- 1Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 2Quyết định 2787/QĐ-BYT năm 2021 về "Hướng dẫn phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp" do Bộ Y tế ban hành
- 1Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/KH-UBND | Hưng Yên, ngày 15 tháng 10 năm 2021 |
THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 128);
Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn số 4800);
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:
1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 và Hướng dẫn số 4800 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, kiểm soát dịch chặt chẽ; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2. Huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp; trong đó, y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an... Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.
3. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin.
II. ĐÁNH GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH
Trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 298 ca mắc COVID-19 tại 6/10 huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, cơ bản dịch cơ bản kiểm soát, qua 14 ngày không có ca mới trong cộng đồng. Toàn tỉnh có khoảng 43% số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19; chưa đạt yêu cầu tối thiểu 80% người từ 65 tuổi trở lên tiêm đủ liều vắc xin trong tháng 10/2021.
Như vậy, cấp độ dịch hiện nay của tỉnh Hưng Yên: Cấp độ 2.
UBND cấp huyện thực hiện việc xác định cấp độ dịch và chỉ đạo xác định cấp độ dịch trên địa bàn theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Hướng dẫn số 4800 của Bộ Y tế.
Nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức các hoạt động trên địa bàn tỉnh từ 0h00 ngày 16/10/2021 đến khi có thông báo mới như sau:
1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp
* Yêu cầu chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa; cơ sở cung cấp dịch vụ; phương tiện vận tải; cơ sở văn hóa, thể thao, du lịch, tôn giáo, tín ngưỡng:
- Chủ cơ sở, người quản lý: Phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ, ngành chuyên môn và cơ quan quản lý; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; quét mã QR đối với người đến hoặc lập danh sách để quản lý.
- Khách hàng, người sử dụng dịch vụ, người tham gia các hoạt động, sự kiện: Thường xuyên đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm Thông điệp 5K.
- Người làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, spa, làm đẹp, lưu trú, trên phương tiện vận tải hành khách: Phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 06 tháng.
1.1. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời
- Hoạt động trong nhà và ngoài trời: Đảm bảo không quá 30 người tham gia hoặc không quá 100 người đối với trường hợp người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 06 tháng.
- Đám cưới, đám tang đảm bảo không quá 30 người dự tại cùng một thời điểm, thực hiện nghiêm quy định 5K.
1.2. Vận tải khách công cộng đường bộ, đường thủy
- Vận tải khách nội tỉnh: Xe taxi, hợp đồng, du lịch, xe buýt và vận tải khách ngang sông hoạt động đảm bảo chở không quá 50% số ghế.
- Vận tải khách liên tỉnh
Vận tải hành khách đường bộ tuyến cố định đảm bảo không quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng cho phép.
Vận tải hành khách ngang sông được chở không quá 50% sức chứa của phương tiện. Người điều khiển phương tiện và hành khách phải tiêm đủ liều vắc xin qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 06 tháng.
1.3. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh và liên tỉnh: Hoạt động đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh.
1.4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng: Hoạt động khi có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định liên quan.
- Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ truyền thống: Hoạt động đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
- Nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán giải khát; cơ sở cắt tóc, gội đầu, spa, chăm sóc sắc đẹp, mátxa, gym, yoga: Hoạt động không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm, không quá 10 người trong 01 phòng kín.
Tiếp tục dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống vỉa hè; dịch vụ vũ trường, karaoke, quán bar, game, internet.
1.5. Hoạt động giáo dục, đào tạo
Căn cứ tình hình thực tế và cấp độ dịch xác định tại từng huyện, xã để bố trí hoạt động dạy học trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế; giáo viên trực tiếp giảng dạy phải được tiêm đủ liều vắc xin qua 14 ngày; bố trí giờ học, giờ ra chơi, giờ ăn trưa lệch nhau; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người.
1.6. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Hoạt động đảm bảo tại cùng thời điểm có không quá 30 người hoặc 100 người đối với trường hợp người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng.
1.7. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
- Khách sạn, nhà nghỉ, điểm tham quan du lịch; rạp chiếu phim; sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; biểu diễn và thi đấu thể dục thể thao: Hoạt động không quá 50% công suất, chỉ đón khách, người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ.
- Hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe hằng ngày của người dân: Không tập trung quá 30 người chưa tiêm đủ liều vắc xin hoặc 100 người đối với trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng.
1.8. Hoạt động cơ quan, công sở trở lại bình thường nhưng phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm đảm bảo quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
1.9. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Các thông tin của người dân về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19 phải được cập nhật kịp thời lên hệ thống phần mềm PC-COVID.
- Thực hiện quét mã QR đối với tất cả người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người.
2.1. Tuân thủ 5K
2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Khai báo y tế khi có triệu chứng hoặc di chuyển về từ các vùng dịch với cơ sở y tế địa phương; đăng ký khám chữa bệnh;
- Quét mã QR tại các địa điểm tập trung đông người (trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, phương tiện công cộng, nhà máy, bệnh viện, ...).
- Thực hiện đăng ký tiêm vắc xin trên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và nhận chứng nhận tiêm điện tử theo quy định của Bộ Y tế.
2.3. Đi lại của người dân từ các địa phương có cấp độ dịch khác nhau:
2.3.1. Người đi từ khu vực khu vực nguy cơ cao (cấp 3), nguy cơ rất cao (cấp 4) về tỉnh:
- Người đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 06 tháng: Tự cách ly tại nhà 07 ngày; xét nghiệm 02 lần, vào ngày đầu tiên và ngày thứ 07 kể từ ngày đến/về địa phương.
- Người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Cách ly tập trung 07 ngày; xét nghiệm 02 lần, vào ngày đầu tiên và ngày thứ 07 kể từ ngày đến/về địa phương.
- Người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Cách ly tập trung 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo và thực hiện Thông điệp 5K; xét nghiệm 03 lần, vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày đến/về địa phương.
2.3.2. Người từ khu vực nguy cơ (cấp 2) về tỉnh:
- Người tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 06 tháng: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày kể từ ngày đến/về địa phương và thực hiện Thông điệp 5K.
Trường hợp có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72h kể từ thời điểm lấy mẫu thì được sinh hoạt, làm việc bình thường và thực hiện Thông điệp 5K.
- Người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Tự theo dõi sức khỏe trong vòng 07 ngày tại nhà, nơi lưu trú và thực hiện Thông điệp 5K.
2.3.3. Người đi từ khu vực nguy cơ thấp (cấp 1) về tỉnh:
- Người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 06 tháng: Được sinh hoạt, làm việc bình thường theo quy định; thực hiện Thông điệp 5K.
- Người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Cơ quan y tế trên địa bàn tiếp nhận người đến dựa trên đánh giá dịch tễ và tình hình dịch trên địa bàn để hướng dẫn theo dõi, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
* Trường hợp người thuộc diện phải cách ly tập trung là người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ em thì thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.
* Các trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì phải báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để theo dõi và xử trí theo quy định.
1. Sở Y tế
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; báo cáo tiêu chí phân loại cấp độ dịch của tỉnh về Bộ Y tế (qua Cục Y tế dự phòng); tham mưu UBND tỉnh các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện xác định cấp độ dịch của từng địa phương và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng; tổng hợp, công bố, cập nhật các cấp độ dịch của tỉnh, của từng địa phương và vùng cách ly y tế (phong tỏa) trên địa bàn tỉnh và các biện pháp áp dụng tương ứng trên Cổng Thông tin điện tử của Sở, của UBND tỉnh và của Bộ Y tế theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh tiêu chí phân loại và điều chỉnh cấp độ dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế và thực tiễn triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi; báo cáo UBND tỉnh.
2. Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ, chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan của các bộ, ngành Trung ương.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
4. UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đánh giá, xác định cấp độ dịch trên địa bàn cấp huyện, cấp xã, gửi Sở Y tế để tổng hợp.
- Phê duyệt kế hoạch cung cấp Oxy cho Trạm y tế, kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động theo Hướng dẫn số 4800 sẵn sàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời khi có dịch xảy ra.
- Chỉ đạo UBND cấp xã, Tổ Covid cộng đồng tăng cường hoạt động quản lý di biến động dân cư trên địa bàn, phát hiện, tố giác người từ các địa phương khác về địa bàn không thực hiện khai báo y tế; giám sát việc cách ly, tự cách tại gia đình.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên và hệ thống truyền thanh cơ sở tiếp tục tăng cường thời lượng, tần suất, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19; tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tự giác thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tố giác các đối tượng vi phạm quy định về phòng, chống dịch.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh tiếp tục chỉ đạo vận động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh; phối hợp thực hiện công tác an sinh xã hội đối với người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân nghiêm túc thực hiện nội dung Kế hoạch này; phản ánh khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 745/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án triển khai các biện pháp tạm thời để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2021 quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 2Quyết định 2787/QĐ-BYT năm 2021 về "Hướng dẫn phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp" do Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2021 về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 745/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án triển khai các biện pháp tạm thời để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Quyết định 431/QĐ-UBND năm 2021 quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 157/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/10/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Trần Quốc Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định