Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/KH-UBND | Lào Cai, ngày 21 tháng 4 năm 2020 |
HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH LÀO CAI NĂM 2020
Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, diện tích tự nhiên 6.364 km2. Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182 km đường biên giới quốc gia; có cửa khẩu Quốc tế, quốc gia, cửa khẩu phụ, các cặp lối mở và nhiều đường mòn qua lại biên giới. Toàn tỉnh có 9 huyện, thị xã, thành phố, với dân số có trên 746.024 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm hơn 64%).
Lào Cai địa phương có nhiều khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước như Sa Pa, Bắc Hà; hệ thống giao thông đa dạng, có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán và phát triển các loại hình dịch vụ với các tỉnh nội địa và tỉnh Tây Nam (Trung Quốc), số lượng du khách đến Lào Cai ngày càng gia tăng qua các năm. Bên cạnh đó Lào Cai còn có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp khoáng sản, thủy điện... phát triển mạnh. Những lợi thế trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên kèm theo là không ít những ảnh hưởng, tác động đến sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm, và tệ nạn xã hội và đặc biệt là HIV/AIDS trên địa bàn.
2. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm
- Về tệ nạn ma túy: Toàn tỉnh hiện có 3.580 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (nam: 3.447, nữ: 133), trong đó số ở các cơ sở cai nghiện: 738; trong các trại, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng: 74; tại cộng đồng: 2.498 (trong đó có 1.427 đối tượng điều trị Methadone), ngoài xã hội đi làm ăn ở nơi khác: 272. Tệ nạn ma túy xuất hiện tại 128/152 xã, phường, thị trấn tại 09/09 huyện, thị xã, thành phố. Theo đánh giá của Trung ương, Lào Cai thuộc nhóm 2 (dịch tập trung), nhóm tỉnh, thành phố trọng điểm về tệ nạn ma túy (Theo Báo cáo số 459/BC-UBND ngày 25/11/2019 về kết quả công tác phòng chống ma túy năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai).
- Về tệ nạn mại dâm: Theo ước tính qua hoạt động tiếp cận cộng đồng có khoảng 300 gái mại dâm hoạt động, Trong thời gian gần đây đối tượng tham gia bán dâm tuổi đời ngày càng trẻ hóa, hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, phức tạp và thường xuyên biến động, khó tiếp cận và quản lý.
3. Tình hình dịch HIV/AIDS tính đến ngày 31/12/2019
- HIV/AIDS đã xuất hiện tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai, số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2019 là 83 (Lũy tích là 3.099); số bệnh nhân AIDS mới là 74 (Số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 1.590); số bệnh nhân AIDS tử vong mới là 21 (lũy tích 1.509).
- Tỷ lệ hiện mắc/100.000 dân chung toàn tỉnh là: 0,20; trong đó huyện Văn Bàn có tỷ lệ hiện mắc cao nhất: 0,53; tiếp theo là TP Lào Cai: 0,39. Nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm 20-39 tuổi (chiếm 79%) số; tỷ lệ nhiễm ở nam giới: 78,15%; nữ giới: 21,85%. Lây nhiễm HIV qua đường máu chiếm khoảng 63,12% lây truyền qua đường tình dục chiếm khoảng 26,78%.
- Số ca nhiễm HIV mới đang có xu hướng chững lại trong những năm gần đây, năm 2019 tăng nhẹ (tăng 02 trường hợp so với năm 2018). Số trường hợp bệnh nhân chuyển AIDS và tử vong giảm. Tuy nhiên cảnh báo nguy cơ lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng có thể ảnh hưởng do lây truyền HIV từ nhóm nghiện chích sang bạn tình của họ, bên cạnh đó Lào Cai là nơi có nhiều khách du lịch đến hằng năm và là cửa khẩu giao lưu thương mại lớn của khu vực Miền Bắc vì vậy cần quan tâm nhiều hơn nữa nguy cơ lây truyền qua đường tình dục của nhóm phụ nữ bán dâm trên địa bàn tỉnh.
4. Kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019
- Dự phòng và can thiệp giảm tác hại: Số người nghiện chích ma túy (NCMT) sử dụng bơm kim tiêm sạch: 2.096 người. Số người điều trị Methadone: 1.437/1.400 đạt 102,6% kế hoạch (KH).
- Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con: Bệnh nhân người lớn điều trị ARV: 985/940 (đạt 104,8% KH); bệnh nhân trẻ em điều trị ARV: 31/29 (đạt 106,9% KH); người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và HIV: 11/11 người bệnh (đạt 100% KH); phụ nữ mang thai (PNMT) được xét nghiệm HIV: 16.615/17.508 (đạt 126,5% KH); bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV: 93/75 (đạt 123,9% KH); PNMT dương tính được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con: 08/09 PNMT (đạt 100% KH).
- Giám sát dịch HIV/AIDS/STI: Thực hiện 300/300 mẫu giám sát trọng điểm HIV (đạt 100% KH); lấy mẫu giám sát phát hiện 2.852/2.600 (đạt 109,7% KH); đối tượng có hành vi nguy cơ cao được xét nghiệm HIV: 2.430/2.457 người (đạt 123,6% KH).
5.1. Ưu điểm:
Công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS đã được các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS; các hoạt động can thiệp giảm tác hại được triển khai tích cực, giúp cho nâng cao nhận thức nhóm người có nguy cơ cao như nghiện trích ma túy (NCMT) đã biết dùng riêng bơm kim sạch... Công tác giám sát phát hiện và điều trị bệnh nhân được triển khai thực hiện thường xuyên, có chất lượng. Hoạt động của các dự án và chương trình mục tiêu quốc gia được tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả; bệnh nhân được tiếp cận điều trị sớm, không còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm CD4.
5.2. Khó khăn, tồn tại:
- Kinh phí cho hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi bị cắt giảm; kinh phí Trung ương không cấp cho hoạt động truyền thông, kinh phí địa phương chỉ cấp cho tổ chức triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS nên chủ yếu các hoạt động tuyên truyền là lồng ghép với hoạt động giáo dục truyền thông y tế khác.
- Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone còn gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân bỏ điều trị do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tự ý bỏ điều trị và bị bắt do tiếp tục còn sử dụng các chất gây nghiện bất hợp pháp khác...
- Thuốc ARV thực hiện cung cấp qua BHYT tuy nhiên việc mua sắm, cung ứng thuốc ARV do BHYT chi trả chưa kịp thời và còn bị thiếu thuốc; một số bệnh nhân chưa dám dùng BHYT vì sợ lộ danh tính.
- Về vấn đề mua và cấp thẻ BHYT cho người nhiễm HIV: Người nhiễm HIV chưa chủ động trong việc theo dõi hạn sử dụng thẻ BHYT, có việc làm không ổn định, không có giấy tờ tùy thân... nên việc hỗ trợ thẻ BHYT gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Kinh phí triển khai cho chương trình phòng chống HIV/AIDS thiếu tính bền vững. Nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) còn thiếu, cấp muộn gây khó khăn trong việc triển khai hoạt động; hoạt động phòng chống HIV/AIDS đang thực hiện chủ yếu do các dự án hỗ trợ, song các dự án ngày càng cắt giảm trong những năm gần đây.
- Nguồn nhân lực triển khai các hoạt động còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, ảnh hưởng tới việc mở rộng chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và công tác can thiệp giảm tác hại.
5.3. Dự báo tình hình:
Dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, một số địa phương số người nhiễm mới HIV chưa giảm và còn có tỷ lệ người nhiễm mới tăng lên như: Các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Lào Cai là nơi có nhiều khách du lịch đến hàng năm và là cửa khẩu giao lưu thương mại lớn của khu vực Miền Bắc, các hoạt động mại dâm trên địa bàn thành phố cũng như qua lại giữa biên giới 2 nước còn diễn ra phức tạp, làm gia tăng nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục của nhóm phụ nữ bán dâm trên địa bàn tỉnh.
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2020
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 4757/QĐ-BYT ngày 23/10/2017 của Bộ Y tế ban hành khung xây dựng Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS hằng năm;
- Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1204/QĐ-BYT ngày 19/3/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 của Dự án 5 (Phòng, chống HIV/AIDS), Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số;
- Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 20/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thực hiện Dự án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020”;
- Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 4268/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;
- Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 24/02/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí dự án “Quỹ toàn Cầu Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018- 2020” do Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và sốt rét tài trợ tỉnh Lào Cai năm 2020;
- Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt, tiếp nhận Dự án “Chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS” do quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) tài trợ.
1. Mục tiêu chung
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; Giảm số người nhiễm HIV mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do HIV/AIDS.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Giảm 25% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy so với năm 2015; giảm 20% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tình dục so với năm 2015.
Mục tiêu 2: 80% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
Mục tiêu 3: 70% người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV).
Mục tiêu 4: 85% người điều trị ARV có tải lượng vi rút (TLVR) HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, GIẢI PHÁP
- Tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng phối hợp có hiệu quả, bao gồm can thiệp giảm tác hại, truyền thông có chủ đích, xét nghiệm và điều trị.
- Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải các tin bài, chuyên đề về các nội dung phòng, chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức truyền thông nhân sự kiện, đặc biệt là Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS.
- Sản xuất, nhân bản các tài liệu truyền thông, làm mới và sửa chữa các cụm pa nô tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS với các nội dung khác nhau.
1. Mục tiêu 1: Giảm 25% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy so với năm 2015; Giảm 20% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tình dục so với năm 2015.
1.1. Chỉ tiêu:
- 90% người nghiện chất ma túy (NCMT) sử dụng bơm kim tiêm (BKT) sạch.
- 1.350 người NCMT được điều trị Methadone.
- 75% gái mại dâm tiếp cận với chương trình bao cao su (BCS).
1.2. Nội dung hoạt động:
1.2.1. Chỉ tiêu 90% người NCMT sử dụng BKT sạch:
- Củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến, duy trì hoạt động của mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ) trong nhóm NCMT; tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các nhóm tiếp cận cộng đồng thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
- Duy trì hoạt động phân phát miễn phí, hướng dẫn sử dụng BKT sạch và thu gom BKT đã qua sử dụng thông qua mạng lưới NVTCCĐ, cộng tác viên và các cơ sở y tế;
- Triển khai chương trình BKT đồng bộ với các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác; tăng cường kết nối, lồng ghép chương trình BKT, các nhóm hoạt động cộng đồng với các hoạt động dự phòng và điều trị;
- Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, thực hiện truyền thông trực tiếp cho nhóm NCMT; thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và chương trình can thiệp giảm tác hại (CTGTH) cho các học viên tại Trung tâm Giáo dục - Chữa bệnh - Lao động xã hội, phạm nhân tại các trại giam của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và ngành công an.
1.2.2. Chỉ tiêu 1.350 người NCMT được điều trị Methadone:
- Tổ chức truyền thông, quảng bá về điều trị Methadone trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại cơ sở xã hội hóa, các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cấp phát thuốc và qua mạng lưới NVTCCĐ;
- Tuyên truyền, vận động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng hỗ trợ và ủng hộ chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone;
- Duy trì 07 cơ sở điều trị, 09 cơ sở cấp phát thuốc Methadone;
- Kết nối các cơ sở điều trị; định kỳ kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động tại các cơ sở điều trị;
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều trị bệnh nhân bằng thuốc Methadone trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2.3. Chỉ tiêu 75% gái mại dâm tiếp cận với chương trình BCS:
- Duy trì và phát triển hoạt động phân phát BCS thông qua mạng lưới NVTCCĐ, cộng tác viên. Tổ chức đào tạo cho NVTCCĐ về chương trình BCS;
- Truyền thông trực tiếp kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV, chương trình phân phát BCS, khuyến khích, hướng dẫn sử dụng BCS, giới thiệu các dịch vụ khám và chữa các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao;
- Vận động sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận của chính quyền địa phương các cấp, chủ các nhà nghỉ, khách sạn và cộng đồng dân cư cho việc triển khai chương trình;
- Xây dựng, in ấn và phân phát các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách mỏng, các ấn phẩm về chương trình BCS.
2. Mục tiêu 2: 80% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
2.1. Chỉ tiêu:
- Thực hiện 200 mẫu giám sát trọng điểm HIV và 2.700 mẫu giát sát phát hiện HIV;
- 80% đối tượng có hành vi nguy cơ cao được xét nghiệm HIV;
- 95% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV (PCR) và 100% trẻ có kết quả PCR dương tính kết nối vào điều trị ARV.
2.2. Nội dung hoạt động:
2.2.1. Chỉ tiêu thực hiện 200 mẫu giám sát trọng điểm HIV và 2.700 mẫu giát sát phát hiện HIV; 80% đối tượng có hành vi nguy cơ cao được xét nghiệm HIV:
* Tăng cường xét nghiệm phát hiện HIV:
- Quảng bá dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và triển khai tư vấn xét nghiệm lưu động thích hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng tại các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, khu vực vùng sâu vùng xa;
- Tư vấn, vận động người có hành vi nguy cơ cao, vợ và bạn tình của người NCMT đi xét nghiệm HIV. Tăng cường kết nối, chuyển gửi dịch vụ giữa dự phòng và điều trị HIV/AIDS. Triển khai tư vấn, xét nghiệm HIV trong các trại giam, trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội. Tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS cho các nhân viên trong các cơ sở y tế;
- Đảm bảo chất lượng báo cáo sổ sách ghi chép phân tích thông tin và sử dụng phần mềm quản lý số liệu đảm bảo đầy đủ, chính xác và giảm trùng lặp;
- Tổ chức tập huấn, giám sát hỗ trợ các cán bộ tuyến huyện, thành phố;
- Duy trì hoạt động giám sát trọng điểm tại 03 huyện, thành phố; triển khai các hoạt động giám sát dịch HIV/AIDS định kỳ;
- Tăng cường mở rộng xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, đồng đẳng viên, y tế thôn bản nhằm nâng cao sự tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV của các nhóm đối tượng đích;
- Đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV tại các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV tại các cơ sở Y tế nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh;
- Triển khai công tác tư vấn xét nghiệm HIV trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt chú trọng phát hiện người nhiễm HIV, chuyển gửi thành công người nhiễm HIV được phát hiện tham gia điều trị ARV;
- Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật về tư vấn xét nghiệm HIV, thực hiện xét nghiệm HIV cho các tuyến từ tuyến tỉnh đến tuyến xã;
- Thực hiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính tại các phòng xét nghiệm khẳng định đã được cấp phép, mở rộng 01 phòng xét nghiệm khẳng định tuyến huyện;
- Triển khai sử dụng các loại test chẩn đoán nhanh HIV mới nhằm làm tăng cơ hội xét nghiệm và phát hiện ca bệnh mới;
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV và kết nối các dịch vụ chuyển tiếp hiệu quả.
* Tăng cường thông tin xét nghiệm:
Tăng cường việc ghi chép lưu trữ thông tin số liệu có liên quan đến hoạt động xét nghiệm HIV, CD4, tải lượng vi rút.
* Giám sát dịch HIV:
- Cập nhật quy trình báo cáo đảm bảo giảm trùng lặp và thông tin ca bệnh được thu thập đầy đủ;
- Triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm trực tuyến xuống tuyến huyện.
* Quản lý, kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá:
Kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến và kiểm tra chéo hoạt động giữa các tỉnh (Khi có hướng dẫn của Trung ương).
2.2.3. Chỉ tiêu 95% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV (PCR) và 100% trẻ có kết quả PCR dương tính kết nối vào điều trị ARV:
- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi đảm bảo 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được chẩn đoán sớm;
- Triển khai công tác phòng lây truyền mẹ con: Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai sớm, thuốc ARV cho phòng lây truyền từ mẹ sang con sớm từ tuần thai thứ 14;
- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
3. Mục tiêu 3: 70% người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV).
3.1. Chỉ tiêu:
- 85% người bệnh HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị ARV phác đồ bậc 1 sau 12 tháng;
- 979 bệnh nhân được điều trị ARV (950 người lớn, 29 trẻ em);
- 75% PNMT được xét nghiệm HIV; 90% PNMT phát hiện nhiễm HIV và con của họ được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV;
- 75% bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV, 90% người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và ARV; 90% số người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị được điều trị dự phòng mắc lao bằng INH;
- Trên 90% bệnh nhân tham gia điều trị ARV tại các cơ sở y tế có thẻ BHYT.
3.2. Nội dung hoạt động:
3.2.1. Chỉ tiêu 85% người bệnh HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị ARV phác đồ bậc 1 sau 12 tháng; 979 bệnh nhân được điều trị ARV (950 người lớn, 29 trẻ em):
- Cập nhật hướng dẫn mới về điều trị HIV/AIDS theo khuyến cáo WHO, Bộ Y tế và phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Triển khai mở rộng các hoạt động cung cấp dịch vụ điều trị HIV (ARV, CD4, XNTL HIV) qua BHYT, triển khai các biện pháp theo dõi duy trì điều trị;
- Thực hiện điều trị ARV sớm trong ngày và điều trị nhanh theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
- Thực hiện điều trị ARV sớm cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện. Phối hợp cung cấp dịch vụ điều trị ARV cho người nhiễm HIV trong trại giam và cơ sở điều trị Methadone;
- Điều trị cho trẻ nhiễm HIV: Lồng ghép điều trị và tư vấn HIV/AIDS cho trẻ em tại các cơ sở khám, chữa bệnh HIV tuyến huyện. Xây dựng lộ trình và từng bước chuyển trẻ từ các cơ sở y tế tuyến trên về điều trị tiếp tục tại tuyến huyện, hỗ trợ trẻ tiếp cận với khám, chữa bệnh qua BHYT;
- Cập nhật, hướng dẫn điều trị ARV mới cho các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện theo hướng dẫn của Bộ Y tế; triển khai đánh giá, dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc;
- Nâng cao chất lượng của các cơ sở điều trị đảm bảo cung cấp thuốc ARV đáp ứng với nhu cầu điều trị;
- Duy trì hệ thống kết nối, chuyển gửi người nhiễm HIV, đảm bảo tất cả người nhiễm HIV được phát hiện đều được tư vấn và chuyển tiếp thành công đến các cơ sở điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;
- Giám sát chặt chẽ công tác tư vấn tuân thủ điều trị tại cơ sở, chú trọng tư vấn bệnh nhân trên 12 tháng, khi bệnh nhân có các biểu hiện nghi ngờ thất bại điều trị;
- Xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc cho cả giai đoạn nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc trang thiết bị và sinh phẩm cho các cơ sở điều trị;
- Triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS về các hoạt động chuyên môn điều trị HIV/AIDS, công tác dự trù, báo cáo thuốc ARV và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT;
- Nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ tại các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng gửi đi đào tạo, đào tạo lại hoặc tham gia các khóa đào tạo trực tuyến;
- Giám sát số liệu về tình hình duy trì, mất dấu điều trị tại từng cơ sở điều trị HIV/AIDS, theo dõi ca bệnh điều trị HIV/AIDS qua việc đánh giá việc thực hiện tư vấn của cán bộ y tế, tuân thủ điều trị của người bệnh.
3.2.2. Chỉ tiêu 75% phụ nữ mang thai (PNMT) được xét nghiệm HIV; 90% PNMT phát hiện nhiễm HIV và con của họ được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV:
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở điều trị HIV và cơ sở sản khoa, cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo quy định. Thực hiện tư vấn, lấy mẫu máu 100% trường hợp PNMT đến khám, điều trị sinh con tại các bệnh viện;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020;
- Thông tin, truyền thông về lợi ích điều trị ARV sớm cho phụ nữ có thai trong việc phòng trẻ nhiễm HIV từ mẹ, tập trung cho quần thể có hành vi nguy cơ cao;
- Thực hiện việc quản lý, giới thiệu trẻ dưới 18 tháng tuổi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để được xét nghiệm chẩn đoán sớm;
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả chương trình lây truyền mẹ con và triển khai điều trị dự phòng lây truyền mẹ con và theo dõi cặp mẹ con.
3.2.3. Chỉ tiêu 75% bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV, 90% người nhiễm HIV mắc lao được điều trị đồng thời lao và ARV; 90% số người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị được điều trị dự phòng mắc lao bằng INH:
- Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS và Chương trình phòng chống Lao năm 2020;
- Điều trị ARV cho bệnh nhân lao nhiễm HIV. Xây dựng và triển khai quy trình tư vấn, theo dõi và điều trị ARV cho bệnh nhân lao có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Điều trị lao cho bệnh nhân nhiễm HIV mắc lao: Cơ sở điều trị HIV/AIDS giới thiệu bệnh nhân nghi ngờ mắc lao đến cơ sở phòng chống lao, theo dõi điều trị lao trong tất cả các lần bệnh nhân đến tái khám, lĩnh thuốc ARV;
- Truyền thông về lợi ích của điều trị đồng nhiễm HIV và mắc lao cũng như lợi ích của điều trị dự phòng mắc lao bằng INH;
- Tổng hợp số liệu theo dõi các trường hợp mắc lao phát hiện nhiễm HIV và nhiễm HIV mắc lao tại tất cả các cơ sở điều trị HIV và cơ sở điều trị Lao;
- Duy trì kết nối giữa các cơ sở khám điều trị Lao và cơ sở khám, điều trị HIV nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, củng cố cơ chế chuyển tiếp bệnh nhân.
3.2.4. Chỉ tiêu trên 90% bệnh nhân tham gia điều trị ARV tại các cơ sở y tế có thẻ BHYT:
- Đảm bảo các bệnh viện có cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS tiếp tục ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh HIV và các dịch vụ với BHYT và thanh toán được các dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ BHYT bao gồm thuốc ARV, CD4, xét nghiệm tải lượng HIV;
- Tư vấn cho người bệnh về lợi ích của việc tham gia BHYT; vận động người bệnh sử dụng thẻ BHYT cho điều trị lâu dài trong điều trị HIV/AIDS;
- Tổng hợp số liệu, theo dõi tình hình tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh HIV qua BHYT tại từng cơ sở điều trị HIV;
- Huy động nguồn hỗ trợ nhằm đảm bảo trên 90% ở giai đoạn đầu và phấn đấu hoàn thiện 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ BHYT.
4. Mục tiêu 4: 87% người điều trị ARV có tải lượng vi rút (TLVR) HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.
4.1. Chỉ tiêu:
87% người bệnh HIV/AIDS được xét nghiệm tải lượng vi rút HIV trong theo dõi điều trị ARV.
4.2. Nội dung hoạt động:
- Triển khai quy trình cung cấp xét nghiệm tải lượng vi rút HIV tại từng cơ sở điều trị, quy trình điều phối kết nối giữa các cơ sở điều trị và cơ sở xét nghiệm TLVR;
- Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế điều trị HIV/AIDS về sự cần thiết, quy trình thực hiện, kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân xét nghiệm TLVR HIV;
- Tư vấn về sự cần thiết, mở rộng xét nghiệm đo TLVR thường quy cho bệnh nhân điều trị ARV và cung cấp xét nghiệm TLVR qua BHYT và các nguồn viện trợ khác;
- Tổng hợp, theo dõi số liệu về tiến độ thực hiện xét nghiệm TLVR, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ phòng xét nghiệm.
1. Tổng kinh phí
2. Nguồn kinh phí
a. Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh, nguồn chương trình mục tiêu Y tế - Dân số: 2.553.000.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí địa phương: 2.076.000.000 đồng.
- Kinh phí Trung ương: 477.000.000 đồng.
b. Kinh phí từ các Tổ chức quốc tế tài trợ: 2.780.459.589 đồng.
- Dự án AHF: 514.860.000 đồng (Quyết định 526/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Dự án).
- Dự án Quỹ toàn cầu: 2.265.599.589 đồng (Quyết định số 448/QĐ- UBND ngày 24/02/2020 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Dự án).
c. Kinh phí từ nguồn thu:
Các BVĐK huyện có cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone: Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện lập dự toán thu, chi và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng chính sách gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo quy định.
(Chi tiết tại Phụ biểu 01, 02, 03 đính kèm)
1. Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn theo các nội dung Kế hoạch.
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện, đề xuất các giải pháp và điều phối các hoạt động của Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2020; Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 20/3/2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020”; Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 26/3/2015 về “Kế hoạch triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2015-2020”.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS; chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động các cơ sở điều trị Methadone.
- Chỉ đạo các đơn vị của ngành, căn cứ Quyết định số 52/2015/QĐ- UBND ngày 21/10/2015, hàng năm lập dự toán thu, chi gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Là đầu mối, định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS báo cáo UBND tỉnh và Trung ương theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND thành phố chỉ đạo các hoạt động Cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa tại thành phố Lào Cai.
- Phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, các ngành liên quan thực hiện tuyên truyền vận động phòng, chống HIV/AIDS ở nhóm người NCMT; tạo điều kiện để nhiều người nhiễm, người bị ảnh hưởng HIV/AIDS tiếp cận được với chính sách xã hội hiện hành.
- Chủ động nghiên cứu, phối hợp với Sở Y tế trong việc chuẩn bị, triển khai điều trị Methadone cho bệnh nhân tự nguyện tại các cơ sở điều trị nghiện ngành y tế quản lý.
- Phối hợp với Ngành y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trại tạm giam và các phòng tạm giam tại công an các huyện, thị xã, thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tạo điều kiện phối hợp tốt với ngành Y tế triển khai hoạt động can thiệp giảm hại, tổ chức truyền thông phòng phơi nhiễm, phòng lây truyền HIV/AIDS trong cán bộ, chiến sỹ của ngành.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS; tập trung đưa thông tin đến người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, với nhóm người có hành vi nguy cơ cao.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 20/2010/TTLT-BTTTT-BYT về hướng dẫn ưu tiên các hoạt động thông tin truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Ngành y tế phổ biến, truyền thông các kiến thức, kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS trong các trường học phù hợp với yêu cầu của từng trường, từng lứa tuổi học sinh.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS: hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS, mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với ngành y tế, chỉ đạo việc lồng ghép phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hành khách sạn thực hiện dịch vụ cung cấp bao cao su cho khách hàng.
- Lồng ghép truyền tải các thông điệp phòng, chống HIV/AIDS trong các buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật lưu động, ưu tiên đồng bào vùng sâu, vùng xa.
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai công tác trợ giúp pháp lý về phòng, chống HIV/AIDS.
- Căn cứ khả năng ngân sách và kế hoạch triển khai nhiệm vụ, thẩm định trình UBND tỉnh giao dự toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Tài chính thực hiện phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định. Vận động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Bổ sung các nguồn kinh phí còn thiếu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
11. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn để khai thác thông tin phục vụ hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với Ngành Y tế tăng cường công tác truyền thông trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
12. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chủ động phối hợp với Ngành Y tế triển khai phối hợp hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở khu vực biên giới.
Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình được quy định trong các văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao... xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, đoàn thể mình, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động phòng, chống AIDS phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn. Cân đối nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2020;
- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
- Các huyện, thị xã, thành phố có các cơ sở điều trị Methadone, các cơ sở cấp phát thuốc Methadone và cơ sở xã hội hóa (Thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên, Sa Pa): Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn có liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn giao chỉ tiêu vận động các đối tượng và gia đình người nghiện các CDTP tự nguyện tham gia điều trị tại các cơ sở điều trị Methadone.
- Chỉ đạo các xã phường củng cố, thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có Ban chỉ đạo và triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Chủ động phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho các đối tượng thanh niên và tuổi vị thành niên.
- Tổ chức tư vấn, tọa đàm về phòng, chống HIV/AIDS cho các đoàn viên, thanh niên trong các ban, ngành, đoàn thể, các trường cao đẳng, dạy nghề.
- Chủ động phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho phụ nữ nói chung và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nói riêng.
- Thành lập và mở rộng các mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ tham gia phòng, chống HIV/AIDS” trên địa bàn để hỗ trợ, chăm sóc những phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong cộng đồng.
Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố để tuyên truyền tới các hội viên về phòng, chống HIV/AIDS tại các khu dân cư.
18. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo của các ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho cấp ủy tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến các đảng viên việc thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Bộ Chính trị, của Tỉnh ủy, của UBND tỉnh về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
19. Đề nghị Đảng ủy Khối các cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh
Chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới” và Chỉ thị số 07/ CT-TU ngày 19/06/2006 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới” tới toàn thể các Chi bộ.
Chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại đơn vị mình.
20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế và các cơ quan liên quan tăng cường huy động nguồn lực và sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; vận động các tổ chức tôn giáo tham gia hỗ trợ thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV ở cộng đồng, nhất là trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện năm 2020 về Sở Y tế (cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 50/QĐ-UBDT về Kế hoạch tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, chống trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy năm 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính bổ sung trong lĩnh vực Phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Yên Bái
- 3Quyết định 31/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực Phòng, chống HIV/AIDS và thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Y tế dự phòng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa
- 4Kế hoạch 1717/KH-UBND năm 2020 về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình năm 2021
- 5Kế hoạch 3989/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Kế hoạch 09/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021
- 7Quyết định 339/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
- 8Quyết định 4883/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Chỉ thị 54/2005/CT-TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới do Ban chấp hành trung ương ban hành
- 2Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT hướng dẫn việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên Đài phát thanh, truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 52/2015/QĐ-UBND Quy định mức giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại cơ sở điều trị của nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai quản lý
- 4Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 4757/QĐ-BYT năm 2017 về khung xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 50/QĐ-UBDT về Kế hoạch tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, chống trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy năm 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính bổ sung trong lĩnh vực Phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Yên Bái
- 9Quyết định 31/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực Phòng, chống HIV/AIDS và thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Y tế dự phòng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa
- 10Kế hoạch 1717/KH-UBND năm 2020 về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Bình năm 2021
- 11Kế hoạch 3989/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 12Kế hoạch 09/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021
- 13Quyết định 339/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
- 14Quyết định 4883/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 131/KH-UBND về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai năm 2020
- Số hiệu: 131/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra