |
|
| 2 | 300 | 3 | 172 | 12 | 1.560 |
|
|
17 | Thọ Xuân | 4 | 1.200 | 4 | 270 | 6 | 834 |
|
| 3 | 1.800 | 6 | 380 | 12 | 2.860 |
|
|
18 | Yên Định | 5 | 10.000 | 7 | 2.700 | 6 | 5.000 | 1 | 60 | 6 | 18.000 | 7 | 7.000 | 6 | 5.100 | 1 | 65 |
19 | Thiệu Hóa | 1 | 300 | 2 | 350 | 2 | 120 |
|
| 1 | 350 | 2 | 400 | 2 | 170 | 1 | 65 |
20 | Thạch Thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 | 100 | 1 | 80 |
|
|
21 | Hoằng Hóa | 1 | 50 | 4 | 1.482 | 6 | 316 | 25 | 1.900 | 2 | 150 | 6 | 1.500 | 8 | 413 | 30 | 3.080 |
22 | Hà Trung |
|
| 1 | 120 | 2 | 30 |
|
| 1 | 360 | 2 | 240 | 2 | 30 |
|
|
23 | Nga Sơn | 5 | 5.640 | 4 | 2.000 | 6 | 1.600 | 2 | 700 | 6 | 11.278 | 8 | 4.200 | 8 | 3.300 | 3 | 1.460 |
24 | Hậu Lộc | 1 | 300 | 10 | 5.000 | 21 | 35 | 10 | 400 | 3 | 600 | 12 | 6.000 | 22 | 38 | 15 | 450 |
25 | Tĩnh Gia | 1 | 270 | 2 | 80 | 3 | 180 | 3 | 145 | 1 | 300 | 2 | 180 | 3 | 200 | 3 | 250 |
26 | Đông Sơn | 1 | 1.560 | 2 | 700 | 3 | 220 |
|
| 2 | 3.000 | 2 | 1.500 | 4 | 440 | 1 | 100 |
27 | Quảng Xương | 1 | 250 | 2 | 300 | 5 | 216 | 3 | 150 | 1 | 300 | 3 | 600 | 5 | 310 | 3 | 250 |
| Tổng Cộng | 38 | 26.550 | 78 | 20.472 | 112 | 12.945 | 51 | 4.307 | 53 | 49.328 | 106 | 40.568 | 165 | 22.286 | 65 | 6.938 |
STT | Tên đơn vị đăng ký | KH năm 2019 | KH năm 2020 | ||||||||||||||
Lúa gạo | Rau, quả | Thịt gia súc, gia cầm | Thủy sản | Lúa gạo | Rau, quả | Thịt gia súc, gia cầm | Thủy sản | ||||||||||
Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | Số chuỗi | S. lượng theo chuỗi (tấn) | ||
1 | TP Thanh Hóa | 2 | 150 | 4 | 90 | 13 | 245 |
|
| 3 | 225 | 6 | 145 | 14 | 320 |
|
|
2 | TX Sầm Sơn | 1 | 350 | 1 | 180 | 4 | 290 | 3 | 55 | 1 | 350 | 1 | 200 | 4 | 330 | 3 | 65 |
3 | TX Bỉm Sơn |
|
| 1 | 500 | 5 | 2.585 |
|
|
|
| 1 | 500 | 6 | 7.500 |
|
|
4 | Mường Lát |
|
|
|
| 1 | 30 |
|
|
|
|
|
| 1 | 30 |
|
|
5 | Quan Sơn |
|
| 6 | 60 |
|
|
|
|
|
| 6 | 60 |
|
|
|
|
6 | Quan Hóa |
|
| 2 | 600 | 1 | 90 |
|
|
|
| 3 | 900 | 1 | 102 |
|
|
7 | Bá Thước |
|
| 1 | 20 | 28 | 1.600 |
|
|
|
| 1 | 20 | 28 | 1.600 |
|
|
8 | Lang Chánh | 1 | 2.750 | 1 | 560 | 1 | 30 |
|
| 1 | 3.000 | 1 | 600 | 1 | 40 |
|
|
9 | Cẩm Thủy |
|
| 1 | 50 | 2 | 120 |
|
|
|
| 1 | 70 | 3 | 180 |
|
|
10 | Ngọc Lặc |
|
| 5 | 950 | 3 | 1.570 |
|
|
|
| 5 | 950 | 3 | 2.080 |
|
|
11 | Thường Xuân | 8 | 8.000 | 7 | 352 | 20 | 225 | 2 | 40 | 8 | 10.020 | 7 | 392 | 25 | 470 | 2 | 50 |
12 | Như Xuân | 10 | 550 | 10 | 460 | 6 | 920 | 3 | 150 | 15 | 750 | 12 | 764 | 8 | 1.000 | 3 | 250 |
13 | Như Thanh |
|
| 3 | 5.500 | 9 | 1.400 |
|
|
|
| 3 | 7.500 | 9 | 2.000 |
|
|
14 | Vĩnh Lộc | 8 | 7.200 | 14 | 4.620 | 3 | 1.100 | 2 | 80 | 8 | 9.000 | 16 | 5.040 | 4 | 1.500 | 3 | 112 |
15 | Nông Cống | 3 | 255 | 5 | 9.050 |
|
| 1 | 1.200 | 3 | 300 | 7 | 111.190 |
|
| 1 | 1.800 |
16 | Triệu Sơn | 3 | 540 | 4 | 208 | 18 | 2.530 |
|
| 4 | 720 | 5 | 244 | 27 | 5.180 |
|
|
17 | Thọ Xuân | 4 | 2.400 | 8 | 480 | 19 | 3.338 |
|
| 5 | 3.000 | 10 | 620 | 27 | 5.215 |
|
|
18 | Yên Định | 7 | 24.000 | 8 | 16.300 | 7 | 8.410 |
|
| 9 | 40.000 | 8 | 30.000 | 8 | 12.150 |
|
|
19 | Thiệu Hóa | 2 | 450 | 3 | 550 | 3 | 260 | 1 | 70 | 2 | 600 | 3 | 600 | 3 | 450 | 2 | 150 |
20 | Thạch Thành | 1 | 520 | 6 | 320 | 2 | 165 |
|
| 2 | 1.050 | 8 | 450 | 3 | 280 |
|
|
21 | Hoằng Hóa | 3 | 250 | 7 | 1.550 | 9 | 499 | 32 | 3.860 |
| 400 | 8 | 1.620 | 10 | 589 | 40 | 6.170 |
22 | Hà Trung | 2 | 840 | 2 | 240 | 2 | 30 |
|
| 2 | 840 | 3 | 360 | 2 | 30 |
|
|
23 | Nga Sơn | 1 | 17.100 | 6 | 7.500 | 10 | 5.100 | 3 | 2.250 | 8 | 29.000 | 7 | 15.000 | 12 | 9.000 | 3 | 3.800 |
24 | Hậu Lộc | 5 | 1.500 | 14 | 7.000 | 23 | 39 | 20 | 600 | 10 | 3.000 | 16 | 8.000 | 25 | 42 | 30 | 900 |
25 | Tĩnh Gia | 2 | 320 | 3 | 240 | 3 | 230 | 4 | 300 | 2 | 380 | 3 | 250 | 3 | 350 | 4 | 310 |
26 | Đông Sơn | 2 | 4.680 | 4 | 2.197 | 4 | 660 | 1 | 450 | 2 | 6.000 | 4 | 2.520 | 5 | 750 | 1 | 650 |
27 | Quảng Xương | 3 | 370 | 3 | 600 | 5 | 350 | 3 | 300 | 3 | 450 | 3 | 620 | 5 | 750 | 4 | 550 |
| Tổng Cộng | 74 | 72.225 | 129 | 60.177 | 201 | 31.816 | 75 | 9.355 | 88 | 109.085 | 148 | 188.615 | 237 | 51.938 | 96 | 14.807 |
- 1Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập Đề án Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 3Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 3368/QĐ-UBND năm 2016 về chính sách hỗ trợ cho các tiểu thương, doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm thuộc Chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Kế hoạch 19/KH-UBND về phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018
- 7Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2019 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 8Kế hoạch 321/KH-UBND triển khai Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp năm 2023
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2014 nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 558/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập Đề án Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 3517/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 3368/QĐ-UBND năm 2016 về chính sách hỗ trợ cho các tiểu thương, doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm thuộc Chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Kế hoạch 19/KH-UBND về phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018
- 9Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2019 về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2020
- 10Kế hoạch 321/KH-UBND triển khai Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2016 xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 189/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đình Xứng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra