Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/KH-UBND | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
Thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 1199/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015; căn cứ đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 841/TTr-KHĐT ngày 14/11/2012, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con, duy trì mức sinh thay thế một cách bền vững; khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của thủ đô.
- Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm: ≤ 0,2‰;
- Quy mô dân số đến năm 2015 khoảng 7,7 triệu người;
- Tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015;
- Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 + hàng năm: ≤ 0,3%;
- Tỷ số giới tính khi sinh: 115/100 trẻ trai/trẻ gái vào năm 2015;
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (số bà mẹ mang thai): ≥ 95% vào năm 2015;
- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (% số sinh): ≥ 90% vào năm 2015;
- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 85% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 78% vào năm 2015.
II. QUY MÔ VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là chương trình mục tiêu quốc gia và là hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình của Thành phố;
Chương trình được triển khai dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo từ cấp Thành phố đến quận, huyện, xã, phường với sự tham gia của các ban ngành Thành phố: Sở Y tế, Sở KH-ĐT, Sở Tài Chính, Sở Công An, Sở Giáo dục, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Chữ Thập đỏ, …;
Hàng năm Chương trình được cấp kinh phí theo nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia. Trên cơ sở đó đơn vị thường trực xây dựng kế hoạch hoạt động cấp Thành phố với sự tham gia của các sở, ban, ngành, quận, huyện. Kinh phí hoạt động được ký hợp đồng triển khai đối với các đơn vị liên quan theo kế hoạch đã thống nhất;
Chương trình bao gồm 3 dự án thành phần:
- Dự án 1: Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Dự án 2: Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
- Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thống và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
2. Đối tượng tác động của Chương trình: người dân trên địa bàn thành phố, tập trung vào đối tượng sinh đẻ 15 - 49, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những vùng có mức sinh cao, cán bộ y tế, cán bộ màng lưới DS-KHHGĐ, cán bộ các sở, ban ngành cộng đồng.
Tại 29/29 quận huyện, thị xã, 577/577 xã phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1. Dự án “Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình”
a. Chỉ tiêu
- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 85% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 78% vào năm 2015;
- 100% đối tượng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ được tư vấn trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp tránh thai;
- 95% số xã có khả năng đặt được dụng cụ tử cung;
- Bảo đảm cơ số dự phòng an toàn kho PTTT tuyến thành phố 3 tháng và tuyến huyện 1-2 tháng. 90% kho hậu cần bảo quản PTTT tuyến huyện đáp ứng tiêu chuẩn;
- 100% cơ sở đăng ký cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ có đủ PTTT;
- Triển khai tiếp thị xã hội các loại PTTT để đến năm 2015 đạt được 100% các quận/huyện/thị xã và 80% xã/phường/thị trấn triển khai tiếp thị xã hội các BPTT phi lâm sàng;
- 100% số cán bộ làm dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở các huyện/xã được đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư vấn;
- 100% số cán bộ quản lý hậu cần KHHGĐ của tuyến huyện được đào tạo mới và đào tạo lại kiến thức, kỹ năng về quản lý hậu cần PTTT;
- 100% cán bộ của các cơ quan, tổ chức quản lý tiếp thị xã hội được đào tạo về kỹ năng quản lý tiếp thị xã hội PTTT.
b. Nội dung
- Mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Huy động các nguồn kinh phí để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ y tế đáp ứng các yêu cầu về quy trình và phân tuyến kỹ thuật, ưu tiên tuyến cơ sở và khu vực khó khăn;
- Tiếp tục xây dựng và áp dụng các phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ phù hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu công nghiệp và các nhóm đối tượng khó tiếp cận là người di cư, thanh niên và vị thành niên. Huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân, các ngành, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở làm dịch vụ theo phân cấp kỹ thuật và tăng cường các đội dịch vụ lưu động xuống cung cấp dịch vụ tại cơ sở; đảm bảo thuốc thiết yếu, chi phí kỹ thuật, phụ cấp phẫu thuật và chi phí quản lý dịch vụ KHHGĐ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định;
- Tư vấn và chăm sóc y tế cho đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai thông qua việc cung cấp tài liệu, hướng dẫn và tư vấn cho đối tượng về các biện pháp xử lý các tình huống gặp phải;
- Thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình kỹ thuật dịch vụ; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho cán bộ cung cấp dịch vụ; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ;
- Tăng cường quản lý đối tượng trước trong và sau khi thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại cộng đồng thông qua hệ thống ghi chép sổ sách của cán bộ y tế cơ sở và cộng tác viên dân số về đối tượng đang sử dụng và mới sử dụng biện pháp tránh thai, số người thất bại, bỏ cuộc sau khi sử dụng biện pháp tránh thai và số phụ nữ 15-49 tuổi ra độ tuổi sinh đẻ;
- Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, tiến tới các PTTT phi lâm sàng được đối tượng chấp nhận thông qua 2 kênh phân phối là tiếp thị xã hội và thị trường tự do; mở rộng triển khai tiếp thị xã hội các PTTT lâm sàng từng bước chuyển dần từ cấp miễn phí sang tiếp thị xã hội và thị trường tự do;
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp tham gia tư vấn, cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ, cung ứng phương tiện tránh thai và thực hiện TTXH các PTTT, bảo đảm cho sự bền vững trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình;
- Đào tạo và đào tạo nâng cao kỹ thuật và kỹ năng tư vấn cho đội ngũ cán bộ làm dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ở cấp huyện, bao gồm cả đào tạo và sử dụng bảng kiểm viên thuốc uống tránh thai và nghiệp vụ quản lý đối tượng thực hiện KHHGĐ;
- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hậu cần, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về số lượng, chất lượng PTTT ở các cấp. Nâng cao chất lượng thông tin quản lý hậu cần, phối hợp điều hành trong việc bảo quản, vận chuyển, phân phối PTTT và tổ chức thực hiện tiếp thị xã hội;
- Hỗ trợ tư vấn, vận động, theo dõi và quản lý đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai thực hiện KHHGĐ.
2. Dự án “Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”
a. Chỉ tiêu
- Giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh không quá 115;
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được truyền thông tư vấn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh là 98%; sàng lọc trước sinh là 90% vào năm 2015;
- Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh là 90% vào năm 2015;
- Tỷ lệ các cặp nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn được tư vấn và kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn đạt 30% vào năm 2015;
- Triển khai và duy trì 60% số xã thực hiện các mô hình chăm sóc SKSSVTN, phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, tiền hôn nhân.
b. Nội dung
b1) Sàng lọc, điều trị bệnh trước sinh, sơ sinh và khám sức khỏe tiền hôn nhân
- Mở rộng mạng lưới sàng lọc trước sinh và sơ sinh theo phân cấp kỹ thuật của tuyến huyện, ưu tiên ở các quận/huyện/thị xã có nguy cơ cao và nâng cao năng lực thực hiện cho các đơn vị, huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo chuyên môn kỹ thuật;
- Cung cấp kiến thức, kỹ năng về xây dựng gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, các biện pháp phòng tránh, xử lý các nguy cơ sinh con bị dị tật, khuyết tật và nguy cơ vô sinh cho nam, nữ thanh niên trước kết hôn.
b2) Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
- Tăng cường tuyên truyền, vận động từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái;
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm;
- Rà soát, bổ sung, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái;
- Nghiên cứu, thực trạng và các yếu tố mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội.
b3) Duy trì và nhân rộng mô hình Chăm sóc SKSSVTN, phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, tiền hôn nhân.
- Cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng đặc thù của mô hình;
- Tổ chức khám sức khỏe, cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng mô hình.
- Nghiên cứu đánh giá kiến thức về CSSKSS/KHHGĐ các đối tượng của mô hình và đề xuất giải pháp giai đoạn 2012-2015.
3. Dự án “Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình”
a) Chỉ tiêu
a1) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
- 100% cán bộ, viên chức DS-KHHGĐ cấp quận/huyện/thị xã và 100% viên chức DS-KHHGĐ cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ về DS-KHHGĐ cơ bản;
- Hàng năm 100% cộng tác viên được bồi dưỡng kiến thức về DS-KHHGĐ.
a2) Thực hiện chính sách khuyến khích
- 100% đối tượng thực hiện KHHGĐ được đảm bảo chính sách khuyến khích và 100% đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp tai biến nếu gặp tai biến khi sử dụng biện pháp tránh thai lâm sàng;
- 100% tập thể, cá nhân tích cực tham gia công tác DS-KHHGĐ được hưởng chế độ khuyến khích theo quy định;
- 100% cộng tác viên, Ban DS-KHHGĐ xã được hưởng chính sách khuyến khích theo quy định.
a3) Thông tin, số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ
- 95% cộng tác viên DS-KHHGĐ cập nhật thường xuyên thông tin vào sổ hộ gia đình; 95-98% thông tin biến động DS-KHHGĐ được thu thập, cập nhật thường xuyên ở cấp cơ sở;
- 95% cán bộ nghiệp vụ thống kê DS-KHHGĐ cấp xã, huyện, thành phố hiểu rõ quy trình giám sát, thẩm định thông tin số liệu và lập báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ;
- 100% kho dữ liệu điện tử tại thành phố/quận/huyện/thị xã hoạt động an toàn; thường xuyên cập nhật thông tin biến động, đồng bộ dữ liệu và năm 2012 lập được báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ điện tử, thay thế hoàn toàn báo cáo giấy nhằm cung cấp thông tin dữ liệu DS-KHHGĐ theo yêu cầu, phục vụ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các cấp.
a4) Tăng cường truyền thông chuyển đổi hành vi
- 100% cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ban hành các văn bản lãnh đạo chỉ đạo, quản lý điều hành về duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số về thể chất và hỗ trợ, khuyến khích thực hiện chính sách DS-KHHGĐ;
- 100% ban, ngành, đoàn thể liên quan các cấp được định kỳ cung cấp thông tin về chương trình DS-KHHGĐ; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách dân số và phối hợp tuyên truyền về DS-KHHGĐ trong hệ thống quản lý;
- 100% các cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 18 huyện/thị xã chưa đạt mức sinh thay thế 100% cặp vợ chồng chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai được tư vấn về chuyên môn;
- 100% các cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của các huyện trọng điểm được tuyên truyền về hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi, về luật pháp, chính sách liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, về bình đẳng giới, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi;
- 100% các cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ mang thai của 577 xã/phường/thị trấn được tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đối với bà mẹ mang thai, thai nhi, trẻ sơ sinh; chấp nhận thực hiện dịch vụ và được tư vấn về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh;
- 90% vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn của 29 quận/huyện/thị xã được cung cấp kiến thức và kỹ năng sống về SKSS vị thành niên, về SKSS/KHHGĐ, về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS, về các bệnh của bố mẹ có thể sẽ liên quan tới bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh và chấp nhận thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân.
b) Nội dung
b1) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ của các ngành, các cấp. Hoàn thiện tài liệu tập huấn, bổ sung trang thiết bị cho đào tạo tập huấn cho các cơ sở, tổ chức học tập kinh nghiệm trong việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ ở các tỉnh và ngoài nước.
b2) Thực hiện tốt chính sách khuyến khích
- Thực hiện đúng, đầy đủ, thuận tiện các chính sách chế độ đối với các đối tượng được hưởng; thực hiện tốt các chính sách huyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ; đưa chính sách DS-KHHGĐ vào các hương ước, quy ước của cộng đồng;
- Thực hiện tốt chế độ thù lao cho cộng tác viên DS-KHHGĐ, chế độ hoạt động của Ban DS-KHHGĐ cấp xã/phường/thị trấn.
b3) Thông tin, số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ
Vận hành thông suốt hệ thống kho dữ liệu điện tử tại các cấp thông qua việc bổ sung trang thiết bị, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tích hợp cơ sở dữ liệu điện tử của hệ thông tin số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ.
b4) Vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi
- Thường xuyên cung cấp thông tin dưới nhiều hình thức về các vấn đề dân số đến các cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, người có uy tín trong cộng đồng thông qua hội nghị báo cáo viên của các cấp ủy đảng, các chương trình đạo tạo, bồi dưỡng của hệ thống các trường chính trị - hành chính các cấp, hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề về lĩnh vực DS-KHHGĐ và cung cấp Đặc san “Giới và dân số 24 g”, báo Gia đình và xã hội định kỳ nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh hơn về sự lãnh đạo, chỉ đạo, về chính sách, về nguồn lực và sự đồng thuận của dư luận xã hội đối với chương trình DS-KHHGĐ;
- Tiếp tục hợp tác với các cơ quan truyền thông đại chúng để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, sự kiện truyền thông, chuyên mục, chuyên trang, chương trình, phóng sự, tin bài truyền thông thường xuyên về các chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của nhà nước về công tác DS-KHHGĐ và tình hình triển khai, các can thiệp chủ yếu, các điển hình tiên tiến, kinh nghiệm tốt trong việc giải quyết các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số của thành phố và địa bàn trọng điểm tại các huyện;
- Tăng cường sự phối hợp và tham gia công tác DS-KHHGĐ của các ngành, đoàn thể, tạo sự cam kết và sự ủng hộ việc lồng ghép vào các hoạt động thường xuyên của ngành, đoàn thể với tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện chính sách dân số của Đảng, Nhà nước thông qua việc xây dựng, duy trì và phát triển các câu lạc bộ, góc thân thiện và các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc giao lưu văn hóa văn nghệ tại cộng đồng, các đợt truyền thông lưu động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn… tuyên truyền về DS-KHHGĐ dành cho cán bộ, công chức, hội viên, đoàn viên của các ban ngành, đoàn thể;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể và những người có uy tín trong cộng đồng như các hoạt động thăm và tư vấn tại hộ gia đình, tuyên truyền nhóm nhỏ, lồng ghép với các cuộc họp khu dân cư, tư vấn trực tiếp tại các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, SKSS vị thành niên, thanh niên, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, dành cho các cặp vợ chồng, phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ, người vị thành niên và thanh niên;
- Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông thường xuyên và lưu động đến các nhóm đối tượng khó tiếp cận như người lao động trẻ thuộc nhóm di cư, Người cao tuổi về các vấn đề SKSS/KHHGĐ và chất lượng dân số. Đặc biệt là kiến thức, hành vi và kỹ năng sống liên quan đến SKSS, tình dục, phá thai an toàn, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS.
b5) Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình và các dự án thành phần
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý chương trình, dự án theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án tại các cấp.
1. Nguồn kinh phí: nguồn ngân sách Trung ương cấp hàng năm và ngân sách Thành phố.
2. Tổng mức kinh phí: 135.990 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 87.990 triệu đồng;
- Ngân sách Thành phố: 48.000 triệu đồng.
(Chi tiết tại biểu phụ lục kinh phí kèm theo)
- Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số-SKSS Việt Nam của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; Đề án Sàng lọc sơ sinh và trước sinh giai đoạn 2013-2015; Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2013-2015.
- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đánh giá triển khai Chỉ thị số 08-CT/TU của Thành ủy, Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND của HĐND, Đề án số 98/ĐA-UBND và Chương trình hành động số 78/CTr-UBND của UBND Thành phố về công tác dân số đến năm 2015. Hoàn thành việc tuyển dụng cán bộ viên chức trực thuộc Trung tâm dân số quận, huyện, thị xã trong năm 2012.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số các cấp và đội ngũ Trưởng Ban dân số các xã, phường, thị trấn mới tham gia nhiệm kỳ 2011-2015; người có uy tín trong cộng đồng, đội ngũ báo cáo viên về chỉ đạo để điều hành và thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra ở các cấp đặc biệt là đối với cơ sở đảm bảo thực hiện chính sách dân số và đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ đến năm 2015 ở các quận, huyện, thị xã. Tăng cường thanh tra các cơ sở y tế về lựa chọn giới tính thai nhi.
- Hoàn thành đầu tư máy tính phục vụ quản lý dân cư cấp xã, phường, thị trấn vào năm 2012 (tương ứng với kế hoạch tuyển dụng viên chức dân số làm việc tại xã, phường, thị trấn).
- Đảm bảo nguồn đầu tư ngân sách cho công tác Dân số-KHHGĐ theo Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND của HĐND Thành phố.
VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN: Từ năm 2013 đến hết năm 2015.
- Giúp Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Thành phố;
- Chủ trì đề xuất phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt cơ chế và tiêu chí phân bổ vốn, nguồn vốn đối với từng dự án thành phần, từng mục tiêu, nội dung thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình hàng năm;
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Tổ chức triển khai các Dự án của Chương trình.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Chính phủ theo quy định.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hàng năm, trên cơ sở nguồn kinh phí Trung ương cấp cho các dự án, bố trí kinh phí cho dự án thuộc Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Dân số Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo quy định;
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các ngành, UBND các huyện lập dự toán, bố trí kinh phí kịp thời phục vụ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Dân số Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo quy định;
- Các Sở, ngành, đoàn thể khác: căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đối tượng được phân công quản lý và những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đề ra xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, đoàn thể mình; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các hoạt động về công tác Dân số Kế hoạch hóa gia đình phù hợp với từng đơn vị quản lý.
3. Ủy ban nhân dân các quận/huyện/thị xã và xã/phường/thị trấn có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các dự án của Chương trình;
- Báo cáo định kỳ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước;
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015; định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm có báo cáo tiến độ thực hiện gửi về UBND Thành phố (qua Sở Y tế Hà Nội) để tổng hợp.
Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 được phê duyệt để có căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc triển khai năm 2013 (Khi các dự án thành phần được Trung ương phê duyệt, các Bộ, ngành có hướng dẫn cụ thể và phương án cân đối nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu tổng thể 3 năm 2013 - 2015 được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua nếu cần thiết sẽ điều chỉnh cho phù hợp)./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | NỘI DUNG | MỤC TIÊU | Đơn vị tính | CHỈ TIÊU | Đơn vị chủ trì thực hiện chương trình | Ghi chú | |||||
2011 (nếu có) | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | Tổng giai đoạn | ||||||
| Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình | Tập trung phấn đấu đến năm 2015 đạt quy mô, cơ cấu dân số hợp lý. Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 - 2 con, duy trì mức sinh thay thế một cách bền vững; nâng cao chất lượng dân số và đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa |
|
|
|
|
|
|
| Chi cục Dân số - KHHGĐ |
|
1 | Dự án 1: Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai | % |
| 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
|
|
|
| Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại | % |
| 70,1 | 70,1 | 70,1 | 70,1 | 70,1 |
|
|
|
| Tỷ lệ đối tượng thực hiện các DV KHHGĐ được tư vấn trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp tránh thai | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Tỷ lệ các cơ sở y tế cấp huyện được cung cấp trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Tỷ lệ xã có khả năng đặt được dụng cụ tử cung và hút thai dưới 6 tuần tuổi | % |
| 95 | 95 | 95 | 95 | 95 |
|
|
|
| Số dự phòng an toàn kho phương tiện tránh thai tuyến tỉnh | Tháng sử dụng |
| 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
|
|
|
| Số dự phòng an toàn kho phương tiện tránh thai tuyến huyện | Tháng sử dụng |
| 1-2 | 1-2 | 1-2 | 1-2 | 1-2 |
|
|
|
| Tỷ lệ kho hậu cần bảo quản phương tiện tránh thai tuyến tỉnh, huyện đáp ứng tiêu chuẩn GSP | % |
| 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
|
|
|
| Tỷ lệ cơ sở đăng ký cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ có đủ phương tiện tránh thai | % |
| 90 | 90 | 90 | 90 | 90 |
|
|
|
| Tỷ lệ tiếp thị xã hội về nhu cầu sử dụng uống thuốc tránh thai khẩn cấp | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Tỷ lệ tiếp thị xã hội về nhu cầu sử dụng bao cao su | % |
| 90 | 90 | 90 | 90 | 90 |
|
|
|
| Tỷ lệ tiếp thị xã hội về nhu cầu sử dụng uống thuốc viên tránh thai | % |
| 66 | 66 | 66 | 66 | 66 |
|
|
|
| Tỷ lệ tiếp thị xã hội về nhu cầu dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai được khách hàng chi trả khi sử dụng | % |
| 25 | 25 | 25 | 25 | 25 |
|
|
|
| Tỷ lệ CB làm dịch vụ CSKSSS/KHHGĐ các tuyến được đào tạo, tập huấn kiến thức và kỹ năng tư vấn | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Tỷ lệ CB quản lý hậu cần KHHGĐ tuyến tỉnh, huyện được đào tạo mới và đào tạo lại kiến thức, kỹ năng về quản lý hậu cần phương tiện tránh thai | % |
| 90 | 90 | 90 | 90 | 90 |
|
|
|
| Tỷ lệ CB của các cơ quan, tổ chức quản lý tiếp thị xã hội được đào tạo về kỹ năng quản lý tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai | % |
| 90 | 90 | 90 | 90 | 90 |
|
|
|
| Tỷ lệ cộng tác viên DS-KHHGĐ ở thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố được hưởng thù lao chính sách theo quy định | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Tỷ lệ CB DS-KHHGĐ cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng thù lao, chính sách theo quy định | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Tỷ lệ Ban DS-KHHGĐ cấp xã được hỗ trợ công tác quản lý theo quy định | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
2 | Dự án 2: Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tỷ số giới tính khi sinh | Trai/gái | 117/100 | 117/100 | 117/100 | 115/100 | 115/100 | 115/100 |
|
|
|
| Tỷ lệ người cao tuổi được tư vấn và CSSK dưới mọi hình thức | % |
|
|
|
| 30 | 30 |
|
|
|
| Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh | % |
|
|
|
| 2,5 | 2,5 |
|
|
|
| Trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh | % |
| 10 | 13 | 15 | 30 | 30 |
|
|
|
| Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm | % | > 0,2 | > 0.15 | > 0.15 | > 0.15 | > 0.15 | 0,8 |
|
|
|
| Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba | % | > 0,5 | 0,5 | > 0.3 | > 0.3 | > 0.3 | > 1,9 |
|
|
|
| PNCT được sàng lọc trước sinh | % |
| 3 | 5 | 7 | 15 | 15 |
|
|
|
| Thanh niên, các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám SK trước kết hôn | % |
|
|
|
| 10 | 10 |
|
|
3 | Dự án 3: Nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý điều hành về duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát mất cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng DS, khuyến khích thực hiện chính sách DS - KHHGĐ | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Ban, ngành, đoàn thể liên quan các cấp trực tiếp tham gia truyền thông chuyển đổi hành vi và các hội viên gương mẫu thực hiện vận động chính sách DS-KHHGĐ | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ bắt đầu và trong độ tuổi sinh đẻ đạt mức sinh thay thế được tuyên truyền KHHGĐ | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của các tỉnh, TP có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được tuyên truyền về bình đẳng giới và cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của các tỉnh, TP đã triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh được tuyên truyền về lợi ích của thực hiện, chẩn đoán và sàng lọc trước sinh, sơ sinh | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Người chưa thành niên và thanh niên được cung cấp kiến thức và kỹ năng sống về SKSS - KHHGĐ và cam kết khám sức khỏe tiền hôn nhân, kết hôn đúng luật định | % |
| 90 | 90 | 90 | 90 | 90 |
|
|
|
| Tập thể, cá nhân tích cực tham gia công tác DS-KHHGĐ được hưởng chế độ theo quy định | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ | % |
| 90 | 90 | 90 | 90 | 90 |
|
|
|
| Công chức, viên chức DS-KHHGĐ các cấp được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về DS-KHHGĐ | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Cộng tác viên DS-KHHGĐ ở thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố được bồi dưỡng kiến thức về DS-KHHGĐ | % |
| 35 | 35 | 35 | 35 | 35 |
|
|
|
| Công chức, CB quản lý chủ chốt của cơ quan DS-KHHGĐ các cấp được bồi dưỡng kỹ năng điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| Cộng tác viên DS-KHHGĐ ở thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố được cập nhật thường xuyên thông tin vào sổ hộ gia đình | % |
| 95 | 95 | 95 | 95 | 95 |
|
|
|
| CB làm công tác thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện, xã hiểu rõ quy trình giám sát, thẩm định thông tin số liệu và lập báo cáo thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ | % |
| 95 | 95 | 95 | 95 | 95 |
|
|
|
| Kho dữ liệu điện tử tại các cấp hoạt động an toàn | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
|
| TTTT, tư vấn và cơ sở dữ liệu DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật | % |
| 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
|
|
TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ - KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 30/11/2012 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung | Năm 2011 | Năm 2012 | 2013 | Năm 2014 | 2015 | Tổng giai đoạn 2013-2015 | ||||||||||||||||||||
TS |
| TS |
| TS | Trong đó | TS | Trong đó | TS | Trong đó | TS | Trong đó | ||||||||||||||||
SN | SN | ĐTPT | SN | ĐTPT | SN | ĐTPT | SN | ĐTPT | SN | ||||||||||||||||||
TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | TW | ĐP | ||||||||
B | Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình | 42.830 | 29.330 | 13.500 | 43.329 | 29.329 | 14.000 | 43.330 | 0 | 0 | 29.330 | 14.000 | 45.530 | 0 | 0 | 29.330 | 16.200 | 47.130 | 0 | 0 | 29.330 | 17.800 | 135.990 | 0 | 0 | 87.990 | 48.000 |
1 | Dự án 1: Đảm bảo hậu cần cung cấp dịch vụ KHHGĐ | 10.154 | 8.504 | 1.650 | 10.141 | 8.441 | 1.700 | 10.504 |
|
| 8.504 | 2.000 | 11.204 | 0 | 0 | 8.504 | 2.700 | 11.804 | 0 | 0 | 8.504 | 3.300 | 33.512 | 0 | 0 | 25.512 | 8.000 |
2 | Dự án 2: Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh | 6.328 | 1.293 | 5.035 | 6.904 | 1.804 | 5.100 | 6.293 |
|
| 1.293 | 5.000 | 6.993 | 0 | 0 | 1.293 | 5.700 | 7.593 | 0 | 0 | 1.293 | 6.300 | 20.879 | 0 | 0 | 3.879 | 17.000 |
3 | Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình | 26.348 | 19.533 | 6.815 | 26.284 | 19.084 | 7.200 | 26.533 |
|
| 19.533 | 7.000 | 27.333 | 0 | 0 | 19.533 | 7.800 | 27.733 | 0 | 0 | 19.533 | 8.200 | 81.599 | 0 | 0 | 58.599 | 23.000 |
- 1Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
- 2Quyết định 2132/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Vĩnh Long
- 3Nghị quyết 03/2009/NQ-HĐND về Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2009 -2015 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Nghị quyết số 05/2009/NQ-HĐND về một số giải pháp tăng cường công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị quyết 13/2011/QH13 về chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do Quốc hội ban hành
- 3Quyết định 2406/QĐ-TTg năm 2011 về Danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 254/TCDS-KHTC hướng dẫn chỉ tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2012 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành
- 5Quyết định 1199/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
- 7Quyết định 2132/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Vĩnh Long
- 8Nghị quyết 03/2009/NQ-HĐND về Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2009 -2015 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Kế hoạch 163/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015
- Số hiệu: 163/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/11/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra