Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÓA CHẤT, PHÂN BÓN VÀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp,
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm; buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất độc cho phép.
2. Buộc tiêu hủy phân bón nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
3. Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm, công nhận lại chất lượng phân bón do không thực hiện đúng các quy định về phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhận chất lượng phân bón.
4. Buộc khảo nghiệm lại, cải chính kết quả khảo nghiệm phân bón hoặc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm do thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định, không trung thực.
5. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc khắc phục tình trạng không an toàn trong sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
6. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ đến kho, địa điểm theo quy định.
Điều 4. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hóa chất quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phân bón và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Chương III, Chương IV Nghị định này áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định từ Điều 36 đến
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÓA CHẤT
Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Đình chỉ sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp gây mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa không đúng mục đích đã đăng ký;
b) Không thực hiện đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi bắt đầu sử dụng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất cho phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện (trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận) mà không có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện khi đã bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ sản xuất, kinh doanh hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hóa chất khác để sản xuất, kinh doanh;
b) Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp.
4. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ghi chung phiếu xuất kho, nhập kho tiền chất với các loại hàng hóa, vật tư khác; không mở sổ riêng theo dõi việc xuất kho, nhập kho tiền chất trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về khai báo hóa chất sản xuất, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo không đúng thực tế về khối lượng, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất;
b) Khai báo không đúng thực tế bản chất, thành phần của hóa chất.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin về hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chứa, đựng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế bằng các vật dụng không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc có nguy cơ gây nhầm lẫn đối với các sản phẩm, hàng hóa khác;
b) Loại bỏ dụng cụ chứa, đựng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng quy định sau khi đã sử dụng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
b) Không thực hiện đúng quy định về bao gói, bảo quản và vận chuyển hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
c) Ghi nhãn sản phẩm không đúng nội dung như đã đăng ký với cơ quan quản lý;
d) Thực hiện không đúng quy trình khảo nghiệm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền ban hành đối với tổ chức thực hiện việc khảo nghiệm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế mà Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành các sản phẩm này đã hết hạn;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không đúng tiêu chuẩn như đã công bố;
c) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
d) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế không có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc không sửa đổi nội dung quảng cáo theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế đã hết hạn sử dụng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế bị cấm sử dụng ở Việt Nam.
Điều 15. Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra, thanh sát
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Cơ sở hóa chất vi phạm các quy định về thanh sát của Tổ chức cấm vũ khí hóa học.
Đình chỉ hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hóa chất DOC, DOC-PSF
Đình chỉ hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo không đúng thời hạn quy định;
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 nếu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về quản lý vũ khí hóa học và hóa chất Bảng 1
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất độc và tiền chất của chúng; các hóa chất Bảng 1 không được phép;
d) Tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia thứ ba;
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1; không thông báo, không khai báo xuất khẩu, nhập khẩu; thông báo, khai báo hóa chất Bảng 1 không đúng thời hạn quy định;
b) Sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1 vượt tổng sản lượng cho phép.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÂN BÓN
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng phân bón.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có phòng kiểm nghiệm hoặc không có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định và được công nhận để đánh giá chất lượng phân bón.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón không có kho chứa phân bón.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp để sản xuất, gia công phân bón.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp không thực hiện đánh giá chất lượng phân bón, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy số lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp phân bón.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảm giữ được chất lượng phân bón;
b) Kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ bảo đảm chất lượng phân bón;
c) Kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp không có công cụ, thiết bị chứa đựng, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón bị đình chỉ sản xuất, phân bón bị đình chỉ tiêu thụ gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón mới để khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu phân bón chuyên dùng sử dụng cho sân thể thao mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
b) Nhập khẩu phân bón chuyên dùng sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón làm hàng mẫu, quà biếu, dùng để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu các loại phân bón không đáp ứng mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất phân bón nhập khẩu có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc khác vượt mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu và phân tích phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các quy định về phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc không thực hiện đúng phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả hoặc công bố sai kết quả phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón;
b) Không bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm, công nhận chất lượng lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này và không được thu tiền các hoạt động do vi phạm các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động lấy mẫu và phân tích phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng nếu tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, khai man các giấy tờ quy định trong hồ sơ khảo nghiệm phân bón.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi những nội dung khảo nghiệm đã được quy định.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm không đúng với nội dung đã đăng ký khảo nghiệm hoặc khảo nghiệm không đúng các quy định hiện hành về khảo nghiệm phân bón.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm không trung thực.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khảo nghiệm lại, buộc cải chính kết quả khảo nghiệm phân bón không trung thực hoặc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đổi tên phân bón
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện đổi tên, về thủ tục đổi tên khi thực hiện việc đổi tên phân bón.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi quyết định công nhận, chỉ định tổ chức đào tạo lấy mẫu phân bón, phòng thí nghiệm phân bón đã hết hiệu lực mà không gửi hồ sơ đăng ký công nhận, chỉ định lại về cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan có thẩm quyền những thay đổi liên quan đến phạm vi được công nhận, chỉ định.
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng người không có chuyên môn phù hợp;
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Sử dụng nguyên liệu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp không rõ nguồn gốc.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Thay đổi quy trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 33. Vi phạm quy định về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi:
a) Không có nội quy quy định về an toàn kho;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không thực hiện công tác niêm phong, khóa cửa kho vật liệu nổ công nghiệp;
c) Không đủ lực lượng bảo vệ canh gác.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không thực hiện thủ tục xuất nhập kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
đ) Vi phạm chế độ bảo mật về dự trữ quốc gia;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Dự trữ hàng vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia không đúng loại kho, địa điểm;
d) Không có kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp kho vật liệu nổ công nghiệp;
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo quản dẫn đến thất thoát tiền chất thuốc nổ.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 34. Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có biểu trưng, ký hiệu vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
b) Không tổ chức bảo vệ canh gác khi tiến hành bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có hoặc thiếu nhân viên áp tải vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
b) Không xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, biện pháp bảo vệ an ninh trật tự;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vận chuyển không đúng chủng loại vật liệu nổ công nghiệp quy định trong Giấy phép vận chuyển;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp không đúng tuyến đường quy định trong giấy phép vận chuyển;
c) Bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp tại địa điểm chưa được cho phép.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi để mất vật liệu nổ công nghiệp;
Điều 35. Vi phạm quy định về kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Bán vật liệu nổ công nghiệp cho tổ chức không có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Khoản 5; Điểm b Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật do hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu tại Khoản 4; Điểm a Khoản 6 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hộ chiếu nổ mìn lập không đầy đủ;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không lập hộ chiếu nổ mìn.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Không nhập kho số vật liệu nổ công nghiệp còn thừa sau khi kết thúc nổ mìn.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về kiểm tra, thử và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện thử định kỳ vật liệu nổ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập biên bản tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
b) Không thực hiện việc kiểm tra, xác định kết quả sau khi tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp đã mất phẩm chất;
b) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp từ 03 (ba) tháng đến 06 (sáu) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp đã mất phẩm chất đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm quy định tại Điểm b
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có giá trị đến 5.000.000 đồng;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
g) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tước quyền quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
g) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
h) Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
i) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất, đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất;
g) Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;
c) Tước quyền quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra;
e) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
g) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
h) Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
i) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Lực lượng Công an
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất, phân bón. Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20.000.000 đồng;
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón;
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Lực lượng Hải quan
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất, phân bón. Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20.000.000 đồng;
Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm, hoạt động của cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF; hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón; hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có giá trị đến 50.000.000 đồng. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, phân bón; buộc khảo nghiệm lại kết quả khảo nghiệm phân bón;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp.
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, hoạt động của cơ sở hóa chất Bảng. Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón. Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận hoạt động vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp gây ra. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. Buộc di chuyển vật liệu nổ công nghiệp dự trữ quốc gia do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 41. Quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
2. Tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu phải được chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
3. Việc vận chuyển, giao nhận, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tịch thu phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về vật liệu nổ công nghiệp. Cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không có kho bảo quản riêng, cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định tổ chức có kho đủ điều kiện thực hiện việc bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tịch thu.
4. Không tổ chức bán đấu giá tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu; cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm định giá, bán tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu cho các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp. Các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm mua lại tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu.
5. Tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu bị mất phẩm chất phải được tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành về vật liệu nổ công nghiệp thành lập Hội đồng tiêu hủy gồm đại diện của các cơ quan liên quan. Việc tiêu hủy tang vật vật liệu nổ công nghiệp tịch thu phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu nổ công nghiệp.
6. Chi phí bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tịch thu và phục vụ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng đã mất phẩm chất, buộc phải tiêu hủy được thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp;
b) Công chức, viên chức, chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế:
a) Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất;
b) Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;
c) Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
d) Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp.
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì vẫn áp dụng các quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP; Nghị định số 15/2010/NĐ-CP; Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP và Nghị định số 64/2005/NĐ-CP để xử phạt, trừ trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử phạt.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 90/2009/NĐ-CP; Nghị định số 15/2010/NĐ-CP; Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP; Nghị định số 64/2005/NĐ-CP để giải quyết.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- 2Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
- 3Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
- 4Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 5Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 6Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam
- 7Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 8Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 9Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
- 10Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 11Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
- 12Quyết định 3952/QĐ-BCT năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được ban hành từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019
- 1Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- 2Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- 3Nghị định 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
- 4Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
- 5Nghị định 115/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp do Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón
- 7Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
- 8Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 9Quyết định 3952/QĐ-BCT năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được ban hành từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 4Luật Hóa chất 2007
- 5Nghị định 191/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 6Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 7Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 9Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 10Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 11Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam
- 12Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 13Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 14Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
- 15Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
- Số hiệu: 163/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 12/11/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 841 đến số 842
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra