Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 và Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của HĐND tỉnh. Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và thời gian.

- Xác định Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội sinh và gia tăng giá trị. Góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong triển khai Chương trình. Chủ động, phối hợp tốt giữa các ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao. Các địa phương cần ưu tiên đưa nội dung OCOP vào Chương trình công tác trọng tâm năm 2023 để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế để nâng cao thu nhập của người dân. Góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn. Qua đó, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn để việc xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững ở các địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Có thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP của các địa phương được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên.

- Phát triển từ 2-3 điểm du lịch/dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

- Phấn đấu có ít nhất 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao.

- Triển khai thực hiện mô hình thí điểm “Phát triển sản phẩm rượu vang Bạch Mã gắn với vùng nguyên liệu đặc trung bản địa, nâng cao năng lực chế biến và nâng cấp sản phẩm theo chuẩn OCOP, hướng đến sản phẩm OCOP 5 sao”.

- Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện. Đề xuất ý tưởng xuất phát từ nhu cầu của chủ thể kinh tế, thực hiện theo đúng nguyên tắc chương trình OCOP.

- Phấn đấu hình thành 1 đến 2 Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản cấp tỉnh.

- Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;...).

- Tham gia 02 hoạt động xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý các cấp và chủ thể kinh tế về các nội dung Chương trình OCOP. Nhất là công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP; quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm hàng năm; hướng dẫn, hỗ trợ, lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; lập phương án sản xuất, kinh doanh,...

2. Phát triển sản phẩm và thực hiện Chu trình OCOP

- Triển khai Chu trình OCOP thường niên theo đúng nguyên tắc của Chương trình.

- Rà soát, đánh giá sản phẩm OCOP đã công nhận để có kế hoạch đề nghị đánh giá lại (đối với sản phẩm gần hoặc hết thời hạn hiệu lực công nhận) hoặc nâng cấp sản phẩm hạng sao cao hơn theo nhu cầu của chủ thể.

- Đánh giá mức độ các tiêu chí của các sản phẩm OCOP 3-4 sao để tiếp tục nâng cấp sản phẩm hạng sao cao hơn.

- Lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (liên kết chuỗi giá trị; dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; chính sách tín dụng...) để hỗ trợ chủ thể triển khai phương án sản xuất kinh doanh.

- Hỗ trợ các chủ thể kinh tế đạt sao OCOP đủ điều kiện theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 và Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của HĐND tỉnh.

3. Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

- UBND cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; UBND cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP 4 sao đảm bảo đúng quy định.

- Thời gian đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh: 2 đợt, đợt 1 vào tháng 7/2023, đợt 2 vào tháng 11/2023.

+ Đợt 1: Cấp huyện gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) trước ngày 15/7/2023, cấp tỉnh hoàn thành việc đánh giá trước ngày 15/8/2023.

+ Đợt 2: Cấp huyện gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát triển nông thôn) trước ngày 15/10/2023, cấp tỉnh hoàn thành việc đánh giá trước ngày 30/11/2023.

- Thời gian đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện: Căn cứ thời gian tiếp nhận hồ sơ tại cấp tỉnh và thực tế tại địa phương; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có kế hoạch, thời gian đánh giá phù hợp.

4. Tăng cường chuyển đổi số

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.

5. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

- Tổ chức đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP: nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP.

- Căn cứ quy mô, tính chất của các hội chợ, diễn đàn thương mại, địa phương lựa chọn, tổ chức một số đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.

- Hỗ trợ các chủ thể kinh tế sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream).

IV. KINH PHÍ

1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa.

2. Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025; kinh phí sự nghiệp nông - lâm - thủy lợi - thủy sản; vốn ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND và nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan điều phối và tham mưu UBND tỉnh triển khai Kế hoạch.

- Tham mưu tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đảm bảo đúng quy định. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao, tổ chức công bố kết quả. Xây dựng báo cáo và hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

- Hướng dẫn UBND cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo đúng quy định theo quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cấp huyện xây dựng, triển khai Chương trình OCOP ở địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện Nghiên cứu và Phát triển tỉnh căn cứ phân công tổ chức thực hiện tại Kế hoạch triển khai Chương trình OCOP 2021-2025 và chức năng nhiệm vụ của đơn vị để triển khai Chương trình OCOP hiệu quả.

3. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Cụ thể hóa, trực tiếp triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn, trong đó có kế hoạch để nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận.

- Triển khai theo đúng Chu trình OCOP thường niên, đề xuất ý tưởng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của chủ thể kinh tế. Tại mỗi bước của Chu trình OCOP, tổ chức đoàn làm việc đến các chủ thể kinh tế để hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn chủ thể nâng cấp, phát triển, hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; hướng dẫn chủ thể kinh tế chuẩn bị hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

- Tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả.

- UBND cấp huyện chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) lên UBND tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

- Quản lý, giám sát sản phẩm OCOP sau khi công nhận.

- Tổ chức hình thành 1-2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản địa phương tại các khu du lịch, khu trung tâm có vị trí thuận lợi.

- Chủ động huy động lồng ghép các nguồn kinh phí và bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương hàng năm để hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ các chủ thể quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương trên Hue-S.

- Thực hiện theo phân công tại Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 06/11/2021 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành trong lĩnh vực kế hoạch tài chính và phát triển nông thôn thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh và Công văn 11579/UBND-NN ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020, Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của HĐND tỉnh.

4. Các chủ thể kinh tế

- Chủ động đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm và xây dựng, triển khai phương án sản xuất kinh doanh; chuẩn hóa sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP.

- Đối với các sản phẩm đã được công nhận OCOP, tiếp tục tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng và tham gia Chương trình để đạt thứ hạng cao hơn. Trong đó, cần tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương triển khai có hiệu quả Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Hải Minh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC SẢN PHẨM OCOP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 143/KH-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tên sản phẩm

Tên chủ thể

Địa chỉ chủ thể

I

Huyện Phong Điền

 

 

1

Mộc Mỹ Nghệ Mỹ Xuyên

BQL làng nghề Mỹ Xuyên

Thôn Đông Thượng, xã Phong Hòa

2

Tinh dầu tràm Linh Đan

CSSX Nguyễn Khoa Thắng

Thôn Niêm, xã Phong Hòa

3

Tinh dầu Tràm Huế Nguyên Hương

CSSX Khoa Tú

Thôn Đức Phú, xã Phong Hòa

4

Tinh dầu tràm

Công ty TNHH MTV SX tinh dầu Hoa Nén

Xã Phong An

5

Tinh dầu tràm

CS Thanh Vui

Xã Phong Xuân

6

Tinh Bột Nghệ

CSSX Hằng Hương

Xã Điền Lộc

7

Nước mắm và các loại mắm

Hội nông dân xã Phong Hải

Xã Phong Hải

II

Huyện Phú Vang

 

 

1

Gạo Vinh Hà

HTX Nông nghiệp Vinh Hà

Xã Vinh Hà

2

Nước mắm Phú Diên

HTX chế biến Phú Diên

Xã Phú Diên

3

Nấm rơm Phú Lương

HTX Nông nghiệp Phú Lương

Xã Phú Lương

4

Gạo Phú Mỹ

HTX Nông nghiệp Phú Mỹ

Xã Phú Mỹ

III

Thị xã Hương Trà

 

 

1

Bánh gói Huê Trần

Hộ kinh doanh Trần Thị Huê

Xã Hương Toàn

2

Ổi Hương Xuân

Tổ hợp tác sản xuất Ổi Hương Xuân

Phường Hương Xuân

3

Thanh trà Hương Vân

HTX NN Hương Vân

Phường Hương Vân

4

Đông trùng hạ thảo Narasa

HTX Nông nghiệp xanh Narasa

Xã Hương Bình

IV

Thị xã Hương Thủy

 

 

1

Sản phẩm nấm rơm Thủy Lương

HTX Nông nghiệp Thủy Lương

Phường Thủy Lương

2

Củng cố và nâng cấp công nhận lại sản phẩm Gạo thơm Thủy Thanh (Do sản phẩm này đã được công nhận OCOP 3 sao năm 2020 hết giá trị đến ngày 17/11/2023)

HTX Nông nghiệp Thủy Thanh

Xã Thủy Thanh

3

Sản phẩm nấm dược liệu Đông Trùng Hạ Thảo

Công ty Cổ phần nấm dược liệu Bạch Mã

Lô 13 KĐT Đông Nam Thủy An, phường Thủy Dương

4

Gà đồi Phú Sơn

Hợp tác xã chăn nuôi Phú Sơn

Xã Phú Sơn

5

Cá lồng sông Đại Giang

HTXNN Thủy Tân

Xã Thủy Tân

V

Thành phố Huế

 

 

1

Thanh trà Thủy Bằng

HTX Thủy Bằng

Xã Thủy Bằng

2

Mứt gừng

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Nguyệt

Phường Kim Long

3

Nước mắm và các sản phẩm từ mắm Cô Ry

Cơ sở chế biến mắm Cô Ry

Phường Phú Thượng

4

Mè xửng Thiên Hương

Công ty TNHH Thiên Hương

Phường Gia Hội

5

Bánh chưng Phú Dương

HTX Phú Dương

Xã Phú Dương

6

Lồng Chim điêu khắc

Hộ kinh doanh Đoàn Minh Căn

Xã Phú Dương

7

Rượu yến Anna

Công ty TNHH yến sào xứ Huế Anna

Phường An Đông

8

Tranh dân gian làng Sình

Hộ kinh doanh Kỳ Hữu Phước

Xã Phú Mậu

9

Bánh ép O Mộc

Công ty TNHH Mộc Trully Hue’s

Phường Đông Ba

10

Trà cung đình Mộc Trully Hue’s

Công ty TNHH Mộc Trui ly Hue’s

Phường Đông Ba

11

Mè xửng Mộc Trully Hue’s

Công ty TNHH Mộc Trully Hue’s

Phường Đông Ba

12

Trà gừng Mộc Trully Hue’s

Công ty TNHH Mộc Trully Hue’s

Phường Đông Ba

13

Trà Hoa cúc Phú Mậu

HTX Phú Mậu

Xã Phú Mậu

14

Sâm Bố Chính ngâm mật ong Hoàng Gia

Công ty TNHH SBC Hoàng Gia

Phường An Đông

15

Bánh ép Huế vị tôm thịt

Công ty TNHH MTV Hue One Food

Phường Vỹ Dạ

16

Bánh ép Huế vị BBQ

Công ty TNHH MTV Hue One Food

Phường Vỹ Dạ

17

Hoa sen giấy Thanh Tiên

Hộ kinh doanh Nguyễn Hóa

Xã Phú Mậu

18

Mắm nêm Cô Ri

Cơ sở SX và chế biến thực phẩm Cô Ri

Phường Phú Thượng

19

Bạch liên ngự trà

Công ty TNHH Mộc Trully Hue’s

Phường Đông Ba

VI

Huyện Nam Đông

 

 

1

Rau xà lách Thanh Hường

Cơ sở rau sạch Thanh Hường

Thôn Ka Tư xã Hương Phú

2

Rau cải bẹ xanh Thanh Hường

Cơ sở rau sạch Thanh Hường

Thôn Ka Tư xã Hương Phú

VII

Huyện Phú Lộc

 

 

1

Mực khô

Võ Thị Nhung Xuân

Thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh

2

Trà vả Lộc Mai

Mai Quốc Bảo

Xã Lộc Trì

3

Phù Chúc OmMaNi

Võ Đại Thọ

Xã Lộc Bổn

VIII

Huyện Quảng Điền

 

 

1

Gạo Phú Thuận

HTX SXKDDV Phú thuận

Thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú

2

Thịt Heo Xông Khói THAO'S FARM

Cơ sở THAO'S FARM

Trang trại Xã Quảng Vinh

3

Bột Macha rau má Quảng Thọ

HTX SXKDDV Quảng Thọ 2

Thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ

4

Đậu phụng tỏi ớt Huenuts

HTX SX và chế biến nông sản Quảng Phú

Xã Quảng Phú

IX

Huyện A Lưới

 

 

1

Sản phẩm thịt bò xông khói

Hộ KD Hồ Thị Diệu Chi

Xã Hồng Thượng

2

Sản phẩm gạo Ra Dư

HTXNN Hồng Thủy

Xã Hồng Thủy

 

TỔNG

50 sản phẩm

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐIỂM DU LỊCH TIỀM NĂNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 143/KH-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên sản phẩm

Tên chủ thể

Địa chỉ chủ thể sản xuất

1

Huyện Nam Đông

 

 

 

Du lịch sinh thái gắn với tài nguyên bản địa huyện Nam Đông

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ YesHue Eco

Địa chỉ khu du lịch: Thôn Xuân Phú, xã Hương Phú

Địa chỉ Công ty: 142 Khe Tre, thị trấn Khe Tre

2

Huyện Quảng Điền

 

 

 

Dịch vụ du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh

HTX Dịch vụ du lịch cộng đồng Tam Giang, Quảng Lợi

Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền

3

Huyện Phú Lộc

 

 

 

Du lịch sinh thái Suối Tiên

HTX Nông nghiệp, DV Thủy An

Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC HỆ THỐNG XÚC TIẾN VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM OCOP THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 143/KH-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên trung tâm/điểm

Tên chủ thể (quản lý, vận hành trung tâm/điểm)

Địa chỉ

 

Huyện Nam Đông

 

 

1

Chợ phiên, điểm bán sản phẩm OCOP

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Nam Đông

Thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 143/KH-UBND về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 143/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 07/04/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Hoàng Hải Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/04/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản