Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1764/KH-UBND

Điện Biên, ngày 05 tháng 07 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định 1440/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 02/01/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định nội dung chi, mức chi hỗ trợ quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm thống nhất chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương;

- Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống của người dân đặc biệt là ở các huyện nghèo, xã, thôn (bản) đặc biệt khó khăn;

- Xây dựng mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các huyện nghèo, xã, thôn (bản) đặc biệt khó khăn, nhằm tạo thêm việc làm cho người nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình để giảm nghèo bền vững, làm cơ sở cho việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các thành viên Ban chỉ đạo trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; kịp thời xử lý những khó khăn vướng mắc, đồng thời đề ra giải pháp nhằm triển khai hoàn thành kế hoạch;

- Việc lựa chọn vật nuôi, cây trồng; xây dựng mô hình sinh kế giảm nghèo phải xuất phát từ nhu cầu cộng đồng, hộ nghèo, đảm bảo công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện, mở rộng sự tham gia giám sát của người dân trong thôn (bản), xã; mô hình phải phù hợp với điều kiện của người nghèo, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gắn với nhu cầu của thị trường, có quy mô phù hợp với khả năng kinh phí, năng lực quản lý và khả năng tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập cho hộ gia đình;

- Đối tượng tham gia dự án phải cam kết thực hiện theo sự hướng dẫn của chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả vốn đầu tư;

- Huy động, lồng ghép với các nguồn vốn khác, vốn của hộ nghèo để tăng nguồn lực khi thực hiện dự án; UBND các huyện, các xã thực hiện Dự án phải cam kết sử dụng vốn có hiệu quả, cử cán bộ có chuyên môn tham gia; phân công các ban, ngành, đoàn thể giám sát, giúp đỡ các xã, các hộ nghèo trong quá trình triển khai, thực hiện.

II. NHIỆM VỤ

1. Thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù tại huyện nghèo (Chương trình 30a)

Với tổng nguồn vốn được giao năm 2018 là 56.464 triệu đồng, thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Trong đó:

1.1. Chính sách khoán chăm sóc bảo vệ rừng

Thực hiện hỗ trợ tiền nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ trên 4.218,3 ha rừng cho hơn 589 cộng đồng, kinh phí thực hiện 7.800 triệu đồng.

1.2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

- Hỗ trợ phục hóa cho 606 hộ với diện tích 70,62 ha, kinh phí 706,2 triệu đồng;

- Hỗ trợ mua giống cây trồng cho 435 hộ trồng mới 30ha cà phê Catimor, 70 ha cây ăn quả (cam, nhãn, xoài, chanh leo...), kinh phí trên 3.961 triệu đồng; hỗ trợ 3.693 hộ mua giống vật nuôi, kinh phí trên 35.186 triệu đồng.

- Hỗ trợ mua 213.105 liều vác xin tiêm phòng gia súc, gia cầm, kinh phí 3.754,9 triệu đồng.

- Hỗ trợ công cụ sản xuất, máy móc chế biến và bảo quản nông sản cho 140 hộ nghèo, kinh phí thực hiện 1.642 triệu đồng.

1.3. Nhân rộng mô hình giảm nghèo

Hỗ trợ nhân rộng 04 mô hình trồng trọt, 556 hộ tham gia, kinh phí 856 triệu đồng; 10 mô hình chăn nuôi với tổng số kinh phí dự kiến 2.056 triệu đồng,

Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư, liên kết với hộ nghèo, cận nghèo trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, kết nối người nghèo với thị trường; hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường; hỗ trợ tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm. Khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, vùng, miền; tạo sự chuyển biến nhanh hơn về thu nhập và đời sống cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, phát huy các kênh lan tỏa thực hành trong cộng đồng thông qua nhân rộng các mô hình.

(chi tiết tại Biểu số 01 kèm theo)

2. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù tại xã nghèo (Chương trình 135)

Với tổng số vốn 26.793 triệu đồng, tập trung thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; để thúc đẩy hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện phát triển kinh tế phù hợp với thế mạnh của từng địa phương, tiếp cận thị trường và đầu ra của sản phẩm hàng hóa. Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ, đa dạng hóa sinh kế cho người tham gia dự án. Cụ thể:

2.1. Hỗ trợ giống, vật tư

- Hỗ trợ hơn 1,3 tấn giống cây lương thực có năng suất, phẩm chất cho 40 hộ nghèo, kinh phí dự kiến 200 triệu đồng.

- Hỗ trợ 1.728 con đại gia súc (trâu, bò, dê...) cho khoảng 2.181 hộ nghèo, 126 hộ cận nghèo, 28 hộ mới thoát nghèo, kinh phí dự kiến 23.013 triệu đồng. Hỗ trợ 3.500 con gia cầm cho 37 hộ nghèo, kinh phí 309 triệu đồng; 2.500 liều thuốc thú y phục vụ cho tiêm phòng bệnh, kinh phí dự kiến 50 triệu đồng.

2.2. Nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả tiên tiến

Hỗ trợ nhân rộng 11 mô hình, với 319 lượt người tham gia, kinh phí dự kiến 1.446 triệu đồng.

2.3. Hỗ trợ công cụ sản xuất

Hỗ trợ máy móc chế biến và bảo quản sau thu hoạch cho 120 hộ nghèo để nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, kinh phí 1.204 triệu đồng.

3. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135

Với tổng số vốn 189 triệu đồng, dự kiến hỗ trợ giống cây lương thực cho 08 hộ nghèo, kinh phí 6 triệu đồng; hỗ trợ giống cây ăn quả cho 02 hộ nghèo, kinh phí 12 triệu đồng; hỗ trợ 05 con bò cho 05 hộ nghèo, kinh phí 58 triệu đồng; nhân rộng 03 mô hình giảm nghèo, kinh phí dự kiến 113 triệu đồng.

Trong quá trình triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo cần chú ý gắn với thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; chú trọng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình kinh tế trang trại có sử dụng lao động hộ nghèo, cận nghèo; mô hình trồng trọt, chăn nuôi an toàn.

III. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với chương trình giảm nghèo. Xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình. Tổ chức quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và của tỉnh về công tác giảm nghèo tới các cơ quan, đơn vị và các địa phương.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, nhất là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác giảm nghèo, nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực xã hội hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo, xã nghèo thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để hộ nghèo thoát nghèo bền vững, tránh tái nghèo.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc giảm nghèo bền vững nhằm khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; biểu dương, động viên kịp thời các gương điển hình có hiệu quả về giảm nghèo, phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo.

4. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người nghèo, tạo điều kiện, cơ hội cho người nghèo áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

5. Thường xuyên kiện toàn, bổ sung kịp thời Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, phân công nhiệm vụ phụ trách các địa bàn cho từng thành viên. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

6. Tích cực xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo. Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia tiếp cận các nguồn vốn vay thông qua nhóm hộ, cộng đồng.

10. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai chương trình giảm nghèo; đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá. Xây dựng cơ chế và chỉ tiêu giám sát ở cấp xã, thôn bản cho phù hợp với trình độ dân trí, đặc điểm của địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan chủ trì hướng dẫn các dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; báo cáo, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch theo quy định.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đối với các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên.

3. Các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 02/01/2018 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quy định nội dung chi, mức chi hỗ trợ quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Ban hành kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch trên địa bàn. Tuyên truyền, định hướng cho đối tượng tham gia thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đảm bảo theo Kế hoạch của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, gắn với đề án tái cơ cấu nông nghiệp địa phương.

- Thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG cấp huyện hướng dẫn, giúp đỡ các xã triển khai thực hiện;

- Chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức thẩm định thủ tục hồ sơ, nội dung các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án.

- Tập trung huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư dành cho công tác giảm nghèo theo thứ tự ưu tiên; tổ chức kiểm tra, giám sát mục tiêu đầu tư, hiệu quả sau đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.

5. UBND cấp xã

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững của Nhà nước, của tỉnh, huyện ban hành, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách. Tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình thực hiện Chương trình, từ khâu xác định đối tượng thụ hưởng đến khâu lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Luân chuyển hỗ trợ mô hình sinh kế có hiệu quả để nhân rộng cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia.

Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh theo đúng quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Bộ Lao động - TBXH (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh ĐB,
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, KTNQT, KTNNNT,TVH: KGVXHVQ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Quý

 

Biểu số 01

KẾ HOẠCH NĂM 2018 NỘI DUNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A

(Kèm theo Kế hoạch số 1764/KH-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Chính sách

Đơn vị tính

Kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2018

Ghi chú

Tổng

Tủa Chùa

Mường Ảng

Điện Biên Đông

Nậm Pồ

Mường Nhé

I

TỔNG KINH PHÍ

Tr.đ

56.464

11.029

10.289

11.441

11.935

11.770

 

1

Chính sách phát triển rừng

 

7.800,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

 

a

Khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng

 

7.800,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

 

 

Diện tích rừng giao khoán

Ha

4.218,3

 

 

3.900,0

 

318,3

 

 

Kinh phí hỗ trợ nhận giao khoán rừng

Tr.đ

7.800,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

1.560,0

 

 

Số hộ nhận khoán

Hộ/cộng đồng

589,0

 

 

243,0

 

346,0

 

b

Hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp

 

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

 

 

Số hộ lần đầu được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp

Hộ

0,0

 

 

 

 

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ giống cây lâm nghiệp

Tr.đ

00

 

 

 

 

 

 

2

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

 

48.664,1

9.469,2

8.729,0

9.881,0

10.375,0

10.209,9

 

a

Khai hoang tạo nương rẫy cố định

 

0,0

 

 

 

 

 

 

 

Số hộ được hỗ trợ khai hoang tạo nương rẫy cố định

Hộ

0,0

 

 

 

 

 

 

 

Số diện tích được hỗ trợ

Ha

0,0

 

 

 

 

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ khai hoang tạo nương rẫy cố định

Tr.đ

0,0

 

 

 

 

 

 

b

Phục hóa

 

706,2

626,2

0,0

0,0

80,0

0,0

 

 

Số hộ được hỗ trợ phục hóa

Hộ

606,0

576,0

 

 

30,0

 

 

 

Số diện tích được hỗ trợ phục hóa

Ha

70,62

62,62

 

 

8,0

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ phục hóa

Tr.đ

706,2

626,2

 

 

80,0

 

 

c

Tạo ruộng bậc thang

 

2.912,0

2.006,0

0,0

0,0

0,0

906,0

 

 

Số hộ được hỗ trợ tạo ruộng bậc thang

Hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Số diện tích được hỗ trợ

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ tạo ruộng bậc thang

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô hình trồng trọt

 

4,0

3,0

 

 

 

1,0

 

 

Số hộ tham gia

Hộ

556,0

150,0

 

 

 

406,0

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

856,0

450,0

 

 

 

406,0

 

 

Mô hình chăn nuôi

 

10,0

9,0

 

 

 

1,0

 

 

Số hộ tham gia

Hộ

200,0

150,0

 

 

 

50,0

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

2.056,0

1.556,0

 

 

 

500,0

 

d

Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo dự án

 

44.543,9

6.837,0

8.729,0

9.881,0

9.793,0

9.303,9

 

-

Số hộ được hỗ trợ mua giống cây trồng

Hộ

435,0

35

300,0

50,0

 

50,0

huyện ĐBĐ trồng 20ha cây ăn quả, 3 tấn lúa, ngô, đậu tương; Mường Ảng 30ha cà phê, 50ha cây ăn quả

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

3.961,0

403,0

3.000,0

311,0

 

247,0

 

-

Số hộ được hỗ trợ mua giống vật nuôi

Hộ

3.693,0

550,0

600,0

942,0

795,0

806,0

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

35.186,0

4.414,0

5.729,0

7.520,0

9.458,0

8.065,0

 

-

Số hộ được hỗ trợ phân bón

Hộ

0,0

 

 

 

 

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

0,0

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ thuốc thú y tiêm phòng gia súc

 

0,0

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

liều

213.105,0

 

 

174.140,0

 

38.965,0

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

3.754,9

1.000,0

 

2.050,0

335,0

369,9

 

-

Hỗ trợ công cụ sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

hộ

140,0

85,0

 

 

 

55,0

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

1.642,0

1.020,0

 

 

 

622,0

 

-

Hỗ trợ mua giống trồng cỏ cho gia súc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh phí hỗ trợ

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

 

e

Quản lý chỉ đạo và chi phí khác

Tr.đ

502,0

 

 

 

502,0

 

 

 

Biểu số 02

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch số 1763/KH-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Huyện

ĐVT

Kế hoạch vốn

Giống con (con)

Giống cây

Thức ăn Chăn nuôi (Tấn)

Máy móc thiết bị (Cái)

Thuốc bảo vệ thực vật (kg)

Thuốc Thú y (Liều)

Mô hình PTSX (mô hình)

Chi phí quản lý, khi khác

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Đại gia súc

Gia súc

Gia cầm

Thủy sản

Giống lương thực (kg)

Cây ăn quả (cây)

Cây công nghiệp (cây)

Cây lâm nghiệp (cây)

 

Tổng

 

26.793

0

0

23.013

0

309

0

200

0

171

0

0

1.204

0

50

1.446

401

 

Số lượng

 

 

 

 

1.728

0

3.500

0

1.300

0

0

0

0

0

0

2.500

11

0

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

2.335

0

37

0

40

0

42

0

0

120

0

0

319

0

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

2.181

0

37

0

40

0

42

0

0

120

0

0

313

0

 

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

126

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

0

 

Hộ mới thoát nghèo

 

 

 

 

28

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

Tủa Chùa

 

2.755

 

 

700

 

100

 

200

 

 

 

 

1.204

 

 

551

 

 

Số lượng

 

 

 

 

70

 

1.000

 

1,300

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

70

 

20

 

40

 

 

 

 

120

 

 

150

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

70

 

20

 

40

 

 

 

 

120

 

 

150

 

2

Tuần Giáo

tr.đ

4.430

 

 

4.159

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

 

221,5

 

Số lượng

 

 

 

 

250

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.500

 

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

480

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

52

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hộ mới thoát nghèo

 

 

 

 

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Mường Ảng

tr.đ

2.264

 

 

2.181

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

83

 

 

Số lượng

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

4

Điện Biên Đông

tr.đ

3.335

 

 

3.216

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

119

 

 

Số lượng

 

 

 

 

276

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

276

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

276

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

5

Điện Biên

tr.đ

4.634

 

 

4.406

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

228

 

 

Số lượng

 

 

 

 

488

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

466

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

422

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

44

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

6

Mường Chà

tr.đ

2.843

 

 

2.741

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

102

 

 

Số lượng

 

 

 

 

120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

270

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

240

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

Hộ cận nghèo

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thị xã Mường Lay

tr.đ

155

 

 

155

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Nậm Pồ

tr.đ

3.686

 

 

3.175

 

209

 

 

 

 

 

 

 

 

 

123

179

 

Số lượng

 

 

 

 

205

 

2.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

361

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

361

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

9

Mường Nhé

 

2.691

 

 

2.280

 

 

 

 

 

171

 

 

 

 

 

240

 

 

Số lượng

 

 

 

 

106

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

 

 

 

199

 

 

 

 

 

42

 

 

 

 

 

87,0

 

 

Hộ nghèo

 

 

 

 

199

 

 

 

 

 

42

 

 

 

 

 

87

 

 

Biểu số 03

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CHO CÁC XÃ NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ CHƯƠNG TRÌNH 30A NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch số 1764/KH-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Huyện

ĐVT

Kế hoạch vốn

Giống con (con)

Giống cây

Thức ăn Chăn nuôi (Tấn)

Máy móc thiết bị (Cái)

Phân bón các loại (Tấn)

Thuốc bảo vệ thực vật (kg)

Thuốc Thú y (Liều)

Mô hình PTSX (mô hình)

Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm (lớp)

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Đại gia súc

Gia súc

Gia cầm

Thủy sản

Giống lương thực (kg)

Cây ăn quả (cây)

Cây công nghiệp (cây)

Cây lâm nghiệp (cây)

 

Tổng

 

189

0

0

58

0

0

0

6

12

0

0

0

0

0

0

0

113

0

 

Số lượng

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

29

0

0

5

0

0

0

8

2

0

0

0

0

0

0

0

14

 

 

Hộ nghèo

 

29

0

0

5

0

0

0

8

2

0

0

0

0

0

0

0

14

 

1

TP Điện Biên Phủ

 

30

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

300

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

5

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

Hộ nghèo

 

5

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

2

Huyện Điện Biên

tr.đ

144

 

 

58

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

86

 

 

Số lượng

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

13

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

Hộ nghèo

 

13

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

3

Thị xã Mường Lay

tr.đ

15

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

40

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Số hộ hưởng lợi

 

11

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

Hộ nghèo

 

11

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1764/KH-UBND thực hiện dự án, tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018

  • Số hiệu: 1764/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Lê Văn Quý
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản