Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 4 năm 2022 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 20212025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung cụ thể sau:
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung: Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Trung bình hằng năm giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
- Trung bình hàng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở thực hiện quan trắc môi trường lao động.
- Trên 90% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ các huyện, thị xã, thành phố Huế, Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ.
- Trên 80% người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ; 80% người làm công tác ATVSLĐ và 80% an toàn vệ sinh viên được huấn luyện về ATVSLĐ.
- Trên 80% người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ.
- Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSTĐ.
- Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
- 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
3. Phạm vi: Chương trình ATVSLĐ được triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến tất cả ngành nghề; ưu tiên các ngành nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và làng nghề.
4. Đối tượng: Người làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, người sử dụng lao động và người lao động
1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về ATVSLĐ
- Tiếp tục quán triệt Luật An toàn, vệ sinh lao động, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021- 2025 và các văn bản hướng dẫn về ATVSLĐ để người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm công tác ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh; đồng thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 20/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường giải pháp đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế.
- Tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền về công tác ATVSLĐ, sử dụng nền tảng số để lan tỏa nhanh hơn các thông điệp tuyên truyền như trên các trang thông tin điện tử, zalo, facebook, ứng dụng Hues, ... Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động, ưu tiên người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
- Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người nông dân, xã viên theo phương pháp giáo dục hành động; vận động nông dân, xã viên đăng ký cam kết đảm bảo ATVSLĐ.
2. Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm:
Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động gắn với Tháng Công nhân hàng năm, tạo đợt cao điểm về tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành về thực hiện công tác ATVSLĐ; đồng thời đẩy mạnh các chương trình phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về an toàn vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, gia công cơ khí, hóa chất, xây dựng và một số ngành nghề khác).
- Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làng nghề, hợp tác xã, hộ gia đình làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hỗ trợ kiểm định và triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.
- Hỗ trợ triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống ATVSLĐ (ISO 45001 - 2018).
- Xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động.
- Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công tác Y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; tăng cường huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc.
5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động:
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ cho cán bộ làm công tác tham mưu, quản lý công tác ATVSLĐ thuộc các huyện, thị xã và thành phố Huế, cán bộ chủ chốt cấp xã.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tự kiểm tra về ATVSLĐ; chú trọng các ngành nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; kịp thời hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác ATVSLĐ, đảm bảo ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về ATVSLĐ, công bố công khai những kết luận thanh tra, kiểm tra, việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Đầu tư, trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra nhà nước chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, nâng cao năng lực hệ thống cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ.
- Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động.
6. Quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:
- Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ cơ sở định kỳ tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.
- Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, giữa các Sở, ban, ngành có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có như nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và nguồn xã hội hóa.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của Chương trình; điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp triển khai thực hiện Chương trình giữa các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương; các Chương trình, Đề án, Kế hoạch có liên quan đã được phê duyệt.
b) Huy động từ xã hội, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
2. Các Sở, ban, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả theo các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai các mục tiêu 1, 3, 4, 6, 7 và 8.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng mẫu việc xây dựng hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ, trong đó lựa chọn 02 - 03 doanh nghiệp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ để đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATVSLĐ (ISO 45001 - 2018).
- Triển khai các lớp huấn luyện mẫu về ATVSLĐ; tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện lao động, mô hình ứng dụng giải pháp kỹ thuật an toàn phòng chống các yếu tố nguy hiểm, có hại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Y tế:
- Có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Hỗ trợ triển khai mẫu các biện pháp chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp thuộc các nhóm bệnh: bệnh bụi phổi nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bệnh do yếu tố vật lý nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp và bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp; nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động cho cán bộ y tế lao động.
- Chỉ đạo các Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý về công tác phòng chống dịch COVID - 19, tuân thủ các biện pháp của cơ quan y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID - 19.
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi, báo cáo kết quả triển khai mục tiêu thứ 2 và thứ 5.
3. Sở Tài chính:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các Sở, ban, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chương trình này.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh:
- Xây dựng và hướng dẫn triển khai công tác phòng, chống cháy nổ đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ và phòng cháy, chữa cháy.
5. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
- Triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là nhiễm TNT, nhiễm chất độc da cam trong lĩnh vực quốc phòng.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra, củng cố công tác an toàn, phòng chống cháy nổ đối với cơ quan, cơ sở kỹ thuật đặc biệt là các kho vũ khí- đạn, kho xăng dầu.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế:
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ; xây dựng các phóng sự, tin, bài phản ánh các hoạt động về công tác ATVSLĐ, về các tập thể, cá nhân làm tốt công tác ATVSLĐ; đồng thời phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người.
7. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.
- Tăng cường công tác thông tin, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
8. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuyên truyền, tổ chức tập huấn, tư vấn, huấn luyện nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động, hội viên, bà con nông dân, xã viên hợp tác xã về công tác an toàn vệ sinh viên về công tác ATVSLĐ; triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Lồng ghép hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động gắn với Tháng Công nhân hàng năm.
9. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, các thị xã và các huyện
- Căn cứ vào nội dung Chương trình này, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác ATVSLĐ phù hợp với thực tế của địa phương. Bố trí kinh phí và chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện cho người lao động của địa phương làm việc không theo hợp đồng lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn, tập trung vào các công trình xây dựng, hàn cắt kim loại, cơ sở có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, hộ kinh doanh gas, xăng dầu.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về công tác thống kê, báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch, căn cứ chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trước ngày 10/4/2022; báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 25/11 hàng năm thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30/11 hàng năm.
3. Quá trình triển khai thực hiện, các khó khăn vướng mắc các sở, ngành, đơn vị địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 39/KH-UBND về đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 2Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2021-2025
- 3Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 2671/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 về tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 39/KH-UBND về đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 7Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2021-2025
- 8Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 9Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 11Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Kế hoạch 2671/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 137/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra