Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1399/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 11 tháng 5 năm 2022 |
Để triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2021 - 2025 và công tác quản lý nhà nước về hoạt động thu thuế trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
1. Mục đích:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, chống thất thu thuế, góp phần tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Đảm bảo công bằng trong việc xác định nghĩa vụ về thuế giữa các hoạt động kinh doanh truyền thống (kinh doanh mua bán trực tiếp) với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân nhằm tạo sự đồng thuận trong cộng đồng người nộp thuế và toàn xã hội. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phối hợp cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Yêu cầu:
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan trong triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
- Xác định, cụ thể hóa nhiệm vụ thực hiện dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý thuế.
a) Phối hợp với các sở, ngành và địa phương trong công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận thực hiện tuyên truyền, phổ biến thường xuyên nội dung quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm rõ chính sách thuế và thực hiện tự kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật; đăng tải thông tin khuyến cáo các hành vi sai phạm về thuế thường gặp; công bố các trường hợp cố tình không thực hiện kê khai, nộp thuế, gian lận, trốn thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Phối hợp với Sở Công Thương thu thập thông tin các tổ chức, cá nhân bán hàng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương đã được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số của Bộ Công Thương phê duyệt; các tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Công Thương.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thu thập thông tin các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại điện tử hoặc ngành, nghề có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông qua môi trường mạng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường Bình Thuận thu thập thông tin các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không có địa điểm kinh doanh cố định; xác định số thuế phải kê khai, nộp ngân sách nhà nước theo danh sách thực tế do Cục Quản lý thị Bình Thuận trường cung cấp.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Thuận để thu thập thông tin liên quan đến dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử từ các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với cơ quan Công an các cấp để xác định đầy đủ thông tin về nhân thân, nơi cư trú,… của các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhưng cơ quan thuế còn thiếu thông tin; đồng thời phối hợp xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế trong lĩnh vực hoạt động thương mại điện tử.
- Chỉ đạo các Chi cục Thuế khu vực, huyện, thành phố tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phát hiện, nắm bắt các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn nhưng không đăng ký kê khai, nộp thuế theo quy định.
b) Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử đã đăng ký kê khai, nộp thuế hoặc chưa đăng ký kê khai, nộp thuế; đồng thời triển khai xây dựng Đề án quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, giải pháp quản lý thuế theo quy định, chống thất thu ngân sách nhà nước.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, nhất là trường hợp các đơn vị giao nhận được ủy quyền thu tiền khi giao hàng (hình thức COD), qua đó xác định được các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, doanh thu kinh doanh thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân này.
d) Cung cấp thông tin cho cơ quan Công an những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
đ) Thường xuyên trao đổi thông tin với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để nắm bắt tình hình triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn.
e) Đề xuất, kiến nghị với Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung các quy trình quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại điện tử.
- Cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin liên quan đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và đã thực hiện đăng ký/thông báo với Bộ Công Thương theo quy định; các tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của ngành Công thương; các tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ định kỳ ngày 15 của tháng cuối mỗi quý.
- Phối hợp với cơ quan Thuế và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại điện tử để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại điện tử hoặc ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tuyến thông qua môi trường mạng trên địa bàn tỉnh định kỳ vào ngày 15 của tháng cuối mỗi quý.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo thẩm quyền quản lý, đồng thời phối hợp kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng công nghệ số khi có đề nghị của cơ quan thuế.
- Định kỳ ngày 15 của tháng cuối mỗi quý cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về hoạt động, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng; hoạt động quảng cáo trên mạng; mua bán sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trên môi trường mạng, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác trên mạng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
5. Cục Quản lý thị trường Bình Thuận:
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng quản lý thị trường để xác định địa điểm kho, bãi, địa điểm livestream bán hàng nhằm thu thập các thông tin về khối lượng hàng hóa, mặt hàng kinh doanh để cung cấp cho cơ quan thuế. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không có địa điểm kinh doanh cố định; các trường hợp kinh doanh thương mại điện tử có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và các hành vi gian lận thương mại được phát hiện trong quá trình theo dõi, quản lý của ngành định kỳ vào ngày 15 của tháng cuối mỗi quý.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Thuận:
Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh và các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan thuế, cụ thể như sau:
- Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao dịch qua tài khoản ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; các tổ chức, cá nhân nhận tiền từ các nhà cung cấp nước ngoài (như Apple Store, CH-Play, Facebook, Google, Youtube, Netflix, Tik Tok,…) theo đề nghị của cơ quan thuế.
- Có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Quản lý thuế.
- Phối hợp trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
- Triển khai công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp kinh doanh thương mại điện tử có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và các hành vi gian lận thương mại.
- Phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử qua quá trình theo dõi, quản lý của ngành.
- Tiếp nhận, xử lý theo quy định các thông tin do cơ quan thuế cung cấp đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, có hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận:
Đẩy mạnh công tác đưa tin và tuyên truyền chính sách thuế, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế để các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử nâng cao nhận thức, nắm rõ chính sách thuế và thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc rà soát, thống kê các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn để quản lý thu thuế theo quy định.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế, nghĩa vụ đăng ký kê khai, nộp thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để mọi người dân, người nộp thuế nắm bắt và chủ động trong việc đăng ký kê khai, nộp thuế nếu có phát sinh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
10. Các Công ty chuyển phát, bưu chính, viễn thông:
Phối hợp cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh có sử dụng dịch vụ thu tiền khi giao hàng (hình thức COD) theo quy định của Luật Quản lý thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
1. Thủ trưởng các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, chống thất thu thuế.
2. Cục Thuế tỉnh phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; đồng thời, theo dõi tình hình thực tế phát sinh để kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, trường hợp các cơ quan, đơn vị có phát sinh khó khăn, vướng mắc, giao Cục Thuế tỉnh tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Trên đây là Kế hoạch quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 502/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế và giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Kế hoạch 3412/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2022 về triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2022 triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 2249/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7Công văn 15769/CTTPHCM-TTHT năm 2022 hướng dẫn chế độ thuế và quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Quản lý thuế 2019
- 2Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 502/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế và giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Kế hoạch 3412/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2022 về triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 261/KH-UBND năm 2022 triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 2249/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Công văn 15769/CTTPHCM-TTHT năm 2022 hướng dẫn chế độ thuế và quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 1399/KH-UBND năm 2022 về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 1399/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Phan Văn Đăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra