Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2016

Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Căn cứ Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2016 như sau:

I. Căn cứ lập kế hoạch

- Luật Công nghệ thông tin ngày 12/7/2006;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 23/11/2009;

- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

- Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

- Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;

- Căn cứ Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

II. Mục tiêu

Triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính của tỉnh gắn kết chặt chẽ với xây dựng chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng CNTT của tỉnh chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, hạ tầng đô thị và cung cấp dịch vụ CNTT cho người dân. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương thức dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh cũng như toàn xã hội.

Xây dựng thành công Chính quyền điện tử. Tăng cường năng lực chỉ đạo điều hành và xử lý công việc hành chính qua môi trường mạng, tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ công dân, doanh nghiệp và tổ chức trên môi trường mạng.

Ứng dụng CNTT nhằm cải thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn, người dân được phục vụ, tham gia quản lý đô thị và giám sát chính quyền tốt hơn, hướng đến xây dựng thành công thành phố thông minh, đô thị thông minh.

Giai đoạn 2016 - 2020 hình thành dịch vụ thông minh, chính quyền thông minh kết hợp đô thị thông minh.

1. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước

- Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng tập trung tại Trung tâm Thông tin Dữ liệu điện tử đủ năng lực để vận hành hệ thống ứng dụng trong cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đưa vào vận hành hệ thống Mạng số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- 100% cơ quan nhà nước đảm bảo hạ tầng đủ điều kiện để thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng CNTT phục vụ cho một cửa hiện đại và thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

- Kết nối mạng diện rộng tỉnh đạt chỉ tiêu 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã bằng cáp quang tốc độ cao.

- Triển khai thành công mô hình đa cấp Cổng/ Trang thông tin điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- 80% cơ quan nhà nước triển khai văn phòng điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và xử lý công việc hành chính trên môi trường mạng.

- 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có trang thông tin điện tử.

- 100% cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp huyện ứng dụng hiệu quả hệ thống phần mềm dùng chung và phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác.

- 70% cơ quan nhà nước áp dụng CDSL hệ thống thông tin địa lý GIS Huế vào công tác quản lý chuyên ngành.

- 100% văn bản của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện được luân chuyển trên môi trường mạng.

- 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử.

- Ứng dụng triệt để CNTT trong các hệ thống CSDL kinh tế xã hội dùng chung, từng bước điều hành giao thông, giáo dục, y tế theo hướng thông minh.

2. Mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện triển khai hệ thống một cửa điện tử.

- 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

- 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- Triển khai mô hình tập trung cung cấp dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp.

- Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm giúp cho người dân, doanh nghiệp tham gia hợp tác với chính quyền bảo vệ môi trường xanh, nâng cao đời sống văn hóa, cung cấp thông tin đầu vào phục vụ quản lý và giám sát đô thị.

3. Mục tiêu phát triển an toàn thông tin

- Xây dựng ban hành các văn bản quản lý về an toàn thông tin, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin để đưa vào khai thác vận hành nhằm tăng cường năng lực của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện công tác đảm bảo an toàn thông tin có chất lượng cao.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, tập trung vào khả năng phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin, thích ứng linh hoạt, giảm thiểu rủi ro và giảm nhẹ hậu quả của các cuộc tấn công, nâng cao năng lực mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn thông tin, nhanh chóng khôi phục trở lại trạng thái bình thường của hệ thống khi xảy ra sự cố.

- Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử, coi đây là giải pháp quan trọng để từng bước nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, diễn tập, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư, cử nhân tại các cơ sở đào tạo thông qua các hoạt động thực tập, hướng nghiệp cho sinh viên chuyên ngành an toàn thông tin.

- Triển khai tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về vai trò và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin.

III. Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT 2016

1. Về môi trường pháp lý

Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý về lĩnh vực CNTT của tỉnh bao gồm việc xây dựng các Quy định sau đây:

- Quy định về triển khai, cung cấp dịch vụ công mức 3,4 của cơ quan nhà nước.

- Quy định về triển khai hệ thống chữ ký số trong cơ quan nhà nước.

- Quy định danh mục cơ sở dữ liệu và dịch vụ cung cấp trên điện toán đám mây tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Quy định về hành chính vận hành điện toán đám mây dùng riêng.

- Quy định về quản lý thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử.

- Quy định về chế độ nhuận bút trang thông tin điện tử.

- Quy định ưu đãi cán bộ chuyên trách CNTT.

- Một số các văn bản khác liên quan đến hoạt động QLNN trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh giao

2. Hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại trung tâm dữ liệu bảo đảm triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm an toàn an ninh thông tin (Cơ quan nhà nước các cấp).

- Đầu tư trang thiết bị CNTT trong các cơ quan nhà nước đảm bảo đáp ứng đủ tiêu chuẩn và đủ khả năng phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

- Đầu tư đồng bộ thiết bị CNTT tại bộ phận một cửa hiện đại, nâng cao năng lực triển khai dịch vụ công trực tuyến trong các cơ quan nhà nước.

- Từng bước nâng cấp đồng bộ mạng nội bộ (LAN) trong cơ quan nhà nước, nâng cấp hệ thống cáp quang cho mạng diện rộng (WAN) của tỉnh đảm bảo kết nối thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Triển khai hệ thống hạ tầng mạng công cộng (Wifi công cộng) phục vụ cho người dân, doanh nghiệp kết nối thông tin trên môi trường Internet kịp thời phục vụ Festival năm 2016.

- Xây dựng một số hệ thống Kios thông tin trên địa bàn thành phố Huế cung cấp công cụ tra cứu thông tin cho người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng Trung tâm hỗ trợ công dân, doanh nghiệp, tổ chức qua tổng đài 1080 của tỉnh.

3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước.

- Xây dựng văn phòng điện tử trên cơ sở tích hợp 5 phần mềm dùng chung của tỉnh và một số hệ thống thông tin khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành công việc trong cơ quan nhà nước.

- Triển khai trang thông tin điện tử theo mô hình đa cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Triển khai Hệ thống thông tin chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng hệ thống quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo.

4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Nâng cấp hệ thống một cửa điện tử, tăng cường hiệu quả triển khai trong cơ quan Nhà nước.

- Xây dựng cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Xây dựng cổng thông tin dịch vụ công ích phục vụ cung cấp thông tin, tra cứu của người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng cổng thông tin dịch vụ sự nghiệp y tế, giáo dục.

- Xây dựng hệ thống chứng thực văn bản điện tử pháp lý phục vụ cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức.

- Xây dựng hệ thống khảo sát, đánh giá trực tuyến về mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp.

5. Đảm bảo an toàn thông tin

- Rà soát đánh giá để xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin cho trung tâm dữ liệu tỉnh.

- Xây dựng giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước.

- Xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng diện rộng (WAN) của tỉnh, hệ thống Wifi công cộng và các hệ thống thông tin khác.

- Triển khai chữ ký số trong cơ quan nhà nước.

- Tổ chức tập huấn cho Tổ an toàn thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý về an toàn thông tin.

6. Nguồn lực cho ứng dụng CNTT

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của tỉnh.

- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ Tổ nghiệp vụ công nghệ thông tin.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý CNTT đối với lãnh đạo các cấp trong cơ quan nhà nước.

- Chuẩn hóa kiến thức cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, tập trung nhiều vào kiến thức an toàn thông tin và vận hành hệ thống mạng.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên tại Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử. Đào tạo chuyên gia về an toàn thông tin mạng.

- Chuẩn hóa và tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước.

7. Xây dựng Đô thị thông minh (Smart City) tập trung cho khu vực đô thị Huế hướng tới đô thị có nền kinh tế thông minh, quản trị thông minh, giao thông thông minh, năng lượng thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh,... ứng dụng những giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến nhất.

IV. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện: khoảng 10,250 triệu đồng

(Mười tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn)

Nguồn kinh phí thực hiện

Ngân sách TW: 0 đồng.

Ngân sách địa phương: 10,250 triệu đồng

Kèm theo Phụ lục Danh mục dự án đầu tư giai đoạn 2016-2017

V. Giải pháp về tài chính

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để tranh thủ nguồn kinh phí cho các dự án trong lộ trình 2016 - 2020, xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch này.

- Ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách địa phương cho công tác xây dựng hệ thống ứng dụng trong cơ quan nhà nước, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trong toàn tỉnh. Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước.

- Ưu tiên áp dụng hình thức thuê dịch vụ đối với các hạng mục là thế mạnh từ các doanh nghiệp như: Đường truyền, hệ thống sao lưu dự phòng, hệ thống mã hóa tên miền .v.v.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch hoặc giải quyết vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách địa phương, cân đối, bố trí đủ ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cụ thể chi cho ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương đôn đốc các chủ đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án triển khai.

- Sở Tài chính bố trí kinh phí duy trì trang thông tin điện tử các đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, kinh phí cập nhật CSDL GIS có liên quan, kinh phí triển khai ứng dụng và phát triển CNTT theo đề xuất sự nghiệp của các đơn vị.

3. Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

- Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) tình hình triển khai Kế hoạch.

- UBND cấp huyện bố trí kinh phí duy trì trang thông tin điện tử cấp huyện; Đầu tư trang thiết bị phục vụ vận hành tại bộ phận một cửa, hiện đại hóa hệ thống một cửa điện tử cấp huyện.

4. Trung tâm CNTT tỉnh

Chủ trì tổ chức công viên phần mềm và cung cấp dịch vụ tiện nghi về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý vườn ươm doanh nghiệp phần mềm và công nghiệp kỹ thuật số, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phần mềm phát triển, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp phần mềm đầu tư vào Thừa Thiên Huế.

Ổn định hoạt động của Hội công nghiệp phần mềm tỉnh Thừa Thiên Huế, từng bước đưa Hội đi vào hoạt động có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực cho nền công nghiệp phần mềm trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT.Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, TX và TP Huế;
- VP: CVP, PCVP N.Đ.Bách;
- Lưu: VT, DL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CNTT 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Th. gian
KC-HT

Quy mô đầu tư

Tổng mức
đầu tư dự kiến

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

10,250

1

Hệ thống đối thoại chính sách

VP UBND tỉnh

2015-2016

Xây dựng phần mềm đối thoại chính sách trực tuyến với tổ chức công dân

250

2

Dự án tích hợp chia sẻ liên thông giữa các hệ thống thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ tài liệu khung

Sở TT&TT

2016

 

1,800

3

Dự án nâng cấp Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử phục vụ khai thác CSDL và dịch vụ công (giai đoạn 2)

Sở TT&TT

2016-2017

 

4,700

4

Xây dựng và phát triển Hệ thống/phần mềm hỗ trợ hoạt động thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường

STNMT

2016-2017

 

350

5

Xây dựng Trang thông tin phục vụ đấu thầu đấu giá

Sở KHĐT

2016

 

300

6

Triển khai nâng cấp 03 phần mềm dùng chung

VPUBND tỉnh

2016-2017

 

300

7

Xây dựng: Hệ thống thông tin chính quyền điện tử (Giai đoạn 1)

Sở TT&TT

2016

 

2,000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2015 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016

  • Số hiệu: 135/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản