- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 192/BNN-TY tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2011 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Quyết định 650/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 1861/QĐ-UBND về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8Luật thú y 2015
- 9Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/KH-UBND | Phú Yên, ngày 24 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM NĂM 2017
Bệnh Cúm gia cầm (Avian Influenza) là một bệnh truyền nhiễm ở loài chim và động vật có vú (bao gồm cả người). Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6. Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Một số chủng vi rút cúm gia cầm không gây bệnh cho gia cầm nhưng có thể lây truyền bệnh cho người và gây tử vong ở người (vi rút cúm A/H7N9).
Tại tỉnh Phú Yên nguy cơ tái phát những ổ dịch cũ và lây lan ra diện rộng là rất lớn.
Thực hiện Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương; Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 280/TTr-SNN ngày 14/10/2016), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm năm 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục tiêu chung:
Tiếp tục khống chế bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao một cách bền vững trong năm 2017, nhằm phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch cúm gia cầm; không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan diện rộng từ đó giảm thiểu các trường hợp bệnh cúm gia cầm lây sang người.
2. Mục tiêu cụ thể:
Giảm tỷ lệ đàn gia cầm có lưu hành vi rút cúm gia cầm H5N1, H5N6, …
Tỷ lệ tiêm phòng tại các địa bàn trọng yếu đạt trên 80% gia cầm trong diện tiêm;
Giảm thiểu nguy cơ các chủng vi rút mới như: Cúm A/H7N9, cúm A/H5N6 xâm nhập vào tỉnh qua hoạt động kinh doanh, mua bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi chủng vi rút mới xâm nhập vào tỉnh.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM.
1. Khi trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận chưa có dịch cúm gia cầm:
1.1 Phòng bệnh bằng vắc xin:
- Đối tượng tiêm phòng:
+ Trang trại, cơ sở nuôi gia cầm tập trung: Gia cầm giống, gia cầm trứng thương phẩm, gia cầm nuôi thịt với thời gian nuôi trên 45 ngày, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Gà, vịt, ngan, chim cút và một số đối tượng gia cầm mẫn cảm khác do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.
- Phạm vi tiêm phòng: Trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian tiêm phòng:
+ Tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và định kỳ tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới, đàn gia cầm hết thời gian miễn dịch bảo hộ.
+ Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
- Căn cứ vào thông báo chủng vi rút lưu hành tại thực địa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc-xin sử dụng để phòng, chống bệnh Cúm gia cầm cho phù hợp.
- Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.
1.2. Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc:
Sử dụng hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc khu vực chăn nuôi, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, các chợ buôn bán gia cầm, phương tiện vận chuyển, khu vực có ổ dịch xảy ra, các ổ dịch cũ và những khu vực có nguy cơ cao… theo hướng dẫn tại phụ lục 8 hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
2. Khi trên địa bàn tỉnh chưa có dịch và tỉnh lân cận có dịch cúm gia cầm:
2.1 Mục tiêu: Ngăn chặn có hiệu quả sự lây lan dịch cúm gia cầm H5N1 và các chủng vi rút mới từ ngoài vào địa bàn tỉnh.
2.2 Các hoạt động cụ thể: Các hoạt động cụ thể vẫn triển khai như khoản 01 và triển khai thêm một số hoạt động sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời để thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; cấm vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, thức ăn gia cầm có xuất xứ từ các địa phương có dịch vào tỉnh.
3. Khi trên địa bàn tỉnh có ổ dịch cúm gia cầm chưa lây lan ra diện rộng:
3.1 Mục tiêu: Nhanh chóng dập tắt ổ dịch; bao vây khống chế ổ dịch không để lây lan bệnh dịch ra xung quanh.
3.2 Các hoạt động cụ thể:
a) Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra:
- Khi có ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra, tổ chức tiêm phòng cho gia cầm khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia cầm mẫn cảm tại các thôn, buôn chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.
- Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
b) Vệ sinh, khử trùng tiêu độc:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh hỗ trợ hóa chất sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi nơi xảy ra ổ dịch và các vùng giáp ranh với ổ dịch.
c) Giám sát bệnh cúm gia cầm:
- Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn gia cầm mới nuôi, đàn gia cầm trong vùng ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.
4. Khi trên địa bàn tỉnh có dịch cúm gia cầm xảy ra diện rộng:
a) Mục tiêu: Nhanh chóng bao vây, khống chế, dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
b) Các hoạt động cụ thể: Tương tự như khoản 3 của kế hoạch này và triển khai thêm một số hoạt động sau:
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công bố dịch bệnh cúm gia cầm theo quy định tại Điều 26 của Luật Thú y.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vắc xin và thuốc sát trùng để phòng chống dịch.
- Phạm vi tiêm phòng:
+ Đối với gà: 06 huyện đồng bằng thuộc khu vực nguy cơ cao tiêm phòng cho toàn đàn; 03 huyện miền núi (Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân) Bắt buộc tiêm phòng cho đàn gà chăn nuôi tập trung, gà chọi, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà chăn nuôi nhỏ lẻ.
+ Đối với vịt: Tiêm phòng cho 100% đàn vịt đến tuổi tiêm phòng ở 09 huyện, thị xã, thành phố.
+ Số lượng gia cầm tiêm phòng thuộc diện nhà nước hỗ trợ vắc cin (theo thống kê những đàn gia cầm dưới 2.000 con của các huyện thị xã, thành phố) dự kiến: Vịt: 770.719 con, gà: 747.949 con, cút: 635.900 con.
5.1. Gia cầm bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Đàn gia cầm phát hiện mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao.
b) Đàn gia cầm nuôi thả rông xung quanh mà chưa được tiêm phòng vắc xin cúm và đã tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh hoặc tiếp xúc với đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao.
5.2. Việc tiêu hủy gia cầm phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H5N1 hoặc vi rút cúm A/H5N6 hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận là mắc bệnh cúm gia cầm.
5.3. Các địa phương chuẩn bị địa điểm chôn lấp gia cầm bệnh, chết khi có dịch xảy ra. Việc xử lý gia cầm mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mẫu bệnh phẩm dùng để phát hiện mầm bệnh Cúm gia cầm là dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm tổ chức của gia cầm mắc bệnh hoặc nguyên con gia cầm mắc bệnh gửi về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Công bố hết dịch tại điều 31 của Luật Thú y và Điều 11 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
III. NGUỒN KINH PHÍ KHI CÓ DỊCH CÚM GIA CẦM XẢY RA:
1. Khi dịch xảy ra nhỏ lẻ, diện hẹp:
a) Ngân sách tỉnh: Kinh phí mua vaccin, thuốc sát trùng, dụng cụ, vật tư, trang thiết bị bảo quản vaccin, bảo quản và vận chuyển vaccin (tỉnh, huyện), giám sát lâm sàng, tập huấn, hội nghị, hội thảo (cấp tỉnh), gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền; khi có dịch xảy ra chi trả công tiêm phòng và các hoạt động chống dịch.
b) Ngân sách huyện: Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng, tập huấn, hội nghị (cấp huyện), triển khai tiêu độc khử trùng, bảo hộ lao động phòng chống dịch, bảo quản, vận chuyển vaccin từ huyện đến xã và trong quá trình tiêm phòng; kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm, sự cố trong và sau khi tiêm phòng, lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh (thực hiện theo Quyết định 719/QĐ-TTg, ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quyết định số 1861/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 650/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 1 của Quyết định 1861/QĐ-UBND) những đàn gia cầm thuộc đối tượng tiêm phòng nếu không chấp hành tiêm phòng mà để xảy ra dịch thì buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm và chủ chăn nuôi sẽ không được hỗ trợ bồi thường thiệt hại.
c) Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo:
Chủ chăn nuôi gia cầm bao gồm: (chủ cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quân đội, trang trại, hộ gia đình có đàn gia cầm trên 2.000 con) có trách nhiệm tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm của đơn vị mình và phải thanh toán toàn bộ chi phí tiêm phòng (vaccin và các chi phí cho tiêm phòng).
Chủ chăn nuôi hộ gia đình có đàn gia cầm dưới 2.000 con phải trả tiền công tiêm phòng theo Công văn số 192/BNN-TY ngày 15/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mức tiền công chi trả theo thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
d) Khái toán kinh phí thực hiện (chưa bao gồm ngân sách cấp huyện):
Khi dịch xảy ra nhỏ lẻ: Dự ước tổng kinh phí thực hiện 543.650.000 đồng, trong đó, ngân sách tỉnh: 543.650.000 đồng, bao gồm:
- Kinh phí mua vaccin: Dự kiến mua vaccin dự trữ 25% là 680.000 liều, ước khoảng 272.000.000 đồng (dự trữ bằng tiền khi có ổ dịch nhỏ, lẻ xảy ra sẽ mua vaccin tiêm phòng khẩn cấp).
- Kinh phí mua thuốc tiêu độc khử trùng: 2.000 lít, ước khoảng 250.000.000 đồng.
- Các khoản chi phí khác có liên quan: 21.650.000 đồng (thẩm định giá mua, vận chuyển vaccin và giám sát, xét nghiệm chẩn đoán bệnh)
2. Khi dịch xảy ra diện rộng:
Dự ước tổng kinh phí thực hiện: 2.312.480.000 đồng, trong đó bao gồm:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 3.400.000 liều vắc xin cúm gia cầm và 10.000 lít thuốc sát trùng Benkocid tương đương 2.250.000.000 đồng (Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp bằng vaccin và thuốc sát trùng khi có dịch xảy ra và có chiều hướng lan ra diện rộng).
- Ngân sách tỉnh: 62.480.000 đồng, bao gồm:
+ Kinh phí mua dụng cụ tiêm phòng: 36.000.000 đồng.
+ Kinh phí vận chuyển vaccin: 9.400.000 đồng.
+ Công tác phí kiểm tra và giám sát tiêm phòng, tiêu độc: 8.000.000 đồng.
+ Chi phí thẩm định giá: 1.100.000 đồng.
+ Phí xét nghiệm hiệu giá tiêm vaccin: 7.980.000 đồng.
- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố:
+ Bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, xã tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng.
+ Mua dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
+ Tập huấn kỹ thuật bệnh cúm gia cầm.
+ Chi phí vận chuyển vaccin, thuốc sát trùng, vật tư phòng chống dịch từ huyện đến xã.
+ Thông tin tuyên truyền, sơ kết, tổng kết.
+ Chi phí cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch (tiêu hủy gia cầm, tiêm phòng, tiêu độc, trực Chốt kiểm dịch tạm thời và đội liên ngành phòng, chống dịch).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; kiểm tra đôn đốc Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện Kế hoạch và tổng hợp tình hình báo cáo cho UBND tỉnh định kỳ 06 tháng/lần và tổng kết năm.
- Chủ động làm việc với Sở Tài chính và các sở liên quan để Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm.
3. Các sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn quản lý; xây dựng Kế hoạch thật chi tiết, cụ thể về phòng, chống dịch cúm gia cầm của huyện, thị xã, thành phố và tổ chức thực hiện.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM NĂM 2017
I. Cơ sở pháp lý xây dựng dự toán:
Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương.
II. Nhu cầu kinh phí thực hiện: (xem chi tiết tại phụ lục)
A. Khi có dịch xảy ra nhỏ lẻ (ngân sách tỉnh chi)
Tổng kinh phí thực hiện: 543.650.000 đồng (năm trăm ba mươi sáu triệu đồng) bao gồm:
+ Kinh phí mua vaccin 272.000.000 đồng.
+ Kinh phí mua thuốc tiêu độc sát trùng 250.000.000 đồng
+ Các khoản chi khác liên quan 21.650.000 đồng.
DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM KHI CÓ DỊCH XẢY RA NHỎ LẺ
Stt | Nội dung | Đ vị tính | Số lượng | Đơn giá (đ) | Thành tiền (đồng) |
1 | Kinh phí mua vật tư |
|
|
| 522.000.000 |
a | Vaccin Cúm (dự phòng 25%) | liều | 680.000 | 400 | 272.000.000 |
b | Kinh phí tiêu độc sát trùng | Lít | 2.000 | 125.000 | 250.000.000 |
2 | Kinh phí vận chuyển vaccin và giám sát |
|
|
| 14.000.000 |
a | Vận chuyển vaccin, thuốc; giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, tiêu độc sát trùng. |
|
|
| 11.000.000 |
c | Chi phí thẩm định giá mua |
|
| 0,5376% | 3.000.000 |
3 | Phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh | Mẫu | 15 | 510.000 | 7.650.000 |
| Tổng nhu cầu kinh phí |
|
|
| 543.650.000 |
1. Số lượng gia cầm dự kiến tiêm: 25% tổng đàn gia cầm trong diện tiêm là 680.000 liều
Theo thống kê của UBND các huyện, thị xã và thành phố tháng 9/2015 bao gồm:
- Vịt: 770.719 con, liều tiêm phòng 02 liều/con.
- Gà: 747.949 con liều tiêm phòng 0,5 ml/con = 01 liều.
- Cút: 635.900 con, liều tiêm phòng 0,3 ml/con = 0,6 liều.
* Nhu cầu vaccin: (770.719 con x 02 liều/con+ 747.949 con x 01 liều + 635.900 x 0,6 liều) x 25% = 667.500 (làm tròn: 680.000 liều).
B. Khi có dịch xảy ra trên diện rộng:
Tổng kinh phí thực hiện: 2.312.480.000 đồng bao gồm:
Ngân sách Trung ương: 2.250.000.000 đồng.
Ngân sách địa phương: 62.480.000 đồng trong đó:
+ Kinh phí mua vật tư và dụng cụ tiêm phòng 36.000.000 đồng
+ Các khoản chi khác liên quan 26.480.000 đồng
DỰ TOÁN KINH PHÍ TIÊM PHÒNG VACCIN CÚM GIA CẦM KHI CÓ DỊCH XẢY RA DIỆN RỘNG
Stt | Nội dung | Đ vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền (đồng) |
1 | Kinh phí mua vật tư |
|
|
| 2.286.000.000 |
a | Vaccin Cúm (Trung ương cấp) | liều | 3.400.000 | 400 | 1.360.000.000 |
b | Thuốc sát trùng (Trung ương cấp) | lít | 10.000 | 89.000 | 890.000.000 |
c | Bơm tiêm liên tục 2 cc (mỗi xã 04 cái) | bộ | 400 | 90.000 | 36.000.000 |
2 | Kinh phí vận chuyển vaccin |
|
|
| 9.400.000 |
a | Vận chuyển vaccin về tỉnh | đợt | 02 | 2.000.000 | 4.000.000 |
b | Vận chuyển vaccin về huyện | km | 2.000 | 18.000 | 5.400.000 |
3 | Công tác phí kiểm tra dịch bệnh; giám sát tiêm phòng, tiêu độc sát trùng. | ng | 03 | 100.000 | 8.000.000 |
4 | Chi phí thẩm định giá mua (<200 triệu) |
|
| Định mức | 1.100.000 |
5 | Phí xét nghiệm hiệu giá tiêm vaccin | mẫu | 210 | 38.000 | 7.980.000 |
Tổng cộng |
|
|
| 2.312.480.000 |
Thuyết minh:
1. Số lượng gia cầm dự kiến tiêm: Kết quả tiêm phòng hàng năm toàn tỉnh trong Chương trình quốc gia khoảng 3.400.000 liều).
2. Giá vaccin, thuốc sát trùng, dụng cụ tiêm phòng: Tạm tính
3. Các khoản kinh phí khác liên quan:
a. Vận chuyển vaccin về huyện:
Bình quân đi về các huyện trong tỉnh: 100 km x 05 ngày/tháng x 02 tháng (cho 02 đợt tiêm phòng) x 15 lít xăng/100 km x 18.000 đ/ lít xăng = 2.700.000 đồng
b. Công tác phí cán bộ kiểm tra, giám sát tiêm phòng và tiêu độc sát trùng các huyện:
Bình quân số km đi về 8 huyện, thị xã kiểm tra và giám sát: 900 km
03 người/ngày x 05 ngày/tháng x 02 tháng (cho 02 đợt tiêm phòng) x 100.000 đ/ ngày/người = 3.000.000 đồng.
Nhiên liệu ô tô công tác: 900 km/tháng x 2 tháng x 15 lít/100 km x 18.000 đ/lít = 4.860.000 đồng.
d. Chi phí thẩm định giá mua dụng cụ tiêm phòng: (<200 triệu)
Theo bảng giá tính tỷ lệ dịch vụ thẩm định giá, định mức 0,5376 x 110% x 640.000.000 = 3.784.000 đồng
4. Phí xét nghiệm hiệu giá tiêm vaccin: Theo định mức chi về phí phòng chống bệnh động vật quy định tại khoản 4.18 Phụ lục 3 Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Vật tư lấy mẫu để xét nghiệm hiệu giá, Chi cục sử dụng vật tư tồn kho có sẵn.
Mỗi địa phương tiêm phòng lấy 30 mẫu huyết thanh
Số lượng các huyện, thị xã thành phố tiêm phòng: 07
Dự kiến lấy mẫu xét nghiệm hiệu giá tiêm vaccin: 30 mẫu x 07 = 210 mẫu
5. Chi phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm gia cầm
Công văn số 243/TY-DT, ngày 21/02/2014 về việc xét nghiệm, giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm.
Mức thu phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh:Theo mức thu quy định tại khoản 4.15, Phụ lục 2, Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Dự kiến lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh: 15 mẫu x 510.000 đ/mẫu = 7.650.000 đ.
- 1Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2007 về sửa đổi một số điểm tại Quy định chế độ tài chính hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm kèm theo Quyết định 909/QĐ-UBND do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 242/QĐ-UBND về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2016
- 6Công điện 03/CĐ-UBND năm 2017 về tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành
- 7Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, dịch Tai xanh lợn và dịch Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018
- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2007 về sửa đổi một số điểm tại Quy định chế độ tài chính hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm kèm theo Quyết định 909/QĐ-UBND do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Công văn 192/BNN-TY tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2011 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 9Quyết định 650/QĐ-UBND năm 2014 sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 1861/QĐ-UBND về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 10Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 11Luật thú y 2015
- 12Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 13Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Quyết định 242/QĐ-UBND về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Tai xanh lợn (PRRS), dịch Lở mồm long móng gia súc và bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2016
- 15Công điện 03/CĐ-UBND năm 2017 về tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành
- 16Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 17Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, dịch Tai xanh lợn và dịch Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018
Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 159/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Trần Hữu Thế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định