Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1637/KH-UBND

Kon Tum, ngày 14 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2024 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

2. Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

3. Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

4. Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025.

5. Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025;

6. Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát tình hình triển khai công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Góp phần phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực đã đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/ĐH và Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum.

- Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động, đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động, nhất là đào tạo các kỹ năng làm việc, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động; hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của người lao động và gắn với hiệu quả giải quyết việc làm sau học nghề và chỉ tổ chức dạy những nghề xác định được nơi làm việc và có khả năng nâng cao thu nhập cho người lao động sau học nghề.

- Quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo quy định.

III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO 2024 - 2025

1. Chỉ tiêu đào tạo:

- Đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động (gồm nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp) trong các năm 2024 - 2025: 8.514 người (trong đó, năm 2024: 4.362 người; năm 2025: 4.152 người).

- Đào tạo sơ cấp nghề cho 205 Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh (giao các địa phương tổ chức thực hiện).

(Chi tiết tại phụ lục 01, 02 kèm theo)

2. Kinh phí và cơ chế thực hiện

a) Kinh phí

- Tổng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn 2024 - 2025 khoảng 24 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan, cụ thể:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 7,2 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 3,6 tỷ đồng);

+ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 16,8 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 8,4 tỷ đồng).

+ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Các địa phương căn cứ vào nhu cầu, địa bàn thực hiện và nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm để chủ động bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Chương trình.

- Về chính sách hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2023/BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh.

b) Cơ chế tài chính thực hiện:

- Các địa phương tự cân đối ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung.

- Trong cho quá trình triển khai thực hiện, các huyện, thành phố căn cứ vào khả năng cân đối nguồn kinh phí được giao hằng năm, tổ chức đào tạo nghề cho người lao động theo kế hoạch, chủ động bổ sung chỉ tiêu đào tạo trong năm (nếu có nhu cầu) nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

3. Định hướng ngành nghề đào tạo

- Đào tạo các nghề đã được Ủy ban nhân dân ban hành tại Quyết định: số 05/2023/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2023 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng cho 20 nghề áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum; số 45/2023/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2023 ban hành đơn giá dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước cho 20 nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; số 59/2023/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2023 phê duyệt danh mục nghề đào tạo, đơn giá đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đào tạo, mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho từng nghề trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 (ba) tháng áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum và danh mục nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để thực hiện các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì như: (1) Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ- TTg ngày 7 tháng 7 năm 2022; (2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022; (3) Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022... và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% Giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị marketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng “blockchain” từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp.

- Đối với các nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng khung chương trình, giáo trình giai đoạn trước, các địa phương tiếp tục kế thừa, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các đơn vị, địa phương trong việc huy động các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp nông nghiệp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Phối hợp các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp, Hợp tác xã nông nghiệp, trang trại... trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động đã tham gia đào tạo nghề nông nghiệp.

- Phối hợp với các đơn vị, địa phương kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động trên địa bàn.

- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, định kỳ (hằng quý, 06 tháng, năm[1]) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và đào tạo nghề Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định; chủ trì, tham mưu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và đào tạo nghề Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch này. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện (nếu có).

- Phối hợp, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động tại các huyện, thành phố.

- Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, địa phương, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung các định mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ đào tạo các ngành nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng để áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Theo dõi, định kỳ (hằng quý, 06 tháng, năm[2]) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề lao động cho các đơn vị, địa phương theo đúng quy định.

4. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp các huyện, thành phố, vận động lao động là người dân tộc thiểu số tích cực tham gia các khóa đào tạo nghề cho người lao động thuộc đối tượng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm; chú trọng các nghề truyền thống nhằm phát huy bản sắc dân tộc tại địa phương.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng Kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn quản lý để triển khai thực hiện đồng thời gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh để phối hợp, theo dõi, tham mưu cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tại các địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo việc đào tạo nghề đúng đối tượng, mục tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động nắm tình hình đề xuất điều chỉnh ngành nghề phù hợp theo nhu cầu thực tế học nghề của người lao động tại địa phương. Đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu việc làm, nhằm đảm bảo lao động sau đào tạo có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc huyện khảo sát nhu cầu học tập nghề của người lao động, thống kê các đối tượng được đào tạo nghề theo từng Chương trình mục tiêu quốc gia; theo từng nhóm đối tượng hưởng chính sách: người có công, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn để được tư vấn định hướng đào tạo nghề theo quy định.

- Huy động các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp nông nghiệp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Tổ chức, phối hợp các doanh nghiệp, Hợp tác xã nông nghiệp, trang trại... về việc tiếp nhận và sử dụng lao động đã tham gia đào tạo nghề nông nghiệp.

- Sử dụng kinh phí, bố trí kinh phí thực hiện theo phân cấp ngân sách, đúng quy định hiện hành. Ưu tiên triển khai đặt hàng dịch vụ đào tạo nghề cho lao động từ ngân sách địa phương cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo đúng quy định.

- Định kỳ hằng quý (trước ngày 15 tháng cuối quý), 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), hằng năm (trước ngày 10 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, theo dõi, báo cáo theo quy định.

6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trường Cao đẳng Kon Tum) và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện

- Chủ động rà soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn, các nghề dịch vụ nông nghiệp.

- Tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt.

- Tổng hợp kết quả của từng lớp/khóa học, báo cáo kết quả về cơ quan quản lý tại địa phương, cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi và tổng hợp theo quy định.

- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất. Tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp, sang trực tuyến, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

- Phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo yêu cầu.

7. Các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp

- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025 để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2025)

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, theo đúng quy định; trường hợp có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (B/c);
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (B/c);
- Ủy ban Dân tộc (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, KGVX, KTTH, NNTN.NLTA.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 


PHỤ LỤC 1:

THUYẾT MINH CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Kế hoạch số: 1637/KH-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Đơn vị

Kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2023

Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động giai đoạn 2024-2025

Giai đoạn 2022-2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng số

Nghề nông nghiệp

Nghề phi nông nghiệp

Tổng số

Nghề nông nghiệp

Nghề phi nông nghiệp

Tổng số

Nghề nông nghiệp

Nghề phi nông nghiệp

Tổng số

Nghề nông nghiệp

Nghề phi nông nghiệp

1

Huyện Ia H'Drai

0

0

0

0

0

0

299

264

35

145

135

10

444

2

Huyện Đăk Hà

302

120

182

312

218

94

460

350

110

422

322

100

1.496

3

Huyện Sa Thầy

362

304

58

414

414

0

370

300

70

370

300

70

1.516

4

Huyện Đăk Glei

233

153

80

350

280

70

385

315

70

420

350

70

1.388

5

Huyện Kon Rẫy

385

280

105

483

238

245

450

205

245

450

245

205

1.768

6

Thành phố Kon Tum

234

98

136

96

49

47

77

77

0

25

25

0

432

7

Huyện Tu Mơ Rông

713

525

188

340

340

-

770

385

385

770

385

385

2.593

8

Huyện Kon Plông

159

80

79

357

204

153

650

390

260

660

325

335

1.826

9

Huyện Ngọc Hồi

460

392

68

469

469

0

480

302

178

480

302

178

1.889

10

Huyện Đăk Tô

271

204

67

390

359

31

410

350

60

410

350

60

1.481

 

Tổng cộng

3.119

2.156

963

3.211

2.571

640

4.351

2.938

1.413

4.152

2.739

1.413

14.833

 


PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Kế hoạch số: 1637/KH-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

ĐVT: người

TT

Địa phương

Giai đoạn 2022-2025

Năm 2024

Năm 2025

Toàn tỉnh

205

80

125

1

Huyện Kon Plông

22

10

12

2

Huyện Kon Rẫy

14

4

10

3

Huyện Sa Thầy

22

10

12

4

Huyện Đăk Hà

27

11

16

5

Huyện Đăk Tô

17

5

12

6

Huyện Tu Mơ Rông

21

9

12

7

Huyện Ngọc Hồi

17

6

11

8

Huyện Đăk Glei

15

6

9

9

Huyện Ia H'Drai

19

6

13

10

Thành phố Kon Tum

31

13

18

 

 



[1] Hằng quý trước ngày 25 tháng cuối quý; 06 tháng trước ngày 25 tháng 6; hằng năm trước ngày 20 tháng 12;

[2] Hằng quý trước ngày 30 tháng cuối quý; 06 tháng trước ngày 30 tháng 6; hằng năm trước ngày 20 tháng 12;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1637/KH-UBND năm 2024 về Đào tạo nghề cho lao động giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 1637/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 14/05/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Y Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/05/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản