Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/KH-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 37-CT/TW).
Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW trên địa bàn Thành phố như sau:
1. Mục đích
- Phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công; bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong việc thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.
2. Yêu cầu
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Trung ương và địa phương liên quan đến quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình hình mới.
- Xác định các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể của các ngành để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được đặt ra tại Chỉ thị số 37-CT/TW và các văn bản nêu trên.
(Có phụ lục chi tiết danh mục nhiệm vụ trọng tâm kèm theo)
a) Tổ chức quán triệt các văn bản của Trung ương và Thành phố về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng lao động trong phạm vi đơn vị quản lý.
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới ban hành kèm theo Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản có liên quan đến quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2012” theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 22/KH-UB ngày 23/01/2018 của UBND Thành phố về “Tiếp tục triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2021” (gọi tắt là Đề án 31).
Tập trung tuyên truyền nội dung Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021; Luật Công đoàn; Luật Việc làm; Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, các luật có liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động bằng nhiều hình thức phù hợp để tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.
c) Tổ chức tổng kết Đề án Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020 và xây dựng, triển khai Đề án Phát triển quan hệ lao động trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với tinh thần của Chỉ thị số 37-CT/TW.
d) Tổng kết Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
đ) Xây dựng các nội dung, định hướng tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, nhất là các phương tiện truyền thông hiện đại để vận động, tập hợp người lao động, người sử dụng lao động tham gia, hoạt động trong các tổ chức đại diện của mình bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích theo quy định.
Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình quan hệ lao động và an ninh, trật tự xã hội.
2. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động
a) Bố trí đủ cán bộ có năng lực, trình độ phù hợp đảm nhận chuyên trách về quan hệ lao động để thực hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và các nhiệm vụ: thành lập, quản lý và hỗ trợ đối với Tổ chức của người người lao động từ khâu thành lập, hoạt động, tham gia vào quan hệ lao động, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
b) Kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động của Tổ công tác liên ngành tại các quận, huyện, thị xã nhằm giúp Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết kịp thời các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục xảy ra trên địa bàn.
c) Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động và Hòa giải viên lao động.
d) Sắp xếp, bố trí tại một số quận, huyện trọng điểm thực hiện thí điểm hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
đ) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động, đình công, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động phù hợp yêu cầu của Bộ luật Lao động và Chỉ thị số 37-CT/TW.
e) Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về lao động, nhất là việc tuân thủ các quy định của pháp luật lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nội dung thường xảy ra tranh chấp lao động; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp, xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
h) Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động, công tác thông tin thị trường lao động để hỗ trợ các bên thông tin phục vụ hoạt động đối thoại, thương lượng.
i) Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, công đoàn đối với người lao động và người sử dụng lao động, nhất là cho doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên địa bàn.
k) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở đối với công nhân lao động khu công nghiệp, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở xã hội.
Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở, công trình phúc lợi đáp ứng nhu cầu công nhân lao động khu công nghiệp.
Đề xuất phương án xử lý đối với trường hợp chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động để làm căn cứ giải quyết chế độ cho người lao động.
l) Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách phát huy nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa văn hóa thể thao; tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần công nhân lao động.
3. Về nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn
a) Thực hiện tốt chức năng đại diện cho người lao động trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
b) Tổ chức tốt việc tuyên truyền vận động, phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống Liên đoàn Lao động Thành phố.
c) Đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, làm chỗ dựa vững chắc hỗ trợ cho công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp trong quan hệ lao động. Đặc biệt là việc hướng dẫn Liên đoàn lao động các quận, huyện, thị xã trong việc thực hiện một cách thống nhất chức năng đại diện cho người lao động theo quy định của pháp luật (ở những nơi chưa thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở) khi tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ, hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động; hỗ trợ Liên đoàn các quận, huyện, thị xã, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối thoại hợp tác với người sử dụng lao động khi có tranh chấp lao động xảy ra.
d) Thực hiện có hiệu quả biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để cho tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp thực sự vững mạnh, để tham gia đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp.
đ) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 145/Ctr-UBND-LĐLĐ ngày 28/7/2016 ký giữa UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
e) Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp lao động, đình công.
4. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể
a) Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đối thoại và kỹ năng thương lượng cho các bên trong quan hệ lao động; tăng cường các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để các bên tham gia có hiệu quả vào các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết, nhất là các nội dung đối thoại, thương lượng về tiền lương, tiền thưởng và các điều kiện lao động cơ bản, các chế độ khuyến khích khác có tính chất lợi ích cho người lao động trong doanh nghiệp.
b) Hỗ trợ các bên nâng cao tính thực chất của các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo hướng có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật; có chương trình, kế hoạch thúc đẩy, mở rộng các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể để góp phần từng bước xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
c) Tăng cường các hoạt động hỗ trợ hiệu quả đối với các bên tham gia đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể ở phạm vi nhóm doanh nghiệp và cấp ngành để thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
5. Về giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công
a) Kiện toàn và nâng cao năng lực Hội đồng trọng tài lao động, Hòa giải viên lao động đảm bảo đủ năng lực trình độ chuyên môn, phát huy hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm các tranh chấp lao động phải được giải quyết kịp thời, đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật và hài hòa lợi ích các bên; chủ động tiếp cận, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ lao động, ngăn ngừa tranh chấp lao động, giảm thiểu đình công; hỗ trợ cơ quan nhà nước trong việc quản lý tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp; xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp đối với thành viên Hội đồng Trọng tài lao động trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
b) Nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, bảo đảm giữ vững an ninh trật tự xã hội; quản lý chặt và xử lý nghiêm những hành động lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết, bảo vệ an ninh tổ quốc.
c) Kiện toàn thiết chế hòa giải viên lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn để giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động phát sinh và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp đối với hòa giải viên lao động trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Đối với các quận, huyện có đông lao động, doanh nghiệp, khu công nghiệp, có nguy cơ phát sinh tranh chấp lao động cần bố trí một số hòa giải viên lao động chuyên trách theo hướng hòa giải viên lao động vừa thực hiện giải quyết tranh chấp lao động, vừa hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Nghiên cứu, kiện toàn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công không theo trình tự thủ tục luật định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, hài hòa lợi ích các bên, từng bước hướng đến mọi tranh chấp lao động tập thể, đình công phát sinh giải quyết theo đúng quy trình của Bộ luật Lao động.
d) Chú trọng tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các quy định về đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; tích cực chủ động tham gia với các cơ quan liên quan của địa phương trong việc nắm tình hình để có biện pháp giải quyết phù hợp nhằm giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn.
1. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và các cơ quan liên quan triển khai nhiệm vụ tại các Điểm a, b Khoản 1, Mục II.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp việc UBND Thành phố thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Mục II, cụ thể: Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1; các Điểm c, d, đ, e, h, i Khoản 2; Điểm a, Khoản 4; Điểm a, Khoản 5.
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động Thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tại Điểm b, c, Khoản 4, Mục II.
- Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện Điểm a, Khoản 2, Mục II.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì và phối hợp với các quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ tại Điểm a Khoản 1 và Điểm k Khoản 2 Mục II.
4. Sở Xây dựng: Chủ trì và phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tại Điểm a Khoản 1 và phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ tại Điểm k Khoản 2 Mục II.
5. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Liên đoàn Lao động Thành phố thực hiện nhiệm vụ tại Điểm a Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Mục II.
6. Sở Nội vụ: Chủ trì, Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tại Điểm a, Khoản 1, và Điểm a, Khoản 2, Mục II.
7. Sở Tư pháp: Phối hợp cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo quy định.
8. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37/CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, theo quy định hiện hành.
9. Công an Thành phố: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tại Điểm a Khoản 1 và Điểm b, Khoản 5, Mục II.
10. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện Điểm a, Khoản 1, Mục II; phối hợp với UBND các huyện nơi có khu công nghiệp và chế xuất thực hiện hiện nhiệm vụ tại Điểm d, Khoản 5, Mục II.
11. Liên minh hợp tác xã Thành phố
Chủ động và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiệm vụ tại Điểm a, b, Khoản 1, Mục II (tiểu đề án 5 trong Đề án 31); Tuyên truyền nội dung Bộ luật Lao động năm 2019 và các luật có liên quan cho đối tượng khu vực hợp tác xã.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tại Điểm I, Khoản 2, Mục II đối với khu vực hợp tác xã.
12. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các Điểm a, b, Khoản 1 và Điểm I, Khoản 2, Mục II (tiểu Đề án 3 trong Đề án 31) các nhiệm vụ tại Khoản 3 và thực hiện nhiệm vụ tại các Điểm b, c, Khoản 4, Điểm d, Khoản 5, Mục II.
13. UBND các quận, huyện, thị xã: Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tại các Điểm a, b, Khoản 1; Điểm b, h, d, e, Khoản 2, Điểm c, Khoản 5, Mục II.
1. Trên cơ sở nhiệm vụ, nội dung công việc được giao tại Kế hoạch này, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hằng năm chỉ đạo xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm, báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ vào tháng 12 hằng năm tổng hợp tiến độ triển khai, báo cáo và kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch.
3. Đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, Văn phòng Giới sử dụng lao động - VCCI và các tổ chức liên quan phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị, các quận, huyện, thị xã theo quy định phân cấp hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, cần sửa đổi, bổ sung, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan có văn bản gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Kèm theo Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2020 của UBND thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Sản phẩm | Thời gian | Ghi chú |
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về quan hệ lao động | ||||||
1 | Triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37/CT/TW và các văn bản có liên quan về quan hệ lao động. | Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã | Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã | Báo cáo kết quả | Hằng năm |
|
2 | Đổi mới hình thức tuyên truyền trên các phương tiện hiện đại về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động, công đoàn | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã | Báo cáo kết quả | Hằng năm |
|
3 | Tổng kết Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã | Báo cáo tổng kết | Năm 2020 |
|
4 | Kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động | Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã |
| Kế hoạch, Báo cáo kết quả thực hiện | Hằng năm |
|
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về quan hệ lao động | ||||||
1 | Hướng dẫn việc rà soát tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ Trọng tài lao động quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý nhà nước về quan hệ lao động, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. | Sở Nội vụ | Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã. | Văn bản hướng dẫn | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
|
2 | Thí điểm hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động | Các quận, huyện, thị xã (Thạch Thất, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Chương Mỹ) | Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động TP, các cơ quan liên quan | Quyết định và Báo cáo | Năm 2020 và các năm tiếp theo |
|
3 | Kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động của Tổ công tác liên ngành xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục | Các quận, huyện, thị xã. |
| Báo cáo | Hằng năm |
|
4 | Sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban Quan hệ lao động | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các sở, ngành, địa phương liên quan | Quyết định, quy chế hoạt động | Năm 2021 |
|
5 | Tăng cường năng lực của hòa giải viên lao động, trọng tài lao động | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã | Báo cáo | Hằng năm |
|
6 | Tăng cường hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các quận, huyện liên quan | Báo cáo | Hằng năm |
|
7 | Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở đối với công nhân lao động khu công nghiệp, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở xã hội. | Sở Kế hoạch và Đầu tư. | Sở Xây dựng và các cơ quan, quận, huyện liên quan | Báo cáo Quyết định của UBND TP | Năm 2021 và những năm tiếp theo |
|
8 | Nghiên cứu, xây dựng trình UBND TP phương án xử lý đối với trường hợp chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động để làm căn cứ giải quyết chế độ đối với người lao động | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các sở, ngành, quận, huyện liên quan | Báo cáo, Quyết định của UBND Thành phố | Năm 2020 |
|
9 | Cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Liên đoàn Lao động Thành phố, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã | Báo cáo, Quyết định | Năm 2020, và các năm tiếp theo |
|
| Tổng kết Đề án phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2014 - 2020 và xây dựng Đề án giai đoạn tiếp theo. | Sở Lao động Thương binh và Xã hội | Các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã | Báo cáo Đề án Kế hoạch | Giai đoạn 2020 - 2025 và hằng năm |
|
1 | Rà soát, sắp xếp đội ngũ hòa giải viên, trọng tài viên lao động | Sở Lao động TB&XH | UBND các quận, huyện, thị xã; các sở, ngành liên quan | Đề án | Giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm |
|
2 | Nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động với việc bố trí một số hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động chuyên trách | Sở Lao động TB&XH | UBND các quận, huyện, thị xã; các Sở, ngành, địa phương liên quan | Đề án | Năm 2020 - 2021 |
|
3 | Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới | Liên đoàn Lao động Thành phố | Các Sở, ngành, địa phương liên quan | Đề án | Năm 2021 |
|
4 | Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư | Liên đoàn Lao động Thành phố | Các Sở, ngành, địa phương liên quan | Đề án | Năm 2020 và 2021 |
|
- 1Quyết định 644/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 2Kế hoạch 4745/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch
- 3Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 37-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Kế hoạch 497/KH-UBND năm 2020 triển khai thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6Kế hoạch 2437/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Công đoàn 2012
- 3Luật việc làm 2013
- 4Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 5Chỉ thị 52-CT/TW năm 2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất
- 6Bộ luật Lao động 2019
- 7Chỉ thị 37-CT/TW năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Quyết định 416/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 644/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10Kế hoạch 4745/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch
- 11Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Lai Châu ban hành
- 12Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 37-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 13Kế hoạch 497/KH-UBND năm 2020 triển khai thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 14Kế hoạch 2437/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 131/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/06/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra