- 1Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
- 2Nghị định 115/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp do Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1392/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 04 tháng 8 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTG NGÀY 05/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
- Triển khai toàn diện, kịp thời, có hiệu quả Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN).
- Tăng cường quản lý chặt chẽ, an toàn và hiệu quả, nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng VLNCN trên địa bàn.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về VLNCN của các cá nhân, tổ chức hoạt động VLNCN nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, vận chuyển, bảo quản và sử dụng VLNCN, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
1.2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác quản lý, theo dõi chặt chẽ VLNCN trong vận chuyển, nhập, xuất kho và trong quá trình sử dụng VLNCN theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo không để xảy ra tình trạng thất thoát VLNCN và phụ kiện nổ ra ngoài gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Tổ chức thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, thẩm tra, hậu kiểm tra trong công tác cấp Giấy phép sử dụng VLNCN, Giấy phép vận chuyển VLNCN, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy theo đúng thẩm quyền và quy định.
- Xử lý nghiêm các trường hợp thất thoát, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép VLNCN, tiền chất thuốc nổ.
2. Nội dung và giải pháp thực hiện
2.1. Nội dung
- Rà soát, đánh giá quy trình cấp các loại giấy chứng nhận liên quan đến VLNCN như: Giấy phép sử dụng VLNCN, Giấy phép vận chuyển VLNCN, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy; rà soát, thống kê các tổ chức sử dụng VLNCN để thi công công trình và khai thác khoáng sản quy mô nhỏ, lẻ, không đảm bảo quy định pháp luật về an toàn môi trường, để hạn chế và tiến tới loại bỏ các tổ chức này.
- Tập trung kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức sử dụng VLNCN về công tác xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật an toàn, phương án bảo vệ an ninh trật tự phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và thực tế của đơn vị trong quản lý, sử dụng VLNCN; làm rõ nguyên nhân gây mất an toàn, để thất thoát VLNCN và xử lý nghiêm đối với các đơn vị để xảy ra thất thoát VLNCN.
- Rà soát, đơn giản hóa về thủ tục hành chính trong quản lý, cấp Giấy phép sử dụng VLNCN, Giấy phép vận chuyển VLNCN, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy; loại bỏ các thủ tục không đúng quy định của pháp luật như các hình thức công văn thỏa thuận, giấy chấp thuận…
- Tăng cường năng lực về người và thiết bị cần thiết để bảo đảm an ninh. trật tự, phòng chống cháy nổ đối với hoạt động VLNCN
2.2. Giải pháp thực hiện
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động VLNCN trên địa bàn rà soát các điều kiện, kiểm tra thực tế việc tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ trong quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN; tổ chức khắc phục ngay các nội dung chưa đúng, chưa đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng đối với kho bảo quản VLNCN, phương tiện vận chuyển VLNCN; tổ chức diễn tập các phương án theo kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện nghiêm công tác thẩm định, thẩm tra trong công tác cấp Giấy phép sử dụng VLNCN, Giấy phép vận chuyển VLNCN, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy theo đúng thẩm quyền và quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công tác an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ đối với kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.
- Hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã phương án bảo quản VLNCN chưa sử dụng; tham mưu, đề xuất thu hồi ngay Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các doanh nghiệp để thất thoát VLNCN; rà soát mạng lưới các đơn vị thực hiện dịch vụ nổ mìn, kho bảo quản VLNCN trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm đầu mối, đảm bảo các quy định về an ninh, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và VLNCN.
- Tăng cường năng lực về người và thiết bị để bảo đảm an ninh. trật tự, phòng chống cháy nổ tại các địa bàn có hoạt động VLNCN
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến nội dung quy định của pháp luật đối với VLNCN dưới nhiều hình thức (thông qua các lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động;
báo chí, phát thanh, truyền hình, các hội nghị...) để nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về VLNCN cho các tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN.
- Tham mưu, kiến nghị với cơ quan chức năng bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp quy trong lĩnh vực quản lý tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động quản lý vũ khí, VLNCN.
3. Phân công trách nhiệm
3.1. Sở Công Thương
a) Tổ chức thực hiện nghiêm công tác thẩm định, thẩm tra, hậu kiểm tra công tác cấp phép sử dụng VLNCN theo đúng thẩm quyền và quy định; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tất cả các đơn vị hoạt động VLNCN trên địa bàn (kể cả các đơn vị do Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng cấp phép) việc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo quản, sử dụng VLNCN, đặc biệt chú trọng đối với các doanh nghiệp bảo quản, sử dụng VLNCN quy mô nhỏ, vùng sâu vùng xa.
b) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch nhằm sớm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm và không cho phép bảo quản VLNCN tại các kho VLNCN không đảm bảo điều kiện theo quy định theo QCVN 02:2008/BCT.
c) Phối hợp Công an tỉnh trong việc hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã phương án bảo quản VLNCN chưa sử dụng; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thu hồi ngay Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các doanh nghiệp để thất thoát VLNCN.
d) Rà soát mạng lưới các đơn vị thực hiện dịch vụ nổ mìn, kho bảo quản VLNCN trên địa bàn tỉnh theo hướng giảm đầu mối, đảm bảo các quy định về an ninh, kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ.
đ) Phối hợp Công an tỉnh chủ động đề xuất UBND tỉnh và Bộ Công Thương các biện pháp an toàn, biện pháp tăng cường công tác quản lý để ngăn chặn việc thất thoát VLNCN dẫn đến buôn bán, sử dụng, vận chuyển trái phép VLNCN có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
e) Tăng cường công tác huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN, lồng ghép công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến nội dung quy định của pháp luật đối với VLNCN để nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về VLNCN cho các tổ chức, cá nhân hoạt động VLNCN.
f) Báo cáo nhanh cho UBND tỉnh và Bộ Công Thương khi xảy ra thất thoát, tai nạn, sự cố về VLNCN trên địa bàn tỉnh.
3.2. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động VLNCN trên địa bàn rà soát các điều kiện, kiểm tra thực tế việc tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ trong quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN; tổ chức khắc phục ngay các nội dung chưa đúng, chưa đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng đối với kho bảo quản VLNCN, phương tiện vận chuyển VLNCN; tổ chức diễn tập các phương án theo kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của doanh nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện thẩm định, thẩm tra trong công tác cấp Giấy phép vận chuyển VLNCN, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy theo đúng thẩm quyền và quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công tác an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ đối với kho bảo quản, phương tiện vận chuyển.
c) Phối hợp với các ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định đối với các doanh nghiệp có hoạt động VLNCN, TCTN. Tăng cường năng lực về người và thiết bị để bảo đảm an ninh. trật tự, phòng chống cháy nổ tại các địa bàn có hoạt động VLNCN.
d) Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra định kỳ về an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ đối với kho bảo quản, phương tiện vận chuyển, trong đó chú trọng đối với các doanh nghiệp bảo quản, sử dụng VLNCN quy mô nhỏ, vùng sâu vùng xa, thi công trình…
đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN và công tác huấn luyện về an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các tổ chức hoạt động VLNCN.
e) Xử lý nghiêm các trường hợp thất thoát, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép VLNCN, TCTN.
3.3. Các sở, ngành có liên quan căn cứ chức năng, quyền hạn chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tổ chức thực hiệm nghiêm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng VLNCN.
4. Tổ chức thực hiện
Giao Sở Công Thương theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện theo đúng nội dung của Kế hoạch này; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương tình hình thực hiện trước ngày 25 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ngành, đơn vị báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý kịp thời.
Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 486/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
- 2Nghị định 115/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp do Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 486/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Kế hoạch 1392/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 1392/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Xuân Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định