Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/KH-UBND | Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN GIAI ĐOẠN 2016-2020 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 26/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội về hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 thành phố Hà Nội.
Căn cứ Công văn số 02/CV-BCĐ33 ngày 10/5/2016 của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam về việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020 thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động), như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Giải quyết cơ bản hậu quả chất độc hóa học (CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với con người trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% người tham gia kháng chiến và con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách ưu đãi người có công.
- Các hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn được trợ cấp thường xuyên và được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Quản lý thai nghén cho 100% thai phụ của nạn nhân chất độc hóa học.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia khắc phục hậu quả CĐHH trên địa bàn Thành phố.
2. Hoàn thiện chính sách, chế độ trợ giúp nạn nhân chất độc hóa học là những người tham gia kháng chiến và con cháu của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chính sách ưu đãi người có công.
3. Trợ cấp và có chế độ bảo hiểm y tế cho các gia đình nạn nhân chất độc hóa học có hoàn cảnh khó khăn và có nhiều người bị bệnh, tật nặng.
4. Tuân thủ đúng Quy trình xác định nạn nhân chất độc hóa học và tiêu chí xác định bệnh, tật do nhiễm chất độc hóa học được Nhà nước ban hành.
5. Tổng điều tra số lượng nạn nhân bị nhiễm CĐHH trên địa bàn Thành phố khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
6. Thực hiện tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng là con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học vào nuôi dưỡng tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin thành phố Hà Nội; Từ năm 2017, tổ chức tẩy độc cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin thành phố Hà Nội để đảm bảo tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn Thành phố.
8. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra sức khỏe, bệnh tật của các nạn nhân chất độc hóa học. Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chuẩn đoán dị tật bẩm sinh trước khi sinh, đào tạo và nâng cao năng lực tư vấn sinh sản, di truyền cho cán bộ y tế cơ sở.
9. Xây dựng các mô hình chăm sóc nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học tại cộng đồng. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ủng hộ nạn nhân CĐHH về vật chất, tinh thần để cải thiện đời sống và chữa bệnh.
10. Tăng cường vận động các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ nước ngoài tham gia nghiên cứu và khắc phục hậu quả CĐHH.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công nhiệm vụ
a) Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách đối với nạn nhân CĐHH và nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với nạn nhân CĐHH; tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân CĐHH theo Kế hoạch.
- Thực hiện việc tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng con nạn nhân chất độc da cam/dioxin vào nuôi dưỡng tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin thành phố Hà Nội.
- Phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan đề xuất, báo cáo UBND Thành phố đề nghị Bộ Y tế xem xét cho áp dụng quy trình tẩy độc, điều trị cho nạn nhân da cam/dioxin từ năm 2017.
- Tổ chức điều tra số lượng nạn nhân CĐHH trên địa bàn Thành phố khi có hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai kế hoạch hành động trên địa bàn Thành phố;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch hành động.
- Thu thập, lưu trữ thông tin, tư liệu về nạn nhân CĐHH của Thành phố.
c) Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
- Thực hiện việc giải mã phiên hiệu các đơn vị quân đội hoạt động tại các vùng bị nhiễm CĐHH theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công, trong đó có đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
d) Sở Y tế
- Hướng dẫn danh mục bệnh, tật và tiêu chí chẩn đoán bệnh, tật liên quan đến CĐHH theo quy định của Bộ Y tế.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch chữa trị và chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh, tật cho nạn nhân CĐHH; xây dựng các chương trình phát hiện sớm, tư vấn sinh sản và phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐHH.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan đề xuất, báo cáo UBND Thành phố đề nghị Bộ Y tế xem xét cho áp dụng quy trình tẩy độc, điều trị cho nạn nhân da cam/dioxin từ năm 2017.
- Phối hợp Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất chế độ bảo hiểm y tế phù hợp cho các nạn nhân CĐHH.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và hướng dẫn lồng ghép Kế hoạch hành động vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của Thành phố;
- Phối hợp Sở Tài chính, đơn vị liên quan bố trí ngân sách Thành phố và các nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án liên quan đến Kế hoạch hành động.
g) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan căn cứ nguồn ngân sách Thành phố hàng năm, bố trí ngân sách để thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn việc sử dụng kinh phí cho các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH.
h) Sở Thông tin và Truyền thông
Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các phòng Văn hóa - Thông tin quận, huyện, thị xã, hệ thống đài phát thanh, truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả CĐHH;
i) UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động hàng năm về khắc phục hậu quả CĐHH phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình, đề án và kế hoạch có liên quan trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương.
- Triển khai việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đang thực hiện nhằm giải quyết hậu quả chất độc da cam, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đông đảo người dân có những hành động, việc làm cụ thể thiết thực để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin vươn lên trong cuộc sống, xoa dịu nỗi đau để nạn nhân chất độc da cam/dioxin hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nhân dịp lễ tết và ngày vì nạn nhân da cam/dioxin 10/8 hàng năm.
- Tuyên truyền, vận động các gia đình có con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin vào nuôi dưỡng tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin thành phố Hà Nội khi gia đình không có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm việc thực hiện kế hoạch trên địa bàn theo quy định.
k) Hội nạn nhân chất độc da cam Thành phố
- Phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Thành phố.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đang triển khai thực hiện nhằm giải quyết hậu quả chất độc da cam; thăm hỏi, tặng quà động viên các nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Vận động các cấp Hội nạn nhân da cam/dioxin thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nạn nhân và tiến hành vận động ủng hộ đấu tranh của nạn nhân da cam/dioxin đòi công lý.
l) Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng
Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào các hoạt động khắc phục hậu quả CĐHH.
m) Các cơ quan thông tấn báo chí Hà Nội
Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về hậu quả CĐHH đối với môi trường và con người ở Việt Nam.
2. Thời gian thực hiện và chế độ báo cáo
a) Thời gian thực hiện
- Năm 2016:
+ Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Thực hiện việc tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng con nạn nhân chất độc da cam/dioxin vào nuôi dưỡng tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin thành phố Hà Nội.
- Năm 2017:
+ Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động trên địa bàn Thành phố.
+ Áp dụng quy trình tẩy độc, điều trị tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin thành phố Hà Nội cho nạn nhân da cam/dioxin trên địa bàn Thành phố khi được Bộ Y tế cấp phép.
- Năm 2018-2019:
+ Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động trên địa bàn Thành phố.
+ Đề xuất cơ chế chính sách của nạn nhân CĐHH đối với Trung ương.
+ Tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách đối với nạn nhân CĐHH, các chương trình, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
- Năm 2020: Tổ chức tổng kết Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 thành phố Hà Nội.
b) Chế độ báo cáo
Ngày 20 đến 30 tháng 11 hàng năm các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 942/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 3Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4Kế hoạch 2081/KH-UBND năm 2016 hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2016 hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
- 6Kế hoạch 2201/KH-UBND năm 2016 hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Nam
- 7Kế hoạch 1598/KH-UBND năm 2016 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 8Quyết định 2074/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/Dioxin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 3116/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Quyết định 651/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 942/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 4Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2013 khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Kế hoạch 2081/KH-UBND năm 2016 hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2016 hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
- 7Kế hoạch 2201/KH-UBND năm 2016 hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Nam
- 8Kế hoạch 1598/KH-UBND năm 2016 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Quyết định 2074/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/Dioxin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
- 10Quyết định 3116/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2016 hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2016-2020 thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 136/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/07/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra