Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1611/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2022 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON

Thực hiện Kế hoạch số 1521/KH-BGDĐT ngày 27/10/2022 của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 đối với giáo dục mầm non (GDMN), cụ thể như sau:

1. Mục đích yêu cầu

Đánh giá công tác duy trì, đảm bảo chất lượng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư;

Đánh giá, hỗ trợ kỹ thuật việc củng cố, nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mầm non 5 tuổi (PCGDMNTNT) theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD XMC).

Hội thảo nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra giải pháp đối với vấn đề liên thông giữa mầm non và tiểu học trong việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, bao gồm công tác quản lý chỉ đạo, công tác đào tạo bồi dưỡng và việc lựa chọn phương pháp, hình thức, xây dựng môi trường và tổ chức thực hiện đảm bảo liên thông giữa Mầm non và Tiểu học, giúp trẻ em mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1.

2. Nội dung

2.1. Tổ chức Hội thảo đánh giá công tác duy trì, đảm bảo chất lượng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư.

- Thời gian: Tháng 12/2022;

- Địa điểm:

+ Hội thảo ở Miền Bắc: dự kiến tại tỉnh Quảng Ninh.

+ Hội thảo ở Miền Nam: dự kiến tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thành phần:

+ Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương;

+ Đại diện Ủy ban VHGD Quốc hội;

+ Đại diện Vụ Khoa Giáo - Văn xã, Văn phòng Chính phủ;

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lãnh đạo Bộ, đại diện lãnh đạo các Vụ/cục: Cơ sở vật chất, Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, NG&CBQLGD;

+ Đại diện Tổ chức quốc tế: Ngân hàng Thế giới, Unicef Việt Nam;

+ Đại diện 24 tỉnh, thành phố, tổng cộng 10 người/tỉnh, thành phố, thành phần gồm:

Cấp tỉnh: 04 người (Gồm: Ban chỉ đạo PCGD-XMC của tỉnh/thành phố, đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện lãnh đạo phòng: Giáo dục Mầm non và 01 phòng chuyên môn, nghiệp vụ phụ trách công tác PCGD-XMC của Sở);

Cấp huyện: 06 người (Gồm: Đại diện 04 phòng GDĐT, 02 trường mầm non); tổng cộng 10 người/tỉnh, thành phố.

(Có Phụ lục 1: Danh sách các tỉnh/thành phố mời dự hội thảo kèm theo).

2.2. Tổ chức Hội thảo “Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, vấn đề liên thông giữa mầm non và tiểu học - thực trạng và giải pháp”

- Thời gian: Hội thảo tổ chức trong 01 ngày (dự kiến từ 12-16/12/2022).

- Địa điểm:

+ Miền Bắc dự kiến tổ chức tại Hà Nội;

+ Miền Nam: dự kiến tại Đồng Nai;

+ Miền Trung: dự kiến tại Thừa Thiên Huế.

- Tổng số đại biểu triệu tập tham dự 03 Hội thảo là 150 đại biểu (50 đại biểu/hội thảo), cụ thể:

- Bộ GDĐT gồm: lãnh đạo và chuyên viên vụ GDMN và Vụ GDTH.

- Chuyên gia: Trường ĐHSP Hà Nội (02, gồm khoa GDMN và khoa GDTH); Trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội (01); Trường ĐH Thủ Đô (01), CSĐSPTƯ Hà Nội (01); Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế (02, gồm GDMN và GDTH); Trường ĐH Vinh (02, gồm GDMN và GDTH); Trường CĐSPTƯ 2 (02), ĐH Đà Nẵng (01); Trường ĐHSP TPHCM (02, gồm GDMN và GDTH); Trường CĐSPTW3 (01), Trường ĐH Bình Dương (01) và một số chuyên gia độc lập.

- Các Sở GDĐT, gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước (mỗi tỉnh gồm 03 CBQL, 03 GVMN dạy MG 5-6 tuổi, 02 GV dạy lớp 1).

Các đơn vị cử người tham gia viết tham luận hội thảo (Có phụ lục 2 - Danh sách và nội dung tham luận kèm theo).

2.3. Kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của một số tỉnh, thành phố

- Hình thức: Thẩm định hồ sơ duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNTNT, gồm: 16 tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Thuận, Long An, An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Lào Cai, Tuyên Quang, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế).

- Nội dung: Đánh giá kết quả duy trì, đạt chuẩn PCGDMNTNT theo quy định tại Nghị định 20 và Thông tư 07; sau khi đánh giá ban hành thông báo kết quả gửi UBND các tỉnh, thành phố.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Vụ Giáo dục Mầm non

- Xây dựng Kế hoạch, nội dung, chủ trì tổ chức Hội thảo đánh giá công tác duy trì, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng PCGDMNTNT theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư và Hội thảo “Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, vấn đề liên thông giữa mầm non và tiểu học - thực trạng và giải pháp”, hoàn thành trong tháng 12/2022.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch, tham mưu lãnh đạo Bộ thành lập Tổ thẩm định hồ sơ để đánh giá kết quả duy trì, nâng cao chất lượng thực hiện PCGDMNTNT của 16 đơn vị cấp tỉnh, hoàn thành trong tháng 12/2022.

3.2. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các Vụ/Cục: Kế hoạch - Tài chính, Cơ sở Vật chất, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, NG&CBQLGD cử người tham dự Hội thảo theo thành phần quy định, chuẩn bị các ý kiến phát biểu, trao đổi tại Hội thảo; tham gia đề xuất và giải trình những vướng mắc của địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMNTNT.

3.3. S Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố

- Cử đại biểu tham gia 02 Hội thảo đúng thành phần triệu tập.

- Riêng 24 tỉnh tham dự “Hội thảo đánh giá công tác duy trì, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng PCGDMNTNT theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư”: Tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD - XMC của tỉnh cử người tham dự Hội thảo đúng thành phần quy định; chuẩn bị báo cáo một số thông tin tóm tắt về GDMN năm học 2022-2023 gửi về Bộ qua Vụ GDMN chậm nhất ngày 30/11/2022 (Có Phụ lục 3- Đ cương báo cáo và Phụ lục 4 biểu mẫu kèm theo).

- Đối với 16 tỉnh, thành phố trong danh sách Bộ GDĐT kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật PCGDMNTNT:

Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ban chỉ đạo PCGD-XMC của tỉnh hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả duy trì, nâng cao chất lượng PCGDMNTNT (dữ liệu báo cáo chốt số liệu của năm 2021) theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP, gửi về Bộ GDĐT (qua Vụ GDMN, hồ sơ bản giấy) trước ngày 30/11/2022, gồm:

(1) Tờ trình của Ban chỉ đạo PCGD-XMC;

(2) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, kèm theo các biểu thống kê; kiểm tra, rà soát dữ liệu phần mềm PCGD-XMC;

(3) Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của tỉnh đối với huyện;

(4) Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục.

3.4. Các trường đại học, phối hợp cử người tham gia theo đúng thành phần và chuẩn bị các nội dung tham luận theo dự kiến (Có Phụ lục 2 - Danh sách tham luận kèm theo).

4. Kinh phí

Kinh phí tổ chức Hội thảo đánh giá công tác duy trì, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng PCGDMNTNT theo Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư; Hội thảo “Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, vấn đề liên thông giữa mầm non và tiểu học - thực trạng và giải pháp” và kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện duy trì PCGDMNTNT từ nguồn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022.

Vụ Giáo dục Mầm non dự toán kinh phí, tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (đ b/c);
- Ban Tuyên giáo TW, UBTVQH,
Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- UBND, Sở GDĐT, BCĐPCGD-XMC các tỉnh/TP (để p/h);
- Vụ/cục: KHTC, CSVC, GDMN, GDTH, GDTrH, NG&CBQLGD (để t/h);
- Các trưng: ĐHSP Hà Nội, ĐHGD, ĐHQGHN;
ĐH Thủ Đô, CSĐSPTƯHN; ĐHSP, ĐH Huế, ĐH Vinh, CĐSPTƯ 2, ĐH Đà Nng; ĐHSP TPHCM;
CĐSPTW3, ĐH Bình Dương;
- Lưu: VT, GDMN (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC TỈNH DỰ KIẾN MỜI THAM DỰ HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DUY TRÌ, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI THEO KẾT LUẬN SỐ 51-KL/TW NGÀY 30/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ
(Kèm theo Kế hoạch số 1611/KH-BGDĐT ngày 15/11/2022 của Bộ GDĐT)

Hội thảo Miền bắc

Hội thảo Miền Nam

 

ĐB Sông Hồng

 

Bắc Trung Bộ

1

Hà Nội

1

Hà Tĩnh

2

Bắc Ninh

2

Quảng Trị

3

Hà Nam

3

Đà Nẵng

4

Hải Phòng

 

Tây Nguyên

5

Quảng Ninh

4

Kon Tum

6

Nam Định

5

Lâm Đồng

 

Miền núi phía Bắc

 

Đông Nam Bộ

7

Bắc Giang

6

Đồng Nai

8

Hòa Bình

7

Bà Rịa - Vũng Tàu

9

Lào Cai

8

TP Hồ Chí Minh

10

Tuyên Quang

 

ĐB Sông Cửu Long

11

Phú Thọ

9

Long An

12

Thái Nguyên

10

Cần Thơ

 

 

11

Hậu Giang

 

 

12

Bến Tre

 

Tổng 24 tỉnh

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH VÀ NỘI DUNG THAM LUẬN HỘI THẢO “CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP 1, VẤN ĐỀ LIÊN THÔNG GIỮA MẦM NON VÀ TIỂU HỌC - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
(Kèm theo Kế hoạch số 1611/KH-BGDĐT ngày 15/11/2022 của Bộ GDĐT)

TT

NỘI DUNG THAM LUẬN

ĐƠN VỊ

GHI CHÚ

1

Kinh nghiệm và giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo liên thông giữa mầm non và tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.

Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Thủ Đô, CSĐSPTƯ Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm thuộc Đại học Huế, Trường ĐH Vinh, Trường CĐSPTƯ 2, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐHSP TPHCM, Trường CĐSPTW3, Trường ĐH Bình Dương.

Tổng số 11 tham luận

Cấu trúc theo form sau:

1. Đặt vấn đề

2. Một số kinh nghiệm triển khai việc chuẩn bị trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1, đảm bảo liên thông giữa mầm non và tiểu học, hỗ trợ

3. Đề xuất giải pháp đảm bảo tính liên thông giữa mầm non và tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.

Thể thức trình bày bài tham luận

- Tên tham luận (kiểu chữ in hoa, căn giữa, bôi đậm).

- Họ tên người viết tham luận, đơn vị công tác (kiểu chữ nghiêng, căn giữa, bôi đậm).

- Cỡ chữ: 14, times new romam, dãn dòng single, befor 6pt; lề trên 2cm, lề phải 2 cm, lề dưới 2 cm, lề trái 3 cm.

- Số trang tối đa không quá 3 trang.

Bài tham luận được gửi về Bộ GDDT qua Vụ GDMN địa chỉ email vugdmn@moet.gov.vn; chuyên viên đầu mối nguyenhien@moet.gov.vn điện thoại 0948810379. Các đơn vị gửi bài trước ngày 22/11/2022.

2

Kinh nghiệm và giải pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo liên thông giữa mầm non và tiểu học, hỗ trợ trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1.

Hà Nội (Trường Tiểu học); Bắc Ninh (sở GDĐT); TT Huế (phòng GDĐT); Hà Tĩnh (sở GDĐT); Quảng Bình (trường Tiểu học); Đồng Nai (trường MN); TPHCM (phòng GDĐT) Thái Bình (trường MN);

Tổng số 08 tham luận

3

Kinh nghiệm và đề xuất giải pháp trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức và thiết kế môi trường học tập để tổ chức đảm bảo hiệu quả tính liên thông giữa Mầm non và tiểu học, giúp trẻ em mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1.

Hải Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng và Bình Phước (GVMN); Hà Nam, Quảng trị và Bình Dương (GVTH).

Tổng số 07 tham luận.

 

Tổng số

26 tham luận

 

 

PHỤ LỤC 3

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUẨN BỊ CHO HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DUY TRÌ, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI THEO KẾT LUẬN SỐ 51-KL/TW NGÀY 30/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ
(Kèm theo Kế hoạch số 1611/KH-BGDĐT ngày 15/11/2022 của Bộ GDĐT)

TỈNH/THÀNH PHỐ: ……
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /BC-BGDĐT

…., ngày ….. tháng .... năm 2022

 

Đ CƯƠNG BÁO CÁO

Một số thông tin về phát triển giáo dục mầm non năm học 2022-2023

1. Thông tin chung về GDMN năm học 2022-2023

a) Đơn vị hành chính

- Số đơn vị cấp huyện (Quận, huyện):…………;

- Số đơn vị cấp xã (xã/phường/thị trấn):………, trong đó: ……… xã thuộc vùng khó khăn, ……… xã thuộc vùng ĐBKK.

b) Mạng lưới cơ sở GDMN

- Số trường mầm non:………, trong đó: ……….. trường vùng khó khăn, ………. trường vùng ĐBKK.

- Số cơ sở độc lập (CSĐL):……., trong đó: ……….. CSĐL vùng khó khăn, ……… CSĐL vùng ĐBKK.

c) Tỷ lệ huy động trẻ em các độ tuổi

- Thực trạng huy động từng độ tuổi: Nhà trẻ, Mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi.

- Thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:

+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng:

+ Tỷ lệ trẻ em học 2 buổi/ngày;

+ Tỷ lệ trẻ em được tổ chức ăn bán trú.

d) Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

+ Thực trạng:

+ Thừa, thiếu giáo viên cần bổ sung:

+ Thừa, thiếu biên chế cần bổ sung.

+ Số xã còn thiếu giáo viên:………; trong đó: ……… xã vùng khó khăn; ……. xã vùng ĐBKK.

đ) Phòng học

+ Thực trạng:

+ Thừa, thiếu cần bổ sung.

+ Số xã còn thiếu phòng học:……..; trong đó: ……. xã vùng khó khăn; ………. xã vùng ĐBKK.

(Có biểu phụ lục số liệu kèm theo)

2. Triển khai thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo giai đoạn 2023-2025

2.1. Thuận lợi, khó khăn của địa phương

- Số xã khó khăn khi triển khai thí điểm; nguyên nhân.

- Số xã thuận lợi khi triển khai thí điểm; nguyên nhân.

2.2. Đề xuất những vấn đề cần tháo gỡ khi triển khai thí điểm PCGDMNTMG

………….

3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp cơ bản để thực hiện nâng cao chất lượng PCGDMNTNT

………

4. Kiến nghị, đề xuất

4.1. Với Đảng và Chính phủ

4.2. Với Bộ GDĐT và các Bộ, ngành có liên quan.

 

PHỤ LỤC 4

TỈNH/THÀNH PHỐ: ……………..

BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON NĂM HỌC 2022-2023 CHUẨN BỊ CHO BUỔI HỘI THẢO
(Kèm theo Kế hoạch số 1611/KH-BGDĐT ngày 15/11/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Đơn vị

Số trường MN

Số cơ sở độc lập

T lệ huy động trẻ năm 2022-2023 (%)

Phòng học

Đội ngũ giáo viên (Trường công lập)

Tỷ lệ GV MG theo trình độ chuẩn

Tổng số

Tr. Đó: điểm trường lẻ

Số trường dự kiến thành lập mới 2022-2025

Nhà trẻ

Mu giáo

BQ phòng/nhóm lớp

Tỷ lệ phòng kiên c

Tỷ lệ phòng bán kiên c

T lệ phòng học tạm

Tỷ lệ phòng học nhờ/mượn

PH thiếu cần bổ sung

Số phòng dự kiến xây mới 2022-2025

BQ GV/lớp NT

BQ GV/lớp MG

Số BC giao còn thiếu

SGV thiếu cần bổ sung

Trên chuẩn

Đạt chun

Chưa đạt chuẩn

Công lập

Ngoài CL

Tổng

3T

4T

5T

Nhà trẻ

MG

1

Huyện....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,1

Tên xã:...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,2

Tên xã:...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,1

Tên xã:...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,2

Tên xã:...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu




.... ngày    tháng 11 năm 2022
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ




 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1611/KH-BGDĐT thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 đối với giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 1611/KH-BGDĐT
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 15/11/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Ngô Thị Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản