Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1974/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1843/TTr-SNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng NTM TW;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Hải Minh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; sau giai đoạn 2018-2020 triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã thật sự lan tỏa trên địa bàn tỉnh, chương trình được sự quan tâm ủng hộ của các ngành, các cấp và cộng đồng người dân địa phương. Công tác chỉ đạo phối hợp của các sở, ngành, địa phương chặt chẽ; các sản phẩm OCOP được cải thiện về mẫu mã, bao bì đẹp, chất lượng được chú trọng, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và bán hàng. Bên cạnh đó còn một số khó khăn, hạn chế nhất định. Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

- Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc khó khăn.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn.

- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP, trong đó: Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ; tăng cường quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; hỗ trợ: tín dụng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập của người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về sản phẩm

- Phấn đấu trên 150 sản phẩm được được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (30 sản phẩm/năm), trong đó:

Củng cố và nâng cấp ít nhất 60% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng giai đoạn 2019-2020 (15 sản phẩm).

Phát triển mới trên 30 sản phẩm (6 sản phẩm ý tưởng mới/năm). Sản phẩm đã có 120 sản phẩm.

Phấn đấu ít nhất 80% sản phẩm chủ lực cấp tỉnh được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

- Phát triển từ 2 đến 5 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP.

- 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia Chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh.

- Phấn đấu: Ít nhất 6 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, phát triển theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ, quy mô lớn và ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công nghệ thông tin trong quản trị chất lượng, tham gia thị trường xuất khẩu.

- Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện. Đề xuất ý tưởng xuất phát từ nhu cầu của chủ thể kinh tế, thực hiện theo đúng nguyên tắc chương trình OCOP.

- Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) Về hình thức tổ chức kinh tế

- Ưu tiên phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là Hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Xúc tiến thương mại

Có hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó:

- Phấn đấu hình thành 1 trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP (Trung tâm OCOP).

- Phấn đấu hình thành 5 trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu trung tâm có vị trí thuận lợi (các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên).

- Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử;...).

- Tham gia trên 15 hoạt động xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ (chương trình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội chợ...) để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

d) Đào tạo tập huấn

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình.

- Hướng dẫn quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm; hướng dẫn hỗ trợ lập hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

- Nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị cho đội ngũ nhân lực tham gia vào hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP.

đ) Hệ thống quản lý điều hành chương trình

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình từ cấp tỉnh, huyện, xã phù hợp và hiệu quả.

- Thực hiện chuyển đổi số, sử dụng có hiệu quả hệ thống dữ liệu Chương trình OCOP nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, YÊU CẦU

1. Phạm vi thực hiện

- Phạm vi về không gian: Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi về thời gian: Chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.

2. Đối tượng thực hiện

- Chủ thể thực hiện: Các Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể bao gồm: Các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

- Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

- Sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm:

(1) Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

(2) Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

(3) Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác.

(4) Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren,... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

(5) Nhóm sinh vật cảnh, gồm: Hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

(6) Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

3. Yêu cầu thực hiện

- Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.

- Phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.

- Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý các cấp về công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP; quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm hàng năm; hướng dẫn, hỗ trợ, lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ thể sản phẩm OCOP sản xuất, kinh doanh nông sản lập phương án và tổ chức thực hiện phương án phát triển sản xuất, kinh doanh đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển ổn định, bền vững; đào tạo, tập huấn về kỹ năng xúc tiến thương mại, tiếp thị và nâng cao năng lực cạnh tranh; các chính sách của nhà nước về hỗ trợ của Chương trình đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP các địa phương trong nước.

2. Phát triển sản phẩm và thực hiện Chu trình OCOP

- Chu trình OCOP thường niên được thực hiện theo 6 bước, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng” (đề xuất theo nhu cầu và khả năng của các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở/hộ sản xuất).

(Phụ lục I. Hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP thường niên)

- Hàng năm tập trung hỗ trợ, hướng dẫn nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra, hoàn thiện nhãn mác, mẫu mã, bao bì,... để lập hồ sơ đánh giá và trình cấp có thẩm quyền công nhận, xếp hạng sao cho các sản phẩm OCOP trong giai đoạn 2021-2025.

- Rà soát, đánh giá danh mục các sản phẩm tiềm năng so với bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm OCOP. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP, quản lý chứng nhận OCOP trên địa bàn tỉnh: Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thường xuyên giám sát quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; định kỳ và đột xuất lấy mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện các chế tài đối với các sản phẩm không đạt chất lượng và các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nhãn hiệu không hợp pháp.

(Phụ lục II. Danh mục hiện trạng các sản phẩm có tiềm năng tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025; Phụ lục III. Danh mục sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch tiềm năng, dự kiến tham gia Chương trình 2021-2025; Phụ lục IV. Danh mục hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025)

3. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường

- Căn cứ vào Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; các địa phương, tổ chức kinh tế tự đánh giá để tiến hành nâng cấp, chuẩn hóa và phát triển sản phẩm. Nội dung của Bộ Tiêu chí gồm 3 phần:

Phần A: Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: 1) Tổ chức sản xuất; 2) Phát triển sản phẩm; 3) Sức mạnh cộng đồng.

Phần B: Các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp thị sản phẩm (25 điểm), gồm: 1) Tiếp thị; 2) Câu chuyện sản phẩm.

Phần C: Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm 1) Kiểm tra/Phân tích tiêu chuẩn theo yêu cầu của loại sản phẩm; 2) Cơ hội tham gia thị trường toàn cầu.

- Các nội dung chuẩn hóa và phát triển sản phẩm:

Nâng cấp, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm OCOP hiện có bao gồm các nội dung: Nâng cấp chuỗi giá trị, nguồn nguyên liệu, liên kết chuỗi; hoàn thiện bao bì, đăng ký nhãn hiệu; hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; xây dựng câu chuyện sản phẩm; phân phối sản phẩm.

Khuyến khích các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm. Các nội dung gồm: Phát triển các ý tưởng sản phẩm mới, đánh giá thị trường, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm; xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường; hoàn thiện sản phẩm và sản xuất đại trà.

4. Phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch

Tập trung đầu tư, phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, ưu tiên các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc.

5. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung- cầu cho sản phẩm OCOP

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

- Thử nghiệm và nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP; các tuyến phố OCOP; hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên các phương tiện giao thông đường không, đường sắt, đường bộ,..; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (Làng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP...).

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ xúc tiến và quảng bá các sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; liên kết với hoạt động các tour (tua), tuyến du lịch, lễ hội trong tỉnh; hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia chương trình giới thiệu, bán sản phẩm thông qua hoạt động thương mại điện tử.

- Tổ chức, tham gia các hội nghị kết nối cung cầu nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh.

6. Tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong: truyền thông về Chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị OCOP, gắn với giám sát - chứng thực của công tác quản lý nhà nước; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chương trình OCOP.

- Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

- Triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” để tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

V. NHU CẦU KINH PHÍ

1. Nhu cầu kinh phí

Tổng vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, dự kiến là: 76.100 triệu đồng, trong đó:

- Vốn do các tổ chức kinh tế đầu tư: khoảng 30.300 triệu đồng, chiếm 39,82%.

- Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 45.800 triệu đồng, chiếm 60,18%, trong đó: Ngân sách Trung ương: 22.900 triệu đồng; ngân sách địa phương: 22.900 triệu đồng.

(Phụ lục V. Khái toán nhu cầu kinh phí triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025)

2. Nguồn kinh phí

- Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa: Vốn của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,...

- Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến nông, khuyến công, các nguồn vốn lồng ghép khác của Trung ương và địa phương. Vốn ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND, Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030,...

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực Chương trình, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan điều phối và tham mưu UBND tỉnh triển khai Chương trình OCOP theo giai đoạn và hàng năm trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các sở ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

- Chủ trì tổng hợp kế hoạch triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh hàng năm, báo cáo UBND tỉnh.

- Tham mưu tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đảm bảo đúng quy định. Trình UBND tỉnh công nhận các sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao. Xây dựng báo cáo và hồ sơ đề xuất UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị công nhận các sản phẩm đạt 5 sao.

- Củng cố, kiện toàn Tổ giúp việc Chương trình OCOP cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn cấp huyện, xã tổ chức thực hiện phù hợp, hiệu quả.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cấp huyện xây dựng, triển khai Chương trình OCOP ở địa phương.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh.

- Định kỳ tổng hợp tiến độ, kết quả và tham mưu xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả Chương trình OCOP báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh theo quy định.

2. Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh

Phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phân bổ kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn lực khác cho Chương trình OCOP, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình OCOP.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện Chương trình OCOP.

- Rà soát các cơ chế chính sách hiện hành, tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ Chương trình OCOP.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí chi sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định.

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn kinh phí thực hiện Chương trình OCOP theo quy định.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP các nội dung về phát triển thương hiệu; xác lập, phát triển quyền sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp...); hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (xây dựng và quản lý hệ thống chất lượng tiên tiến, đánh giá hợp chuẩn, hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở); hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,...

- Chủ trì tuyên truyền, giới thiệu các tổ chức, cá nhân có dự án khởi nghiệp sáng tạo được công nhận tích cực đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

6. Sở Công Thương

- Chủ trì tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, tham mưu UBND tỉnh xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

- Lồng ghép có hiệu quả chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại của tỉnh với chương trình OCOP.

7. Sở Y tế

Hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể kinh tế thực hiện các quy trình, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ Bản tự công bố sản phẩm, cấp Giấy chứng nhận Công bố sản phẩm, kiểm tra, kiểm nghiệm, và các quy định khác của ngành Y tế liên quan đến việc thực hiện Chương trình OCOP.

8. Sở Du lịch

Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hướng dẫn, phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch trong Chương trình OCOP.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

Lồng ghép tuyên truyền, quảng bá về Chương trình qua các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì hướng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP.

- Hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế xây dựng các chuyên trang, chuyên mục đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu tại các địa phương trong thực hiện Chương trình OCOP.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra thực địa đối với các chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường đối với quá trình lập hồ sơ và sản xuất kinh doanh; thực hiện lập thủ tục về môi trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

12. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh đảm bảo mục tiêu chương trình.

13. Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh

- Hỗ trợ các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP và các cơ quan quản lý ở địa phương trong xây dựng kế hoạch, hình thành ý tưởng, lựa chọn sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCOP của địa phương.

- Tham gia đào tạo, tập huấn các chủ thể kinh tế trong việc xây dựng ý tưởng, xây dựng triển khai kế hoạch kinh doanh mới.

14. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ thành phần kinh tế tập thể việc thành lập các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã trong làng nghề gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP theo mục tiêu Kế hoạch đề ra.

Tư vấn, hỗ trợ, kết nối giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP của các hợp tác xã thành viên.

15. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, chuyên đề về Chương trình OCOP, các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng OCOP đã có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh; tăng thời lượng tuyên truyền về Chương trình OCOP; thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP.

16. Các Trường, Viện, Tổ chức nghiên cứu, tư vấn trên địa bàn tỉnh

Tham gia vào hệ thống tư vấn hỗ trợ và đối tác của Chương trình. Tham gia tập huấn, đào tạo cán bộ quản lý và các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình. Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các sản phẩm OCOP, phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm gia tăng giá trị để nâng cao giá trị hàng hóa sản phẩm tham gia Chương trình.

17. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

- Trực tiếp triển khai các hoạt động của Chương trình OCOP ở cấp huyện.

- Căn cứ nội dung kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của tỉnh, cụ thể hóa, trực tiếp triển khai Chương trình OCOP hàng năm và giai đoạn trên địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; trong đó ưu tiên phát triển tiêu chuẩn hóa các sản phẩm chủ lực, thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế phối hợp các phòng ban đơn vị thực hiện theo đúng Chu trình OCOP thường niên, đề xuất ý tưởng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của chủ thể kinh tế dựa trên các giá trị tài nguyên bản địa có lợi thế của cộng đồng, địa phương. Tại mỗi bước của Chu trình OCOP, tổ chức đoàn làm việc đến các chủ thể kinh tế để hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn chủ thể nâng cấp, phát triển, hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; hướng dẫn chủ thể kinh tế chuẩn bị hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP.

- Rà soát, bổ sung danh mục sản phẩm tham gia Chương trình OCOP hàng năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

- Rà soát sản phẩm, dịch vụ chủ lực, có thế mạnh của địa phương quy hoạch định hướng phát triển nguồn nguyên liệu có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, GMP, ... để lựa chọn, hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể tham gia Chương trình OCOP.

- Hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản xuất lập hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá phân hạng và nâng hạng sản phẩm OCOP hàng năm. Tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp huyện. Hoàn thiện và chuyển hồ sơ, mẫu sản phẩm đối với những sản phẩm đạt từ 50 điểm trở lên để đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, quản lý chứng nhận sản phẩm OCOP, sử dụng logo biểu trưng theo quy định, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm OCOP.

- Chủ động huy động lồng ghép các nguồn kinh phí và bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách của địa phương hàng năm để hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia triển khai thực hiện Chương trình.

- Thực hiện Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 06/11/2021 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành trong lĩnh vực kế hoạch tài chính và phát triển nông thôn thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh; Công văn 11579/UBND-NN ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 và Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của HĐND tỉnh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP.

18. UBND các xã, phường, thị trấn

- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã.

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo sự phân công của UBND cấp huyện, tỉnh; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình.

- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

19. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP

- Chủ động đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm và xây dựng, triển khai phương án sản xuất kinh doanh; chuẩn hóa sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá sản phẩm OCOP.

- Các chủ thể đã có sản phẩm được công nhận OCOP tiếp tục tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng và tiếp tục tham gia Chương trình để đạt thứ hạng cao hơn; trong đó cần tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.

20. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

Đề nghị các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh), Liên minh hợp tác xã, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ đoàn viên, hội viên tích cực tham gia Chương trình OCOP, tham gia các mạng kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại nông sản.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương triển khai có hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng (trước 15/6), cả năm (trước 15/12) tổng hợp kết quả thực hiện về cơ quan thường trực Chương trình OCOP của tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh theo quy định./.

 

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHU TRÌNH OCOP THƯỜNG NIÊN
(Kèm theo Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bước 1: Tuyên truyền, hướng dẫn về chương trình OCOP để các cộng đồng, tổ chức, chủ thể kinh tế tích cực lựa chọn, đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình.

Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm, trọng tâm vào tháng 3 hàng năm.

Cơ quan thực hiện:

- Cấp tỉnh: Tổ chức tuyên truyền trên phạm vi toàn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành cấp tỉnh).

- Cấp huyện: Tổ chức tuyên truyền trên phạm vi huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa và Thông tin và các phòng ban cấp huyện).

- Cấp xã: Tổ chức tuyên truyền trên địa bàn xã.

Bước 2: Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm

Sau khi được tuyên truyền, các chủ thể kinh tế khởi đầu tham gia Chương trình OCOP bằng việc đăng ký ý tưởng sản phẩm (phiếu đăng ký sản phẩm mới và Phiếu đăng ký sản phẩm đã có). Ý tưởng sản phẩm gồm các nội dung chuẩn hóa, nâng cấp, phát triển mới sản phẩm hoặc tái cấu trúc, nâng cao năng lực chủ thể kinh tế.

Từng ý tưởng sản phẩm sẽ được xem xét, lựa chọn các ý tưởng tốt nhất (làm cơ sở để triển khai). Các ý tưởng không được chọn có thể hoàn thiện, nộp lại sau 1 tuần hoặc tham gia cùng thời điểm vào năm sau.

Thời gian thực hiện: Liên tục trong năm, trọng tâm tháng 4 hàng năm.

Cơ quan thực hiện:

- UBND cấp xã: Phối hợp các cơ quan các cấp để hỗ trợ chủ thể hoàn thiện ý tưởng sản phẩm. Tổng hợp, đề xuất về ý tưởng sản phẩm của cấp xã.

- UBND cấp huyện: Tổ chức đánh giá và lựa chọn ý tưởng/sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ cấp xã để hướng dẫn chủ thể xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vào tháng 4 hàng năm.

Bước 3: Nhận phương án sản xuất kinh doanh

Chủ thể tham gia OCOP: Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm và gửi phương án đến UBND cấp xã.

UBND cấp xã: Phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế hướng dẫn chủ thể xây dựng phương án.

UBND cấp huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế): Thực hiện tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao. Trình UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để đưa vào Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP hàng năm.

Kế hoạch kinh doanh không được lựa chọn có thể hoàn thiện, nộp lại hoặc tham gia cùng thời điểm vào năm sau.

Thời gian thực hiện:

Thời gian UBND cấp huyện nhận phương án, tổng hợp, đánh giá: Liên tục trong năm, trọng tâm tháng 6 hàng năm.

Thời gian Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận phương án sản xuất kinh doanh trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch: Tháng 7 hàng năm.

Bước 4: Triển khai phương án sản xuất kinh doanh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội; UBND cấp huyện, xã căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức tư vấn, lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (Liên kết chuỗi giá trị; dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; chính sách tín dụng...) để chủ thể triển khai phương án sản xuất kinh doanh.

- Thời gian thực hiện: Liên tục từ khi phương án sản xuất kinh doanh được duyệt.

- Cơ quan thực hiện:

Cơ quan hỗ trợ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn /Phòng Kinh tế - Thường trực Chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện (chính sách liên kết chuỗi giá trị, ngành nghề nông thôn, khuyến nông...); Sở Khoa học và Công nghệ (Chính sách khoa học và công nghệ); Sở Y tế (công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa); Sở Công Thương (xúc tiến thương mại, khuyến công); Sở Lao động Thương binh và Xã hội (đào tạo); Sở Kế hoạch và Đầu tư (hình thành tổ chức và vốn); Sở Tài chính (vốn); Sở Du lịch (Phát triển các sản phẩm du lịch); Sở Thông tin và Truyền thông (Truyền thông); Liên minh HTX tỉnh (hình thành các HTX); các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp cấp tỉnh (đào tạo)...

Đơn vị thực hiện: Chủ thể kinh tế.

Bước 5: Đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP

Chủ thể tham gia OCOP:

- Xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định.

- Gửi hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tới UBND cấp huyện.

UBND cấp xã:

- Xác nhận tỷ lệ sử dụng lao động địa phương, nguồn nguyên liệu theo quy định.

- Tiếp nhận thông báo về kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện.

UBND cấp huyện:

- Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện.

- Thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm của Hội đồng cấp huyện cho UBND cấp xã và các chủ thể để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm.

- Hoàn thiện và chuyển hồ sơ, sản phẩm mẫu đối với những sản phẩm đạt từ 50-100 điểm để đề nghị cấp tỉnh đánh giá, phân hạng.

UBND cấp tỉnh:

- Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

- Ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt 3 sao, 4 sao; tổ chức công bố kết quả.

- Thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm cho UBND cấp huyện để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm.

- Chuyển hồ sơ sản phẩm đạt từ 90 đến 100 điểm tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp Quốc gia.

- Tổ chức đánh giá lại đối với sản phẩm chưa đạt 5 sao theo Quyết định của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

Các sản phẩm không được đánh giá cao (1-2 sao) và các sản phẩm đạt 3-4 sao kỳ trước có thể hoàn thiện và tham gia đánh giá, phân hạng vào năm tiếp theo.

Thời gian cấp huyện đánh giá: Tháng 5, 10 hàng năm.

Thời gian cấp tỉnh đánh giá: Tháng 6, 11 hàng năm.

Bước 6: Xúc tiến thương mại

Các sản phẩm đạt 3 sao trở lên được hỗ trợ xúc tiến thương mại tại các cấp tương ứng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường địa phương, tỉnh, quốc gia và hướng đến quốc tế; qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, từ đó đạt mục đích của OCOP là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng./.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC HIỆN TRẠNG CÁC SẢN PHẨM CÓ TIỀM NĂNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên sản phẩm

Tên chủ thể

Địa chỉ chủ thể sản xuất

Ghi chú

 

PHONG ĐIỀN (30 sản phẩm)

 

 

 

1

Đệm bàng Phò Trạch

Công ty TNHH MTV hữu cơ Huế Việt

Xã Phong Bình

- Sản phẩm đã có

- Sản phẩm làng nghề truyền thống

2

Mai cảnh thế Chí Tây

Hội Nông dân xã Điền Hòa

Xã Điền Hòa

- Sản phẩm đã có

- Sản phẩm làng nghề truyền thống

3

Tinh dầu Công Thành

Công ty CP ĐTPT Công Thành

Thôn Công Thành, xã Phong Sơn

Sản phẩm đã có

4

Dầu lạc Phong Điền

HTX NN Nam Sơn

Thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn

Sản phẩm mới

5

Tinh bột nghệ

Hộ ông Dương Đại

Thôn hiền Sỹ, xã Phong Sơn

Sản phẩm mới

6

Gốm Phước Tích

BQL Di tích Làng Cổ Phước Tích

Thôn Phước Phú, xã Phong Hòa

- Sản phẩm đã có

- Sản phẩm làng nghề truyền thống

7

Mộc Mỹ nghệ Mỹ Xuyên

BQL Làng mộc Mỹ nghệ Mỹ Xuyên

Xã Phong Hòa

- Sản phẩm đã có

- Sản phẩm làng nghề truyền thống

8

Tinh dầu Tràm Linh Đan

Nguyễn Khoa Thắng

Xã Phong Hòa

Sản phẩm đã có

9

Gạo sạch Phong Hòa

HTX NN Trạch Phổ

Xã Phong Hòa

Sản phẩm mới

10

Tinh Dầu Tràm

CS Nguyễn Văn Tấn

Xã Phong Chương

Sản phẩm đã có

11

Tinh dầu tràm

CS SX Anh Chiến, Thiện Nhân, Hoa Nén

Xã Phong An

Sản phẩm đã có

12

Trà, Mứt, nước cốt hoa HiBisCus (Atiso đỏ)

Công ty TNHH MTV SXTMDV HichaGol

Xã Phong An

Sản phẩm đã có

13

Ném Phong Thu

Đội SX Khúc Lý- Ba Lạp

Xã Phong Thu

Sản phẩm mới

14

Cơm chiên giòn

Trần Thị Bình

Xã Phong Thu

Sản phẩm mới

15

Ớt Bột Điền Hải

HTX NN Điền Hải

Xã Điền Hải

Sản phẩm mới

16

Dưa hấu Điền Môn

HTX NN Kế Môn

Xã Điền Môn

Sản phẩm mới

17

Tương Măng Phong Mỹ

CSSX Viễn Diệu, Hoàng Cúc

Xã Phong Mỹ

Sản phẩm đã có

18

Dâu tằm

HTX NN Hiền Lương

Xã Phong Hiền

Sản phẩm mới

19

Các sản phẩm từ cây Sen

HTX NN Sơn Tùng

Xã Phong Hiền

Sản phẩm mới

20

Nước mắm Phong Hải

Hội Nông dân xã Phong Hải

Xã Phong Hải

 

21

Ném Điền Môn

HTX NN Vĩnh Xương

Xã Điền Môn

Sản phẩm 2019-2020

22

Rượu Ô Lâu

CSSX Rượu Ô Lâu Phong Chương

Xã Phong Chương

Sản phẩm 2019-2020

23

Gạo hữu cơ An Lỗ

HTX NN An Lỗ

Xã Phong Hiền

Sản phẩm 2019-2020

24

Thanh trà Phong Thu

HTX DV NN Phong Thu

Xã Phong Thu

Sản phẩm 2019-2020

25

Sản phẩm: Túi Xách và Mũ Phớt Lỗ

Hộ kinh doanh Cỏ bàng NX

Thôn Tả Hữu Tự, xã Phong Bình

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

26

Tương Măng Viễn Diệu

Hộ kinh doanh Viễn Diệu

Thôn Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

27

Bộ sản phẩm Tinh hoa miền Hương Ngự.

Bộ sản phẩm Combo tinh dầu tràm, trám du cao, thất diệp chi

Công ty TNHH MTV SX tinh dầu Hoa Nén

Thôn Đông Lâm, xã Phong An

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

28

Bộ sản phẩm: Combo tinh dầu thiên nhiên NEO

Công ty CP Đầu tư Phát triển Công Thành

Thôn Công Thành, xã Phong Sơn

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

29

Bộ sản phẩm từ đài hoa Atiso đỏ

Công ty TNHH MTV Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ Hichagol

Thôn Phường Hóp, xã Phong An

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

30

Tinh dầu tràm Thanh Vui

Hộ kinh doanh Thanh Vui

Thôn Hiền An II xã Phong Xuân Phong Điền

Sản phẩm mới

 

QUẢNG ĐIỀN (19 sản phẩm)

 

 

 

1

Gạo sạch Đông Phú

HTX NN Đông Phú

Xã Quảng An

Sản phẩm mới (dự kiến)

2

Gà thảo dược

Công ty CP 3F Việt

Trang trại xã Quảng Lợi

Sản phẩm đã có

3

Khoai lang Hoàng Long Quảng Ngạn

HTX NN Lãnh Thủy

Xã Quảng Ngạn

Sản phẩm đã có

4

Trà mướp đắng

Tổ hợp tác Tây Hoàng

Thôn Tây Hoàng, xã Quảng Thái

Sản phẩm đã có

5

Sâm cau

Công ty TNHH Hương Cát

Vùng trang trại xã Quảng Thái

Sản phẩm mới (dự kiến)

6

Tinh Dầu lạc Quảng Thọ

HTX NN Quảng Thọ 1

Xã Quảng Thọ

Sản phẩm đã có

7

Tinh Dầu lạc Quảng Phú

HTX NN Phú Hòa

Xã Quảng Phú

Sản phẩm đã có

8

Gạo chất lượng Phú Thuận

HTXNN Phú Thuận

Xã Quảng Phú

Sản phẩm đã có

9

Nấm dược liệu Linh chi Quảng Phú

Hộ cá thể: Nguyễn Cho

Thôn Hà Cảng, Xã Quảng Phú

Sản phẩm đã có

10

Gạo chất lượng Đông Vinh

HTXNN Đông Vinh

Xã Quảng Vinh

Sản phẩm mới (dự kiến)

11

Khoai Lang Tím Quảng Công

HTX NN Thành Công

Xã Quảng Công

Sản phẩm đã có

12

Bộ sản phẩm Giỏ mây

Cơ sở mây tre đan Thủy Lập

Thôn Thủy Lập, Quảng Lợi

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

13

Bộ sản phẩm bộ Salon gỗ

Cơ sở sản xuất các sản phẩm từ gỗ Lê Công Trinh

Thôn An Xuân, Quảng An

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

14

Lồng đèn trang trí

Công ty TNHH mây tre đan Ngọc Nho

Thôn Thủy Lập, Quảng Lợi

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

15

Đục bình trang trí

Đặng Xuân Phi

Thôn Mỹ Xá, Quảng An

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

16

Bộ sản phẩm rổ, rá

Hợp tác xã Sản xuất Dịch vụ Mây tre đan Bao La

Thôn Bao la, xã Quảng Phú

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

17

Bộ sản phẩm nước mắm

Hợp tác xã Dịch vụ, Chế biến, Thu mua, Tiêu thụ mắm, nước mắm Tân Thành

Thôn Tân Thành, xã Quảng Công

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

18

Bộ sản phẩm bột matcha rau má

Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2

Thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

19

Mỳ lát khô

Cơ sở Sản xuất mỳ lát khô Phụng Nhung

Thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

NAM ĐÔNG (12 sản phẩm)

 

 

 

1

Mật ong ruồi Nam Đông

Diệp Minh Khanh

Thôn 10 xã Hương Xuân

Chủ thể giai đoạn 2019-2020

2

Rượu Tà Rương Mão

Tà Rương Mão

Thôn Ka Đông xã Thượng Long

Chủ thể giai đoạn 2019-2020

3

Cam Nam Đông

HTX NN Hương Hòa

Thôn 10 xã Hương Xuân

Chủ thể giai đoạn 2019-2020

4

Chuối đặc sản Nam Đông

HTX NN Hương Hòa

Thôn 10 xã Hương Xuân

Chủ thể giai đoạn 2019-2020

5

Rau, quả sạch

Cơ sở Thành Hường

Thôn Ka Tư, Hương Phú

Sản phẩm đã có

6

Đan lát

HTX Du lịch cộng đồng Thác Ka Zan

Thôn Dỗi xã Thượng Lộ

Sản phẩm đã có

7

Nấm sò

Tổ hội trồng nấm ăn và nấm dược liệu

Thôn 2 xã Hương Lộc

Sản phẩm đã có

8

Măng khô

HTX NN Nam Đông

Thôn 3 xã Hương Lộc

Sản phẩm đã có

9

Cam Nam Đông trang trại Gia Bảo

HTX sản xuất nông nghiệp hữu cơ Nam Đông

Thôn 9 xã Hương Xuân

Sản phẩm đã có, chủ thể đang lập thủ tục thành lập HTX

10

Cam Nam Đông trang trại Hương Xuân

HTX NN Hương Xuân

Thôn 11 xã Hương Xuân

Sản phẩm đã có, chủ thể đang lập thủ tục thành lập HTX

11

Mật ong Ruồi Nam Đông

Hộ kinh doanh Diệp Minh Khanh

Số 57 đường Nguyễn Thế Lịch, xã Hương Xuân

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

12

Rượu Tà Rương Mão

Hộ kinh doanh Tà Rương Mão

Thôn Ka Đong, xã Thượng Long

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

HUYỆN A LƯỚI (11 sản phẩm)

 

 

 

1

Gạo Ra dư

HTX Nông nghiệp Hồng thủy

Hồng Thủy

Chủ thể mới

2

Thịt bò xông khói

THT sản xuất và tiêu thụ

Hồng Thượng

Chủ thể mới

3

Chuối già lùn Sấy dẻo

HTX

A Ngo

Chủ thể mới

4

Gạo nếp than

THT sản xuất và tiêu thụ

Sơn Thủy

Chủ thể mới

5

Sâm bố chính

THT

Quảng Nhâm

Chủ thể mới

6

Măng khô

THT

A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Thái

Chủ thể mới

7

Cá Tầm

THT

Hồng Kim

Chủ thể mới

8

Cá suối khô

THT

Hồng Thượng, Quảng Nhâm, Hồng thái

Chủ thể mới

9

Quả Hồng dòn

THT

Hồng Bắc, Quảng Nhâm

Chủ thể mới

10

Ớt bản địa - "Ưm pang" muối

THT

Hồng Thủy, Quảng Nhâm, Hồng Thái

Chủ thể mới

11

Khăn choàng cổ

Hợp tác xã thổ cẩm Xanh - AZakooh

Tổ dân phố 4, thị Trấn A Lưới

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

PHÚ LỘC (23 sản phẩm)

 

 

 

1

Vang vả Bạch Mã

HTX SX rượu Vang Bạch Mã

Xã Lộc Trì

Sản phẩm đã có

2

Dưa Lưới Vinh Hưng

Hoàng Minh Sang

Xã Vinh Hưng

Sản phẩm đã có

3

Dầu lạc hữu cơ

HTX Mỹ Hải

Xã Giang Hải

Sản phẩm đã có

4

Chè sấy, bột chè xanh (matcha)

Công ty TNHH Ấn Lĩnh

Xã Lộc Điền

Sản phẩm đã có

5

Dầu tràm Lộc Thủy

HTX xã sản xuất, chế biến, dịch vụ dầu tràm Lộc Thủy

Xã Lộc Thủy

Sản phẩm đã có

Sản phẩm làng nghề truyền thống

6

Rau, dưa hữu cơ Mỹ Lợi

HTX rau hữu cơ Mỹ Lợi

Xã Vinh Mỹ

Sản phẩm đã có

7

Lúa Hữu cơ

HTX Nam Sơn, Bắc Sơn

Xã Lộc Sơn

Sản phẩm đã có

8

Bưởi Da xanh

Nguyễn Văn Điệp

Xã Lộc Điền

Sản phẩm đã có

9

Cá Vẩu Vinh Hiền

Trần Hùng

Xã Vinh Hiền

Sản phẩm đã có

10

Dầu tràm Năm Gân

Nguyễn Văn Minh

Xã Lộc Bổn

Sản phẩm đã có

11

Du lịch ST Suối Tiên

HTX NNDV Thủy An

Xã Lộc Thủy

Sản phẩm mới

12

Du lịch sinh thái Nhị Hồ

HTX DLDV thác Nhị Hồ

Xã Lộc Trì

Sản phẩm mới

13

Bột Sắn dây

Hoàng Bé

Xã Vinh Mỹ

Sản phẩm đã có

14

Bộ sản phẩm lưu niệm bằng gỗ

Cơ sở Mỹ nghệ Văn Thịnh

Xã Vinh Hiền

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

15

Máy ấp trứng gia cầm công suất 1000 trứng

Công ty TNHH máy ấp trứng Huế

Xã Lộc Điền

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

16

Rượu vang vả Bạch Mã

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Lộc Mai

Thôn Trung Phước Tượng, xã Lộc Trì

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

17

Nước mắm Mệ Em

Cơ sở Sản xuất và Chế biến mắm Mệ Em

Thôn 4, xã Vinh Mỹ

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

18

Nước mắm Xuân Anh

Cơ sở Sản xuất và Chế biến thủy hải sản Xuân Anh

Thôn Bình An 1, xã Lộc Vĩnh

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

19

Bộ sản phẩm mắm các loại thương hiệu Mệ Em

Cơ sở Sản xuất và Chế biến mắm Mệ Em

Thôn 4, xã Vinh Mỹ

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

20

Cá khô Mỹ Á

Cơ sở Chế biến thủy hải sản Mỹ Á

Thôn 4, xã Giang Hải

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

21

Nhóm sản phẩm Tinh dầu tràm thương hiệu dầu tràm Trường Hải

Cơ sở Dầu tràm Trường Hải

Thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

22

Nhóm sản phẩm Tinh dầu tràm thương hiệu dầu tràm Lộc Thủy

Hợp tác xã Sản xuất, Chế biến, Dịch vụ dầu tràm Lộc Thủy

Thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

23

Bộ sản phẩm chế biến từ cây Chè Truồi: Chè sấy, bột chè xanh (matcha)

Công ty TNHH Ấn Lĩnh

Thôn Lương Điền Thượng, xã Lộc Điền

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

PHÚ VANG (18 sản phẩm)

 

 

 

1

Gạo Vinh Hà

HTX Nông nghiệp Vinh Hà

Xã Vinh Hà

- Chủ thể mới

- Sản phẩm đã có

2

Nước mắm Phú Diên

HTX chế biến Phú Diên

Xã Phú Diên

- Chủ thể mới

- Sản phẩm đã có

3

Nấm rơm Phú Lương

HTX Nông nghiệp Phú Lương 1 (Làng nghề trồng nấm Lê Xá Đông)

Xã Phú Lương

- Chủ thể mới

- Sản phẩm đã có

4

Mộc Mỹ nghệ

Cơ sở Luyện Nhân

Xã Vinh Thanh

- Chủ thể mới

- Sản phẩm đã có

5

Nón lá Mỹ Lam

HTX Nông nghiệp Phú Mỹ 2 (Làng nghề truyền thống Mỹ Lam)

Xã Phú Mỹ

- Chủ thể mới

- Sản phẩm đã có

6

Mắm cá các loại

HTX nước mắm truyền thống Phú Thuận

Xã Phú Thuận

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

7

Mắm cá các loại

HTX chế biến nông hải sản Vinh An

Xã Vinh An

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

8

Mắm cá các loại

HTX chế biến Phú Diên

Xã Phú Diên

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

9

Gạo hữu cơ

HTX Nông nghiệp Phú Lương 1

Xã Phú Lương

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

10

Thủy sản đầm phá

HTX Thủy sản Vinh Hà

Xã Vinh Hà

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

11

Rau Vietgap

Tổ hợp tác

Xã Vinh Thanh

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

12

Dưa Lê

HTX Nông nghiệp Vinh Xuân

Xã Vinh Xuân

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

13

Nước mắm, ruốc, mắm các loại.

Hộ kinh doanh Trần Thị Kim Ngọc.

Thôn An dương xã Phú Thuận

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

14

Mộc Mỹ nghệ

Hộ kinh doanh Võ Ngọc Long

Xã Vinh Xuân

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

15

Gạo hữu cơ

HTX Nông nghiệp Phú Mỹ 1

Xã Phú Mỹ

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

16

Nước mắm cá Phú Thuận

Cơ sở Sản xuất Chế biến mắm Như Ý

Thôn An Dương, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

17

Ruốc Làng Trài

Hợp tác xã Thủy sản Phú Hải

Thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, huyện Phú Vang

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

18

Gạo chất lượng cao Phú Hồ

Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Hồ

Thôn Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

HƯƠNG THỦY (32 sản phẩm)

 

 

 

1

Thanh trà Dương Hòa

Tổ Hợp tác Dương Hòa

Xã Dương Hòa

Sản phẩm mới

2

Thịt gà đồi Phú Sơn

HTX chăn nuôi Phú Sơn

Xã Phú Sơn

Sản phẩm mới dự kiến

3

Thịt bò vàng

Tổ hợp tác Dương Hòa

Xã Dương Hòa

Sản phẩm mới dự kiến

4

Cá lồng bè trên Sông Đại Giang

HTX Nông nghiệp Thủy Tân

Xã Thủy Tân, Thủy Phù và phường Thủy Lương

Sản phẩm mới dự kiến

5

Thịt lợn hữu cơ Thủy Châu

HTX Nông nghiệp Thủy Châu

Phường Thủy Châu

Sản phẩm mới dự kiến

6

Tỏi đen Tâm Huế

Hộ kinh doanh thực phẩm Tâm Huế

Phường Thủy Phương

Sản phẩm đã có

7

Mắm Tâm Huế

Hộ kinh doanh thực phẩm Tâm Huế

Phường Thủy Phương

Sản phẩm đã có

8

Gạo thơm Thủy Thanh

HTX NN Thủy Thanh

Xã Thủy Thanh

Chủ thể giai đoạn 2019-2020

9

Nếp thơm Thủy Phù

HTX NN Thủy Phù

Xã Thủy Phù

Chủ thể mới

10

Bộ sản phẩm Gỗ mỹ nghệ lưu niệm Phúc Mai

Cơ sở điêu khắc gỗ mỹ nghệ Phúc Mai

71 Võ Trác, phường Thủy Châu

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

11

Tranh pháp lam Cửu đỉnh và Thế Miếu

DNTN vẽ tranh pháp lam cung đình

Kiệt 447 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

12

Bộ sản phẩm sản xuất từ chất liệu Composite Ha Vi

Công ty TNHH Sản xuất thương mại Ha Vi

Cụm công nghiệp Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

13

Bộ sản phẩm Nhạc cụ truyền thống Tân Châu

Công ty TNHH MTV nhạc cụ Tân Châu

Thôn Công Lương, xã Thủy Vân (Đang đầu tư di dời xưởng sản xuất về Cụm công nghiệp Thủy Phương)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

14

Bộ sản phẩm Hương sạch Tân Nguyên

Công ty TNHH MTV Tân Nguyên

Thôn 1B, xã Thủy Phù

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

15

Bộ sản phẩm Trà mướp đắng túi lọc và mướp đắng sao khô Thủy Dương

HTX Nông nghiệp Thủy Dương

Phường Thủy Dương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

16

Bộ sản phẩm tinh dầu Huế hiệu Kim Vui

Công ty TNHH MTV sản xuất tinh dầu Kim Vui

Số 30 Ngô Thế Vinh, phường Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

17

Bộ sản phẩm Giày da kết hợp thủ công mỹ nghệ truyền thống Huế

Công ty TNHH SX TM dịch vụ Xưa

phường Thủy Dương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

18

Tinh dầu thanh trà Liên Minh Xanh

Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Liên Minh Xanh

Thôn Hạ, xã Dương Hòa

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

19

Bộ sản phẩm áo dài truyền thống SH

Công ty TNHH Một thành viên thương mại SH

Phường Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

20

Bộ sản phẩm nội ngoại thất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng-Thanh Lam

Công ty TNHH MTV Thanh Lam

Cụm công nghiệp Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

21

Bộ sản phẩm Nón lá Thủy Thanh

Cơ sở nón lá Nguyễn Thị Kiềm

Thôn Vân Thê Nam, xã Thủy Thanh

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

22

Sản phẩm dao sạch và sản phẩm nghề rèn truyền thống Cầu Vực

Cơ sở rèn Trường Tiến

Phường Thủy Châu

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

23

Bộ sản phẩm áo dài truyền thống

Công ty TNHH MTV Thương mại SH

Số 308/2 đường Trưng Nữ Vương, phường Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

24

Bộ sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm Tranh đĩa Tứ linh Cung đình Huế

Cơ sở điêu khắc gỗ mỹ nghệ Phúc Mai

Số 71 đường Võ Trác, phường Thủy Châu

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

25

Bộ giày thời trang ứng dụng thủ công mỹ nghệ truyền thống

Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Xưa

M52 KĐT Đông Nam Thủy An, phường Thủy Dương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

26

Bộ sản phẩm Nón lá

Cơ sở nón lá Nguyễn Thị Kiềm

Thôn Vân Thê Nam, xã Thủy Thanh

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

27

Bộ tranh pháp lam Cửu đỉnh và Thế Miếu

DNTN Vẽ tranh pháp lam Cung đình

Kiệt 447 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

28

Bộ sản phẩm bàn ghế sản xuất từ gỗ rừng trồng

Công ty TNHH MTV Thanh Lam

Cụm công nghiệp Thủy Phương, phường Thủy Phương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

29

Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm thiên nhiên nhãn hiệu Sao La

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Liên Minh Xanh

Thôn Hạ, xã Dương Hòa

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

30

Bộ sản phẩm tinh dầu tràm Huế hiệu Kim Vui

Công ty TNHH MTV Sản xuất tinh dầu Kim Vui

Số 30 đường Lương Thế Vinh, phường Thủy Dương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

31

Sản phẩm trà mướp đắng túi lọc và mướp đắng sao khô

Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Dương

Số 98 đường Nguyễn Tất Thành phường Thủy Dương

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

32

Bộ sản phẩm hương thắp 100% thành phần từ thiên nhiên nhãn hiệu Tân Nguyên

Công ty TNHH MTV Tân Nguyên

Thôn 1B, xã Thủy Phù

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

HƯƠNG TRÀ (9 sản phẩm)

 

 

 

1

Bún Vân Cù

Tổ hợp tác sản xuất Bún Vân Cù

Thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn

- Chủ thể giai đoạn 2019-2020

- Sản phẩm Làng nghề truyền thống

2

Đông trùng hạ thảo Narasa

HTX Nông nghiệp xanh Narasa

Thôn Quang Lộc, xã Hương Bình

Sản phẩm đã có

3

Thanh trà Hương Vân

HTX NN Hương Vân

TDP Lai Bằng, phường Hương Vân

Sản phẩm đã có

4

Ổi Hương Xuân

HTX NN Tây Xuân

Phường Hương Xuân

Sản phẩm đã có

5

Dầu lạc Văn Xá

HTX NN Văn Xá Tây

TDP Giáp Thượng 1, phường Hương Văn

Sản phẩm đã có

6

Dầu tràm Hương Văn

HTX NN Văn Xá Tây

TDP Giáp Thượng 1, phường Hương Văn

Sản phẩm đã có

7

Bánh gói Hương Cần

Tổ hợp tác

Xã Hương Toàn

Sản phẩm đã có (dự kiến thành lập Tổ hợp tác)

8

Kiệu

HTX NN La Chữ

Phường Hương Chữ

Sản phẩm đã có

9

Nhang cây cao cấp Vĩnh Thuận Phát

Công ty CP Thương mại và Sản xuất Nhang Thái Hưng

Số 57 đường Độc Lập, phường Tứ Hạ

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

THÀNH PHỐ HUẾ (31 sản phẩm)

 

 

 

1

Thanh trà Thủy Biều

HTX Thủy Biều

Phường Thủy Biều

Sản phẩm đã có

2

Mứt gừng bà Nguyệt

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Nguyệt

Phường Kim Long

Sản phẩm đã có

3

Nước mắm và các sản phẩm từ mắm Cô Ry

Cơ sở chế biến mắm Cô Ry

Phường Phú Thượng

Sản phẩm đã có

4

Hành lá Hương An

HTX Hương An

Phường Hương An

Sản phẩm mới

5

Hương trầm Thủy Xuân

Hội Hương Trầm Thủy Xuân

Phường Thủy Xuân

Sản phẩm đã có

6

Tinh dầu tràm

Công ty TNHH Kỳ Nam Anh

Phường Thủy Xuân

Sản phẩm đã có

7

Các sản phẩm từ Sen

Công ty Huế Việt

Phường Xuân Phú

Sản phẩm đã có

8

Yến sào Anna

Hộ kinh doanh yến sào Lộc Hà

Phường An Đông

Sản phẩm đã có

9

Bánh tráng Lưu Bảo

HTX Hương Hồ

Phường Hương Hồ

Sản phẩm đã có

10

Bưởi Đỏ Hương Hồ

HTX Hương Hồ 1

Phường Hương Hồ

Sản phẩm đã có

11

Lọng đèn từ mây tre

Cơ sở Lọng đèn Hoàng Ngọc Tuyên

Phường Phường Đúc

Sản phẩm đã có

12

Gia vị bún bò Huế

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm đã có

13

Gia vị bún chay Huế

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm đã có

14

Tương ớt Huế

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm đã có

15

Mì Hoành thánh (hộp)

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm mới (dự kiến)

16

Bún bò Huế (hộp)

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm mới (dự kiến)

17

Bánh canh cá lóc (hộp)

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm mới (dự kiến)

18

Phở bò (hộp)

CT TNHH SX và TM YesHue

Phường Thuận Hòa

Sản phẩm mới (dự kiến)

19

Nếp rằn Hương Phong

HTX Vân An, Thuận Hòa

Xã Hương Phong

Sản phẩm đã có

20

Hoa giấy Thanh tiên

Phú Mậu

Xã Phú Mậu

Sản phẩm đã có

21

Bánh ép Thuận An

Công ty TNHH MTV TP Seafood

Phường Thuận An

Sản phẩm đã có

22

Nước mắm ruốc truyền thống

Công ty TNHH MTV TP Seafood

Phường Thuận An

Sản phẩm đã có

23

Tinh dầu Ngọc Hiếu (dầu tràm, tỏi, ngũ sắc, quế, sả chanh)

Hộ kinh doanh Hồ Thị Ngọc Hiếu

Phường Thuận Lộc

Sản phẩm đã có

24

Đúc đồng Nguyễn Phùng Sơn

DNTN Nguyễn Phùng Sơn

Phường Phường Đúc

Sản phẩm đã có

25

Nước mắm ruốc truyền thống “Con ruốc vàng”

HKD Lê Văn Minh

Phường Thuận An

Sản phẩm đã có

26

Bộ sản phẩm nhạc cụ truyền thống

Công ty TNHH MTV Nhạc cụ Tân Châu

Kiệt 9, thôn Công Lương, Thủy Vân, (nay thuộc phường Thủy Vân, thành phố Huế)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

27

Bộ sản phẩm nhạc cụ Guitar và bộ Guitar hàng nhỏ lưu niệm

Công ty TNHH MTV Nhạc cụ Tân Châu

Thôn Công Lương, xã Thủy Vân (nay thuộc phường Thủy Vân, thành phố Huế)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

28

Lồng Chim Đĩa bách điểu

Cơ sở sản xuất Tre mỹ nghệ Đoàn Minh Căn

Thôn Dương Nổ Đông, xã Phú Dương (nay thuộc xã Phú Dương, thành phố Huế)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

29

Hoa sen hộp (có đế)

Cơ sở sản xuất Hoa giấy truyền thống Thân Văn Huy

Thôn Thanh Vinh, xã Phú Mậu (nay thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

30

Nước mắm ruốc truyền thống “Con ruốc vàng”

Hộ kinh doanh Lê Văn Minh

Số 80, đường Kinh Dương Vương, thị trấn Thuận An (nay thuộc phường Thuận An TP Huế)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

31

Mì vắt

Hộ kinh doanh Đặng Dũng

Thôn Minh Thanh, xã Hương Vinh (nay thuộc phường Hương Vinh, thành phố Huế)

Sản phẩm CNNT tiêu biểu

32

Mắm nêm, ruốc và nước mắm ruốc

Cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm Cô Ri

Lả i, phường Phú Thượng TP Huế

Sản phẩm CNNT

 

TỔNG

186 sản phẩm/nhóm sản phẩm

 

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐIỂM DU LỊCH TIỀM NĂNG DỰ KIẾN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên sản phẩm

Tên chủ thể

Địa chỉ chủ thể sản xuất

Ghi chú

 

A LƯỚI

 

 

 

1

Du lịch sinh thái cộng đồng thác A Nôr

HTX

Hồng Kim

Sản phẩm mới

2

Du lịch sinh thái cộng đồng thác Pâ Rle Hồng Hạ

THT

Hồng Hạ

Sản phẩm mới

3

Du lịch sinh thái cộng đồng Suối A lin Trung Sơn

THT

Trung Sơn

Sản phẩm mới

4

Du lịch sinh thái cộng đồng Suối Kan te Hương Phong

THT

Hương Phong

Sản phẩm mới

5

Du lịch sinh thái cộng đồng và điểm du lịch làng A Nôr

HTX Du lịch sinh thái cộng đồng A Nôr

Xã Hồng Kim

Sản phẩm mới

 

HƯƠNG THỦY

 

 

 

1

Du lịch cộng đồng truyền thống Cầu Ngói Thanh Toàn

Chủ thể kinh tế

Xã Thủy Thanh

Sản phẩm đã có

 

HƯƠNG TRÀ

 

 

 

1

Du lịch Khe Đầy

HTX/Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Khe Đầy

Thôn Hòa Hợp, xã Bình Thành

Sản phẩm đã có (dự kiến thành lập HTX/THT du lịch cộng đồng Khe Đầy)

 

NAM ĐÔNG

 

 

 

1

Du lịch sinh thái gắn với tài nguyên bản địa huyện Nam Đông

Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ YesHue Eco

- Địa chỉ công ty: 142 Khe Tre, thị trấn Khe Tre

Sản phẩm đã có

 

PHONG ĐIỀN

 

 

 

1

Du lịch Thượng nguồn sông Ô Lâu

BQL Thượng nguồn sông Ô Lâu

Xã Phong Mỹ

Sản phẩm đã có

2

Du lịch Làng Cổ

BQL Làng Cổ Phước Tích

Xã Phong Hòa

Sản phẩm đã có

 

PHÚ LỘC

 

 

 

1

Du lịch sinh thái Suối Tiên

HTX Nông nghiệp, DV Thủy An

Xã Lộc Thủy

Sản phẩm mới

2

Du lịch sinh thái Nhị Hồ

HTX Du Lịch DV thác Nhị Hồ

Xã Lộc Trì

Sản phẩm mới

 

PHÚ VANG

 

 

 

1

Du lịch sinh thái Đầm Chuồn

HTX Nông nghiệp Phú An

Xã Phú An

- Chủ thể mới

- Sản phẩm mới

 

QUẢNG ĐIỀN

 

 

 

1

Dịch vụ du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh

HTX Dịch vụ du lịch cộng đồng Tam Giang Quảng Lợi

Xã Quảng Lợi

Sản phẩm đã có

 

THÀNH PHỐ HUẾ

 

 

 

1

Rừng ngập mặn Rú Chá Hải Dương

Chủ thể kinh tế

Xã Hải Dương

Sản phẩm mới

2

Mô hình trải nghiệm nông nghiệp vùng sản xuất hoa và rau Phú Mậu

Chủ thể kinh tế

Xã Phú Mậu

Sản phẩm mới

 

TỔNG CỘNG

16 SẢN PHẨM

 

 

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC HỆ THỐNG XÚC TIẾN VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM OCOP THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN CHƯƠNG TRÌNH 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên trung tâm/điểm

Tên chủ thể (quản lý, vận hành trung tâm/điểm)

Địa chỉ

 

HƯƠNG THỦY

 

 

1

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại Chợ Phú Bài

Các chủ thể của các cơ sở sản xuất

Phường Phú Bài

2

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khu vực Thanh Lam

Các chủ thể của các cơ sở sản xuất

Phường Thủy Phương

 

NAM ĐÔNG

 

 

1

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông đặc sản của địa phương - Khu du lịch sinh thái Thác Mơ - YesHue Eco

Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ YesHue Eco

Địa chỉ công ty: 142 Khe Tre, thị trấn Khe Tre.

Địa chỉ khu du lịch: Thôn Xuân Phú xã Hương Phú

2

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông đặc sản của địa phương - Du lịch cộng đồng Thôn Dỗi

Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Thác KaZan

Thôn Dỗi xã Thượng Lộ

 

PHONG ĐIỀN

 

 

1

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Công ty CP ĐTPT Công Thành

Xã Phong Sơn

2

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Công ty TNHH MTV SXTMDV HiChaGol

Thị trấn Phong Điền

3

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt

Dự kiến xã Phong An

4

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP

HTX NN An Lỗ

Phong Hiền

 

PHÚ VANG

 

 

1

Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông thôn tiêu biểu

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện

Hòa Đa Tây thị trấn Phú Đa

 

QUẢNG ĐIỀN

 

 

1

Cửa hàng kết nối tiêu thụ nông sản, đặc sản, sản phẩm OCOP huyện Quảng Điền tại xã Quảng Phú

Cơ sở Trương Thị Trang

Thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú

 

PHÚ LỘC

 

 

1

Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (3 điểm)

Các chủ thể kinh tế

Dự kiến

(1) Địa điểm UBND xã Lộc Thủy cũ; (2) Văn phòng HTX Tiến Lực, xã Lộc An; (3) Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lộc.

 

THÀNH PHỐ HUẾ

 

 

1

Trung tâm; điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP (3 điểm)

Các chủ thể kinh tế

Ban Quản lý Bến xe Bến thuyền Thành phố Huế, các điểm du lịch, cơ sở đặc sản... có vị trí giao thông thuận lợi

 

TỔNG CỘNG

12 điểm/trung tâm

 

 

PHỤ LỤC V

KHÁI TOÁN NHU CẦU KINH PHÍ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nội dung

Tổng nhu cầu 5 năm 2021-2025
(tr.đ)

Trong đó

Vốn hỗ trợ từ ngân sách

Vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác

Vốn vay tín dụng

Vốn do các tổ chức kinh tế đầu tư

TW

Tỉnh

1

Kinh phí quản lý, điều hành Chương trình OCOP, thực hiện Chu trình OCOP

3.550

2.750

500

-

 

800

2

Kinh phí đánh giá, phân hạng, sản phẩm

3.800

3.250

0

-

 

550

3

Đào tạo tập huấn

7.200

1.800

1.800

-

 

3.600

4

Chuẩn hóa, hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP

30.000

2.500

12.500

-

 

15.000

5

Xúc tiến thương mại

20.250

9.000

4.500

-

 

6.750

6

Chuyển đổi số

5.400

1.800

1.800

-

 

1.800

7

Thông tin tuyên truyền

5.400

1.800

1.800

-

 

1.800

 

Tổng cộng

76.100

22.900

22.900

-

-

30.300

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1974/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 1974/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/08/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Hoàng Hải Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản