Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 181/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 22 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI THỦY SẢN VÀ GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

A. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2022

1. KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN NĂM 2021

1. Kết quả sản xuất năm 2021:

Diện tích nuôi trồng thủy sản 139.724 ha (trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh 23.320 ha; nuôi thủy sản trên đất tôm - lúa 39.404 ha; quảng canh cải tiến kết hợp 73.132 ha; nuôi cua cá và thủy sản khác 3.868 ha), đạt 99,96% kế hoạch và giảm 0,59% so với cùng kỳ. Sản lượng 297.400 tấn (trong đó, tôm 201.000 tấn, cá và thủy sản khác 96.400 tấn), đạt 100% kế hoạch và tăng 15,41% so với cùng kỳ.

2. Tình hình thiệt hại nuôi trồng thủy sản năm 2021:

Diện tích thiệt hại trên thủy sản nuôi là 4.030 ha, giảm 44,54% so với cùng kỳ, trong đó:

- Diện tích thiệt hại trên 70% là 3.859 ha, giảm 84,81% so với cùng kỳ; trên tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh (tôm sú 2.089 ha, tôm thẻ chân trắng là 1.769 ha); cá kèo 01 ha.

- Diện tích thiệt hại từ 30-70% là 171 ha, giảm 11,42% so với cùng kỳ; trên tôm nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh (tôm sú 69 ha, tôm thẻ 102 ha).

Tình hình thiệt hại trên thủy sản nuôi giảm hơn so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu thụ giảm, nên giá tôm nguyên liệu liên tục giảm mạnh, khó tìm được đầu ra sau khi thu hoạch; lợi nhuận thấp, chi phí đầu tư đầu vào tăng, rủi ro trong sản xuất và chăn nuôi rất cao, người dân chưa thật sự an tâm đầu tư vào các mô hình nuôi công nghệ cao, nên diện tích nuôi tôm siêu thâm canh khó được mở rộng.

3. Công tác lấy mẫu giám sát dịch bệnh tôm cơ sở an toàn dịch bệnh; lấy mẫu xét nghiệm phòng, chống dịch bệnh và làm dịch vụ:

3.1. Công tác lấy mẫu giám sát dịch bệnh tôm cơ sở an toàn dịch bệnh

(Phối hợp với Chi cục Thú y Vùng VII):

Lấy mẫu giám sát chủ động tại 02 cơ sở nuôi theo chương trình của Cục Thú y. Kết quả: Qua 02 vòng lấy mẫu được 96 mẫu (48 mẫu tôm, 48 mẫu môi trường), phát hiện 52/96 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 54,16%. Trong đó: có 30/96 mẫu bị dương tính do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), chiếm tỷ lệ 31,25% (trên tôm 13 mẫu); có 02/48 mẫu bị dương tính do vi rút gây bệnh Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), chiếm tỷ lệ 4,16%; có 20/48 mẫu dương tính do bệnh Vi bào tử trùng (EHP), chiếm tỷ lệ 41,66%.

3.2. Công tác lấy mẫu xét nghiệm phòng, chống dịch bệnh thủy sản:

- Công tác lấy mẫu chủ động: Lấy mẫu tôm xét nghiệm 213 mẫu (70 mẫu tôm giống, tôm nuôi 143 mẫu), xét nghiệm 1.375 chỉ tiêu bệnh; có 153/1.375 chỉ tiêu xét nghiệm bệnh cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 11,13%, trong đó:

Tôm giống: Có 04/456 chỉ tiêu xét nghiệm bị dương tính, chiếm tỷ lệ 0,88% (03/70 mẫu nhiễm bệnh Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), chiếm tỷ lệ 4,29%; 01/70 mẫu nhiễm bệnh Vi bào tử trùng (EHP), chiếm tỷ lệ 1,43%).

Tôm nuôi: Có 149/919 chỉ tiêu xét nghiệm bị dương tính, chiếm tỷ lệ 16,21% (40/143 mẫu nhiễm bệnh Đốm trắng (WSSV), chiếm tỷ lệ 27,97%); 15/143 mẫu nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND/EMS), chiếm tỷ lệ 10,49%; 31/143 mẫu nhiễm bệnh Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), chiếm tỷ lệ 21,68%; 63/143 mẫu dương tính Bệnh vi bào tử trùng (EHP), chiếm tỷ lệ 44,06%)).

- Công tác lấy mẫu bị động: Lấy 02 mẫu tôm nuôi xét nghiệm (chỉ tiêu xét nghiệm: Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cao tính, Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu Vi bào tử trùng). Kết quả: Đã phát hiện 01 mẫu bị nhiệm Hoại tử gan tụy cấp tính.

3.3. Công tác xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu:

Xét nghiệm tổng cộng 304 mẫu, trong đó:

- Tôm giống: Xét nghiệm 155 mẫu. Kết quả: Có 19/526 chỉ tiêu xét nghiệm bị dương tính, chiếm tỷ lệ 3,61% (07/155 mẫu nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) chiếm tỷ lệ 4,52%; 01/14 mẫu nhiễm bệnh còi (MBV) chiếm tỷ lệ 7,14%; 02/153 mẫu nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND/EMS), chiếm tỷ lệ 1,31%; 03/153 mẫu nhiễm bệnh Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), chiếm tỷ lệ 1,96%; 06/42 mẫu nhiễm bệnh Vi bào tử trùng (EHP), chiếm tỷ lệ 14,29%).

- Tôm nuôi: Xét nghiệm 44 mẫu. Kết quả: Có 23/128 chỉ tiêu xét nghiệm bị dương tính, chiếm tỷ lệ 17,97% (08/44 mẫu nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV) chiếm tỷ lệ 18,18%; 08/44 mẫu nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND/EMS), chiếm tỷ lệ 18,18%; 02/12 mẫu nhiễm bệnh Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), chiếm tỷ lệ 16,67%; 01/14 mẫu nhiễm bệnh Cội (MBV), chiếm tỷ lệ 07,14%; 05/06 mẫu nhiễm bệnh Vi bào tử trùng (EHP), chiếm tỷ lệ 83,33%).

- Tôm bố, mẹ: Xét nghiệm 57 mẫu. Kết quả: có 03/114 chỉ tiêu xét nghiệm bị dương tính, chiếm tỷ lệ 02,63% (03/57 mẫu nhiễm bệnh Hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), chiếm tỷ lệ 5,26%).

- Mầu nước: Xét nghiệm 48 mầu. Kết quả: Phát hiện 01/48 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), chiếm tỷ lệ 02,08%.

4. Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản:

- Thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh thu 72 mẫu nước kênh cấp nước tại 08 điểm đại diện và 40 mâu nước tại 05 ao nuôi.

- Đối với khu vực kênh cấp: Các chỉ tiêu được quan trắc như: Nhiệt độ, độ mặn, pH, H2S, nằm trong giới hạn cho phép (theo QCVN 02-19:20I4/BNNPTNT) phù hợp cho tôm nước lợ sinh trưởng và phát triển; chỉ tiêu N-NO2, TSS thường nằm ngoài giới hạn cho phép (theo QCVN 08:2015/BTNMT); Các chỉ tiêu Oxy hòa tan, độ trong, N-NH4 , COD, vi khuẩn Vibrio tổng số, vi khuẩn Vibrio Paraheamolyticus tại một số thời điểm nằm ngoài giới hạn cho phép (theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT). Trong đó, chỉ tiêu Oxy hòa tan của các tuyến kênh sâu trong nội đồng thường nằm ngoài khoảng giá trị cho phép; chỉ tiêu độ mặn của các tuyến kênh sâu trong nội đồng thường thấp hơn khoảng giá trị cho phép; chỉ tiêu độ trong của các tuyến kênh gần biển thường nằm ngoài khoảng giá trị cho phép, do lượng phù sa nhiều.

- Đối với ao nuôi tôm đại diện: Các chỉ tiêu như nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong, ITS, N-NO3 nằm trong giới hạn cho phép (theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT) phù hợp cho tôm nước lợ sinh trưởng và phát triển; Các chỉ tiêu độ kiềm, COD, N-NO2-, N-NH3, TSS, P-PO43-, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số, mật độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tại một số thời điểm nằm ngoài giới hạn cho phép (theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và QCVN 08:2015/BTNMT).

5. Công tác tập huấn, vận động tuyên truyền:

Thực hiện 30 chuyên mục khuyến nông trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bạc Liêu; đăng 46 tin, bài trên Website của Trung tâm Khuyến nông; tổ chức 65 lớp tập huấn phòng chống hạn, mặn với 1.855 người tham dự; tổ chức 02 cuộc Hội thảo tọa đàm với 78 người tham dự; tổ chức tập huấn chuyên đề 10 lớp với 306 người tham dự; thực hiện quy trình in ấn tài liệu kỹ thuật.

6. Công tác quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thủy sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản:

- Quản lý kinh doanh thuốc thú y: Có 433 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thủy sản; cấp mới 41 chứng nhận và chứng (12 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thủ WSSV, thủy sản; 29 Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y, Thủy sản); cấp lại 28 (09 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc Thủy, thủy sản; 19 Chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y, Thủy sản).

- Quản lý 333 cơ sở sản xuất, ương thuần giống thủy sản (trong đủ 126 cơ sở sản xuất giống, 137 cơ sở ương dưỡng giống, 40 cơ sở sản xuất của giống, 30 cơ sở sản xuất tôm càng xanh), hàng năm cung ứng khoảng 26 tỷ cho nhu cầu nuôi trong tỉnh và các tỉnh khác, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cho 25 cơ sở; cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 01 cơ sở nuôi trồng thủy sản và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản cho 212 cơ sở. Công bố tiêu chuẩn 21 cơ sở (16 cơ sở sản xuất giống và 05 cơ sở ương dưỡng giống thủy sản).

- Thực hiện Quyết định số 1282/QĐ-TCTS-NTTS ngày 29/12/2017 của Tổng cục Thủy sản về việc ủy quyền kiểm tra chất lượng giống thủy sản bố, mẹ chủ lực nhập khẩu: Kiểm tra quản lý 36 lô tôm bố mẹ với số lượng 12.511 con; hủy khi hết thời gian giám sát 19 lô số lượng 6.641 con; đang theo dõi 17 lô tôm bố mẹ số lượng 5.870 con (đạt yêu cầu).

7. Công tác kiểm tra, kiểm dịch giống:

Đã thực hiện kiểm tra, kiểm dịch là 13.735,52 triệu post, tăng 8,47% so với cùng kỳ. Trong đó: sản xuất trong tỉnh 7.833,52 triệu post (Tôm post thẻ chân trắng 5.970 triệu post, tôm sú 1.668 triệu post triệu, tôm càng xanh 157 triệu post, cá giống 52 ngàn con, cua giống 38 triệu), tăng 21,58% so với cùng kỳ. Nhập tỉnh 5.902 triệu post và Nauplius, giảm 5,11% so với cùng kỳ. Tổng số lượng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước (CNKD) là 14.340 giấy; số lượng xe được cấp giấy CNKD 8.876 xe.

8. Công tác thanh, kiểm tra:

- Thanh, kiểm tra 80 cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong đó 55 cơ sở sản xuất, ương thuần, kinh doanh giong thủy sản; 25 cơ sở kinh doanh thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường). Kết quả: có 03 cơ sở kinh doanh tôm giống vi phạm (01 sử dụng thuốc Y tế để phòng bệnh cho động vật thủy sản, 02 trường hợp đối với các phương tiện vận chuyển giống thủy sản nhập tinh không có giấy chứng nhận kiểm dịch); 22 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học vi phạm (03 sản phẩm có thông tin trên nhãn không đúng; 12 sản phẩm không có hồ sơ lưu hành, mã số tiếp nhận khi lưu thông trên thị trường; 07 hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng).

- Lấy mẫu kiểm tra: 51 mẫu (36 mẫu kiểm tra hồ sơ lưu hành sản phẩm; 15 mẫu kiểm tra chất lượng). Kết quả: có 12/36 mẫu không có trong danh mục, 07/15 mẫu không đạt chất lượng và 03 mẫu sai nhãn mác hàng hóa.

9. Công tác hỗ trợ hóa chất sát trùng phòng, chống dịch bệnh:

Tiếp nhận hỗ trợ của Trung ương từ nguồn dự trữ quốc gia 100 tấn hóa chất Chlorine (70 tấn Chlorine 65% min và 30 tấn Sodium Chlorine 20% min). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) cấp phát cho các huyện, thị xã, thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi theo đúng Kế hoạch (TP Bạc Liêu: 20 tấn Chlorine 65% min 10 tấn Sodium Chlorine 20% min; huyện Hòa Bình: 20 tấn Chlorine 65% min 10 tấn Sodium Chlorine 20%) min; huyện Đông Hải: 22 tan 10 tấn Sodium Chlorine 20%) min; huyện Vĩnh Lợi: 7 tấn Chlorine 65% min; thị xã Giá Rai: 17 tấn Chlorine 65% min).

10. Công tác thực hiện ISO/IEC17025 tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

Trạm chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật đã và đang duy trì hệ thống chất lượng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.

- Các phép thử được công nhận đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 gồm 7 phép thử: Phát hiện virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) bằng kỹ thuật reattime PCR; chẩn đoán tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp / hội chứng chết sớm (AHPND/EMS) bàng kỹ thuật realtime PCR; phát hiện virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV) bằng kỹ thuật realtime PCR; Phát hiện vi bào tử trùng (EHP) bằng kỹ thuật realtime PCR; phát hiện virus gây hội chứng đầu vàng (YHV 1) bằng kỹ thuật realtime PCR; phát hiện virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV) bằng kỹ thuật realtime PCR; phát hiện virus gây hội chứng Taura (TSV) bằng kỹ thuật realtime PCR; phát hiện virus gây bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB) bằng kỹ thuật realtime PCR.

Thực hiện công tác xét nghiệm các mẫu tôm, môi trường, thức ăn theo kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản; giám sát vùng đệm; giám sát xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản và thực hiện công tác xét nghiệm dịch vụ các mẫu tôm giống, tôm thương phẩm, mẫu môi trường cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi có nhu cầu.

11. Đánh giá khó khăn, tồn tại:

- Do ảnh hưởng của môi trường thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn, nên diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; tuy nhiên diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ (chiếm 19,83%). Diện tích thiệt hại trên 70% đối với tôm thâm canh, bán thâm canh chiếm khoáng 0,97% diện tích thả giống.

- Giá tôm nguyên liệu liên tục giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 chi phí đầu tư đầu vào tăng, người nuôi chưa an tâm đầu tư sản xuất vào các mô hình công nghệ cao. Do vậy các mô hình nuôi tôm kém hiệu quả chưa thể khắc phục, kết cấu ao đầm chưa đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Người dân chưa nhận thức cao trong công tác bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản, còn tự ý xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài; một bộ phận người dân chưa tuân thủ tốt quy trình nuôi, lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chức năng.

- Công tác khai báo thà nuôi và thiệt hại đối với thủy sản nuôi của người dân chưa tốt và không kịp thời.

- Công tác thông tin, tuyên truyền ở các địa phương chưa chặt chẽ; nên công tác hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nâng cao hiểu biết về tình hình dịch bệnh, sự nguy hiểm của các bệnh mới nổi chưa thật sự hiệu quả.

- Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y nhằm ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, không nằm trong danh mục, hàng cấm sử dụng chưa quản lý một cách chặt chẽ.

- Tình trạng con giống nhập tỉnh không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo vẫn lưu thông trên thị trường; nguy cơ phát tán mầm bệnh ra môi trường nuôi bên ngoài rất cao; gây ảnh hưởng đến các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh do việc đầu tư ứng dụng quy trình công nghệ xử lý môi trường nước ao nuôi ở mô hình này đa phần còn hạn chế.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN THỦY SẢN NĂM 2022

Tình hình sản xuất kinh doanh giống, nuôi trồng thủy sản năm 2022 từng bước được phục hồi. Phát triển nông nghiệp, trực tiếp là con tôm và trọng tâm là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được triển khai thực hiện quyết liệt. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dịch bệnh trên đối tượng nuôi thủy sản diễn biến ngày càng phức tạp, tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân; vẫn còn một bộ phận người dân chưa quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác xử lý chất thải, nước thải ra môi trường bên ngoài, còn tâm lý chủ quan mua giống trôi nổi không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, không qua xét nghiệm sạch bệnh trước khi thả nuôi; chưa tuân thủ tốt theo lịch thời vụ, quy hoạch sản xuất và các quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản. Đây là những vấn đề cần có thời gian, giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

III. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHÓNG DỊCH BỆNH TRÊN THỦY SẢN NUÔI NĂM 2022

1. Các căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017.

- Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

- Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

- Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

- Căn cứ Quyết định số 1146/QD-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Căn cứ Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Thực hiện Công văn số 4117/BNN-TY ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2022.

2. Muc tiêu và chỉ tiêu Kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2022:

2.1. Mục tiêu:

- Phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2022 của tỉnh đề ra.

- Bảo vệ diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất đối với các hình thức nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, nhất là hình thức nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh.

- Chủ động giám sát chặt chẽ tình hình nuôi trồng thủy sản, phát hiện nhanh tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời, có hiệu quả, khống chế các bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi; không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng.

- Xây dựng thành công cơ sở nuôi tôm thương phẩm và cơ sở sản xuất giống đạt cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ tiêu dùng trong nước và phấn đấu đạt tiêu chuẩn theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển vả đưa nghề nuôi tôm trở thành kinh tế trọng tâm, mũi nhọn của tỉnh, góp phần xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 146.064 ha, trong đó: Nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh 29.900 ha; nuôi thủy sản trên đất tôm lúa 42.775 ha; quảng canh cải tiến kết hợp 69.525 ha; nuôi của cá và thủy sản khác 3.864 ha.

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản 335.600 tấn, trong đó: Tôm 223.000 tấn, cá và thủy sản khác 112.600 tấn.

- Quản lý chặt chẽ các hộ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, các cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh.

3. Nội dung thực hiện phòng dịch bệnh trên thủy sản nuôi:

3.1. Công tác thống kê, điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát:

Rà soát, thống kẻ điều tra hộ, phỏng vấn điền Phiếu điều tra, lập dữ liệu giám sát vùng đệm (ước tính 90 cơ sở nuôi trong vũng đệm) và giám sát xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (ước tính 75 cơ sở nuôi và sản xuất giống thủy sản).

3.2. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi:

- Thực hiện 10 chuyên mục khuyến nông, tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu về hướng dẫn nuôi, phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

- In 15.000 tờ bướm hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh thủy sản, cấp phát đến tận hộ nông dân, bố trí cán bộ bám sát địa bàn hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng, chong dịch bệnh, phát hiện dịch bệnh kịp thời, xử lý triệt để, không để dịch bệnh lan ra diện rộng.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho các đối tượng tham gia là cán bộ xã, ấp, cán bộ tham gia phòng, chống dịch 07 lớp, các bộ tham gia lấy mẫu phòng, chống dịch bệnh 01 lớp, hộ nuôi vùng đệm 02 lớp, cơ sở đăng ký tham gia giám sát an toàn dịch bệnh 02 lớp.

3.3. Giám sát phòng một số bệnh nguy hiểm trên thiiy sản nuôi:

3.3.1. Giám sát chủ động:

- Xây dựng Kế hoạch lấy mẫu (lấy mẫu ngẫu nhiên) để xét nghiệm để dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh phát sinh, đề xuất giải pháp phòng bệnh chủ động: 1.120 mẫu; trong đó: 360 mẫu tôm giống; 360 mẫu tôm nuôi thương phẩm; 360 mẫu tôm siêu thâm canh; 30 mẫu cá; 10 mẫu nhuyễn thể.

- Chỉ tiêu giám sát trên tôm là 07 bệnh gồm: Bệnh Đốm trắng (WSSV); bệnh Đầu vàng (YHV); bệnh Taura (TSV); bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND); bệnh Hoại tử cơ (IMNV); bệnh vi bào tử trùng (EHP).

- Chỉ tiêu giám sát các bệnh trên cá gồm: Bệnh Streptococcus spp; bệnh Pseudomononas spp; bệnh Aeromonas spp; phát hiện đối với vi rút DNA, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.

- Chỉ tiêu giám sát trên nhuyễn thể là Bệnh Perkinsus.

3.3.2. Giám sát bị động (lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện thủy sản chết chưa xác định tác nhân gây bệnh):

- Đối tượng là các tổ chức, cá nhân sản xuất con giống, ương nuôi, nuôi tôm thương phẩm phải chủ động giám sát dịch bệnh tại cơ sở, ao nuôi, khi phát hiện dịch bệnh phải khai báo kịp thời để có giải pháp phòng ngừa, lấy mẫu để xác định tác nhân gây bệnh, để có kế hoạch dập dịch không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

- Thực hiện lấy 140 mẫu (120 mẫu tôm nuôi, 10 mẫu nhuyễn thể, 10 mẫu cá) xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh để có biện pháp ngăn chặn xử lý dịch.

- Các chỉ tiêu xét nghiệm bệnh gồm:

Trên tôm: Bệnh Đốm trắng (WSSV); bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND); bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV); bệnh vi bào tử trùng (EHP).

Trên cá: Bệnh Streptococcus spp; bệnh Pseudomononas spp; bệnh Aeromonas spp; kháng sinh đồ đối với vi khuẩn (7 loại kháng sinh); phát hiện đối với vi rút DNA, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.

Trên nhuyễn thể: Bệnh Perkinsus.

3.4. Giám sát tôm nuôi vùng đệm:

3.4.1. Giám sát chủ động:

- Mỗi tháng lấy mẫu giám sát 60 cơ sở nuôi tôm thương phẩm (01 lần chính và nếu ao có kết quả xét nghiêm dương tính thì lấy mẫu bổ sung lần 2): 720 mẫu tôm, 720 mẫu môi trường, 120 mẫu giáp xác tại 02 vùng đệm (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình và xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu). Trường hợp nêu kết quả xét nghiệm dương tính với các chỉ tiêu giám sát thì tiến hành lấy mẫu lần 2, dự kiến lấy 220 mẫu.

- Loại mẫu lấy giám sát: Tôm nuôi, mẫu bùn, nước, mẫu nước và cặn đáy ao nuôi (môi trường).

- Chỉ tiêu xét nghiệm bệnh Đốm trắng (WSSV); bệnh Đầu vàng (YHV); bệnh Taura (TSV); bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND); bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHP-B).

3.4.2. Giám sát bị động:

- Lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện thủy sản chết chưa xác định được tác nhân gây bệnh (trong vùng đệm). Trong năm 2022, dự tính lây 50 mẫu tôm nuôi (khi người dân báo thiệt hại và có yêu cầu lấy mẫu); mẫu được lấy xét nghiệm là tôm nuôi.

- Chỉ tiêu xét nghiệm bệnh Đốm trắng (WSSV); bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

3.5. Giám sát xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh:

3.5.1. Giám sát chủ động ở cơ sở sản xuất tôm giống:

- Lấy mẫu giám sát 40 cơ sở sản xuất giống tại thành phố Bạc Liêu (19 cơ sở), huyện Dông Hải (20 cơ sở) và huyện Hòa Bình (01 cơ sở).

- Số lượng: 1.200 mẫu/năm (trong đó: 480 mẫu tôm giống, 480 mẫu môi trường, 240 mẫu thức ăn). Trường hợp nếu kết quả xét nghiệm dương tính với các chỉ tiêu giám sát thì tiến hành lây mẫu lần 2, dự kiến lấy 120 mẫu tôm giống và 48 mẫu tôm bố mẹ.

- Loại mẫu được thu giám sát: Tôm giống, mẫu nước và cặn đáy bể ương nuôi (môi trường).

- Các chỉ tiêu được giám sát: (1) bệnh Đốm trắng do vi rút (White spot disease - WSSV), (2) bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND), (3) bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis disease - IHHNV), (4) Vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei - EHP).

3.5.2. Giám sát chủ động ở hộ nuôi tôm thương phẩm:

- Lấy mầu giám sát 35 cơ sở nuôi tôm thương phẩm tại thành phố Bạc Liêu (15 cơ sở), huyện Đông Hải (10 cơ sở) và huyện Hòa Bình (10 cơ sở).

- Số lượng: 840 mẫu/năm (trong đó: 420 mẫu tôm nuôi, 420 mẫu môi trường). Trường hợp nếu kết quả xét nghiệm dương tính với các chỉ tiêu giám sát thì tiến hành lấy mẫu lần 2, dự kiến lấy 84 mẫu.

- Loại mẫu được thu giám sát: Mẫu tôm nuôi thương phẩm tại bùn, nước, mẫu nước cặn đáy ao nuôi tôm (môi trường).

- Các bệnh cần giám sát: (1) Đốm trắng do vi rút (White spot disease - WSSV), (2) Hoại tử gan tụy cấp tính (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND), (3) Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis disease - IHHNV) và (4) các bệnh khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

3.6. Các biện pháp phòng, chống dịch và hỗ trợ hóa chất sát trùng:

Thực hiện theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và các văn bản địa phương ban hành.

3.7. Xử lý khi có kết quả xét nghiệm dương tính và có dịch bệnh xảy ra:

Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và tiến hành hỗ trợ người nuôi tôm bị thiệt hại theo quy định.

3.8. Thực hiện công tác quan trắc và cảnh báo môi trường:

Tiến hành lấy mẫu quan trắc môi trường ở 08 điểm trên các tuyến kênh trọng điểm của 03 vùng nuôi và 20 vùng sản xuất tôm giống trọng điểm trên địa bàn tỉnh; quan trắc 03 điểm trong khu vực nuôi của 03 vùng nuôi và ao nuôi đại diện.

3.9. Công tác quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản:

- Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, phân loại tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thực hiện công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y.

- Phối hợp với Chi cục Thú y Vùng giám sát chặt chẽ các lô tôm giống, tôm bố mẹ nhập khẩu theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản.

3.10. Công tác kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển:

- Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước đối với các lô tôm giống đạt yêu cầu theo quy định Thông tư sô 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

- Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm mua, bán vận chuyển tôm giống không rõ nguồn gốc, giống mang mầm bệnh, công bố chất lượng giống.

3.11. Tổ chức khai báo về thiệt hại nuôi trồng thủy sản:

Nhân viên thú y cơ sở thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin về nuôi trồng thủy sản (diện tích, thời gian, mật độ nuôi); giám sát chặt chẽ dịch bệnh, phát hiện, khai báo xử lý kịp thời. Hàng tuân báo cáo về tình hình thiệt hại nuôi trông thủy cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) theo hướng dẫn của Cục Thú y theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

3.12. Xử lý kết quả giám sát và hỗ trợ hóa chất xử lý khi động vật thủy sản mắc bệnh (không chờ công bố dịch):

- Xử lý kết quả giám sát: Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh dương tính, cơ sở nuôi, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Điều 15 và Điều 19 quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

- Hóa chất hỗ trợ xử lý: Khi có kết quả xét nghiệm dương tính và khi có ổ dịch phát sinh, chủ động sử dụng hóa chất Chlorine để hỗ trợ xử lý mầm bệnh (không phải chờ kết quả công bố dịch của Ủy ban nhân dân tỉnh).

3.13. Duy trì chứng nhận ISO 17025:2017 tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

Thực hiện xét nghiệm các bệnh trên thủy sản theo đúng quy trình đã ban hành để giám sát chủ động, bị động giúp cho cơ quan chuyên môn có cơ sở đánh giá, dự báo, khuyến cáo tình hình dịch bệnh cho từng vùng nuôi trên địa bàn tỉnh, nhằm giúp người dân có biện pháp phòng bệnh kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả sản xuất trên các mô hình nuôi trồng thủy sản.

Mục tiêu phấn đấu trở thành phòng xét nghiệm chuyên sâu, có năng lực cao về kỹ thuật và tổ chức quản lý, hoạt động một cách hiệu quả, khoa học và có thể cung cấp kết quả thử nghiệm có giá trị về kỹ thuật, pháp lý và có độ tin cậy cao đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản và giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, góp phần xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Hệ thống quản lý chất lượng tại Trạm chẩn đoán xét nghiệm luôn được xem xét và đánh giá giám sát hàng năm đáp ứng yêu cầu TCVN ISO/IEC 17025:2017 như sau:

- Hiệu chuẩn máy móc, thiết bị trong Trạm xét nghiệm sao cho đảm bảo tính chính xác của các thiết bị theo đúng quy định của ISO/IEC 17025:2017.

- Đào tạo, kiểm tra tay nghề nhân viên xét nghiệm để nâng cao năng lực chuẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật đáp ứng yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017.

- So sánh liên phòng (hoặc kiểm chéo) với các tổ chức, các phòng thí nghiệm có chứng nhận 1SO/IEC17025:2017 để đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm.

4. Công tác chống dịch bệnh (khi có dịch bệnh phát sinh):

4.1. Khai báo và xác minh ổ dịch:

- Chủ cơ sở nuôi, người hành nghề thú y, thủy sản, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bất thường phải báo cáo nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là nhân viên thú y xã) và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Nhân viên thú y xã có trách nhiệm phối hợp với Trưởng ấp và cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để xác minh tình hình thiệt hại và báo cáo theo biểu mẫu của Cục Thú y.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế/Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp cấp huyện cử cán bộ đến cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để hướng dẫn xử lý ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, xác minh nguồn gốc dịch bệnh và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều động vật thủy sản, chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhân viên thú y xã, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế/Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp cấp huyện báo cáo lên trên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y), để kịp thời tổ chức chống dịch.

4.2. Công bố dịch bệnh:

- Khi dịch bệnh phát sinh và có tính chất lây lan, có kết quả xét nghiệm dương tính với các bệnh nằm trong danh mục phải công bố dịch và đủ điều kiện để công bố dịch, Ban Chỉ đạo sản xuất và thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo và đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch trong phạm vi xảy ra dịch bệnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có ổ dịch bệnh động vật thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.

Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.

Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố ổ dịch trong các trường hợp:

Dịch bệnh xảy ra đồng thời tại 02 huyện, thị xã, thành phố trở lên.

Trường hợp dịch bệnh xảy ra ớ 01 huyện, thị xã hoặc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch bệnh hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đang có dịch bệnh để công bố dịch bệnh; khi công bố dịch bệnh, người có thẩm quyền đồng thời công bố vùng bị uy hiếp và vùng đệm.

4.3. Các biện pháp chống dịch bệnh:

- Khoanh vùng dịch: Xã, phường, thị trấn có dịch bệnh xác định là vùng dịch, các xã tiếp giáp với các xã có dịch được xác định là vùng dịch uy hiếp.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố huy động lực lượng thú y, thủy sản, công an, quản lý thị trường, các đoàn thể địa phương,... tổ chức thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định (theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản).

4.4. Công bố hết dịch bệnh:

Công bố hét dịch khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Sau ít nhất 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xử lý xong ổ dịch cuối cùng mà không phát sinh ổ dịch mới và đã thực hiện các biện pháp quy định tại Điểm b, c Khoản 1, Điều 36 của Luật Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y có báo cáo bằng văn bản và đề nghị Cục Thú y thẩm định điều kiện công bố hết dịch.

- Hoàn thành việc tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng có dịch bệnh.

- Thẩm quyền công bố hết dịch bệnh: Ngay sau khi hoàn thành việc thẩm định điều kiện công bố hết dịch, Cục Thú y hoặc Cơ quan Thú y dược ủy quyền có văn bản trả lời Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp báo cáo và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 của Luật Thú y.

B. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2022

I. KẾT QUẢ PHÒNG, CHÓNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2021

1. Kết quả sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2021:

- Trong năm 2021, giá heo hơi giảm, giá thức ăn và con giống cao, dịch bệnh trên heo và dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp nên tình hình chăn nuôi trên toàn tỉnh gặp rất nhiêu khó khăn.

Tổng đàn heo của tỉnh là 210.000 con tăng 16,76% so với cùng kỳ; đàn trâu, bò 3.800 con tăng 1,62 % so với cùng kỳ; đàn dê 11.000 con tăng 2,04 % so với cùng kỳ; đàn gia cầm 3.150.000 con (trong đó đàn gà 1.270.000 con), tăng 0,79% so với cùng kỳ; sản phẩm thịt hơi các loại 47.742 tấn tăng 33,11% so với cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm 74,5 triệu quả tăng 1,64% so với cùng kỳ.

Chăn nuôi động vật hoang dã: Đàn cá sấu 376.000 con; đàn ba ba, của đinh, càng đước 92.000 con; đàn trăn, rắn,... 86.000 con; sản phẩm động vật hoang dã 2.920 tấn (trong đó 2.829 tấn cá sấu; 60 tấn baba, cua đinh, càng đước… và 31 tấn trăn, rắn, kỳ đà) tăng 0,34% so với cùng kỳ.

2. Tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2021:

2.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm:

- Bệnh Dịch tả lợn (heo) Châu Phi (DTLCP): Tính đến ngày 30/9/2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận đã có 43 hộ chăn nuôi tại 23 khóm/ấp, thuộc 06 xã, phường trên địa bàn 02 huyện (Hòa Bình và Hồng Dân) có động vật (heo) mắc bệnh DTLCP. số heo mắc bệnh là 911 con (đối tượng là heo thịt<70kg, heo thịt>70kg, Heo núi, Heo nục), tổng số lượng heo bị tiêu hủy là 911 con (tổng trọng lượng 63.244 kg). Hiện tại, tình hình dịch bệnh DTLCP còn xảy ra rải rác trên địa bàn huyện Hòa Bình và Hồng Dân.

- Bệnh Dại chó: Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 03 trường hợp chó dại cắn người (trong đó có 02 trường hợp người tử vong do không phát hiện kịp thời). Cụ thể: Đối với 02 trường hợp người tử vong xảy ra tại phường 1 và phường 8, thành phố Bạc Liêu. Nguồn lây nhiễm được xác định do chó cắn, thời gian từ lúc chó cắn đến lúc bệnh nhân phát bệnh và tử vong khoảng 03 tháng. Nguyên nhân tử vong được xác định là do Bệnh Dại. Bên cạnh đó, có 01 trường hợp chó dại cắn nhiều người đi đường xảy ra tại xã An Phúc, huyện Đông Hải. Địa phương đã thống kê và tiến hành tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó trên địa bàn.

- Bệnh Liên cầu lợn ở người: Ghi nhận xảy ra 01 trường hợp Bệnh Liên cầu lợn xảy ra trên người tại ấp Anh Dũng, xã An Trạch, huyện Đông Hải: Nguồn lây bệnh hiện nay chưa xác định; bệnh nhân có sử dụng thịt heo làm thức ăn. Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm màng não do liên cầu lợn (Streptococcus Suis).

- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh heo, lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm... được kiểm soát tốt, không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Các bệnh thông thường khác: Theo báo cáo từ các huyện, thị xã, thành phố, gia súc và gia cầm nhiễm các bệnh thông thường trên động vật nhỏ lẻ, số lượng không đáng kể, không gây thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh do thời tiết xuất hiện các hiện tượng khí hậu cực đoan biến đổi mạnh và liên tục, công tác vệ sinh chăm sóc, phòng ngừa chưa được chặt chẽ.

2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm:

2.2.1. Tiêm phòng vắc xin:

- Trong năm 2021, thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc đạt 145.000 liều tăng 92,64 % so với cùng kỳ. Trong đó: vắc xin 03 bệnh đỏ trên heo (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn) 70.000 liều; vắc xin Lở mồm long móng gia súc 40.000 liều; vắc xin Tai xanh heo 30.000 liều; vắc xin Dại chó 10.000 liều.

- Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm được 420.229 con (602.750 liều), tăng 16% so với cùng kỳ.

2.2.2. Kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ:

- Toàn tỉnh kiểm soát giết mổ được 101.334 con heo trắng, 55.327 con gia cầm. Số lượng heo trắng được kiểm soát giết mổ đạt tỷ lệ 76% so cùng kỳ; số lượng gia cầm được kiểm soát giết mổ táng 3% so cùng kỳ.

- Thực hiện kiểm dịch (xuất, nhập, phúc kiểm) được: Heo các loại 265.063 con tăng 16% so cùng kỳ; trâu, bò, dê thịt 5.441 con đạt 68,5% so cùng kỳ; gia cầm các loại 2.431.889 con đạt 95,28% so cùng kỳ; thịt các loại 974.000 kg đạt 82,76% cùng kỳ.

- Con giống gia súc, gia cầm nhập từ các tỉnh khác trong khu vực, do tình hình bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên công tác nhập đàn giống giảm, kiểm dịch giảm. Kiểm dịch heo thịt tăng do trên địa bàn có 05 trại nuôi gia công và 01 điểm trung chuyển heo của công ty CP.

2.2.3. Giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường:

- Trong năm 2021, đã phát hiện, lấy mẫu giám sát bị động 10 mẫu xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại các huyện Hòa Bình, Hồng Dân phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Thực hiện được 02 đợt tiêu độc sát trùng môi trường trên diện rộng toàn tỉnh (các khu vực có dịch, ổ dịch vùng bị dịch uy hiếp, các hố chôn lấp heo chết và định kỳ thực hiện sát trùng tại các diêm, lò giết mổ, nơi chăn nuôi tập trung, ổ dịch cũ và nhũng khu vực có nguy cơ xảy ra dịch cao). Tổng số thuốc sát trùng sử dụng phun xịt là 8.000 lít benkocid/12.000.000 m2.

2.2.4. Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra:

- Thực hiện kiểm tra được tổng số 638 cơ sở, phương tiện (16 cơ sở giết mổ động vật tập trung; 456 quầy-sạp kinh doanh động vật - sản phẩm động vật; 03 điểm trung chuyển động vật; 18 phương tiện vận chuyển động vật - giống vật nuôi; 25 cơ sở sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản (tôm-cua); trên 120 cơ sở, nhà nuôi chim yến). Kết quả: phát hiện 08 trường hợp vi phạm hành chính về lĩnh vực chăn nuôi và thú y.

- Kiểm tra 20 mẫu phẩm sản phẩm động vật (thịt heo) tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở, quầy - sạp kinh doanh sản phẩm động vật để kiểm tra, kiểm nghiệm chỉ tiêu vi sinh vật, chất cấm. Kết quả: không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu kiểm tra, các chỉ tiêu vi sinh vật vượt mức cho phép đối với vi khuẩn Samonella và E.Coli.

- Kiểm tra, nhắc nhở các hộ có xây dựng nhà nuôi chim yến chấp hành pháp luật về nuôi, phát âm thanh dẫn dụ chim yến trên địa bàn tỉnh.

3. Đánh giá những khó khăn, tồn tại:

- Trong năm 2021, tình hình sản xuất chăn nuôi của tỉnh không ổn định do một số nguyên nhân: Nguồn con giống chất lượng cung không đủ câu nhất là đối với đàn gia cầm; mô hình chăn nuôi nông hộ còn nhỏ lẻ, phân tán; giá thành thức ăn quá cao so với giá thành bán ra; mầm bệnh các bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm vẫn còn trong môi trường chăn nuôi ở nhiều địa bàn; công tác tiêm phòng mặc dù được triển khai nhưng chưa thực hiện đạt miễn dịch trên tổng đàn. Bên cạnh đó, công tác thống kê nắm tổng đàn, quản lý tình hình dịch bệnh chưa kịp thời; công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ còn nhiều bất cập, chưa được khắc phục triệt để... Đồng thời, do năm nay tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp cần sử dụng một số quy định để phòng, chống dịch nên một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y khó khăn trong khâu vận chuyển, giá thành bị đẩy lên cao trong khi giá sản phẩm chăn nuôi đầu ra giảm do ùn tắt cục bộ nên gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi.

- Hiện tại, chăn nuôi chim yến của tỉnh đang phát triển nhanh nhưng dưới hình thức tự phát, Nghị quyết quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang được trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt nhằm quản lý tốt hơn loại hình chăn nuôi này và hướng tới phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

II. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2022

Trong năm 2021, các bệnh khác: Tai xanh heo, Lở mồm long móng, Dịch tả heo, Cúm gia cầm được khống chế tốt, không xảy ra dịch. Tuy nhiên, bệnh Dịch tả lợn (heo) Châu Phi, Dại chó xảy ra rải rác ở một số nơi trong tỉnh, đáng quan tâm là bệnh Dịch tả lợn Châu phi hiện chưa có biện pháp khống chế dứt điểm; hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh nên sẽ tác động rất lớn cho ngành chăn nuôi heo trong tỉnh năm 2022. Mặt khác nguy cơ bùng phát dịch trên đàn gia súc, gia cầm có thể xảy ra, do những nguyên nhân sau:

- Mầm bệnh: Bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh heo, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Dại chó hiện còn lưu hành trong môi trường chăn nuôi, chưa được xử lý triệt để, nhất là ở những nơi có ổ dịch cũ, mật độ chăn nuôi cao.

- Do biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi phức tạp, mưa bão, nắng nóng bất thường... làm giảm sức đề kháng gia súc là cơ hội thuận lợi cho virút xâm nhập, phát tán, lây lan mạnh và gây thành dịch bệnh.

- Bệnh dịch tả lợn Châu phi hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có phương pháp khống chế hiệu quả.

- Lực lượng thú y cơ sở mỏng, việc kiểm soát mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ; gia súc, gia cầm vận chuyển trái phép vào địa phương và vận chuyển tránh các chốt kiểm dịch còn diễn biến phức tạp.

- Một số địa phương báo cáo dịch bệnh chưa kịp thời, xử lý ổ dịch chưa dứt khoát, kéo dài thời gian chong dịch tăng nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng làm dịch bệnh bùng phát và lây lan, khó khống chế được.

- Một số hộ chăn nuôi chưa quan tâm đến tiêm phòng vắc xin, nên tỷ lệ tiêm phòng vắc xin không cao; công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi định kỳ chưa được bà con chú trọng và thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, người chăn nuôi chưa chủ động báo cho cơ quan thú y khi có gia súc, gia cầm mắc bệnh, vẫn còn tình trạng bán chạy gia súc bệnh... đây là những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại, dễ phát sinh khi có điều kiện thuận lợi và nguy cơ tái phát dịch bệnh.

- Việc phối hợp công tác phòng, chổng dịch bệnh động vật giữa cơ sở và tuyến tỉnh một số nơi còn chưa được chặt chẽ, kịp thời.

III. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2022

1. Các căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Luật Thú y năm 2015.

- Căn cứ Luật Chăn nuôi năm 2018.

- Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y.

- Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi.

- Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025”.

- Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Căn cứ Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

- Căn cứ Chỉ thị số 5277/CT-BNN-TY ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật.

- Căn cứ Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Căn cứ Quyết định 2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Căn cứ Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc Phòng, chống Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Căn cứ Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2020 - 2025.

- Căn cứ Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về Phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch chăn nuôi, thú y năm 2022:

2.1. Mục tiêu:

- Phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2022 của tỉnh đề ra.

- Ổn định phát triển chăn nuôi, bảo vệ an toàn sức khỏe cộng đồng.

- Phát hiện nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch bệnh trên gia súc, gia cầm lây lan ra diện rộng. Khống chế an toàn các loại dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi nhu: Cúm gia cầm (A/H5N1, H5N6, H7N9), tai xanh heo, lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo cổ điển, dịch tả lợn Châu phi, dại chó, viêm da nổi cục trâu bò,...

2.2. Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Đàn heo 220.000 con; đàn trâu, bò 3.850 con; đàn dê 11.650 con và đàn gia cầm 3.200.000 con (trong đó đàn gà 1.300.000 con). Thịt hơi các loại 48.300 tấn; trứng gia cầm 75,5 triệu quả.

- Chăn nuôi động vật hoang dã: Đàn cá sấu 377.000 con; đàn baba, cua đinh, càng đước 93.000 con và đàn trăn, rắn, kỳ đà, nhím 87.000 con. Sản phẩm động vật hoang dã 2.930 tấn.

- Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các vật nuôi chủ lực như: Heo, bò, dê, gia cầm. Thực hiện các giải pháp nhàm ổn định phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; quan tâm đến chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo chuỗi liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân tái đàn heo theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; tiếp tục vận động người dân chăn nuôi theo phương thức trang trại, gia trại, an toàn sinh học, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở chăn nuôi heo nọc giống, thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng tinh dịch, đẩy mạnh thực hiện gieo tinh nhân tạo; quản lý chặt chẽ mạng lưới gieo tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh.

3. Nội dung thực hiện phòng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm:

3.1. Củng cố, phân công Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật:

Rà soát, bổ sung các thành viên và củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp; phân công cán bộ phụ trách địa bàn, định kỳ tổ chức họp báo để chỉ đạo việc giám sát, phát hiện, xử lý nhanh ổ dịch khi mới phát sinh, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch lây lan ra diện rộng.

3.2. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức phòng bệnh:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Đoàn thể, Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi để người dân nhận thức được tác hại của dịch bệnh và tích cực tham gia thực hiện phòng, chống dịch.

- In 15.000 tờ bướm hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, cấp phát đến tận hộ nông dân, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát hiện dịch bệnh kịp thời, xử lý triệt để, không để dịch bệnh lan ra diện rộng.

- Mở 14 lớp tập huấn (trong đó: 07 lớp chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi và 07 lớp phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ ở các khóm, ấp, xã, phường, thị trấn) mỗi lớp 50 người.

3.3. Giám sát phòng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm:

3.3.1. Giám sát chủ động:

- Giám sát sự lưu hành của virút cúm gia cầm trên đàn chim yến: Tổng số mẫu lấy giám sát tìm virút cúm A subtype H5 là 10 mẫu, subtype N1 là 02 mẫu, nhằm làm cơ sở xây dựng quy trình chăn nuôi yến phù hợp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Giám sát sau tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng: Lấy 30 mẫu huyết thanh sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả sử dụng vắc xin lở mồm long móng tại địa phương.

3.3.2. Giám sát bị động:

- Khi có dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) phối hợp cơ quan thú y địa phương khẩn trương tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh. Trong năm 2020 dự kiến lấy 140 mẫu bệnh phẩm trên đàn gia súc xét nghiệm các bệnh: dịch tả lợn Châu phi, dại chó, lở mồm long móng gia súc, tai xanh heo, viêm da nổi cục trâu bò.

- Lấy mẫu xét nghiệm nhanh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (khi phát hiện bệnh).

- Lấy mẫu xác định virút cúm gia cầm chủng H5N1, H5N6: dự kiến lấy 12 mẫu (xét nghiệm virút cúm A subtype H5 là 12 mẫu, subtype N1 là 12 mẫu, subtype N6 là 12 mẫu).

Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý ngay các ổ dịch xảy ra đầu tiên, không để dịch lây lan; áp dụng chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.4. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện mua sắm vắc xin (các loại vắc xin ngân sách tỉnh hỗ trợ), vật tư phục vụ cho công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi trong tỉnh; Xây dựng kế hoạch và phối hợp với địa phương triển khai tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm 2 đợt/năm (đợt I tập trung vào thời điểm tháng 4 - 5 và đợt II vào tháng 10 - 11). Ngoài 2 đợt chính, địa phương thực hiện tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm nuôi mới, những đàn tiêm phòng chưa đủ mũi.

- Chỉ tiêu tiêm phòng các loại vắc xin cụ thể như sau:

Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 là 4 triệu liều, vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng gia súc 20 ngàn liều và vắc xin phòng bệnh Dại chó mèo 20 ngàn liều, vắc xin viêm da nổi cục 2.000 liều. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) phân bổ vắc xin về cho các huyện, thị xã, thành phố theo đúng nhu cầu thực tế; số còn lại Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ dự trữ để cấp cho các huyện, thị xã, thành phố có nhu cầu tiêm phòng bao vây ổ dịch khi dịch bệnh phát sinh (trong trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch), ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% giá vắc xin.

Vắc xin phòng bệnh tai xanh heo 20 nghìn liều; vắc xin này do ngân sách tỉnh mua khi phát hiện bệnh (lấy mẫu xét nghiệm dương tính) để tiêm phòng bao vây khống chế ổ dịch và vùng lân cận, không để dịch phát sinh, lây lan diện rộng.

Các loại vắc xin tiêm phòng thường xuyên như: dịch tả heo, phó thương hàn, tụ huyết trùng heo và các loại vắc xin khác ngân sách nhà nước không hỗ trợ, người chăn nuôi tự bỏ tiền ra mua vắc xin tiêm phòng. Các huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng kế hoạch, kinh phí tiêm phòng đạt tỷ lệ cao, đảm bảo không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.

- Các loại vắc xin phòng bệnh được thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y). Trường hợp gia súc, gia cầm tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng gia súc bị phản ứng chết, thì áp dụng chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi giống như trường hợp chết do dịch bệnh.

- Thực hiện công tác thanh, kiểm tra các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

3.5. Kiểm dịch vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm:

- Các Trạm Kiểm dịch động vật bố trí cán bộ trực và thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định. Khi dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh ở các tỉnh có thể lây lan vào tỉnh Bạc Liêu qua đường vận chuyển thì nhanh chóng thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại các điểm đầu mối giao thông chính, đội kiểm dịch lưu động để tăng cường kiểm tra giám sát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

- Các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch Quy hoạch lại hệ thống lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: Di dời, nâng cấp các lò giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm ra khỏi khu vực nội ô thị trấn của huyện, thị xã; hạn chế các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân công cán bộ thực hiện kiểm soát giết mổ theo đúng quy trình; nghiêm cấm giết mổ gia súc tại nhà riêng; sắp xếp lại các chợ buôn bán gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.6. Sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi:

Xây dựng kế hoạch và kết hợp triển khai đến các huyện, thị, thành phố thực hiện sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi trên diện rộng toàn tỉnh 02 đợt/ năm vào thời điểm giao mùa và khi có nguy cơ phát sinh dịch; dự kiến thực hiện 5 ngàn lít trong năm. Trong năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) xây dựng kế hoạch mua sắm và Kế hoạch thực hiện sát trùng, tiêu độc môi trường; Phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp địa phương tiến hành sát trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi theo từng đợt, việc cung cấp hóa chất sát trùng sẽ căn cứ vào tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của địa phương để có kế hoạch cấp phát, thực hiện phù hợp thực tế; số còn lại Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ dự trữ để phun sát trùng tiêu độc khi các địa phương có nhu cầu phát sinh hoặc có dịch bệnh xảy ra; tùy tính chất, mức độ lây lan của dịch thực hiện tiêu độc sát trùng cho phù hợp, đảm bảo khống chế nhanh không để dịch lây lan diện rộng; dụng cụ, phương tiện, hóa chất phục vụ cho công tác sát trùng tiêu độc được thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

3.7. Phòng, chống bệnh Dại:

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổng hợp số lượng chó nuôi và tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại chó; phối hợp với UBND cấp huyện, ngành y tế theo dõi, quản lý, lây mẫu giám sát bị động các trường hợp chó cắn người để kịp thời phòng bệnh dại lây truyền từ động vật qua người.

4. Công tác chống dịch bệnh (khi có dịch bệnh phái sinh):

4.1. Khai báo và xác minh ổ dịch:

- Chủ hộ nuôi, người hành nghề thú y, người phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh bất thường phải báo cáo cán bộ phụ trách thú y xã, phường, thị trấn và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Nhân viên thú y xã có trách nhiệm phối hợp với Trưởng ấp và cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để xác minh tình hình thiệt hại và báo cáo theo biểu mẫu của Cục Thú y.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế/Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp cấp huyện cử cán bộ đến hộ chăn nuôi có động vật mắc bệnh để xác minh nguồn gốc dịch bệnh, ghi nhận tình hình dịch bệnh, hướng dẫn xử lý ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế/Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp cấp huyện báo cáo nhanh cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để kịp thời tổ chức chống dịch.

4.2. Công bố dịch bệnh:

Trường hợp đã có kết quả xét nghiệm dương tính với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật theo quy định phải công bố dịch và bệnh có chiều hướng lây lan rộng, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành quyết định công bố dịch theo đúng thẩm quyền trên địa bàn quản lý theo quy định của khoản 2, Điều 26, Luật Thú y năm 2015 và hướng dẫn của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.3. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp xử lý ổ dịch bệnh:

Tùy theo loại dịch bệnh, mức độ lây lan, địa bàn phát sinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chỉ đạo và kinh phí phục vụ công tác chống dịch, bao gồm: Mua vắc xin tiêm phòng khống chế dịch, hóa chất, thiết bị, vật tư Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, chốt kiểm dịch, tổ sát trùng tiêu độc, đội xử lý gia súc, gia cầm mắc bệnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

4.4. Công bố hết dịch bệnh:

- Điều kiện công bố hết dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thực hiện theo quy định khoản 1, Điều 31, Luật Thú y năm 2015.

- Người có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh động vật được quy định tại Điều 26 của Luật Thú y năm 2015.

C. DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHÓNG DỊCH NĂM 2022

- Nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm năm 2022 do ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh và cấp huyện đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Dự kiến kinh phí phòng, chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm năm 2022 là 18.062.111.500 đồng, gồm:

TT

Nội dung

Dự toán kinh phí (đồng)

Cấp tỉnh

Cấp huyện

I

Kinh phí phòng dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm

14.630.787.500

1.742.100.000

1

Kinh phí phòng dịch bệnh thủy sản

5.783.197.500

1.623.100.000

2

Kinh phí giám sát vùng đệm; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu

1.773.566.000

-

3

Kinh phí phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm

7.074.024.000

119.000.000

II

Kinh phí chống dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm (khi có xảy ra)

1.689.224.000

-

1

Kinh phí chống dịch bệnh thủy sản

-

-

2

Kinh phí chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

1.689.224.000

-

 

Cộng:

16.320.011.500

1.742.100.000

Tổng cộng:

18.062.111.500

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tỉnh:

- Phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo tình triển khai quán triệt Kế hoạch này đến các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện tại các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở, thu thập số liệu báo cáo đánh giá tình hình, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch trong từng thời điểm sát với tình hình thực tế.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp, đề xuất kinh phí phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, chủ trì lập dự toán kinh phí phòng, chổng dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kinh phí cho đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc ban hành văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh khi có các văn bản chỉ đạo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố, thực hiện nghiêm túc quy trình phòng, chống dịch bệnh.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, sản xuất tuân thủ quy hoạch, kế hoạch chăn nuôi, sản xuất của ngành nông nghiệp khuyến cáo; thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch như: Tập huấn, lấy mẫu, tiêm phòng, tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi,...

- Tổng hợp báo cáo tình hình bị thiệt hại do dịch bệnh và nhu cầu hỗ trợ thiệt hại trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính thẩm định, cân đối, bố trí nguồn kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc hỗ trợ cho người chăn nuôi, người nuôi trồng thủy sản tái sản xuất. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập Tờ trình đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vắc xin, hoá chất dập dịch từ quỹ dự trữ Quốc gia cho tỉnh Bạc Liêu.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng Kế hoạch thực hiện: Các biện pháp tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, dự báo tình hình dịch bệnh, phát hiện xử lý nhanh khi có ổ dịch bệnh đầu tiên xảy ra, đề xuất các giải pháp ngăn chặn khi có bệnh nguy hiểm phát sinh. Định kỳ và cuối năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tình hình thực hiện các chỉ tiêu theo như Kế hoạch đã đề ra.

- Xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch; tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:

- Kiểm tra, thẩm định dự toán chi tiết thực hiện kế hoạch theo nhu cầu, tình hình dịch bệnh phát sinh thực tế trên cơ sở định mức chi tiêu tài chính, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối ngân sách.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả hỗ trợ thiệt hại đề khôi phục sản xuất trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cho tính Bạc Liêu.

4. Sở Công Thương chịu trách nhiệm: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Bạc Liêu quy hoạch khu vực buôn bán gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; phối hợp với các Sở, Ngành đơn vị chức năng có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận thương mại, công tác phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi và gia súc gia cầm trong tỉnh.

5. Công an tỉnh chịu trách nhiệm: Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương

- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm.

- Phối hợp các ngành chức năng nắm tình hình, giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước liên quan đến phòng, chống dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh, trật tự để tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết.

6. Sở y tế chịu trách nhiệm: Chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tinh Bạc Liêu thực hiện quy chế phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giám sát chặt chẽ các loại dịch bệnh nguy hiểm từ động vật lây sang người, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

7. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Báo Bạc Liêu; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, các quy định về chăn nuôi an toàn sinh học, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản và gia súc, gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, các giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu, trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, bà con nông dân biết và thực hiện.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:

- Căn cứ vào Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cụ thể hoá thành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản và gia súc, gia cầm năm 2022 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đến tận các xã, phường, thị trấn và khóm, ấp.

- Củng cố Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn; xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm; ngăn chặn triệt để sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố phân công cán bộ phụ trách xuống tận các địa bàn trọng diêm, phối hợp các đoàn thổ vận động, hướng dẫn người chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; thường xuyên họp giao ban, báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp cấp huyện, bố trí cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm, xử lý ô nhiễm môi trường và hướng dẫn người dân khắc phục thiệt hại và khôi phục lại sản xuất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y; ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm sử dụng.

- Chỉ đạo cơ quan thông tin tuyên truyền các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm để nông dân hiểu biết được sự nguy hiểm, tác hại của dịch bệnh và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân kịp thời, đúng chế độ, chính sách, quyết toán kinh phí, vật tư từ nguồn hỗ trợ theo phân cấp quản lý đúng quy định, không để lãng phí, tiêu cực xảy ra.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung, thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp; các Sở, Ban, Ngành; các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành tỉnh;
- Các TV BCĐ PCDB động vật tỉnh;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội;
- Báo Bạc Liêu; Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP UBND tỉnh;
- TT. Công báo - Tin học;
- Lưu: VT, Trạng (KH16).

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thiều

 

PHỤ LỤC:

DỰ KIẾN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỐI VỚI THỦY SẢN VÀ GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung chi

Diễn giải

Thành tiền (đồng)

A

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN THỦY SẢN NUÔI

 

7.406.297.500

I

KINH PHÍ PHÒNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN (cấp tỉnh)

 

5.783.197.500

1

Chi in tài liệu tuyên truyền

15.000 tờ x 1.300 đồng/tờ

19.500.000

2

Chi phí các lớp tập huấn PCDB

 

12.900.000

2.1

Chi phí tập huấn cho cơ sở sản xuất giống

2 lớp (TP Bạc Liêu Đông Hải); 30 người/lớp

11.000.000

-

Tài liệu tập huấn

30 người x 2 lớp x 20.000 đồng/cuốn

1.200.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

1 người x 2 lớp x 200.000 đồng/người

400.000

-

Chi tiền ăn cho người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 50.000 đồng/người

3.000.000

-

Chi tiền đi lại cho người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 50.000 đồng/người

3.000.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 giảng viên x 2 lớp x 200.000 đồng/người/ngày

400.000

-

Tiền nước uống người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

600.000

-

Tiền xe đi lại cho cán bộ giảng dạy

1 người/lớp x 2 lớp x 200.000 đồng/người

400.000

-

Tiền thuê hội trường

2 lớp x 500.000 đồng/lớp

1.000.000

-

Băng rol

2 lớp x 200.000 đồng/lớp

400.000

-

Văn phòng phẩm (01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi...)

30 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

600.000

2.2

Chi phí tập huấn cho cán bộ tham gia lấy mẫu 1 lớp; 25 người/lớp

 

1.900.000

-

Tài liệu tập huấn

25 người x 1 lớp x 20.000 đồng/cuốn

500.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 giảng viên x 1 lớp x 200.000 đồng/người/ngày

200.000

-

Tiền nước uống người tham gia tập huấn

25 người x 1 lớp x 10.000 đồng/người

250.000

-

Tiền mua mẫu vật thực hành

1 lớp x 500.000 đồng/lớp

500.000

-

Băng rol

1 lớp x 200.000 đồng/lớp

200.000

-

Văn phòng phẩm (01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

25 người x 1 lớp x 10.000 đồng/người

250.000

3

Chi phí mua mẫu, vật tư lấy mẫu, vật tư và kít thực hiện xét nghiệm mẫu phòng, chống dịch bệnh

 

1.369.860.000

3.1

Chi phí mua mẫu giám sát chủ động

360

22.800.000

-

Chi phí mua mẫu tôm thương phẩm

720 mẫu x 30.000 đồng/mẫu

21.600.000

-

Chi phí mua mẫu cá

30 mẫu x 30.000 đồng/mẫu

900.000

-

Chi phí mua mẫu nhuyễn thể

10 mẫu x 30.000 đồng/mẫu

300.000

3.2

Chi phí mua vật tư lấy mẫu

 

57.380.000

a

Vật tư lấy mẫu giám sát chủ động: 360 mẫu tôm giống 720 mẫu tôm thương phẩm 30 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể

 

42.120.000

-

Keo đựng mẫu 400ml (720 m.tôm thương phẩm 30 m.cá 10 m.nhuyễn thể)

760 cái x 3.000 đồng/cái

2.280.000

-

Can 10 lít chiết cồn

4 can/năm x 15.000 đồng/can x 7 huyện

420.000

-

Thùng mút lớn (40cm x 60cm)

1 cái x 45.000 đồng/cái x 12 tháng x 7 chuyến/ tháng

3.780.000

-

Thùng mút nhỏ (30cm x 40cm)

2 cái/tháng x 30.000 đồng/cái x 12 tháng x 7 huyện

5.040.000

-

Kéo inox

2 cây/tháng x 40.000 đồng/cây x 12 tháng x 7 huyện

6.720.000

-

Dụng cụ khác (băng keo, bút chì, bọc ny lon...)

1.120 mẫu/5 mẫu/chuyến x 20.000 đồng/chuyến

4.480.000

-

Bao tay y tế bột

23 hộp x 230.000 đồng/ hộp

5.290.000

-

Khẩu trang y tế

23 hộp x 50.000 đồng/ hộp

1.150.000

-

Cồn 96 độ phục vụ lấy mẫu

216 lít x 60.000 đồng

12.960.000

b

Vật tư lấy mẫu giám sát bị động: 120 mẫu tôm 10 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể (nếu có)

 

15.260.000

-

Keo đựng mẫu 400ml

140 cái x 3.000 đồng/cái

420.000

-

Thùng mút nhỏ (gứi CCTY vùng 7)

140 cái x 30.000 đồng/cái

4.200.000

-

Thùng mút nhỏ (địa phương đi lấy mẫu)

140 cái x 30.000 đồng/cái

4.200.000

-

Kéo inox

1 cây/năm x 7 huyện x 40.000 đồng/cây

280.000

-

Dụng cụ khác (băng keo, bút chì, bọc ny lon...)

140 mẫu x 20.000 đồng/mẫu

2.800.000

-

Bao tay y tế bột

3 hộp X 230.000 đồng/hộp

690.000

-

Khẩu trang y tế

3 hộp X 50.000 đồng/hộp

150.000

-

Cồn tuyệt đối 96 độ phục vụ lấy mẫu

42 lít/năm X 60.000 đồng/lít

2.520.000

3.3

Chi phí mua vật tư và kít xét nghiệm tại chi cục: 1080 mẫu tôm chủ động (720 m.tôm thương phẩm 360 m.tôm giống) và 120 mẫu tôm bị động

 

1.289.680.000

a

Chi phi mua vật tư xét nghiệm

 

142.160.000

-

Bao tay không bột x- small

39 hộp x 230.000 đồng/hộp/50đôi

8.970.000

-

Bao tay không bột small

10 hộp x 230.000 đồng/hộp/50đôi

2.300.000

-

Khẩu trang than hoạt tính 4 lớp

29 hộp x 150.000 đồng/hộp/50cái

4.350.000

-

Đầu tip có lọc 10µl (96 típ/hộp)(típ)

184 hộp x 240.000 đồng/hộp/50đôi

44.160.000

-

Đằu tip có lọc 200µl (96 típ/hộp)(típ)

123 hộp x 240.000 đồng/hộp/50đôi

29.520.000

-

Đầu tip có lọc 1000µl (96 típ/hộp)(típ)

184 hộp x 240.000 đồng/hộp/50đôi

44.160.000

-

Nhíp y tế đầu tù, có mấu 20cm

40 cái x 40.000 đồng/cái

1.600.000

-

Nhíp y tế nhọn 20cm

40 cái x 40.000 đồng/cái

1.600.000

-

Kéo inox y tế nhọn 20cm

10 cái x 60.000 đồng/cái

600.000

-

Bọc nylon loại 4kg

2 kg x 70.000 đồng/kg

140.000

-

Giấy cuộn pulppy

24 cây/10cuộn x 90.000 đồng/cây

2.160.000

-

Vợt inox có cán cầm, đường kính khung lưới 10-12cm

40 cái x 20.000 đồng/cái

800.000

-

Cồn 96 độ

30 lít x 60.000 đồng/lít

1.800.000

b

Chi phí kít XN tôm chủ động (XN 7 bệnh)

 

1.073.072.000

-

Bộ kit realtimePCR phát hiện bệnh đốm trắng (WSSV)

31 bộ x 4.983.000 đồng/bộ/50 test

154.473.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử gan tuy cấp (AHPND)

31 bộ x 4.543.000 đồng/bộ/50 test

140.833.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV)

31 bộ x 4.543.000 đồng/bộ/50 test

140.833.000

-

Kít realtimePCR phát hiện ký sinh trùng (EHP)

31 bộ x 4.543.000 đồng/bộ/50 test

140.833.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử cơ (IMN V)

22 bộ x 6.160.000 đồng/bộ/50 test

135.520.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh đầu vàng (YHV)

31 bộ x 7.260.000 đồng/bộ/50 test

225.060.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh Taura (TSV)

22 bộ x 6.160.000 đồng/bộ/50 test

135.520.000

c

Chi phí kít XN tôm bị động (XN 4 bệnh)

 

74.448.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh đốm trắng (WSSV)

4 bộ x 4.983.000 đồng/bộ/50 test

19.932.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử gan tuy cấp (AHPND)

4 bộ x 4.543.000 đồng/bộ/50 test

18.172.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và Cơ quan biểu mô (IHHNV)

4 bộ x 4.543.000 đồng/bộ/50 test

18.172.000

-

Kít realtimePCR phát hiện ký sinh trùng (EHP)

4 bộ x 4.543.000 đồng/bộ/50 test

18.172.000

4

Chi phí xét nghiệm gửi CCTY vùng 7

 

43.500.000

4.1

Chi phí xét nghiệm giám sát chủ động: 30 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể

 

29.820.000

a

Chi phí xét nghiệm bệnh trên cá

 

28.560.000

-

Bệnh Streptococcus spp (phương pháp phân lập)

30 mẫu/năm x 290.000 đồng/mẫu

8.700.000

-

Bệnh Pseudomononas spp (phương pháp phân lập)

30 mẫu/năm x 290.000 đồng/mẫu

8.700.000

-

Bệnh Aeromonas spp (phương pháp phân lập)

30 mẫu/năm x 290.000 đồng/mẫu

8.700.000

-

Xét nghiệm 01 trên ba chi tiêu, phát hiện đối với 01 vi rút DNA, 01 nấm, 01 ký sinh trùng sây bệnh (bằng phương pháp PCR)

10 mẫu/năm x 246.000 đồng/mẫu

2.460.000

b

Chi phí xét nghiệm bệnh Perkinsus trên nhuyễn thể

10 mẫu/năm x 126.000 đồng/mẫu

1.260.000

4.2

Chi phí xét nghiệm giám sát bị động: 20 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể

 

13.680.000

a

Chi phi xét nghiệm bệnh trên cá

 

12.420.000

-

Bệnh Streptococcus spp (phương pháp phân lập)

10 mẫu/năm x 290.000 đồng/mẫu

2.900.000

-

Bệnh Pseudomononas spp (phương pháp phân lập)

10 mẫu/năm x 290.000 đồng/mẫu

2.900.000

-

Bệnh Aeromonas spp (phương pháp phân lập)

10 mẫu/năm x 290.000 đồng/mẫu

2.900.000

-

Chi phí làm kháng sinh đồ đối với vi khuẩn (7 loại kháng sinh)

10 mẫu/năm x 126.000 đồng/mẫu

1.260.000

-

Xét nghiệm 01 trên ba chi tiêu, phát hiện đối với 01 vi rút DNA, 01 nấm, 01 ký sinh trùng gây bệnh (bằng phương pháp PCR)

10 mẫu/năm x 246.000 đồng/mẫu

2.460.000

b

Chi phi xét nghiệm bệnh Perkinsus trên nhuyễn thể bằng kỹ thuật nuôi cấy (10 mẫu)

10 mẫu/năm x 126.000 đồng/mẫu

1.260.000

5

Chi công tác phí lấy mẫu, gửi mẫu và trả lời kết quả

 

3.227.200.000

5.1

Công tác phí giám sát chủ động: 360 mẫu tôm giống 720 mẫu tôm thương phẩm 30 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể

 

297.200.000

a

Công tác phí lấy mẫu tôm giống (360 mẫu)

360 mẫu/5 mẫu/ch x 200.000 đồng/ch x 2 người

28.800.000

b

Công tác phí Đông Hải gửi mẫu tôm giống lên Chi cục (180 mẫu)

180 mẫu/15 mẫu/ch/tháng x 200.000 đồng/ch x 1 người

2.400.000

c

Công tác phi cho cán bộ huyện lên CC nhận vật tư lấy mẫu

2 chuyến/năm x 200.000 đồng/ch x 1 người x 7 huyện

2.800.000

d

Công tác phí lấy mẫu: 720 mẫu tôm thương phẩm 30 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể

 

60.800.000

-

Công tác phí lấy mẫu tôm thương phẩm

720 mẫu/5 mẫu/ch x 200.000 đồng/ch x 2 người

57.600.000

-

Công tác phí lấy mẫu cá

30 mẫu/ 5 mẫu/ch x 200.000 đồng/ch x 2 người

2.400.000

-

Công tác phí lấy mẫu nhuyễn thể

10 mẫu/ 5 mẫu/ch x 200.000 đòng/ch x 2 người

800.000

đ

Công tác phi Cán bộ huyện gửi mẫu về Chi cục CN&TY

 

145.600.000

-

Công tác phí gửi mẫu tôm thương phẩm (720 mẫu tôm)

720 mẫu/ 5 mẫu/ch x 200.000 đồng/ch x 1 người

144.000.000

-

Công tác phí Cán bộ huyện gửi mẫu cá

30 mẫu/ 5 mẫu/ch x 200.000 đồng/ch x 1 người

1.200.000

-

Công tác phi Cán bộ huyện gửi mẫu nhuyễn thể

10 mẫu/ 5 mẫu/ch x 200.000 đồng/ch x 1 người

400.000

e

Công tác phí đi gửi mẫu CCTY vùng 7 (30 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể)

8 chuyến x 500.000 đồng/ch x 1 người

4.000.000

g

Công tác phi trả lời kết quả xét nghiệm tôm thương phẩm

12 tháng x 200.000 đồng/người x 1 người/tháng x 10 chuyến

24.000.000

h

Công tác phi trả lời kết quả xét nghiệm tôm giống

12 tháng x 200.000 đồng/người x 1 người/tháng x 2 huyện

4.800.000

i

Công tác phí chi cục phối hợp huyện xử lý dương tính thương phẩm

12 tháng x 200.000 đồng/người x 1 người/tháng x 10 chuyến

24.000.000

5.2

Công tác phí giám sát bị động: 120 mẫu tôm 10 mẫu cá 10 mẫu nhuyễn thể

 

122.000.000

a

Công tác phí lấy mẫu:

 

56.000.000

-

Công tác phí lấy mẫu tôm

120 chuyến x 200.000 đồng/ch x 2 người

48.000.000

-

Công tác phí lấy mẫu cá

10 chuyến x 200.000 đồng/ch x 2 người

4.000.000

-

Công tác phí lấy mẫu nhuyễn thể

10 chuyến x 200.000 đồng/ch x 2 người

4.000.000

b

Công tác phi đi gửi mẫu CCTY vùng 7

20 chuyến x 500.000 đồng/ch x 1 người

10.000.000

c

Công tác phí trả lời kết quả xét nghiệm, hướng dẫn xử lý

140 chuyến x 200.000 đồng/ch x 2 người

56.000.000

5.3

Chi phí mua hóa chất sát trùng

 

2.808.000.000

-

Tiền mua hóa chất sát trùng

40 tấn x 70.000.000 đồng/tấn

2.800.000.000

-

Chi phí bốc xếp hóa chất

40 tấn x 200.000 đồng/tấn

8.000.000

6

Kinh phí duy trì hiệu lực công nhận ISO 17025:2017

 

202.227.500

6.1

Chi phí xét nghiệm đối chứng với CCTY vùng 7

 

52.805.000

a

Chi phí xét nghiệm đối chứng kết quả xét nghiệm CCCN&TY với CCTY vùng 7

 

50.305.000

-

Bệnh đốm trắng (WSSV)

15 mẫu x 542.000 đồng/mẫu

8.130.000

-

Bệnh hoại tử gan tuy cấp (AHPND)

15 mẫu x 542.000 đồng/mẫu

8.130.000

-

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV)

15 mẫu x 542.000 đồng/mẫu

8.130.000

-

Bệnh ký sinh trùng (EHP)

15 mẫu x 542.000 đồng/mẫu

8.130.000

-

Bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB)

15 mẫu x 542.000 đồng/mẫu

8.130.000

-

Bệnh hoại tử cơ (IMNV)

5 mẫu x 463.000 đồng/mẫu

2.315.000

-

Bệnh đầu vàng (YHV)

5 mẫu x 463.000 đồng/mẫu

2.315.000

-

Bệnh Taura (TSV)

5 mẫu x 463.000 đồng/mẫu

2.315.000

-

Bệnh Còi (MBV)

5 mẫu x 542.000 đồng/mẫu

2.710.000

b

Công tác phí gửi mẫu đối chứng CCTY vùng 7

5 chuyến x 500.000 đồng/ch x 1 người

2.500.000

6.2

Chi phí đánh giá giám sát ISO 17025:2017

1 lĩnh vực/10 chỉ tiêu x 20.000.000 đồng/lĩnh vực

20.000.000

6.3

Chi phí đào tạo, tập huấn về an toàn sinh học phòng thí nghiệm

2 người x 2.000.000 đồng/người

4.000.000

6.4

Chi phí mua Đèn UV LED tiệt trùng phòng thí nghiệm

1 cái x 7.460.000 đồng/cái

7.460.000

6.5

Chi phí mua bộ lưu điện 3KVA

2 cái x 11.220.000 đồng/cái

22.440.000

6.6

Chi phí hiệu chuẩn, bảo trì thiết bị để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm

 

42.787.500

-

Máy ly tâm lạnh

2 cái x 700.000 đồng/cái

1.400.000

-

Máy PCR thường (1 Block x 48 giếng)

1 cái x 3.000.000 đồng/cái

3.000.000

-

Máy PCR thường (2 Block x 48 giếng)

1 cái x 3.000.000 đồng/cái

3.000.000

-

Máy Realtime PCR

1 cái x 3.000.000 đồng/cái

3.000.000

-

Tủ thao tác PCR

2 cái x 3.000.000 đồng/cái

6.000.000

-

Tủ hút khí độc

1 cái x 3.000.000 đồng/cái

3.000.000

-

Nồi hấp tiệt trùng 50 lít

1 cái x 800.000 đồng/cái

800.000

-

Nồi hấp tiệt trùng nhỏ

1 cái x 800.000 đồng/cái

800.000

-

Micropipet 0,5-10µl (2)

4 cái X 1.400.000 đồng/cái

5.600.000

-

Micropipet 10-100µl (1)

4 cái x 800.000 đồng/cái

3.200.000

-

Micropipet 100-1000µl(1)

4 cái x 800.000 đồng/cái

3.200.000

-

Nhiệt kế điện tử (1) (2)

1 cái x 650.000 đồng/cái

650.000

-

Nhiệt kế thủy ngân (1)

3 cái x 350.000 đồng/cái

1.050.000

-

Block nhiệt

2 cái x 1.000.000 đồng/cái

2.000.000

-

Nhiệt ẩm kế (1)

3 cái x 350.000 đồng/cái

1.050.000

-

Phí đi lại, vận chuyển thiết bị, 5%VAT

 

5.037.500

6.7

Chi phí thu gom rác thải xét nghiệm

1 năm x 10.000.000 đồng/năm

10.000.000

6.8

Chi phí mua kít phê duyệt phương pháp

 

42.735.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh đốm trắng (WSSV)

1 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

4.983.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử gan tuy cấp (AHPND)

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV)

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kit realtimePCR phát hiện ký sinh trùng (EHP)

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kit realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử gan tuy do vi khuẩn (NHPB)

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh hoại tử cơ (IMNV)

1 bộ x 6.160.000 đồng/bộ

6.160.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh đầu vàng (YHV)

1 bộ x 7.260.000 đồng/bộ

7.260.000

-

Kít realtimePCR phát hiện bệnh Taura (TSV)

1 bộ x 6.160.000 đồng/bộ

6.160.000

7

Chi dịch vụ công cộng

 

99.600.000

-

Tiền điện phục vụ phòng xét nghiệm

6.000.000 đồng/tháng x 12 tháng

72.000.000

-

Nhiên liệu chạy máy phát điện cho phòng xét nghiệm

2 lần/tháng x 25 lít/lần x 22.000 đồng/lít x 12 tháng

13.200.000

-

Tiền nước phục vụ phòng xét nghiệm

1.200.000 đồng/tháng x 12 tháng

14.400.000

8

Chi phí quan trắc, cảnh báo môi trường phòng dịch bệnh trên thủy sản nuôi

 

908.010.000

8.1

Kinh phí phân tích mẫu giám sát chủ động

 

546.900.000

a

Đối với kênh cấp

 

357.300.000

-

Độ kiềm

24 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 10 điểm

19.200.000

-

N-NO2-

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 10 điểm

24.000.000

-

N-NH4

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 10 điểm

24.000.000

-

P-PO43-

24 lần/điểm/năm X 100.000 đồng x 10 điểm

24.000.000

-

H2S

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 10 điểm

24.000.000

-

TSS (tổng chất rắn lơ lửng)

24 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 10 điểm

19.200.000

-

COD

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 10 điểm

24.000.000

-

Vibrio spp.

24 lần/điểm/năm x 120.000 đồng x 10 điểm

28.800.000

-

Vibrio parahaemolyticus

24 lần/điểm/năm x 160.000 đồng x 10 điểm

38.400.000

-

Mật độ và thành phần tảo độc

24 lần/điểm/năm x 380.000 đồng x 10 điểm

91.200.000

-

Thuốc BVTV họ cúc

3 lần/điểm/năm x 1.000.000 đồng x 10 điểm

30.000.000

-

Kim loại nặng (Cd, Hg, Pb)

3 lần/điểm/năm x 350.000 đồng x 10 điểm

10.500.000

b

Đối với ao nuôi tôm đại diện

 

189.600.000

-

Độ kiềm

24 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 5 điểm

9.600.000

-

NO2-

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm

12.000.000

-

TAN

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm

12.000.000

-

P-PO43-

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm

12.000.000

-

H2S

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm

12.000.000

-

TSS (tổng chất rắn lơ lửng).

24 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 5 điểm

9.600.000

-

COD

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm

12.000.000

-

OSS (chất rắn hữu cơ lơ lững)

24 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 5 điểm

9.600.000

-

NO3-

24 lần/điểm/năm x 100.000 đồng x 5 điểm

12.000.000

-

Độ cứng

24 lần/điểm/năm x 80.000 đồng x 5 điểm

9.600.000

-

Mật độ và thành phần tảo độc

24 lần/điểm/năm x 380.000 đồng x 5 điểm

45.600.000

-

Vibrio spp.

24 lần/điểm/năm x 120.000 đồng x 5 điểm

14.400.000

-

Vibrio parahaemolyticus

24 lần/điểm/năm x 160.000 đồng x 5 điểm

19.200.000

8.2

Kinh phí phân tích mẫu giám sát bị động

 

189.600.000

-

Độ kiềm

120 lần/năm x 80.000 đồng

9.600.000

-

NO2-

120 lần/năm x 100.000 đồng

12.000.000

-

TAN

120 lần/năm x 100.000 đồng

12.000.000

-

P-PO43-

120 lần/năm x 100.000 đồng

12.000.000

-

H2S

120 lần/năm x 100.000 đồng

12.000.000

-

TSS (tổng chất rắn lơ lửng).

120 lần/năm x 80.000 đồng

9.600.000

-

COD

120 lần/năm x 100.000 đồng

12.000.000

-

OSS (chất rắn hữu cơ lơ lững)

120 lần/năm x 80.000 đồng

9.600.000

-

NO3-

120 lần/năm x 100.000 đồng

12.000.000

-

Độ cứng

120 lần/năm x 80.000 đồng

9.600.000

-

Mật độ và thành phần tảo độc

120 lần/năm x 380.000 đồng

45.600.000

-

Vibrio spp.

120 lần/năm x 120.000 đồng

14.400.000

-

Vibrio parahaemolyticus

120 lần/năm x 160.000 đồng

19.200.000

8.3

Dụng cụ đựng mẫu

 

15.400.000

a

Giám sát chủ động

 

10.200.000

-

Chai 01 lít

1200 chai x 4.000 đồng/chai

4.800.000

-

Thùng mốt

120 thùng x 45.000 đồng/thùng

5.400.000

b

Giám sát bị động

 

5.200.000

-

Chai 01 lít

400 chai x 4.000 đồng/chai

1.600.000

-

Thùng mốt

80 thùng x 45.000 đồng/thùng

3.600.000

8.4

Hóa Chất và thiết bị đo môi trường tại hiện trường

 

23.600.000

a

Giám sát chủ động

 

17.700.000

-

Test pH

30 bộ x 150.000 đồng/bộ

4.500.000

-

Test oxy

30 bộ x 300.000 đồng/bộ

9.000.000

-

Tỷ trọng kế (đo độ mặn)

30 cái x 100.000 đồng/cái

3.000.000

-

Nhiệt kế (đo nhiệt độ)

30 cây x 40.000 đồng/cái 1.200.000

 

b

Giám sát bị động

 

5.900.000

-

Test pH

10 bộ x 150.000 đồng/bộ

1.500.000

-

Test oxy

10 bộ x 300.000 đồng/bộ

3.000.000

-

Tỷ trọng kế (đo độ mặn)

10 cái x 100.000 đồng/cái

1.000.000

-

Nhiệt kế (đo nhiệt độ)

10 cây x 40.000 đồng/cái

400.000

8.5

Chi phí gửi mẫu (TP. HCM)

 

92.160.000

a

Giám sát chủ động

 

46.080.000

-

Tiền xe

360.000 đ/người x 02 người x 24 chuyến

17.280.000

-

Thuê phòng nghỉ

300.000 đồng/ngày/người x 02 người x 24 ngày

14.400.000

-

Lưu trú

150.000 đồng/ngày/người x 02 người x 48 ngày

14.400.000

b

Giám sát bị động

 

46.080.000

-

Tiền xe

360.000 đ/người x 02 người x 24 chuyến

17.280.000

-

Thuê phòng nghỉ

300.000 đồng/ngày/người x 02 người x 24 ngày

14.400.000

-

Lưu trú

150.000 đồng/ngày/người x 02 người x 48 ngày

14.400.000

8.6

Công tác phí

 

40.350.000

a

Giám sát chủ động (khảo sát và thu mẫu nước kênh cấp và ao nuôi đại diện)

 

18.750.000

-

Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại TP. Bạc Liêu

130.000 đ/người/ngày x 01 người x 25 ngày

3.250.000

-

Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Hòa Bình

160.000 đ/người/ngày x 01 người x 25 ngày

4.000.000

-

Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Giá Rai

150.000 đ/người/ngày x 01 người x 25 ngày

3.750.000

-

Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Đông Hải

180.000 đ/người/ngày x 01 người x 25 ngày

4.500.000

-

Từ Chi cục thủy sản - kênh cấp tại huyện Vĩnh Lợi

130.000 đ/người/ngày x 01 người x 25 ngày

3.250.000

b

Giám sát bị động (thu mẫu nước ao nuôi)

 

21.600.000

-

Từ Chi cục thủy sản - điểm thu mẫu

180.000 đ/người/mẫu x 120 mẫu

21.600.000

II

KINH PHÍ PHÒNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN (cấp huyện)

 

1.623.100.000

1

Chi phí tập huấn cán bộ xã, ấp, cán bộ tham gia phòng, chống dịch

(2 lớp/huyện; 7 huyện; 40 người/ lớp)

51.100.000

-

Tài liệu tập huấn

40 người x 7 lớp x 20.000 đồng/cuốn

5.600.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

2 người x 7 lớp x 200.000 đồng/người

2.800.000

-

Chi tiền ăn cho người tham gia tập huấn

40 người x 7 lớp x 50.000 đồng/người/ngày

14.000.000

-

Chi tiền đi lại cho người tham gia tập huấn

40 người x 7 lớp x 50.000 đồng/người/ngày

14.000.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 giảng viên x 7 lớp x 200.000 đồng/người/ngày

1.400.000

-

Tiền nước uống người tham gia tập huấn

40 người x 7 lớp x 10.000 đồng/người

2.800.000

-

Tiền xe đi lại cho cán bộ giảng dạy

2 người/lớp x 7 lớp X 200.000 đồng/người

2.800.000

-

Tiền thuê hội trường

7 lớp x 500.000 đồng/lớp

3.500.000

-

Băng rol

7 lớp x 200.000 đồng/lớp

1.400.000

-

Văn phòng phẩm ( 01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

40 người x 7 lớp x 10.000 đồng/người

2.800.000

2

Chi hỗ trợ cán bộ thực hiện phòng dịch

 

1.572.000.000

-

Cán bộ khóm, ấp vùng thâm canh - bán thâm canh (300 ấp)

300 ấp X 300.000 đồng/tháng x 12 tháng

1.080.000.000

-

Cán bộ khóm, ấp vùng quảng canh (218 ấp)

218 ấp X 100.000 đồng/tháng x 12 tháng

261.600.000

-

Cán bộ xã, phường (64 xã)

64 ấp X 300.000 đồng/tháng x 12 tháng

230.400.000

III

KINH PHÍ CHỐNG DỊCH TRÊN THỦY SẢN (KHI CÓ CÔNG BỐ DỊCH SẼ DỰ TRÙ KINH PHÍ THEO TÌNH HÌNH THỰC TẾ)

 

0

B

CHI PHÍ GIÁM SÁT TÔM NUÔI VÙNG ĐỆM; XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH PHỤC VỤ TÔM XUẤT KHẨU

(30 hộ nuôi tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình và 30 hộ nuôi tại xã Hiệp Thành, Tp.Bạc Liêu)

1.773.566.000

I

CHI PHÍ GIÁM SÁT TÔM NUÔI VÙNG ĐỆM

 

879.556.000

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu

 

32.100.000

1.1

Thống kê điều tra hộ, lập dữ liệu vùng đệm

xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu

17.100.000

-

Công tác phí điều tra tại cơ sở nuôi

90 hộ/5 hộ/chuyến x 150.000 đồng/chuyến x 1 người

13.500.000

-

Chi trả tiền trả lời phỏng vấn

90 phiếu x 40.000 đồng/phiếu

3.600.000

1.2

Thu thập thông tin giám sát cơ sở an toàn dịch bệnh

75 phiếu x 40.000 đồng/phiếu

3.000.000

1.3

Quản lý và nhập dữ liệu giám sát vùng đệm, cơ sở an toàn dịch bệnh

1 người x 1.000.000 đồng/tháng x 12 tháng

12.000.000

2

Chi phí tập huấn cho hộ nuôi tôm thương phẩm vùng đệm

30 người/ lớp x 02 lớp (xã Vĩnh Thịnh, xã Hiệp Thành)

11.000.000

-

Tài liệu tập huấn

30 người x 2 lớp x 20.000 đồng/cuốn

1.200.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

1 người x 2 lớp x 200.000 đồng/người

400.000

-

Chi tiền ăn cho người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 50.000 đồng/người

3.000.000

-

Chi tiền đi lai cho người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 50.000 đồng/người

3.000.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 giảng viên x 2 lớp x 200.000 đồng/người/ngày

400.000

-

Tiền nước uống người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

600.000

-

Tiền xe đi lai cho cán bộ giảng dạy

1 người/lớp x 2 lớp x 200.000 đồng/người

400.000

-

Tiền thuê hội trường

2 lớp x 500.000 đồng/lớp

1.000.000

-

Băng rol

2 lớp x 200.000 đồng/lớp

400.000

-

Văn phòng phẩm ( 01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

30 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

600.000

3

Chi phí lấy mẫu chủ động

 

153.360.000

3.1

Chi phí mua vật tư lấy mẫu chủ động

 

42.360.000

-

Cồn (lít)

0,3 lít/tháng/hộ x 60 hộ x 12 tháng x 60.000 đồng/lít

12.960.000

-

Keo đựng mẫu 400 ml (mẫu tôm, bùn, nước)

3 keo/hộ x 60 hộ x 12 tháng x 3.000 đồng/keo

6.480.000

-

Thùng mút lớn (40cm x 60cm)

6 thùng/tháng x 12 tháng x 45.000 đồng/thùng

3.240.000

-

Bao tay y tế bột (hộp)

12 hộp x 230.000 đồng/hộp

2.760.000

-

Khẩu trang y tế

12 hộp x 50.000 đồng/hộp

600.000

-

Kéo Inox

4 cây/tháng x 12 tháng x 40.000 đồng/cây

1.920.000

-

Dụng cụ khác (Băng keo, bút chì, bọc ny lon )

60 hộ x 12 tháng x 20.000 đồng/hộ

14.400.000

3.2

Công tác phí lấy mẫu

 

84.360.000

-

Công tác phí điều tra hộ trước khi lấy mẫu

60 hộ/10 hộ/ch/người x 12 tháng x 1 người x 185.000 đồng/ch/người

13.320.000

-

Công tác phí lấy mẫu chủ động

60 hộ/5 hộ/ch/người x 12 tháng x 2 người x 185.000 đồng/ch/người

53.280.000

-

Công tác phí lấy mẫu lại khi có mẫu dương tính

4 ch/tháng x 12 tháng x 2 người x 185.000 đồng/ch/người

17.760.000

3.3

Công tác phí lấy trả lời kết quả và xử lý ao dương tính

 

26.640.000

-

Công tác phí trả kết quả hộ sau khi lấy mẫu chủ động

4ch/tháng x 12 tháng x 1 người x 185.000 đồng/ch/người

8.880.000

-

Công tác phí trả kết quả và hướng dẫn xử lý khi có mẫu dương tính

4 ch/tháng x 12 tháng x 2 người x 185.000 đồng/ch/người

17.760.000

4

Chi phí lấy mẫu bị động

 

61.440.000

4.1

Chi phí mua vật tư lấy mẫu bị động

 

17.040.000

-

Cồn (lít)

0,3 lít/mẫu x 60 mẫu/năm x 12 tháng x 60.000 đồng/lít

12.960.000

-

Keo đựng mẫu 400 ml (mẫu tôm, bùn, nước)

120 keo/năm x 3.000 đồng/keo

360.000

-

Thùng mút nhỏ (30cm x 40cm)

60 thùng/năm x 30.000 đồng/thùng

1.800.000

-

Bao tay y tế (hộp)

2 hộp x 230.000 đồng/hộp

460.000

-

Khẩu trang y tế

2 hộp x 50.000 đồng/hộp

100.000

-

Kéo Inox

4 cây/năm x 40.000 đồng/cây

160.000

-

Dụng cụ khác ( Băng keo, bút chì, bọc ny lon )

60 mẫu x 20.000 đồng/mẫu

1.200.000

4.2

Công tác phí lấy mẫu

60 ch/năm x 2 người x 185.000 đồng/ch/người

22.200.000

4.3

Công tác phí trả kết quả và hướng dẫn xử lý

60 ch/năm x 2 người x 185.000 đồng/ch/người

22.200.000

5

Chi phí xét nghiệm

 

621.656.000

5.1

Chi phí xét nghiệm chủ động: 720 mẫu tôm, 720 mẫu bùn nước, 120 mẫu giáp xác

 

540.661.000

-

Kít tách chiết DNA bằng cột silica (720 mẫu bùn, nước)

20 bộ x 2.200.000 đồng/bộ

44.000.000

-

Kít real-time PCR phát hiện Bệnh Đốm trắng (WSSV): 720 mẫu tôm, 120 mẫu giáp xác

19 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

94.677.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Họai tử gan tụy cấp (AHPND): 720 mẫu tôm 720 mẫu bùn, nước

32 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

145.376.000

-

Kít real-time PCR phát hiện Bệnh Đầu vàng (YHV1): 720 mẫu tôm

16 bộ x 7.260.000 đồng/bộ

116.160.000

-

Kit real-time PCR phát hiện bệnh hoại tử cơ do vi khuẩn (NHP-B): 720 mẫu tôm

16 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

72.688.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Taura (TSV): 504 mẫu tôm

11 bộ x 6.160.000 đồng/bộ

67.760.000

5.2

Chi phí xét nghiệm lại những hộ dương tính (nếu có): 220 mẫu

 

14.069.000

-

Kip real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV) (40 mẫu)

1 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

4.983.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) (180 mẫu)

2 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

9.086.000

5.3

Chi phí xét nghiệm bị động: 50 mẫu/năm

 

9.526.000

-

Kip real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV) (20 mẫu)

1 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

4.983.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Họai tử gan tụy cấp (AHPND) (30 mẫu)

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

5.4

Chi phí vật tư xét nghiệm

 

57.400.000

-

Bao tay không bột x-small

31 bộ x 230.000 đồng/hộp

7.130.000

-

Bao tay không bột small

8 bộ x 230.000 đồng/hộp

1.840.000

-

Khẩu trang than hoạt tính 4 lớp (tạm tính)

23 bộ x 50.000 đồng/hộp

1.150.000

-

Đầu tip có lọc 10µl (96 típ/hộp) (tạm tính)

74 bộ x 240.000 đồng/hộp

17.760.000

-

Đầu tip có lọc 200µl (96 típ/hộp) (tạm tính)

49 bộ x 240.000 đồng/hộp

11.760.000

-

Đầu tip có lọc 1000µl (96 típ/hộp) (tạm tính)

74 bộ x 240.000 đồng/hộp

17.760.000

II

CHI PHÍ GIÁM SÁT XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Công tác phí lấy mẫu tôm (40 cơ sở giống 35 cơ sở tôm thương phẩm)

894.010.000

1

Chi phí các lớp tập huấn cho cơ sở giám sát an toàn dịch bệnh

 

23.820.000

1.1

Lớp tổ chức cho cơ sở ở tp Bạc Liêu và huyện Hòa Bình

45 người/lớp (SX giống 20 hộ nuôi tôm 25 hộ); 2 lớp/ năm

13.800.000

-

Tài liệu tập huấn

45 người x 2 lớp x 20.000 đồng/cuốn

1.800.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

1 người x 2 lớp x 200.000 đồng/người

400.000

-

Chi tiền ăn cho người tham gia tập huấn

45 người x 2 lớp x 50.000 đồng/người/ngày

4.500.000

-

Chi tiền di lại cho người tham gia tập huấn

45 người X 2 lớp X 50.000 đồng/người/ngày

4.500.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 giảng viên x 2 lớp x 200.000 đồng/người/ngày

400.000

-

Tiền nước uống người tham gia tập huấn

45 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

900.000

-

Băng rol

2 lớp x 200.000 đồng/lớp

400.000

-

Văn phòng phẩm ( 01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

45 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

900.000

1.2

Lớp tổ chức cho cơ sở ở huyện Đông Hải

30 người/lớp (SX giống 20 hộ nuôi tôm 10 hộ); 2 lớp/năm

10.020.000

-

Tài liệu tập huấn

30 người x 2 lớp x 20.000 đồng/cuốn

1.200.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

1 người x 2 lớp x 200.000 đồng/người

400.000

-

Chi tiền ăn cho người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 25.000 đồng/người/ngày

1.500.000

-

Chi tiền đi lại cho người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 50.000 đồng/người/ngày

3.000.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 giảng viên x 2 lớp x 200.000 đồng/người/ngày

400.000

-

Tiền nước uống người tham gia tập huấn

30 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

600.000

-

Tiền xe đi lại cho cán bộ giảng dạy

2 người/lớp x 2 lớp x 230.000 đồng/người

920.000

-

Tiền thuê hội trường

2 lớp x 500.000 đồng/lớp

1.000.000

-

Băng rol

2 lớp x 200.000 đồng/lớp

400.000

-

Văn phòng phẩm ( 01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

30 người x 2 lớp x 10.000 đồng/người

600.000

2

Công tác phí điều tra hộ trước khi lấy mẫu (Mỗi chuyến từ 10 hộ)

 

14.760.000

2.1

Trại giống (tạm tính)

 

8.400.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên) (20 cơ sở)

2 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

3.600.000

-

Đông Hải (20 cơ sở)

2 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

4.800.000

2.2

Cơ sở tôm thương phẩm (tạm tính)

 

6.360.000

-

Đông Hải (10 hộ)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

2.400.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên) (15 hộ)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

1.800.000

-

Hòa Bình (10 hộ)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 180.000 đồng/tháng

2.160.000

3

Công tác phí lấy mẫu tôm giống và tôm thương phẩm

 

48.840.000

3.1

Công tác phí CB lấy mẫu Trại giống 40 cơ sở (05 cơ sở/chuyến/tháng)

 

16.800.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên) (20 trại)

4 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

7.200.000

-

Đông Hải (20 trại)

4 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

9.600.000

3.2

Công tác phí CB gửi mẫu tòm giống từ Đông Hải lên chi cục

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

2.400.000

3.3

Công tác phí CB lấy mẫu tôm thương phẩm 35 cơ sở tôm thương phẩm (05 hộ/chuyến/tháng)

 

14.520.000

-

Đông Hải (10 hộ)

2 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

4.800.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên) (15 hộ)

3 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

5.400.000

-

Hòa Bình (10 hộ)

2 chuyến/tháng x 12 tháng x 180.000 đồng/tháng

4.320.000

3.4

Công tác phí CB lên Chi cục lấy dụng cụ (tạm tính)

 

8.760.000

-

Đông Hải và kiểm dịch Đông Hải

2 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

4.800.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

1.800.000

-

Hòa Bình

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 180.000 đồng/tháng

2.160.000

3.5

Công tác phí CB huyện gửi mẫu tôm thương phẩm lên chi cục (tạm tính)

 

6.360.000

-

Đông Hải

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

2.400.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

1.800.000

-

Hòa Bình

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 180.000 đồng/tháng

2.160.000

4

Công tác phí trả kết quả sau khi lấy mẫu

 

10.560.000

4.1

Trại giống (tạm tính)

 

4.200.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

1.800.000

-

Đông Hải

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

2.400.000

4.2

Cơ sở tôm thương phẩm (tạm tính)

 

6.360.000

-

Đông Hải

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 200.000 đồng/tháng

2.400.000

-

Bạc Liêu (15 km trở lên)

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 150.000 đồng/tháng

1.800.000

-

Hòa Bình

1 chuyến/tháng x 12 tháng x 180.000 đồng/tháng

2.160.000

5

Chi phí vật tư lấy mẫu

 

34.100.000

-

Cồn (lít)

0,3 lít/tháng/hộ x 35 hộ x 12 tháng x 60.000 đồng/lít

7.560.000

-

Keo đựng mẫu tôm thịt (400ml) (1keo/1 mẫu)

1 keo/hộ x 35 hộ x 12 tháng x 3.000 đồng/keo

1.260.000

-

Keo đựng bùn nước, giáp xác, tôm mẹ, thức ăn 400 ml

75 keo/tháng x 12 tháng x 3.000 đồng/keo

2.700.000

-

Bao tay y tế (hộp)

5 hộp x 230.000 đồng/hộp

1.150.000

-

Khẩu trang y tế

5 hộp x 50.000 đồng/hộp

250.000

-

Kéo inox

12 cây/năm x 40.000 đồng/cây

480.000

-

Thùng mút lớn (40 cm x 60 cm)

5 thùng/tháng x 12 tháng x 45.000 đồng/thùng

2.700.000

-

Dụng cụ khác (Băng keo dán, bọc ny lon, bút lông, bút chì,...)

75 hộ x 12 tháng x 20.000 đồng/hộ

18.000.000

6

Chi phí xét nghiệm bệnh

 

673.750.000

6.1

Chi phí xét nghiệm chủ động 40 cơ sở sản xuất giống

 

366.850.000

-

Kít tách chiết DNA bằng cột silica: 720 môi trường và thức ăn

20 bộ x 2.200.000 đồng/bộ

44.000.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV): 480 mẫu/năm

11 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

54.813.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Họai tử gan tụy cấp (AHPND): tôm giống 480 mẫu, môi trường 480 mẫu

22 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

99.946.000

-

Kit real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 480 mẫu/năm

11 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

49.973.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Vi bào tử trùng (EHP): 480 mẫu tôm giống, 480 mẫu môi trường, 240 mẫu thức ăn

26 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

118.118.000

6.2

Xét nghiệm lại mẫu tôm khi trường hợp có phát hiện bệnh

Dự tính lấy mẫu lại 120 mẫu nhỏ / năm

32.681.000

a

Xét nghiệm trên tôm giống ( Post)

Xét nghiêm lại 120 mẫu/năm

18.612.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV): 24 mẫu/năm

1 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

4.983.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Họai tử gan tụy cấp (AHPND): 48 mẫu /năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 24 mầu/năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Vi bào tử trùng (EHP): 24 mẫu/năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

b

Xét nghiệm tôm bố mẹ khi tôm post có bệnh

 

14.069.000

-

Kip real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV): 20 mẫu/năm

1 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

4.983.000

-

Kip real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử gan tụy cấp (AHPND): 18 mẫu /năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kip real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 10mẫu/năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

6.3

Chi phí xét nghiệm chủ động 35 cơ sở nuôi thương phẩm

Mỗi cơ sở 5 mẫu nhỏ gộp thành 1 mẫu lớn

253.407.000

-

Kít tách chiết DNA bằng cột silica (420 môi trường)

12 bộ x 2.200.000 đồng/bộ

26.400.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV): 420 mẫu/năm

10 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

49.830.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử gan tụy cấp (AHPND): tôm nuôi 420 mẫu, môi trường 420 mẫu

19 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

86.317.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 420 mẫu/năm

10 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

45.430.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Vi bào tử trùng (EHP): 420 mẫu tôm nuôi

10 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

45.430.000

6.4

Xét nghiệm lại mẫu tôm, môi trường khi trường hợp có phát hiện bệnh

Xét nghiệm lại 84 mẫu/năm

20.812.000

-

Kít tách chiết DNA bằng cột silica: 42 mẫu môi trường

1 bộ x 2.200.000 đồng/bộ

2.200.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Đốm trắng (WSSV): 21 mẫu/năm

1 bộ x 4.983.000 đồng/bộ

4.983.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Họai tử gan tụy cấp (AHPND): 42 mẫu /năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Hoại tử Cơ quan dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV): 21 mẫu/năm

1 bộ x  4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

-

Kít real-time PCR phát hiện bệnh Vi bào tử trùng (EHP): 21 mẫu/năm

1 bộ x 4.543.000 đồng/bộ

4.543.000

7

Chi phí vật tư xét nghiệm

 

88.180.000

-

Bao tay không bột X- small

65 hộp x 230.000 đồng/hộp/50đôi

14.950.000

-

Bao tay không bột small

16 hộp x 230.000 đồng/hộp/50đôi

3.680.000

-

Khẩu trang than hoạt tính 4 lớp (tạm tính)

47 hộp x 50.000 đồng/hộp/50cái

2.350.000

-

Đầu tip có lọc 10µl (96 típ/hộp) (tạm tính)

105 hộp x 240.000 đồng/hộp/50đôi

25.200.000

-

Đầu tip có lọc 200µl (96 típ/hộp) (tạm tính)

70 hộp x 240.000 đồng/hộp/50đôi

16.800.000

-

Đầu tip có lọc 1000µl (96 típ/hộp) (tạm tính)

105 hộp x 240.000 đồng/hộp/50đôi

25.200.000

C

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

 

8.882.248.000

I

KINH PHÍ PHÒNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM (CẤP TỈNH)

 

7.074.024.000

1

Chi họp BCĐ phòng, chống dịch bệnh và tài liệu tuyên truyền

 

78.500.000

-

Chi phí BCĐ dự Hội nghị công tác phòng, chống dịch bệnh tại Hà Nội

2 lần/năm x 8.500.000 đồng/lần/người x 2 người

34.000.000

-

Chi phí BCĐ dự Hội nghị công tác phòng, chống dịch bệnh ngoài tỉnh

5 lần/năm x 5.000.000 đồng/lần/người x 1 người

25.000.000

-

In tài liệu tuyên truyền (Tờ gấp)

15.000 tờ x 1.300 đồng/tờ

19.500.000

2

Chi phí mua vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng dịch bệnh

 

3.690.570.000

2.1

Chi phí mua vắc xin Cúm gia cầm H5N1 (4.000.000 liều)

4.000.000 liều x 483 đồng/liều

1.932.000.000

2.2

Chi phí mua vắc xin Lở mồm long móng (20.000 liều)

20.000 liều x 18.900 đồng/liều

378.000.000

2.3

Chi phí mua vắc xin Viêm da nổi cục (2.000 liều)

2.000 liều x 35.000 đồng/liều

70.000.000

2.4

Chi phí mua hóa chất sát trùng chuồng trại (5.000 lít)

5.000 lít x 173.250 đồng/lít

866.250.000

2.5

Chi phí mua vật tư phòng dịch và lấy mẫu giám sát (tiêm phòng 4 triệu liều vắc xin cúm GC 20 ngàn liều LMLM 02 ngàn liều VDNC, phun xịt 5 ngàn lít thuốc sát trùng, lấy mẫu chủ động: 10 mẫu chim yến 30 mẫu LMLM, lấy mẫu bị động: 130 mẫu gia súc, 12 mẫu gia cầm )

 

444.320.000

-

Khẩu trang than hoạt tính 4 lớp

772 hộp x 50.000 đồng/hộp

38.580.000

-

Găng tay y tế

772 hộp x 230.000 đồng/hộp

177.468.000

-

Cồn chai sát trùng 60ml 90 độ

15.000 chai x 6.000 đồng/chai

90.000.000

-

Kim tiêm các loại

44.400 cây x 2.000 đồng/cây

88.800.000

-

Xà bông sát trùng

3.000 cục x 13.000 đồng/cục

39.000.000

-

Tampong (100 cái/gói)

2 gói x 80.000 đồng/gói

160.000

-

Thùng mút nhỏ (gửi mẫu)

146 cái x 40.000 đồng/cái

5.840.000

-

Đá lạnh

146 chuyến x 10.000 đồng/chuyến

1.460.000

-

Bọc nylon đựng mẫu

2 kg x 50.000 đồng/kg

100.000

-

Băng keo

6 cuộn x 12.000 đồng/cuộn

72.000

-

Tupe đựng dung dịch bảo quản

200 cái x 10.000 đồng/cái

2.000.000

-

Kéo

6 cái x 40.000 đồng/cái

240.000

-

Vật tư khác (khay lấy mẫu, viết, băng keo giấy,...)

6 bộ x 100.000 đồng/bộ

600.000

3

Chi phí mua kít xét nghiệm nhanh: bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

 

61.960.000

-

Kít xét nghiệm

4 bộ x 12.950.000 đồng/bộ

51.800.000

-

Bộ tách chiết

4 bộ x 2.540.000 đồng/bộ

10.160.000

4

Chi phí gửi CCTY vùng 7 xét nghiệm

 

109.042.000

4.1

Chi phí xét nghiệm giám sát chủ động giám sát cúm gia cầm: 10 mẫu chim yến

 

6.334.000

-

Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với bệnh cúm gia cầm H5 (mẫu swab)

10 mẫu x 585.000 đồng/mẫu

5.850.000

-

Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với bệnh cúm gia cầm N1 (mẫu swab)

2 mẫu x 242.000 đồng/mẫu (tỷ lệ nhiễm 20%)

484.000

4.2

Chi phí xét nghiệm giám sát sau tiêm phòng LMLM: 30 mẫu

 

7.980.000

 

Định lượng kháng thể LMLM bằng pp LP ELISA (1 serotype O hoặc A)

30 mẫu x 266.000 đồng/mẫu

7.980.000

4.3

Chi phí xét nghiệm giám sát bị động: 140 mẫu gia súc (dịch tả lợn châu phi; dại; tai xanh heo; lở mồm long móng; viêm da nổi cục) 12 mẫu gia cầm

 

94.728.000

-

Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với bệnh trên gia súc

140 mẫu x 585.000 đồng/mẫu

81.900.000

-

Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với bệnh cúm gia cầm H5

12 mẫu x 585.000 đồng/mẫu

7.020.000

-

Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với bệnh cúm gia cầm N1

12 mẫu x 242.000 đồng/mẫu

2.904.000

-

Phát hiện bằng kỹ thuật Real time RT-PCR đối với bệnh cúm gia cầm N6

12 mẫu x 242.000 đồng/mẫu

2.904.000

5

Chi công tác phí giám sát dịch bệnh, lấy mẫu, gửi mẫu:

 

2.466.528.000

5.1

Công tác phí giám sát tình hình dịch bệnh định kỳ

2 ch/tháng/huyện x 200.000 đồng/ch x 2 người x 12 tháng x 7 huyện

67.200.000

5.2

Công tác phí lấy mẫu giám sát chủ động (10 mẫu chim yến)

 

3.600.000

-

Công tác phí nhận dung dịch bảo quản mẫu tại Cần Thơ

2 ch/năm x 500.000 đồng/chuyến x 1 người

1.000.000

-

Công tác phí lấy mẫu

2 chuyến x 2 người x 200.000 đồng/người

800.000

-

Công tác phí gửi mẫu CCTY vùng 7 (BL- CT)

2 ch/năm x 500.000 đồng/chuyến x 1 người

1.000.000

-

Công tác phí trả kết quả và hướng dẫn xử lý

2 chuyến x 2 người X 200.000đồng/người

800.000

5.3

Công tác phí lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng LMLM: 30 mẫu

 

5.900.000

-

Công tác phí nhận dung dịch bảo quản mẫu tại Cần Thơ

1 ch/năm x 500.000 đồng/chuyến x 1 người

500.000

-

Công tác phí lấy mẫu

6 chuyến x 2 người x 200.000 đồng/người

2.400.000

-

Công tác phí gửi mẫu CCTY vùng 7 (BL- CT)

6 ch/năm x 500.000 đồng/chuyến x 1 người

3.000.000

5.4

Công tác phí giám sát bị động: 140 mẫu gia súc 12 mẫu gia cầm

 

272.512.000

-

Công tác phí kiểm tra, xác minh ổ dịch

152 chuyến x 200.000 đồng/chuyến x 2 người

60.800.000

-

Tiền công cho cán bộ mổ khám, lấy mẫu trên gia súc (hoặc HĐ huyện)

140 mẫu x 48.000 đồng/mẫu x 2 người

13.440.000

-

Tiền công cho cán bộ mổ khám, lấy mẫu trên gia cầm (hoặc HĐ huyện)

12 mẫu x 28.000 đồng/mẫu x 2 người

672.000

-

Công tác phí lấy mẫu

152 chuyến x 200.000 đồng/chuyến x 2 người

60.800.000

-

Công tác phí gửi mẫu CCTY vùng 7 (BL- CT)

152 chuyến x 500.000 đồng/chuyến x 1 người

76.000.000

-

Công tác phí trả kết quả và hướng dẫn xử lý

152 chuyến x 200.000 đồng/chuyến x 2 người

60.800.000

5.5

Chi phí thực hiện công tác tiêm phòng và tiêu độc sát trùng

 

2.117.316.000

a

Công tác phí Cán bộ chi cục kiểm tra tiêm phòng và tiêu độc, sát trùng (4 đợt/năm; 1 ngày/ huyện)

 

78.400.000

-

Kiểm tra tiêm phòng gia súc, gia cầm (Đoàn 7 người)

4 đợt/năm x 200.000 đồng/ngày/người x 7 người x 7 huyện

39.200.000

-

Kiểm tra, giám sát tiêu độc, sát trùng (Đoàn 7 người)

4 đọt/năm x 200.000 đồng/ngày/người x 7 người x 7 huyện

39.200.000

b

Chi phí Cán bộ huyện thực hiện tiêm phòng và tiêu độc, sát trùng

 

2.038.916.000

-

Công tác phí vận chuyển vật tư, vắc xin, hóa chất sát trùng (CC- huyện)

10 chuyến/năm x 500.000 đồng/chuyến x 7 huyện

35.000.000

-

Công tác phí tiêu độc, sát trùng

2 đợt/năm x 200.000 đồng/ch x 3 chuyến/đợt/xã x 64 xã x 1 người

76.800.000

-

Công tác phí cho cán bộ báo nhốt GC, tiêm phòng vắc xin cúm GC

2 đợt/năm x 100.000 đồng/ch x 3 chuyến/đợt/xã x 64 xã x 1 người

38.400.000

-

Công tác phí cho cán bộ dẫn đường tiêm phòng gia súc, gia cầm

2 đợt/năm x 100.000 đồng/ch x 3 chuyến/đợt/xã x 64 xã x 1 người

38.400.000

-

Hỗ trợ tiền công cho người trực tiếp tiêu độc, sát trùng

2 đợt/năm x 100.000 đồng/người/ngày x 518 ấp x 3 người/đợt

310.800.000

-

Công tiêm phòng 4.000.000 con gia cầm

4.000.000 con x 350 đồng/con gia cầm

1.400.000.000

-

Công tiêm phòng 20.000 con gia súc (vc LMLM)

 

58.950.000

Trâu, bò

500 con x 4.800 đồng/con trâu, bò

2.400.000

Heo

19.500 con x 2.900 đồng/con heo

56.550.000

-

Công tiêm phòng 2.000 con trâu, bò (vc VDNC)

2.000 con x 4.800 đồng/con trâu, bò

9.600.000

-

Chi mua nguyên liệu chạy máy phun xịt thuốc sát trùng

 

70.966.000

Tiền xăng

2 đợt/năm x 23.000 đồng/lít x 518 ấp x 2 lít/đợt

47.656.000

Tiền nhớt

2 đợt/năm x 45.000 đồng/lít x 518 ấp x 0,5 lít/đợt

23.310.000

6

Tiền mua mẫu xét nghiệm sau tiêm phòng vắc xin LMLM

30 mẫu x 30.000 đồng/mẫu

900.000

7

Tiền công cho người lấy mẫu sau tiêm phòng vắc xin LMLM

30 mẫu x 18.000 đồng/mẫu

540.000

8

Công tác phòng, chống bệnh Dại chó

 

578.000.000

-

Mua vắc xin tiêm phòng bệnh Dại chó

20.000 liều x 18.000 đồng/liều

360.000.000

-

Công tác phi cho cán bộ xã dẫn đường

20.000 liều/20 liều/ngày x 100.000 đồng/người/ngày

100.000.000

-

Hỗ trợ tiền công cho người đi tiêm phòng vắc xin Dại chó

20.000 con x 5.900 đồng/con

118.000.000

9

Chi dịch vụ công cộng

 

87.984.000

-

Tiền điện bảo quản vắc xin (kho lạnh)

3.000.000 đồng/tháng x 12 tháng

36.000.000

-

Tiền sửa chữa kho lạnh và máy phát điện

 

15.000.000

-

Nhiên liệu BCĐ kiểm tra tình hình dịch bệnh thường xuyên

1 lần/tháng/huyện x 84 lít/lần/ 7 huyện x 23.000 đồng/lít x 12 tháng

23.184.000

-

Nhiên liệu chạy máy phát điện kho lạnh bảo quản vắc xin theo định kỳ

2 lần/tháng x 25 lít/lần x 23.000 đồng/Iít x 12 tháng

13.800.000

II

KINH PHÍ PHÒNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM (cấp huyện)

 

119.000.000

1

Chi phí các lớp tập huấn về phòng, chống dịch GS, GC cho cán bộ huyện, xã (1 lớp/ huyện; 7 huyện; 50 người//lớp)

 

59.500.000

-

Tài liệu tập huấn

50 người x 20.000 đồng/cuốn x 7 huyện

7.000.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

1 người x 200.000 đồng/người/ngày x 2 ngày x 7 huyện

2.800.000

-

Chi tiền ăn hỗ trợ cho người tham gia tập huấn

50 người x 50.000 đồng/người/ngày x 7 huyện

17.500.000

-

Chi tiền đi lại hỗ trợ cho người tham gia tập huấn

50 người x 50.000 đồng/người/ngày x 7 huyện

17.500.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 g.viên x 200.000 đồng/lớp x 7 huyện

1.400.000

-

Tiền nước uống cho học viên

50 người x 10.000 đồng/người x 7 huyện

3.500.000

-

Tiền xe đi lại cho cán bộ giảng dạy

1 g.viên x 200.000 đồng/lớp x 7 huyện

1.400.000

-

Tiền thuê hội trường

50.0000 đồng/lớp x 7 huyện

3.500.000

-

Băng rol

200.000 đồng/lớp x 7 huyện

1.400.000

-

Văn phòng phẩm ( 01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

50 người x 10.000 đồng/người x 7 huyện

3.500.000

2

Chi phí các lớp tập huấn về chăn nuôi ATSH cho các hộ chăn nuôi (1 lớp/ huyện; 7 huyện; 50 người/lớp)

 

59.500.000

-

Tài liệu tập huấn

50 người x 20.000 đồng/cuốn x 1 đợt/năm x 7 huyện

7.000.000

-

Chi tiền cho người đi phát thư mời tập huấn

1 người x 200.000 đồng/người/ngày x 2 ngày x 7 huyện

2.800.000

-

Chi tiền ăn hỗ trợ cho người tham gia tập huấn

50 người x 50.000 đồng/người x 1 đợt/năm x 7 huyện

17.500.000

-

Chi tiền đi lại hỗ trợ cho người tham gia tập huấn

50 người x 50.000 đồng/người x 1 đợt/năm x 7 huyện

17.500.000

-

Chi bồi dưỡng cán bộ giảng dạy

1 g.viên x 200.000 đồng/lớp x 1 đợt/năm x 7 huyện

1.400.000

-

Tiền nước uống cho học viên

50 người x 10.000 đồng/người x 1 đợt/năm x 7 huyện

3.500.000

-

Tiền xe đi lại cho cán bộ giảng dạy

1 g.viên x 200.000 đồng/lớp x 1 đợt/năm x 7 huyện

1.400.000

-

Tiền thuê hội trường

500.000 đồng/lớp x 1 đợt/năm x 7 huyện

3.500.000

-

Băng rol

200.000 đồng/lớp x 1 đợt/năm x 7 huyện

1.400.000

-

Văn phòng phẩm ( 01 tập, 01 viết, 01 túi sơ mi ...)

50 người x 10.000 đồng/người x 1 đợt/năm x 7 huyện

3.500.000

III

KINH PHÍ CHỐNG DỊCH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM (KHI CÓ DỊCH XẢY RA)

 

1.689.224.000

1

Chi cho cán bộ chi cục tham gia chống dịch

 

1.476.424.000

1.1

Chi phí mua vắc xin, hóa chất

 

848.400.000

-

Hóa chất sát trùng (2.000 lít)

2.000 lít x 173.250 đồng/lít

346.500.000

-

Chi phí mua vắc xin heo Tai xanh

20.000 liều x 25.095 đồng/liều

501.900.000

1.2

Chi phí công sát trùng vùng dịch

90 ấp x 2 đợt/năm x 100.000 đồng/ấp x 3 người

54.000.000

1.3

Hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp tiêm phòng các bệnh gia súc, gia cầm

 

58.000.000

-

Công tiêm phòng 20.000 con heo vắc xin Tai xanh

20.000 con x 2.900 đồng/con heo

58.000.000

1.4

Chi hỗ trợ cho cán bộ tham gia trực tiếp nhiệm vụ chống dịch

 

175.200.000

a

Cán bộ đóng chốt kiểm tra lưu động, trạm kiểm dịch (14 người)

 

53.200.000

-

Ngày làm việc bình thường

14 người x 22 ngày x 100.000 đồng/ngày

30.800.000

-

Ngày nghỉ, ngày lễ

14 người x 8 ngày x 200.000 đồng/ngày

22.400.000

b

Cán bộ phòng xét nghiệm, cán bộ cung ứng vật tư, báo cáo, trực ban (10 người)

 

38.000.000

-

Ngày làm việc bình thường

10 người x 22 ngày x 100.000 đồng/ngày

22.000.000

-

Ngày nghỉ, ngày lễ

10 người x 8 ngày x 200.000 đồng/ngày

16.000.000

c

Chi công tác phi cán bộ tham gia chống dịch (14 người)

14 người x 30 ngày x 200.000 đồng/ngày

84.000.000

1.5

Chi thuê công chôn tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh chết

100 hố x 450.000 đồng/hố

18.000.000

1.6

Chi phí vật tư tiêu hủy

 

322.824.000

-

Khẩu trang than hoạt tính 4 lớp

320 hộp x 50.000 đồng/hộp

16.000.000

-

Găng tay y tế

320 đôi x 230.000 đồng/đôi

73.600.000

-

Cồn chai sát trùng 60ml 90 độ

4.200 chai x 6.000 đồng/chai

25.200.000

-

Kim tiêm các loại

30.000 cây x 2.000 đồng/cây

60.000.000

-

Xà bông sát trùng

150 cục x 13.000 đồng/cục

1.950.000

-

Thùng mút nhỏ (gửi mẫu)

20 cái x 40.000 đồng/cái

800.000

-

Đá lạnh

20 chuyến x 10.000 đồng/chuyến

200.000

-

Bọc nylon đựng mẫu

1 kg x 50.000 đồng/kg

50.000

-

Băng keo

2 cuộn x 12.000 đồng/cuộn

24.000

-

Bao ny lon

2.000 cái x 6.000 đồng/cái

12.000.000

-

Bạt cao su lót hố chôn gia súc, gia cầm bệnh, chết

70 cái x 1.000.000 đồng/cái

70.000.000

-

Vôi bột

2.000 kg x 5.000 đồng/kg

10.000.000

-

Găng tay dày

200 đôi x 25.000 đồng/đôi

5.000.000

-

Ủng cao su

200 đôi x 40.000 đồng/đôi

8.000.000

-

Quần áo bảo hộ 7 món

200 bộ x 200.000 đồng/bộ

40.000.000

2

Chi cho cán bộ huyện trực tiếp tham gia chống dịch (dự kiến 2 huyện)

 

212.800.000

2.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo cấp huyện (8 người)

 

30.400.000

-

Ngày làm việc bình thường

8 người x 22 ngày x 100.000 đồng/ngày/người

17.600.000

-

Ngày nghỉ, ngày lễ

8 người x 8 ngày x 200.000 đồng/ngày/người

12.800.000

2.2

Công nhân viên chức thú y (8 người)

 

30.400.000

-

Ngày làm việc bình thường

8 người x 22 ngày x 100.000 đồng/ngày/người

17.600.000

-

Ngày nghỉ, ngày lễ

8 người x 8 ngày x 200.000 đồng/ngày/người

12.800.000

2.3

Nhân viên thú y xã (16 người)

 

60.800.000

-

Ngày làm việc bình thường

16 người x 22 ngày x 100.000 đồng/ngày/người

35.200.000

-

Ngày nghỉ, ngày lễ

16 người x 8 ngày x 200.000 đồng/ngày/người

25.600.000

2.4

Cán bộ cấp xã, ấp trực tiếp tham gia (24 người)

 

91.200.000

-

Ngày làm việc bình thường

24 người x 22 ngày x 100.000 đồng/ngày/người

52.800.000

-

Ngày nghỉ, ngày lễ

24 người x 8 ngày x 200.000 đồng/ngày/người

38.400.000

 

TỔNG CỘNG (A B C):

 

18.062.111.500

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh đối với thủy sản và gia súc, gia cầm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  • Số hiệu: 181/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 22/11/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Phạm Văn Thiều
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản