Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1467/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 09 tháng 4 năm 2019 |
Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;
Thực hiện Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc giao chỉ tiêu định hướng phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp năm 2019;
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
a) Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm tăng nhanh và bền vững số người tham gia bảo hiểm xã hội, ổn định chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân trong nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội các cấp trong công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động; góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
c) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
d) Đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
a) Phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong đôn đốc, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHTN).
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa thành nhiệm vụ và các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt tăng cường vận động người dân tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thực hiện tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nỗ lực phấn đấu đạt tỷ lệ tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2019 chiếm 90% và năm 2020 chiếm 95% số đối tượng thuộc diện tham gia; bảo hiểm xã hội tự nguyện tốc độ gia tăng đối tượng tham gia của năm sau so với năm trước ít nhất bằng 30-50% theo Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020.
a) Năm 2019:
+ Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc: 90%
+ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 90%
+ Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện: 0,11%
b) Năm 2020:
+ Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc: 95%
+ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 95%
+ Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện: 0,20%
(số liệu cụ thể theo Phụ lục đính kèm Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận về việc giao chỉ tiêu định hướng phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp năm 2019)
a) Các cấp, các ngành có trách nhiệm chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động đến mọi người dân về chính sách bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
b) Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp đồng bộ, có trách nhiệm trong triển khai giữa các ngành, các cấp. Xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền trực quan, sinh động như: panô-ápphích, tờ rơi, hỏi - đáp,... về chế độ, chính sách của Nhà nước đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục mở các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung tuyên truyền theo hướng nhấn mạnh vị trí, vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với quyền lợi người lao động.
d) Tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Tăng cường phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN:
a) Phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
- Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động kết nối thông tin, dữ liệu xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Thường xuyên đôn đốc, yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động.
- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan nắm cụ thể số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; lao động đi làm việc ở nước ngoài để tuyên truyền và có giải pháp cụ thể vận động theo từng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- UBND các huyện, thành phố phối hợp với Cơ quan thuế cùng cấp vận động người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bắt buộc khi đăng ký kinh doanh và khai báo thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH đến người đang lao động, làm việc trong hộ kinh doanh cá thể.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động đối với người lao động để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
b) Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Hằng năm, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với các địa phương.
- Chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp ngành Bưu chính tăng số lượng và nâng cao hiệu quả mạng lưới đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, đảm bảo mỗi thôn, khu phố có ít nhất một điểm thu; có giải pháp khuyến khích các địa phương vận động, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Chỉ đạo các Sở, ngành nghiên cứu và phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh hướng dẫn tổ chức, xây dựng mô hình vận động kết hợp thu BHXH tự nguyện theo tổ do Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở chủ trì.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tập trung vào các hoạt động đối thoại chính sách với người lao động, người sử dụng lao động.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội.
- Hàng năm, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, BHXH tỉnh xây dựng chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện theo chỉ tiêu giao.
- Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện khai trình việc sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHTN cho người lao động theo đúng quy định.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, đối thoại trực tiếp đến người sử dụng lao động, người lao động và người dân trên địa bàn. Phối hợp với Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan đề xuất giải pháp cụ thể về cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chủ trì, tổ chức đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động, tuyên truyền người tham gia cho cán bộ trong ngành bảo hiểm xã hội, nhân viên đại lý thu. Mở rộng đại lý thu để đáp ứng yêu cầu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh hướng dẫn tổ chức, xây dựng mô hình vận động kết hợp thu BHXH tự nguyện theo tổ do Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở chủ trì.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN. Phối hợp với cơ quan liên quan để thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp cố tình không đóng, nợ đóng BHXH, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hằng năm, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chia sẻ thông tin, dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp mới trong quý cho Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở đối chiếu, phát triển mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời xử lý đối với các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động nhưng không tham gia BHXH, BHTN cho người lao động.
4. Liên đoàn Lao động tỉnh:
- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố; Công đoàn ngành, Công đoàn các Khu Công nghiệp tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm đến người sử dụng lao động và người lao động.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp.
- Thực hiện khởi kiện ra tòa án nhân dân đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định.
5. Cục Thuế tỉnh:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh kết nối thông tin dữ liệu, trao đổi thông tin tự động liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động; số lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, để làm cơ sở khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Kiểm tra, rà soát số lao động, quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã quyết toán tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân hàng năm, đối chiếu với lao động, quỹ tiền lương kê khai BHXH của doanh nghiệp với BHXH tỉnh.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh có giải pháp để vận động người lao động đang làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể thực hiện quyền và nghĩa vụ BHXH.
6. Cục Thống kê:
Phối hợp với Cục thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh kết nối, cung cấp thông tin dữ liệu, trao đổi thông tin tự động liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động; số lượng lao động đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, để làm cơ sở khai thác, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
7. Sở Tài chính:
Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc lập dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện tốt việc thẩm định và chuyển kinh phí vào quỹ BHXH theo đúng quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ.
8. Sở Thông tin và Truyền thông:
Hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh các huyện, thành phố đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH, BHTN, nhất là về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Thanh tra tra tỉnh:
Kiện toàn lại Tổ kiểm tra liên ngành do Thanh tra Nhà nước tỉnh làm Trưởng đoàn, phối hợp với BHXH tỉnh lựa chọn doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHTN với số tiền lớn đưa vào chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, chủ trì, phối hợp với cơ quan có chức năng rà soát chương trình, kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo không trùng với đối tượng thanh tra hàng năm theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính Phủ.
10. Công an tỉnh:
Chỉ đạo phòng Cảnh sát kinh tế và Công an huyện, thành phố phối hợp cơ quan BHXH cùng cấp và các ngành có liên quan kiểm tra, ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 216 tội trốn đóng BHXH, BHTN của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Hạn chế tình trạng nợ hoặc không tham gia dẫn đến người lao động bức xúc làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
11. Sở Tư pháp:
Phối hợp BHXH tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tuyên truyền, phổ biến những nội dung chính sách về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN cho người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; Liên minh Hợp tác xã; các Hội xã hội, Hội xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh:
Tham gia cùng các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên chấp hành tốt pháp luật về bảo hiểm xã hội; tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, tập trung vào bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp BHXH tỉnh xây dựng mô hình vận động kết hợp thu BHXH tự nguyện theo tổ do Hội Liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở chủ trì.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã được UBND tỉnh giao.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, Bộ phận “Tiếp nhận và giao trả hồ sơ một cửa” phối hợp với Bảo hiểm xã hội cùng cấp có giải pháp để vận động người lao động đang làm việc tại các hộ kinh doanh cá thể thực hiện quyền và nghĩa vụ BHXH.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo Thanh tra các huyện, thành phố lập Tổ kiểm tra (hoặc kiện toàn lại Tổ kiểm tra) phối hợp BHXH huyện, thành phố và các ngành liên quan để thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH, BHTN theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp cơ quan BHXH, Bưu điện huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương, khảo sát, thống kê, báo cáo tình hình sử dụng lao động hộ kinh doanh cá thể để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo các nội dung và mục tiêu đề ra; định kỳ (ngày 15/11 hàng năm), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Thuận gửi báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Kế hoạch 2662/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Kế hoạch 87/KH-UBND về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 3Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 4Bộ luật hình sự 2015
- 5Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2018 về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 10Kế hoạch 2662/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 11Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 12Kế hoạch 87/KH-UBND về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
Kế hoạch 1467/KH-UBND năm 2019 thực hiện chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 1467/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra