Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1532/KH-UBND | Kon Tum, ngày 14 tháng 06 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án), UBND tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đổi mới nhận thức về trợ giúp xã hội với quan điểm đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho phát triển. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia trợ giúp xã hội; đồng thời, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng gặp khó khăn đột xuất trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Các chính sách trợ giúp phải cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương và cân đối nguồn lực của tỉnh, ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Trợ giúp xã hội bảo đảm người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Giai đoạn 2017- 2020
- 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; đảm bảo 100% người cao tuổi thuộc diện mở rộng có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách trợ cấp xã hội kịp thời, đầy đủ.
- 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện theo quy định của Nhà nước ban hành.
2. Giai đoạn 2021 - 2025
- 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.
- 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện theo quy định của Nhà nước ban hành.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
- 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách đối với người cao tuổi thuộc diện mở rộng không có lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; điều chỉnh mức trợ cấp xã hội theo quy định của Chính phủ.
- 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện theo quy định của Nhà nước ban hành.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành và thực hiện của chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội. Kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng theo đúng đối tượng hỗ trợ của Nhà nước.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp xã hội với nhiều hình thức đa dạng, nhất là các hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp, thông qua loa truyền thanh ở cơ sở.
3. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về trợ giúp xã hội; thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân bảo đảm công khai, minh bạch; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, bảo đảm tích hợp các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội.
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt chính sách trợ cấp xã hội, quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội và các chính sách có liên quan đến hỗ trợ thực hiện.
5. Tiếp tục phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có; hỗ trợ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
6. Xây dựng mô hình cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện, hướng đến năm 2030 cứ 5.000 người dân có một nhân viên công tác xã hội, trợ giúp xã hội chuyên nghiệp.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội, nhất là trợ giúp khẩn cấp;
8. Lồng ghép các nguồn vốn (ngân sách nhà nước giao hàng năm, kinh phí thực hiện các Chương trình có liên quan, vận động đóng góp của xã hội) để thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp hiện hành. Huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; lồng ghép với các chương trình, dự án khác có liên quan.
Riêng kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, cộng tác viên, gia đình đối tượng; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở trợ giúp xã hội và các mô hình được thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án về: chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; trợ giúp phục hồi chức năng cho người tâm thần; phát triển nghề công tác xã hội đến năm 2020. Từ năm 2021, các nội dung này được xem xét bố trí dự toán từ ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định.
2. Hàng năm, các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao, chủ động cân đối, sử dụng dự toán được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện; đồng thời lồng ghép các hoạt động của Đề án với các Chương trình, Đề án có liên quan của ngành, địa phương quản lý để thực hiện phù hợp và có hiệu quả.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai, thực hiện Kế hoạch này;
- Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện trợ giúp xã hội. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác trợ giúp xã hội.
- Rà soát, tham mưu UBND tỉnh đề nghị Trung ương điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến đối tượng bảo trợ xã hội cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc và định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho việc thực hiện Kế hoạch này; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo hướng dẫn, quy định của Trung ương.
4. Các Sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch này.
5. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội của địa phương theo quy định.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức rà soát, cập nhật thường xuyên thông tin các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để quản lý và hỗ trợ phù hợp;
- Thực hiện các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, học nghề, giải quyết việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đối với đối tượng yếu thế tại địa phương.
- Chủ động bố trí ngân sách và tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch của địa phương; vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn trợ giúp các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trên địa bàn quản lý.
6. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức Chính trị-Xã hội: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, phối hợp tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện và định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), cả năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định 488/QĐ-TTg do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Kế hoạch 1755/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Quyết định 488/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định 488/QĐ-TTg do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Kế hoạch 1755/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Kế hoạch 1532/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 1532/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Trần Thị Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra