- 1Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Quyết định 414/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 21 tháng 12 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2020
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, nhằm kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật, có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành của cơ quan nhà nước cấp trên, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, từng bước nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
2. Yêu cầu
Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG
1. Công tác phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
a) Kịp thời phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau khi được thông qua), chú trọng triển khai quán triệt các quy định mới về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2020.
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II, IV năm 2020.
2. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
a) Tổ chức tự kiểm tra 100% văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong năm 2020, nhằm phát hiện kịp thời và chủ động sửa đổi, bổ sung khắc phục những sai sót, hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Cơ quan chủ trì:
Sở Tư pháp là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
b) Kiểm tra theo thẩm quyền đạt từ 95% trở lên văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành gửi đến Sở Tư pháp để kiểm tra; phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; theo dõi việc xử lý các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
- Cơ quan: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có văn bản được kiểm tra; cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
c) Kiểm tra văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành gửi đến hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
d) Tổ chức kiểm tra ít nhất 02 huyện và 04 đơn vị cấp xã thuộc các huyện về thực hiện công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Giao Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch kiểm tra và chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2020
đ) Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khi nhận được kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương; xử lý kịp thời văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.
- Cơ quan: Các sở, ban, ngành đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi nhận được văn bản thông báo của bộ, ngành trung ương.
3. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật
a) Thường xuyên thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành ngay khi có căn cứ rà soát, đề xuất biện pháp xử lý các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành thực hiện rà soát, báo cáo kết quả rà soát với Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
b) Rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để thi hành các Bộ luật, Luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương, đề xuất biện pháp xử lý các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành thực hiện rà soát, báo cáo kết quả rà soát với Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
c) Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
- Cơ quan tham mưu thực hiện: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trước ngày 31/01/2020.
d) Xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014- 2018 (tại mẫu số 6 ban hành kèm theo Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 28/02/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh), sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành thực hiện rà soát, báo cáo kết quả rà soát với Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
Cập nhật thường xuyên, kịp thời văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật ngay sau khi các văn bản này được ban hành.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2020 .
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thực hiện theo Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT- BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và các quy định của pháp luật hiện hành
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này;
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch này, đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo định kỳ, kế hoạch hoặc đột xuất khi có chỉ đạo, yêu cầu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Các sở, ban, ngành
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 tại cơ quan, đơn vị.
- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này và yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng Kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện, thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) trước ngày 10/01/2020;
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của địa phương;
- Thực hiện nghiêm túc việc gửi văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành năm 2020 về Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 theo quy định gửi Sở Tư pháp tổng hợp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 10638/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 2Quyết định 498/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020
- 3Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 1Thông tư liên tịch 122/2011/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Quyết định 414/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 6Kế hoạch 10638/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 7Quyết định 498/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2020
- 8Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 về công tác xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do tỉnh Cà Mau ban hành
Kế hoạch 186/KH-UBND năm 2019 về thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 186/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Nguyễn Long Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định