Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 13 tháng 04 năm 2022 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; giảm ô nhiễm môi trường lao động; phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động; đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân, tạo môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, chất lượng, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh nhà.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ của đội ngũ cán bộ, công chức, của các ngành, các cấp; thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về ATVSLĐ, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Mục tiêu 1: Giảm tối thiểu số vụ tai nạn lao động làm chết người, trung bình mỗi năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
- Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp, 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động; phấn đấu trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động các cấp và Ban Quản lý Khu kinh tế được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 3: Phấn đấu có trên 85% số người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; trên 90% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 4: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 5: Phấn đấu có trên 80% làng nghề, hợp tác xã, Hội quán có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mục tiêu 6: Phấn đấu 100% số người lao động có quan hệ lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
- Mục tiêu 7: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
III. THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025.
2. Phạm vi, đối tượng thực hiện: Trên địa bàn Tỉnh, ở tất cả các ngành, nghề, người lao động, người sử dụng lao động, người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Trong đó, ưu tiên cao ở các ngành, nghề, doanh nghiệp, khu vực có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp.
IV. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
(Phụ lục đính kèm)
1. Từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách; các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác để thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch; đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan đến nội dung của Kế hoạch, tổng hợp dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo Chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; đầu tư, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND Tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Tỉnh tổ chức hội nghị sơ, đánh giá hiệu quả của Chương trình đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân đã có những thành tích xuất sắc trong hoạt động của Chương trình an toàn, vệ sinh lao động; tổng kết, đánh giá hiệu quả kết thúc Chương trình vào năm 2025, rà soát đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong quá trình thực hiện an toàn, lao động trên địa bàn tỉnh.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc theo Chương trình.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giám sát, đo, kiểm tra môi trường lao động. Kiến nghị, tư vấn, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề.
3. Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương triển khai các lớp tập huấn, huấn luyện đối với lĩnh vực quản lý cụ thể theo Chương trình cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội quán có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật ATVSLĐ đối với các đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn và lĩnh vực quản lý.
- Bố trí ngân sách đảm bảo kinh phí cho các hoạt động Kế hoạch trong dự toán ngân sách hằng năm của địa phương, sở, ngành theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Hướng dẫn các đơn vị tham gia triển khai, thực hiện các hoạt động về sử dụng, quản lý kinh phí theo đúng quy định của luật Ngân sách Nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện.
- Chỉ đạo công đoàn ngành, Liên đoàn lao động huyện, thành phố tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động huyện, thành phố, công đoàn ngành và cơ quan truyền thông tổ chức tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác công đoàn; thực hiện thông tin, tuyên truyền, tổ chức các sân chơi và hội thi an toàn, vệ sinh viên giỏi tại các đơn vị, doanh nghiệp theo nội dung của Chương trình, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quản lý; phối hợp với các cơ quan truyền thông địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quản lý.
- Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đầy đủ các hoạt động của Chương trình theo ngành, lĩnh vực; đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn vận động người dân, thành viên của các tổ chức tham gia tích cực các hoạt động của Chương trình, chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý các hành vi vi phạm về công tác an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ đối với các doanh nghiệp, cá nhân và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn theo phân cấp của UBND Tỉnh.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp
- Chủ động phối hợp với các đơn vị tham gia Chương trình thực hiện thông tin, tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động và kịp thời phản ánh các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị tham gia Chương trình thực hiện các phóng sự, tin, bài... chuyên đề an toàn, vệ sinh lao động để tuyên truyền, rộng rãi trong nhân dân và đến người lao động trên địa bàn Tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị tham gia các hoạt động của Chương trình, UBND các huyện, thành phố định kỳ hàng năm báo cáo về UBND Tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 15/11 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND Tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025. Yêu cầu các sở, ban, ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch. Nếu có vướng mắc, báo cáo UBND Tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và xã hội) để được xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT | Hoạt động | Nội dung | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp |
01 | Hoạt động 1: Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tuyên truyền, phổ biến và huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động | - Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động các cấp, Ban quản lý khu kinh tế và người sử dụng lao động, người lao động ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, ưu tiên các doanh nghiệp, cơ sở có nguy cơ cao về an toàn, vệ sinh lao động. - Kịp thời điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động, nhất là lao động làm chết người, tai nạn lao động nghiêm trọng là bị thương từ 02 người trở lên xảy ra trên địa bàn tỉnh, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động. - Tổ chức thống kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về an tòa, vệ sinh lao động, nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động thống nhất, thông suốt trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh và tham dự các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, sơ tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động do Trung ương tổ chức; học tập kinh nghiệm, áp dụng các mô hình hay, cách làm mới trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động: phục vụ công tác quản lý, hệ thống lưu trữ dữ liệu, phổ biến tuyên truyền về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm phục vụ tốt nhất trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. - Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động đóng trên địa bàn tỉnh, chú trọng cơ sở có nguy cơ cao mất an toàn toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành các ấn phẩm: sổ tay an toàn lao động, các tờ rơi, đĩa CD, tranh, áp phích, pano; các thông tin, hình ảnh, kiến thức, kỹ năng thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. - Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh phù hợp, bảo đảm thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả. - Các phương tiện truyền thông đại chúng tang cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng phóng sự, tin bài, hình ảnh trực quan phản ánh về công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các trang thông tin, chuyên mục của các phương tiện truyền thông phù hợp. Tổ chức tuyên truyền công tác an toàn, vệ sinh lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp khoảng 08 cuộc tuyên truyền cho 800 người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. - Các tổ chức, người sử dụng lao động kịp thời, chủ động phối hợp với cơ sở có chức năng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, người quản lý, dự kiến: Huấn luyện khoảng 350 người làm công tác quản lý; 150 người làm công tác ATVSLĐ và 560 người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an tao lao động. | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Liên đoàn Lao động tỉnh và các sở, ngành, huyện, thành phố có liên quan |
02 | Hoạt động 2: Nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc | - Xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ về bệnh nghề nghiệp. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các cơ sở y tế và các cơ sở lao động có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại. - Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. Đầu tư trang thiết bị phục vụ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và quan trắc môi trường lao động. - Chủ động trong công tác phối hợp với các cơ sở lao động để thực hiện giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Triển khai thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ của ngành hằng năm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. | Sở Y tế | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. |
03 | Hoạt động 3: Tuyên truyền, huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng | - Tổ chức quán triệt, thông tin tuyên truyền, phố biến, hướng dẫn các quy định về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng đến với mọi tầng lớp Nhân dân, chú trọng các cơ sở, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nhằm bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn trong thi công xây dựng công trình. Dự kiến tổ chức 04 cuộc tuyên truyền cho khoảng 800 công nhân thuộc lĩnh vự thi công công trình xây dựng. - Tổ chức tập huấn, huấn luyện cho người sử dụng lao động, chỉ huy trưởng công trình xây dựng, đội trưởng, cán bộ giám sát kỹ thuật thi công công trình xây dựng các loại, dự kiến tổ chức 4 lớp hỗ trợ huấn luyện nâng cao năng lực an toàn, vệ sinh lao động, với khoảng 800 người dự. | Sở Xây dựng | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. |
04 | Hoạt động 4: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn trong lĩnh vực điện năng, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí, sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất công nghiệp nguy hiểm, ... lĩnh vực Công Thương | - Tổ chức 08 lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thi công xây lắp lưới điện và đơn vị quản lý vận hành lưới điện nông thôn. - Hằng năm tổ chức kiểm tra khoảng 40 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực điện năng, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khí, sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất công nghiệp nguy hiểm trong sản xuất nước đá, phèn chua và giày da; công trình thi công xây lắp lưới điện. | Sở Công Thương |
|
05 | Hoạt động 5: Tuyên truyền, huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội quán và hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. | - Tổ chức các lớp huấn luyện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả cho nông dân tại các vùng sản xuất cây trồng trọng điểm của tỉnh (lúa, xoài, nhãn, cây có múi, rau màu). Tổ chức 48 lớp cho 1.920 học viên. - Tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông, lâm thủy sản bảo đảm an toàn và hiệu quả trong các hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp. - Thực hiện lồng ghép tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội quán phù hợp với điều kiện ở địa phương, như treo băng rol, khẩu hiệu hướng ứng Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp trong cơ quan, đơn vị. - Tổ chức 4 lớp đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 150 người là cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp cho khoảng 500 người là cán bộ kỹ thuật tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội quán, cơ sở kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp cho khoảng 400 người là cán bộ kỹ thuật phụ trách an toàn vệ sinh lao động tại các hợp tác xã, tổ hợp tác, Hội quán, cơ sở kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. | Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
|
06 | Hoạt động 6: Tuyên truyền, huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động cho các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh | - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động thông qua các tổ chức công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp - Tổ chức 08 lớp tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp về an toàn, vệ sinh lao động cho 480 người tham dự. - Tổ chức 15 buổi tuyên truyền, sân chơi công nhân lao động ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trực thuộc Liên đoàn Lao động Tỉnh, Công đoàn các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho khoảng 600 công nhân, người lao động tham dự. - Tổ chức 06 Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi cấp cơ sở ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong tỉnh, mỗi hội thi có 300 công nhân tham dự. | Liên đoàn Lao động Tỉnh |
|
- 1Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2021 về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022
- 2Kế hoạch 39/KH-UBND về đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 3Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2021-2025
- 4Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Kế hoạch 56/KH-UBND triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022
- 6Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2022 kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Kế hoạch 2671/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2021 về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022
- 3Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 39/KH-UBND về đẩy mạnh các giải pháp đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022
- 5Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2021-2025
- 6Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Kế hoạch 56/KH-UBND triển khai Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022
- 8Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2025
- 9Quyết định 1073/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2022 kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ do thành phố Hà Nội ban hành
- 12Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2022 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 13Kế hoạch 2671/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 127/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Đoàn Tấn Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra